Cập nhật thông tin chi tiết về Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc – An Giang: Huyền Bí &Amp; Linh Thiêng mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng chừng 7km về phía Tây tại chân Núi Sam, của phường Núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980. Đặc biệt, đây là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ được nhiều người biết đến.
Theo đó, thì miếu Bà được xây dựng vào những năm khoảng đầu thế kỷ XVIII (thời vua Gia Long) bằng nguyên vật liệu đơn sơ. Năm 1870, ngôi miếu được mở rộng quy mô trên nền đất cũ và xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Đến năm 1962 thì tiếp tục được người dân quyên góp tiền của tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương.
Khoảng gần 3 năm sau đó (1965), miếu Bà tiếp tục được “Hội quý tế” cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện. Đến năm 1972, hai kiến trúc sư nổi tiếng Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng đã tái thiết lớn ngôi miếu trên bảng vẽ của mình trong khoảng thời gian 4 năm trên một dáng vẻ mới rất uy nghi đầy lộng lẫy.
Từ năm 1976 trở đi, Miếu Bà tiếp tục được nhiều lần mở rộng, trùng tu và xây dựng. Đến nay, sau bao lần kiến thiết, ngôi miếu man tổng thể kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Riêng không gian bên trong miếu được thiết kế với võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế nhiều phòng khác. Nổi bật trong phong cách kiến trúc này là các hạng mục đều mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ khi được thiết kế và trang trí nhiều hoa văn nguy nga trên cổ lâu chính điện, phía trên cao là các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giang tay đỡ những đầu kèo. Và đặc biệt là các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo, nhất là có nhiều liễn đối, hoành phi được họa tiết rực màu vàng son.
Thông thường, khi nhắc đến địa điểm văn hóa, tâm linh của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam này. Thì người ta thường nhắc đến hai câu liễn vang danh khắp bốn phương t Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị, Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”. Giải nghĩa: “Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết, người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi”.
Chính từ điều này mà sau được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980. Trung tâm sách kỷ luật Việt Nam đã công nhận là công trình có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam.
Gần 30 sau (2009), thì sách Kỷ lục An Giang tiếp tục ghi nhận, tượng Bà Chúa Xứ là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”, và “có áo phụng cúng nhiều nhất” trong những tượng thờ ở miền Tây.
Vài nét về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Ly kỳ về những truyền thuyết không lời giải về Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Có thể nói rằng, trong số những câu chuyện tâm linh, huyền bí chưa lời giải mã của vùng đất Thất Sơn thì Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là nơi lưu giữ nhất. Những câu chuyện này có thể không dài, nhưng sự huyền bí của nó có thể làm nhiều người kinh ngạc vì không hiểu lí do vì sao. Trong đó, chuyện Bà Chúa Xứ giúp Thoại Ngọc Hầu đào kênh Vĩnh Tế, tướng giặc Xiêm mất mạng và chuyện 9 cô gái đồng trinh dời tượng Bà xuống núi là một điển hình.
Chuyện vợ Thoại Ngọc Hầu (Châu Thị Vĩnh Tế) lập đàn làm lễ cầu xin bà
Ly kỳ truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang
Đến nay, ngôi miếu ra đời vào thời gian nào vẫn còn là một dấu hỏi với nhiều người. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì Miếu Bà Chúa Xứ được nhân dân xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, thời vua Minh Mạng mà tiêu điểm là khi ông Thoại Ngọc Hầu vâng mệnh vua về trấn giữ vùng đất Tây Nam và đào con kênh Vĩnh Tế để nói Châu Đốc và Hà Tiên, đồng thời thông thoáng giao thông trong việc giao thương, mua bán. Cụ thể trong ghi chép nói rõ: …
“Năm 1816, khi đắp xong thành Châu Đốc, Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên vua Gia Long địa đồ miền đất mới. Xem xong, vua liền truyền: “Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to”. Không lâu sau, vua Gia Long hạ lệnh cho đào con kênh Vĩnh Tế để nối liền Hà Tiền và Châu Đốc. Người được triều đình Huế giao trọng trách đào con kênh vĩ đại này chính này là Thoại Ngọc Hầu.
Vâng lên vua, Thoại Ngọc Hầu cùng nhiều quan viên phụ trách bắt tay vào thực hiện. Sau khi hoàn thiện kế hoạch, công trình có chiều dài hơn 100km, rộng gần 50k chính thức khởi công vào ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819). Hơn 80,000 nhân lực gồm người Việt, người Khmer và bộ phận người Chăm từ Campuchia theo chân tướng quân Lê Văn Đức về cư trú tại vùng đất Châu Đốc được điều động vào công trình này.
Thực hiện được một thời gian ngắn, khoảng độ được hai tháng thì liên tục gặp trục trặc. Nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hoặc bị thú dữ tấn công mà không có cách nào khắc phục được.
Thoại Ngọc Hầu rất lo lắng và tìm mọi cách để giải quyết. Đang lúc bối rối thì vợ ông, bà Châu Thị Vĩnh Tế được dân mách bảo là đến dâng lễ cầu xin Bà Chúa Xứ ở chân núi Sam phù hộ. Do đã nghe tiếng linh thiêng bà đã lâu, nên khi được dân mách bảo, bà Vĩnh Tế liền làm lễ, dâng hương đến miếu cúng bái, cầu xin. Quả thật, sau khi dâng lễ xong thì việc đào kênh trở nên thuận lợi và dễ dàng. Những người tham gia công trình đào kênh thấy vậy rất phấn khởi nên công trình được đẩy nhanh tiến độ.
Mặc dù công trình đào kênh vẫn chưa hoàn thiện, nhưng để tạ ơn công đức Bà. Vợ chồng bà Vĩnh Tế đã cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn và thường xuyên đến khấn vái cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ yên bình cho nhân dân. Cũng từ đó, danh tiếng về sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ được nhiều người truyền đi khắp nơi, khiến làm nhiều người ở xa nghe tin tìm đến cầu xin bà độ trì, ban phước.
Giặc Xiêm mất mạng vì dám xúc phạm đến Bà và chín cô gái đồng trinh đưa Bà xuống núi
Truyền thuyết Bà Chúa Xứ ở Núi Sam – An Giang
Chuyện kể, những năm 1820 – 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta, có lần chúng đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Nổi lòng tham, chúng muốn đem về nước nên ra sức khiêng tượng Bà xuống núi. Đi được một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu, không cách nào có thể nhấc lên được.
Tức giận, một tên tướng rút đao chém gãy tay trái của bà, ngay lập tức hắn bị Bà trừng phạt, học máu chết ngay tại chỗ. Đám lính đứng xung quanh thấy vậy liền tái mặt, hoảng hồn bỏ chạy tán loạn, không một tên nào dám đứng lại.
Kể từ đó, Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ báo mộng cho dân và dạy dân cách lập miếu thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Trước đây, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Trước sự linh ứng và mách bảo của Bà, người dân quyết định khiêng tượng Bà về đồng bằng để thờ cúng. Để di dời tượng bà, sau khi làm lễ cúng bái xong thì hơn 40 chàng trai lực lưỡng được điều vào khiêng tượng Bà xuống nhưng không cách nào nhấc lên được.
Đang lúc bối rối không biết làm sao hì có một cô gái “lên đồng” bảo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng là được. Quả thật như vậy, khi chín cô gái đồng trinh đưa tay cùng nhất thì tượng Bà bỗng rất nhẹ. Khiêng một hồi lâu, đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể khiêng một bước nào nữa. Lúc này các bậc cao niên nghĩ rằng Bà chọn nơi đây để an vị và lập miếu thờ cúng ngay tại chỗ.
Sau khi di dời tượng Bà xuống chân núi Sam, ngôi miếu hàng năm được nhân dân thờ cúng trang nghiêm và thường xuyên tu bổ, tôn tạo. Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người vẫn không lý giải nổi là tượng bà từ đâu mà có. Ai đã đúc và đem đến đây. Do đó mà sự linh thiêng, huyền bí về Bà được nhiều người sợ hơn và thêu dệt lên bao câu chuyện.
Lời giải về sự xuất hiện của pho tượng Bà Chúa Xứ
Để tìm lời giải thích cho pho tượng thì năm 1941, một nhà khảo cổ học người Pháp tên Malleret đã đến nghiên cứu và cho rằng: “tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ VI, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo”.
Bên cạnh công trình nghiên cứu của nhà khảo cổ học người Pháp, trong công trình “Sơ khảo Đồng Bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”, cố nhà văn Sơn Nam cũng đưa ra nhận định: “tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy”.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu của nhiều người đi trước, trong công trình nghiên cứu khoa học “Lịch sử khai phá vùng đất Châu Đốc” của ông Trần Văn Dũng cũng khẳng định: “Tượng Bà Chúa Xứ thực ra là tượng nam, ngồi ở tư thế hương giả, phần đầu của tượng hiện đang thờ tại miếu Bà không phải là nguyên gốc được chế sau bằng loại đá khác với thân tượng”.
Qua những nghiên cứu này thì có thể nói rằng, Tượng Bà Chúa Xứ đã có cách đây hơn 1.300 năm (lấy mốc thế kỷ VI của nhà khảo cổ học người Pháp), khi nền văn hóa Óc Eo còn thịnh vượng.
Trải qua khoảng thời gian hơn 200 năm mưa nắng với thời gian. Ngày nay, Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ đóng vai trò ý nghĩa tâm linh to lớn đối với người dân An Giang mà còn là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho nhân dân trong khắp cả nước. Người hành hương đến viếng Bà bằng tất cả sự tôn kính để cầu mong cuộc sống được an yên, ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang
Lễ vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2019
Hàng năm, cứ đến ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thì ban quản lý cùng chính quyền nơi đây tổ chức lễ hội Vía Bà Chúa Xứ rất trang trọng. Thời gian lễ hội diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch với 5 nghi thức lễ khác nhau để người dân đến kính viếng, xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà… về làm ăn. Cụ thể lễ hội vía Bà Chúa Xứ gồm các phần như sau:
Lễ “tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
Lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “túc yết” là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là “Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.
Với nét tâm linh, tín ngưỡng đặc sắc của lễ hội vía Bà, năm 2005, lễ hội Vía Bà (lễ hội vía bà Chúa Xứ) được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Travel writer
Blogger Q.T
Miếu Bà Chúa Xứ Ở Châu Đốc
Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng mà còn là một di tích lịch sử, kiến trúc quan trọng của vùng Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà tọa lạc dưới chân núi Sam, trước đây thuộc thị xã Vĩnh Tế nay thuộc phường Núi Sam, Thành phố Châu Đốc. Đây không chỉ là công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm mà Miếu bà Chúa Xứ còn là một di tích nổi tiếng không chỉ ở Tây Nam Bộ và khắp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mà còn cả người Việt ở nước ngoài cũng biết đến.
Miếu Bà Chúa Xứ có nguồn gốc cách đây 200 năm và đến nay vẫn là một điều bí ẩn. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì miếu Bà được xây dựng từ khoảng đầu thế kỉ XVIII khi ông Thoại Ngọc hầu đến trấn giữ vùng đất Tây Nam. Ông được triều đình giao trọng trách đào kênh Vĩnh Tế, con kênh có độ dài 100km, rộng 50m, nối Châu Đốc với Hà Tiên. Có thể nói đây là một công trình vĩ đại nhằm mục đích thoát lũ, xả phèn cho ĐBSCL, rút ngắn con đường giao thương đường thủy vùng phía Tây. Tuy nhiên, khi tiến hàng thì liên tục gặp trục trặc, nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hoặc bị thú dữ tấn công.Thấy tình hình không mấy khả quan, vợ của ông Thoại Ngọc Hầu là bà Chậu Thị Tế đã nghe lời dân làng đến cùng bái tượng bà. Và quả nhiên ngay sau đó việc xây dựng diễn ra rất suông sẻ. Không chỉ thế, bà còn đến cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc ngoại xâm bảo vệ bình yên cho nhân dân. Sau đó, để tạ ơn, bà cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Nếu như đúng như trên thì Miếu Bà được xây dưới thời Minh Mạng.
Khoảng năm 1824, miếu được làm bằng tre lá tạm bợ chủ yếu là gỗ. Năm 1870, miếu được xây lại bằng gạch hồ ô dước, mái lợp ngói âm dương. Gần 100 năm sau đó, năm 1962 khi miếu bị xuống cấp trầm trọng nên được người dân sửa lại khang trang hơn và bắt đầu thu hút được nhiều người đến viếng. Ba năm sau, nhờ sự đóng góp của các mạnh thường quân, ngôi miếu được xây rộng ra có thêm nhà khách và hàng rào. Năm 1972 ngôi miếu được phá xây lại trừ tấm vách đá sau lưng Bà. Lần sửa chữa này do ý kiến của ông Nguyễn Văn Ứng, hội trưởng Hội cứu tế đề nghị và được tập thể Hội tán thành. Công trình khởi công tu sửa lần 2 đến tận năm 1976 thì miếu mới thật sự được xây dựng xong.Miếu Bà Chúa Xứ có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba lầu, xây bằng gạch có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Nhà để tượng cũng có mái vuông, ngay chính điện lát bằng gạch đá xanh, theo như lời ông hội trưởng thì vách 2 bên được xây bằng đá cẩm thạch nhập ở Ý, Nhật, Đài Loan do kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng thiết kế xây dựng.
Miếu Bà Chúa Xứ là một ngôi miếu cổ, thờ một tượng hình bằng đá. Theo lời kể của các ông thì hình tượng là một phụ nữ dáng ngồi. Dáng uy nghi, đội mũ, bị gãy một bên tay trái, bên trong mặc xà rông, bên ngoài mặc áo bào thêu rồng phượng. Mặt tượng được sơn màu nâu cánh dán, mắt đen. Hai bên là tượng cô bằng đá (bên phải),thờ cậu (bên trái). Còn theo như nhà khảo cổ học người Pháp Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, thì tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần),tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc cuối thế kỷ VI và rất có thể đây là một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo.Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy…
Hàng năm vào các ngày 25, 26, 27 tháng 4 âm lịch, nhân dân các tỉnh phía Nam cùng nhân dân địa phương nô nức đến lễ ở miếu Bà. Trong ngày lễ còn có múa bóng, hát bội… Đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được mang xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.Để có một chuyến du lịch vui vẻ và an toàn, du khách nên lưu ý một số điều sau:
Bởi vì Miếu Bà Chúa Xứ là một nơi linh thiêng và rất nổi tiếng nên lượng người đổ về đây viếng Bà hay du lịch rất đông đúc. Nên để phục vụ khách hành hương, khác du lịch xung quanh chùa có rất nhiều dịch vụ nhue bán đồ cúng, cho thuê heo quay, thả chim phóng sinh, xem quẻ đầu năm… vì vậy, du khách muốn mua sắm các đồ vật lễ Bà nên hỏi giá kỹ trước khi mua. Dọc đường đi sẽ có các trạm dừng, du khách có thể mua hoa, trái cây ở đây hoặc mua tại các điểm gần bến phà sẽ có giá rẻ hơn những điểm bán ở gần chùa. Nếu không mua được trên đường thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kĩ giá trước khi mua. Tuyệt đối không mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc. Không chỉ vậy, sẽ có rất nhiều người chèo kéo du khách mua vé số, xin tiền hay gửi lộc,..
Xung quanh chùa có rất nhiều điểm bán hoặc cho thuê heo quay. Giá của những con heo quay ở nơi này sẽ đắt hơn khoảng 50.000đ/kg, chưa kể heo có thể bị để lâu hoặc có khi là heo tái sử dụng vì trước đó đã có người mang vào lễ Bà. Nếu du khách không thể mang heo quay từ nhà đi thì tốt nhất là lễ Bà bằng trái cây hoặc bánh mứt, không nên mua hoặc thuê heo quay tại chùa.Khi đến chùa, sau khi mua trái cây, nhang đèn cúng, du khách nên đi thẳng vào chùa để thắp hương, không nên nhận bất cứ lộc nào của người khác dúi vào tay, vì sẽ phải trả rất nhiều tiền. Sau khi thắp hương, du khách cũng không nên thả chim phóng sinh vì cho dù đã thỏa thuận trước giá cả, người bán thả chim ra, du khách vẫn sẽ bị đếm số lượng chim phóng sinh và tính tiền tăng đến chóng mặt. Đã có nhiều trường hợp xảy ra cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán.
Ở miếu bà lúc nào cũng đông khách hành hương nên khi vào khu vực chính điện của miếu, du khách phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước tránh tình trạng mất cắp xảy ra.
Tháng 5, Về An Giang Tham Dự Lễ Hội Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Là một di tích – danh thắng nổi tiếng ở tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam tọa lạc tại phường Núi Sam, TP Châu Đốc. Địa điểm văn hóa tâm linh này luôn thu hút đông đảo du khách thập phương hành hương, chiêm bái, đặc biệt là thời điểm diễn ra Lễ hội Vía Bà vào tháng 4 hàng năm.
Lễ hội Vía Bà hay còn gọi là Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ là sự kiện thu hút đông đảo người dân khắp nơi về dự lễ, nhất là du khách ở các tỉnh, thành phía Nam. Lễ hội đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia” từ năm 2015 và đến nay đã là năm thứ 19 tổ chức.
Năm nay, lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ sẽ diễn ra từ 15h ngày 26 – 31/5 dương lịch tại miếu Bà Chúa Xứ, Châu Đốc, An Giang. Trong đó, chương trình phần lễ vẫn giữ theo nghi thức truyền thống, nhưng về nội dung và hình thức được đầu tư nâng chất với xu hướng tạo điều kiện để du khách và người dân địa phương cùng tham gia.
Chính lễ của Lễ hội Vía Bà diễn ra trong ba ngày, gồm: Lễ Phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống Lăng Miếu (15h ngày 22/4 âm lịch – tức 26/5 dương lịch); Lễ tắm Bà (0h ngày 23/4 âm lịch – tức 27/5 dương lịch); Lễ Túc Yết và Xây Chầu; Lễ Chánh tế; Lễ Hồi sắc tuần tự diễn ra vào những ngày tiếp theo và kết thúc vào lúc 15h, ngày 31/5/2019 (ngày 27/4 âm lịch).
Về phần hội, UBND TP Châu Đốc sẽ tổ chức tuần lễ văn hóa trên khắp các sân khấu phục vụ du khách và người dân với các chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm tính văn hóa của 4 dân tộc Kinh – Chăm – Hoa – Khmer. Đồng thời, sẽ có các trò chơi dân gian tại phố đi bộ núi Sam, như: kéo co, đẩy gậy, thả diều nghệ thuật, trò chơi vận động liên hoàn, cờ tướng, hội thi chim hót, chọi gà, gà đẹp, cờ người,… hứa hẹn thu hút đông đảo người dân tham gia.
Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn cho biết: “Đây là năm thứ 19 Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được nâng tầm lễ hội cấp quốc gia nên các cơ quan chức năng rất quan tâm đến công tác tổ chức Lễ hội. Mục tiêu của thành phố là mùa lễ hội năm nay phải giữ được tính truyền thống và mang tính hiện đại, nhất là các khâu trong công tác tổ chức, phục vụ du khách”.
Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng sông nước Nam Bộ, trở thành vùng đất tâm linh của vùng. Hòa mình vào lễ hội, bạn sẽ chứng kiến không gian uy nghiêm với nghi thức phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam.
Một đoàn người mặc lễ phục cùng cờ phướn tái hiện cảnh rước tượng cách đây gần 200 năm với sự tôn kính mà người dân vùng này dành cho Bà, người đã ra sức bảo vệ dân làng trước bao biến cố. Ý nghĩa của Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc không chỉ dừng lại ở văn hóa tâm linh mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc với trang sử vẻ vang chói lọi cũng như các đóng góp cho xã hội.
Về với An Giang tháng 5, bạn không chỉ đắm mình trong không gian tâm linh mà còn được du sơn ngoạn thủy, khám phá rừng tràm Trà Sư, những cánh đồng thốt nốt bạt ngàn ở Tri Tôn, “tuyệt tình cốc” Tà Pạ,… và thưởng thức ẩm thực Nam Bộ trứ danh.
Bài Văn Khấn Cúng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Linh Thiêng Châu Đốc Angiang
Bài văn khấn cúng ở miếu Bà Chúa Xứ trên núi Sam linh thiêng tại Châu Đốc tỉnh An Giang
Châu Đốc cách chúng tôi khoảng 250km, cách TP. Long Xuyên khoảng 55km, là một thị xã trực thuộc tỉnh An Giang, nằm bên ngã ba của sông Châu Đốc và sông Hậu sát biên giới Việt Nam với Campuchia. Thị xã Châu Đốc có chiều dài lịch sử gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về Bà Chúa Xứ Núi Sam – nơi có Lễ hội Bà Chúa Xứ vào khoảng tháng Tư âm lịch hàng năm.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Kiến trúc có dạng chữ “”quốc””, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Trông từ xa, ngôi miếu như một bông sen xanh ngự uy nghi trên cao để người đời hướng về bái vọng. Lại gần, khách sẽ thấy ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son.
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….
Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”
Xin lộc bà chúa Xứ
“Ai đi cũng nên xin một BAO LÌ XÌ LỘC BÀ về cho may mắn nha…nói thẳng trong bao có khi là tiền, có khi là tấm áo Bà Mặc cắt ra làm lộc
Lộc bà chúa Xứ
Cách sử dụng lộc Bà như sau:
– Khi rước lộc về nhà, thỉnh lộc bà lên một cái dĩa, sau đó để 4 ly nước suối kế bên, cầm từng ly lên khấn cung nghinh bà về cư gia, cứ mỗi ly nước ta khấn xong ta chế 4 góc nhà.
– Sau đó trân trọng đặt lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm chứ không nên để chỗ thờ Ông Địa như các nhà thường làm. Sẽ khinh thường bà, mà ông địa ông thần tài năm đó cũng không về được khánh.
– Khi đặt lên thì trong 9 ngày phải thay nước và 3 ngày thay trầu cau 1 lần.
– Sau đó ta có thể bỏ bóp hay để bàn thờ nhưng ta nhớ thường xuyên khấn Bà xin độ cho chúng con. Nếu để bàn thờ thì nên đặt thêm quanh bao lộc đó 5 thứ ngũ cốc.
Vía bà chúa Xứ núi Sam
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Lễ hội diễn ra từ ngày 22 đến 27-4 âm lịch, thu hút khoảng 4,5 triệu lượt du khách mỗi năm đến hành hương, dâng lễ cũng như chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất An Giang. Lễ hội được công nhận là lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001, được phục dựng lại các nghi thức truyền thống do ban quản trị lăng miếu đảm trách.
Tượng bà chúa Xứ
Như tên gọi, với những đường nét kiến trúc đặc trưng của nền nghệ thuật trầm mặc mà bay bỗng phương đông, ngôi miếu đồ sộ này chỉ thờ độc nhứt một pho tượng cổ. Đó là tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam, có kích thước to hơn người thật (tư thế ngồi, cao 1,65m).
Pho tượng đặt trên một bệ cao, kiên cố, được trang điểm bằng sơn dầu cho tăng thêm thần sắc. Do toàn thân có choàng áo rộng lộng lẫy phủ kín cả tay và chân nên rất ít người được mục kích kiểu thế ngồi của tượng.
Mắt tượng nhìn thẳng về hướng đông, uy nghiêm mà hiền ái, phúc hậu, như chan chứa cả một tấm lòng bao dung, tế độ.
Bà chúa Xứ là ai ?
Sự tích bà chúa Xứ
Bài viết ngắn này sẽ đề cập đến 4 sựu tích về Ba Chúa Xứ như sau:
Sự tích bà Chúa Xứ Châu Đốc thứ nhất:
Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh.
Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được.
Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này.
Sự tích bà Chúa Xứ núi Sam thứ hai:
Kể lại rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn nói thêm là hiện nay, tượng Bà đang ngự trên núi, yêu cầu dân làng lên núi thỉnh về để thờ phụng. Dân làng liền phái 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi để khiêng tượng, nhưng cũng không thể xê dịch bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Quả thật linh nghiệm; đến chân núi Sam, dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý Bà mà cho lập miếu thờ Bà ở đây.
Sự tích bà Chúa Xứ thứ ba:
Thì cho rằng, dưới thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Đốc, đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông (tức là bà Châu Thị Tế) ở nhà thường cầu nguyện cho ông bình an trở về, nếu được thì sẽ lập chùa thờ Phật để báo ân phù hộ. Sau khi Thoại Ngọc Hầu trở về, ông vì cảm kích trước tấm lòng của vợ mình nên đã cho quân lính sang tây Trấn Thành chở cốt Phật về lập chùa để thờ, đặt tên là chùa Tây An. Chùa xây xong, ông lo ngại tin đồn ác ý rằng xây chùa để thờ Phật của giặc nên đưa pho tượng ra ngoài chùa, lập miếu thờ để tránh phiền phức.
Sự tích bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc thứ tư:
Thì kể về việc một thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi vì quá mệt mỏi nên đã ngồi nghỉ, sau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dân làng liền lập miếu thờ và gọi bà là Bà Chúa Xứ.
Lễ hội bà chúa Xứ núi Sam An Giang
Lễ bà Chúa Xứ có thời gian diễn ra lễ hội là từ đêm ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 Âm lịch hằng năm. Có hai giả thuyết giải thích lý do tại sao chọn những ngày này làm lễ vía Bà. Hai giả thuyết này khác nhau phụ thuộc vào vấn đề sự ra đời của miếu Bà.
Lễ tắm tượng Bà
Tổ chức vào lúc 24 giờ đêm ngày 23, rạng ngày 24 tháng 4 âm lịch.
Nói là tượng tắm Bà nhưng thực chất là lau bụi bặm bám trên cốt tượng Bà bằng nước thơm được nấu và pha trộn nhiều nước hoa tốt do các tín thí dâng cúng. Lau bụi bặm xong, tượng Bà được thay xiêm y mới, hài mới, mão mới trong một không gian chật hẹp là chánh điện được quây lại và chỉ có những người được Ban quản trị lựa chọn mới được tham gia.
Nước tắm Bà là một loại nước thơm nấu bằng nước mưa hứng ngoài trời với nhiều loại hoa thơm và có thêm nước hoa hàng hiệu thơm ngát. Sau khi đã tiến hành “tắm Bà” xong, một bộ quần áo đẹp nhất dâng cúng trong kỳ lễ hội được khoác lên tượng, thắt dây đai áo và các bộ phận khác, và cuối cùng là đội mão lên đầu tượng Bà.
Toàn bộ “lễ tắm Bà” kéo dài trong khoảng một giờ; sau đó, mọi người được tự do chiêm bái. Cũng cần nói thêm rằng, toàn bộ quá trình mộc dục cho Bà đều được thực hiện sau bức màn che, nhưng có đến hàng nghìn người chen chúc nhau đến để đứng ngoài vòng rào chính điện để xem.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà
Lễ này thường được thực hiện vào khoảng 15h00 ngày 24 tháng 4 âm lịch. Các bô lão trong làng được cử ra cùng với Ban quản trị miếu Bà bận trang phục chỉnh tề, nghiêm trang sang thỉnh sắc ở lăng Thoại Ngọc Hầu. Đoàn thỉnh sắc phong có đội múa lân của miếu Bà đi trước, kế đến là ông chánh bái, hai vị bô lão và những chức sắc khác rồi theo sau là học trò lễ với tay cầm cờ phướng. Tới trước điện thờ Thoại Ngọc Hầu, mọi người dâng hoa, niệm hương, tế lễ. Sau đó, họ thỉnh bốn bài vị lên long đình về miếu Bà. Bốn bài vị đó là: bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu, bài vị của bà chánh phẩm Châu Thị Tế, bài vị của bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng.
Lễ túc yết
Lễ này được tổ chức vào 0 giờ ngày 25 và rạng ngày 26 tháng 4 âm lịch. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu với lễ phục chỉnh tề, đứng xếp thành hai bên, trước chánh điện. Phía sau các vị ấy là bốn học trò lễ và bốn đào thày. Đứng chính diện với tượng Bà là ông Chánh bái. Lễ vật cúng được chuẩn bị từ trước đó không lâu rất kỹ lưỡng gồm: một con heo trắng đã cạo lông, mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chính; một đĩa đựng ít lông và máu của con heo (ế mao huyết); một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối.
Khi cúng, ông Chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Sau khi đánh ba hồi trống gõ và ba hồi chiêng trống, nhạc lễ bắt đầu trỗi lên là lễ dâng hương, chúc tửu và hiến trà. Từng diễn biến của buỗi lễ được hai người xướng lễ (một xướng nội, một xướng ngoại) xướng to lên. Ông Chánh bái đi trước, bốn học trò lễ và bốn đào thày đi theo sau, hướng về phía bàn thờ tổ. Tại đây, ông Chánh bái tự tay rót rượu để học trò lễ đem dâng cúng.
Sau khi dâng hoa và dâng ba lần rượu gọi là chúc tửu, ba lần trà gọi là hiến trà, theo lệnh của người xướng lễ, văn bản tế được mang đến trước bàn thờ và một người trong ban quản trị miếu đọc văn tế. Dứt bài văn tế, ông Chánh bái đốt bài văn tế này, heo cúng sống trên bàn được lật ngửa ra trước khi khiêng đi chế biến.
Lễ xây chầu
Sau lễ túc yết là lễ xây chầu. Lễ này, có mặt hầu như ở tất cả các lễ hội cúng đình ở làng Nam Bộ.
Vào lễ, người xướng nội hô to: “Ca công tựu vị”, tức thì ông Chánh bái ca công liền bước tới bàn thờ đặt giữa võ ca, tay cầm hai dùi trống nâng lên ngang trán, miệng khấn vái râm rang. Trên bàn thờ có chuẩn bị sẵn một tô nước và một nhành dương liễu. Sau khi khấn vái, tô nước được xem là nước thiêng, nước thánh của. Ông Chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy xung quanh với động tác ma thuật tựa như mưa rơi với ý nghĩa ban phát năng lượng thiêng xuống cõi trần cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Vừa làm những động tác ấy, ông vừa xướng to:
“Nhất xái thiên thanh (một rảy cho trời xanh).
Nhị xái địa linh (hai rảy cho đất tốt lành).
Tam xái nhân trường (ba rảy cho con người trường thọ).
Tứ xái quỷ diệt hình (bốn rảy cho ma quỷ tiêu tan)”.
Đọc xong, ông Chánh ca công đặt tô nước và cành dương liễu trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bội nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bội bắt đầu. Các tuồng hát chuẩn bị sẵn bắt đầu nhảy vào cuộc, trước là phục vụ, mua vui cho Bà, sau là phục vụ cho bà con tham dự lễ hội thưởng thức. Phần hội thực sự bắt đầu.
Lễ chánh tế
Bắt đầu lúc 4 giờ sáng ngày 26 tháng 4 âm lịch. Nghi thức cũng tương tự như lễ cúng túc yết, chỉ khác là thêm một phần nội dung văn tế và có thêm phần “ẩm phước” với ý nghĩa là phần thưởng của Bà ban cho nhân dân mà vị Chánh tế đứng ra nhận lãnh thay. Theo nhà văn Sơn Nam, nghi lễ “thụ tộ” hoặc “ẩm tộ” hưởng tượng trưng lộc của thần, dùng chén rượu đã cúng mà uống, thay cho dân làng: ” ‘ẩm phước’, uống phần rượu trên bàn thờ, cúng nãy giờ, đem xuống cho Chánh tế, Bồi tế uống tượng trưng, rồi “thụ tộ” ăn phần thịt đã cúng, tượng trưng, thường là ăn trái cây (nho, nhãn), ăn và uống thay mặt cho dân làng, như là lộc của thần thánh” [Sơn Nam 2005: tr.359].
Đến 14 giờ chiều ngày 27 tháng 4 lâm lịch, Ban quản trị làm lễ hồi sắc, tức đưa bốn bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, bà Trương Thị Miệt và bài vị Ban hội đồng về lại lăng ông Thoại Ngọc Hầu, chính thức kết thúc lễ hội.
Bà chúa xứ linh thiêng
Sau lễ mộc dục chính là lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24; tại miếu Bà, tất cả các bô lão của làng Vĩnh Tế cùng Ban Quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề (áo dài khăn đóng – lễ phục cổ truyền) tập trung đông đủ và xếp thành hai hàng hai bên tượng Bà để chuẩn bị sang lăng Thoại Ngọc Hầu dự lễ thỉnh sắc.
Dẫn đầu đoàn thỉnh sắc là đội múa lân, theo sau là ông Hương lễ bưng khay trầu rượu, học trò lễ đi hai bên, rồi đến hai ông Chánh tế, ba ông Bồi tế, ba ông Chấp kích cùng các bô lão và đại diện dân làng Vĩnh Tế tiếp nối đi theo phía sau. Khi đoàn đến trước lăng Thoại Ngọc Hầu thì các bô lão lần lượt vào dâng hương và xin phép thỉnh bài vị.
Sau đó, đoàn thỉnh bốn sắc (bài vị) lên long đình để về miếu Bà. Bốn bài vị đó bao gồm: Bài vị của Nguyễn Văn Thoại, bài vị của bà Chánh phẩm Châu Thị Tế, bài vị của bà Nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị của Hội đồng. Khi các bài vị được thỉnh về và an vị trong ngôi chính điện,
Ban Quản trị của miếu Bà dâng hương thỉnh an và phần lễ thỉnh sắc kết thúc. Tuy kết thúc nhưng hàng nghìn người dân từ khắp nơi kéo về dự lễ liên tục cho đến tận đêm khuya và thậm chí là kéo dài cho đến sáng ngày hôm sau. Do vậy, ngày 25 được xem là đông vui nhất trong lễ hội vía Bà – ngày lễ chính của cả mùa lễ hội.
Toàn bộ lễ vật được bày trên bàn trước tượng Bà. “Vào lễ cúng, ông chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Kế đến là các phần khởi cỗ. Sau khi đánh ba hồi trống và ba hồi chiêng, nhạc lễ bắt đầu nổi lên là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà… Một người trong Ban quản trị lăng miếu đọc văn tế. Dứt bài văn tế, ông chánh bái đốt văn bản này và một ít giấy vàng bạc; heo cúng trên bàn thờ được lật ngửa ra trước và khiêng đi, phần cúng túc yết đã xong”.
Bà chúa Xứ hiển linh
Sau khi lễ túc yết kết thúc thì diễn ra lễ xây chầu. Lễ vật dâng cúng cũng là một con heo trắng để nguyên con, một mâm xôi và một mâm cỗ đủ món. Tại gian võ ca, những người tham dự ăn mặc chỉnh tề và xếp thành hai hàng. Sai khi ông Chánh tế vái xong thì lấy roi chầu vác lên vai rồi hô lớn “Phụng mạng”.
Sau đó, ông bước ra đặt roi chầu lên khay; sau đó là đến các lễ dâng hương, dâng rượu và trà. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một cành dương liễu. Ông Chánh tế ca công cầm cành dương liễu đưa ngang trán và khấn vái rồi cầm cành dương liễu nhúng vô tô nước và vẩy nước ra xung quanh; vừa vẩy vừa đọc to câu thần chú:
“Nhất xái thiên thanh” (Thứ nhất, vẩy nước lên trời mong cho trời luôn thanh bình, mưa thuạn gió hòa);
“Nhị xái địa ninh” (Thứ hai, vẩy nước xuống đất, cầu cho đất thêm tươi tốt, mùa màng bội thu);
“Tam xái nhơn trường” (Thứ ba, vẩy nước cho loài người sống trường thọ);
“Tứ xái quỷ diệt hình” (Thứ tư, vẩy nước vào loài quỷ dữ cho chúng bị tiêu diệt).
Đọc xong câu thần chú, ông Chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương liễu về lại bàn thờ; sau đó đánh ba hồi trống và xướng “Ca công tiếp giá”, đoàn hát bội “Dạ” một tiếng thật to. Ngay lập tức, đoàn ca công hát bội nổi chiêng trống và chương trình hát bội bắt đầu. “… Tất cả các vở tuồng hát đều là tuồng hay, có ý nghĩa sâu xa, nhưng trong năm buổi diễn bắt buộc phải có vở Thứ ba San Hậu, đào kép phải hát đúng nguyên bản không được tùy tiện sửa đổi
Tiếp theo là lễ chính tế. Lễ được tổ chức trọng thể vào lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 Âm lịch. Chương trình tế lễ này tương tự như nghi lễ cúng túc yết. Sau khi tế lễ chính xong thì có phần lễ tạ Mẫu và các vị thần linh; sau đó chuẩn bị cử hành lễ hồi sắc.
Đến khi làm lễ hồi sắc thì chủ lễ thỉnh bài vị Thoại Ngọc Hầu, bài vị hai vị phu nhân và bài vị Hội đồng đưa lên long đình. Rồi đoàn đưa sắc dàn đội hình rước sắc hồi lăng Thoại Ngọc Hầu theo thứ tự giống như rước sắc về miếu hôm mở hội… Nghi lễ hồi sắc là nghi lễ cuối cùng kết thúc lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam”
Kinh nghiệm đi Chùa Bà Châu Đốc
– Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??. Do vậy, nếu bạn không thể mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại chùa.
Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…
– Ăn xin: Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra, đừng nên cho tiền ăn xin vào ngày này nếu như bạn muốn bị hàng chục người ăn xin khác vây bạn như thể bạn là một “ngôi sao”. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.
– Lộc “trời cho”: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận lại ngay những lời lẽ thô tục.
【Phúc An】- chúng tôi
– Giữ chặt ví tiền: Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương. Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.
– Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.
WOW! TẤM CHỐNG ÁM KHÓI HƯƠNG BÀN THỜ – BỀN ĐẸP – GIÁ RẺ SỐ 1 TP.HCM
Bạn đang xem bài viết Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc – An Giang: Huyền Bí &Amp; Linh Thiêng trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!