Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Chọn Các Vật Phẩm Cúng Dường Như Thế Nào Để Tỏ Lòng Thành Kính mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rate this post
Các thể thức, ý nghĩa và lợi ich của việc cúng dường
Cúng dường là việc làm mang nhiều ý nghĩa sâu rộng và nhiệm mầu. Ta cần phải tìm hiểu và suy ngẫm để sự cúng dường đem lại lợi ích thiết thực. Tránh sự cố chấp, lạm dụng mà tạo ra tà tâm, trở thành mê tín.
Cúng dường cũng có nhiều thể thức khác nhau. Trong đó có hai thể thức chính là: Cúng dường trước tượng Phật, tháp Phật bằng hương hoa, nhang đèn đốt lên. Và cúng dường Sư Tăng để các Ngài tiện có phẩm vật mà tu học và chú nguyện cho mình. Hai cách thức này đều là đến chùa để cúng dường và đươc hiểu chung một nghĩa là cúng dường Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Bên cạnh hai cách thức cúng dường trên, thì sự cúng dường còn có những thể thức khác. Đó là những người cúng dường được chia ra làm ba nhẽ: Vì cung kính sùng mộ mà cúng dường. Vì hạnh nguyện mà cúng dường. Vì thấy có lợi ích cho ông bà, cha mẹ quá vãng, cho gia đình trong đời sống này và đời sau mà cúng dường.
Cúng dường có 2 pháp là Tài cúng dường và Pháp cúng dường. Tài cúng dường gồm tiền bạc, vật thực, quần áo, thuốc men… Mang lại lợi ích an lạc cho thân. Pháp cúng dường mang lại lợi ích an lạc cho tâm.
Sự cúng dường là phước huệ trong cuộc đời làm con Phật. Chúng ta đi chùa không phải chỉ để cúng dường phần vật chất. Mà còn phát tâm cúng dường cả phần tinh thần. Cúng dường vật chất: In kinh, dịch sách Phật, truyền bá Pháp Bảo, các vật phẩm thiết yếu lên chư Tăng… Đó là tu phước. Cúng dường bằng tinh thần: Nghe lời Phật dạy, tin hiểu, thọ trì, giảng nói, thuyết pháp độ sinh… Đó là tu huệ.
Cách cúng dường Tam Bảo
Tam Bảo chính là Phật, Pháp, Tăng. Phật tìm ra con đường giúp giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi. Khi Phật nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài để lại mà Phật Tử biết tới chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau. Chư Tăng là những người đã hi sinh cao cả, là giềng mối giữ cho Phật Giáo trường tồn và ngày càng phát triển. Người Phật tử tôn kính Tam Bảo, cúng dường Tam Bảo để đền đáp ân đức mà Tam Bảo đã ban cho. Cúng dường cũng như bố thí, để tâm người Phật Tử thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.
Người Phật tử cúng dường Phật bảo bằng cách: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền của để kiến thiết chùa hay góp phần trong sắm lễ cúng Phật hàng ngày, cúng vào quỹ Tam Bảo…. Cúng dường Phật bảo là cách người Phật Tử tỏ lòng biết ơn. Cũng là để hoằng dương đao Phật. Làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng, trang nghiêm. Nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.
Cúng dường Pháp bảo: Nhờ giáo lý của Đức Phật, người Phật Tử biết được đâu là khổ, tu học như thế nào để được phước báo, để được giải thoát. Đáp lại ân đức ấy, người Phật Tử phải đem giáo lý của Đức Phật đến cho những người khác biết. Để họ có lòng tin và tu học theo giáo lý của Phật.
Cúng dường Tăng bảo: Thánh Tăng ngày xưa chỉ lo tu học, kinh kệ trong chùa. Do vậy người Phật Tử cúng dường y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang… cho Chư Tăng. Ngày nay ngoài những thứ đó, Phật Tử còn có thể cúng dường Tăng Ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn.
Nên chọn các vật phẩm cúng dường như thế nào để tỏ lòng thành kính
Khi cúng dường Tam Bảo tâm mình phải thanh tịnh. Những vật phẩm cúng dường cũng phải thanh tịnh. Cúng dường là để tỏ lòng thành kính, nên đừng nên tính toán nhiều ít, thiệt hơn. Tùy vào khả năng mà người Phật Tử chuẩn bị cho phù hợp. Chỉ cần lòng luôn hoan hỷ và chí thành là quan trọng hơn hết.
Các vật phẩm dùng để cúng dường phải là đồ tươi tốt, tinh khiết. Được mua sắm bằng tiền do mình làm ra bằng những việc làm chân chính. Như vậy thì mới có nhiều phước đức.
Vào các dịp lễ lớn của đạo Phật, để chuẩn bị cho các buổi lễ phật được long trọng, trang nghiêm. Thì các chùa rất mong nhận được sự trợ duyên từ mọi người. Để cùng các Tăng Ni sắm lễ vật cúng dường. Vì thế nếu muốn cúng dường, bạn có thể tới chùa để hỏi xem chùa còn thiếu những gì, cần mua thêm gì thì hoan hỉ trợ duyên.
Một số vật phẩm cúng dường và ý nghĩa
Cúng dường hoa, quả: Hoa, quả cúng dường phải là hoa, quả tươi ngon thơm mát. Cúng dường hoa phải là hoa nở tròn, đại diện sáu ba la mật, nhân tốt, bởi nhân tốt thì quả mới tốt. Cúng dường quả tượng trưng cho chứng quả Bồ Đề. Quả cũng tượng trưng cho Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác. Tất cả đều thuộc về quả, quả đức tu hành của nhà Phật.
Cúng dường hương: Hương tượng trưng cho giới định tuệ. Thấy hương đang cháy, ngửi hương thơm của hương ta nghĩ ngay tới việc tu giới, tu định, tu tuệ. Cúng dường hương không phải vì Phật muốn ngửi thứ hương đó. Mà hương chỉ là sự tượng trưng, qua đó khiến ta thức tỉnh.
Cúng dường nước trong: Cúng dường nước trong, sạch không phải là để Phật uống. Mà nước đó tượng trương cho tâm thanh tịnh, bình đẳng, giác của chúng ta. Chúng ta dùng sự thanh tịnh, bình đẳng, giác đó để cúng dường Phật.
Cúng dường đèn, nến: Cúng dường đèn, nến nói lên trí tuệ, ánh sáng phổ khắp của Đức Phật. Còn mang ý nghĩa là thiêu đốt chính mình để chiếu soi người khác. Ánh sáng là bố thì pháp Phật, khi đốt nên một ngọn đèn là nói lên 3 thứ bố thí: Bố thí tài sản, bố thí pháp, bố thí vô úy. Còn thiêu đốt chính mình để đem lại ánh sáng cho người khác là bố thí lòng can đảm.
Những Loại Hoa Cúng Phật Quan Âm Tỏ Lòng Thành Kính Nhất
Cập nhật vào 08/01
Ít người biết rằng, việc lựa chọn loài hoa phù hợp để dâng lên bàn thờ Phật là rất quan trọng. Vì những loài hoa sẽ thể hiện lòng thành kính của người dâng hương.
1. Công đức và ý nghĩa của việc dâng hoa cúng Phật
Hoa tươi là một trong các món cúng dường Phật, Bồ Tát. Trong kinh Pháp Hoa viết có đến 10 món cúng dường, và hoa tươi cúng dường là món đứng đầu bởi đó là tinh túy của các loài thảo mộc được hấp thu và phát triển từ thiên nhiên. Khi hoa tỏa hương hoặc hé nở ai cảm nhận được cũng hài lòng thư thái.
Người xưa quan niệm dâng hoa tươi cúng Phật là đem hương thơm thanh khiết, trang nghiêm, kính ngưỡng lên Phật, Bồ Tát (dù giá trị vật chất không nhiều). Cách dâng hoa tươi lên chư Phật, Bồ Tát còn gọi là hiến hoa; Cách rải hoa lên Phật đài, đạo tràng – gọi là tán hoa. Trong đạo Phật còn có xâu hoa thành tràng đeo lên cổ (tập quán của Ấn Độ xưa). Nhưng giới luật Phật giáo quy định Tỳ kheo không được dùng hoa trang sức trên thân, nên các Tỳ kheo nhận vòng hoa rồi treo lên vách để phòng có hương thơm, và để người dâng hoa cũng được phúc báu. Có khi còn dùng những vật phẩm để làm thành vòng hoa, treo trong thất.
Ở Việt Nam xưa người dân hay dâng hoa cúng vừa đủ trong cái đĩa nhỏ xinh, tùy mùa mà có đủ bông hoa (hoa huệ trắng muốt thơm ngát, bông ngọc lan thơm nồng, nhánh hoàng lan thơm mềm mại, rồi hoa sói, hoa cúc, đóa thược dược…) hương thơm ngào ngạt, được gói lá dong, hay lá bàng, lá dong riềng trước khi dâng cúng. Ngày nay thay thế các đĩa hoa là các bình hoa đủ loại, đủ sắc rực rỡ.
2. Những loài hoa cúng Phật đẹp và thành kính nhất
Hoa đầu lân
Hoa đầu lân hay hoa Sala, ngọc kỳ lân, hoa hàm rồng,… Đây là loại hoa có liên hệ mật thiết với Phật giáo, chính vì thế hoa Sala được coi như một Thánh hoa. Hoa có màu đỏ và màu trắng, mùi hoa êm dịu có quả khá to nhưng không ăn được.
Trong Phật giáo, hoa sala chính là sự thấu hiểu, sự nhìn nhận cuộc đời, là một loài hoa chứa đựng sự thuần khiết, không phân biệt, không chứa đựng nghiệt ngã. Loài hoa muốn nhắc rằng, chúng ta là những con người biết yêu thương, thấu hiểu và lương thiện đối với tất cả chúng sinh.
Hoa sen
Khi nhắc tới hoa sen chắc hẳn ai cũng biết đây là một Thánh hoa hướng về Phật giáo. Theo như truyền thuyết thì khi Phật mới đản sinh ngày đứng lên đi thì mỗi bước chân đều có hoa sen đỡ bàn chân Ngài. Trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển thì đóa sen đó sẽ nở ra. Chính vì thế Hoa sen được coi là hoa được dùng để cúng Phật ngày tết khá hợp lý.
Màu sắc nhẹ nhàng cùng hương thơm dịu dàng của hoa sen rất hợp với khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh của bàn thờ Phật. Hơn nữa, đặc tính “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là đại diện cho những người hướng về Phật: dù có gần với những cám dỗ nhưng linh hồn và cơ thể luôn thuần khiết, thanh cao, trong sạch.
Hoa mẫu đơn
Mẫu đơn là loại hoa đơn sắc mọc thành chùm ở đầu cành có màu vàng, trắng hay đỏ. Đây là loài quốc hoa của đất nước Trung Quốc.
Mẫu đơn cũng là loại hoa được dùng để cúng Phật hay đặt ở nơi thờ cúng với ý nghĩa mang may mắn đến cho gia đình. Hoa mẫu đơn còn là biểu tượng cho sự trong sạch, tinh khiết, cao quý của người phụ nữ Việt. Thậm chí có nhiều nơi, người ta còn tin rằng đeo vòng cổ kết bằng hạt hoa mẫu đơn có thể giúp bạn tránh được những chuyện không may, xui xẻo có thể xảy đến trong cuộc sống.
Hoa địa lan
Loài địa lan là loài hoa có vẻ đẹp kiều diễm, quý phái. Loài hoa này chỉ có màu xanh và vàng, không hề rực rỡ nhưng mùi hương thơm thoang thoảng nhè nhẹ.
Khác với loài phong lan, địa lan được trồng ở dưới đất. Phong lan thường được khuyên không nên dùng để thờ cúng do chữ “phong” gần với phong tình, phong lưu, hơn nữa lại được trồng ở trên cao, lửng lơ trong gió, không thích hợp với tính chất trang nghiêm, thanh khiết của việc thờ cúng Phật. Tuy nhiên, địa lan lại mang những màu sắc không quá rực rỡ, trồng dưới đất và có vẻ đẹp thuần khiết nên rất phù hợp dùng để dâng Phật.
Hoa cúc
Hoa cúc được coi là loại hoa được nhiều người sử dụng và dâng cúng Phật ngày Tết. Các loại cúc như cúc vàng, cúc trắng, cúc Đại đóa… đều mang ý nghĩa may mắn và cầu chúc những điều tốt đẹp, tài lộc và sức khỏe đến cho người thành tâm dâng hương. Những loại hoa một màu này thể hiện được sự trang nghiêm cho nơi thờ tự cũng như đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho nơi thờ tự.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên dùng hoa cúc vạn thọ để thờ cúng Phật vì loài hoa này có mùi hôi khó chịu.
3. Những lưu ý khi dâng hoa cúng Phật
Dâng hoa tươi cúng Phật không phải hoa gì cũng cúng được. Trong Đà La Ni Tập Kinh, quyển 6 chép: “Hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa, hoa có vị đắng cay, hoa không có tên… đều không nên đem cúng.
Theo sư chú Tuệ Nguyên (chùa Sủi, Bắc Ninh), các hoa thường dâng cúng chư Phật, Bồ Tát, thánh tăng là mẫu đơn, hoa sen, hồng thắm, cúc đại đóa, địa lan… Sư Tổ dạy rằng, dâng hoa cúng Phật tượng trưng dâng sự thanh khiết, thơm tho, là thành kính dâng điều thiện lành, tốt đẹp, tâm biết ơn tới Tam bảo. Vì vậy cần chọn những bông hoa tươi đẹp, có hương thơm, bông vừa mới nở (chứ không chọn bông đã nở xòe to). Lựa kỹ để tránh những bông hoa bị sâu đục lỗ giữa bông, hoặc úa lá).
Trong kinh điển nhà Phật ghi chép: Trong các loài hoa, hoa trân quý nhất là hoa sen có đến 4 loại khác nhau (Ưu Bát La Hoa, tức hoa sen xanh. Thứ 2 là hoa Ba Đầu Ma Hoa, tức hoa sen hồng. Thứ 3 là hoa Câu Vật Đầu Hoa, tức hoa sen vàng. Thứ 4 là hoa Phân Đà Lợi Hoa, tức hoa sen trắng). Hay dùng nữa là Uất Kim Hương, Bà la hoa (Vô ưu).
Dâng hoa tươi cúng dường cũng cần hiểu ý nghĩa loài hoa, tùy vùng miền, tùy mùa mà linh hoạt dâng hoa bởi có khác biệt vùng miền. Người dân không nên cố chấp quá và cũng không nên thoải mái quá (bởi có nơi hiếm hoa người dân còn cắt cây chuối non cắm hoa lục bình để cúng). Hay như tháng 7 dâng hoa huệ, hoa hồng, hoa địa lan… Ngày đầu năm mới hoa dâng là hoa cúc, hoa cát tường, lay ơn…
Nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp, và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm. Màu sắc chọn hoa dâng cúng thường là màu vàng, đỏ (là những màu đẹp, trang trọng, người kỹ tính còn không chọn hoa màu hồng phớt, hoặc màu khác). Nếu không chọn được hoa có màu vàng rực, hay đỏ thắm, có thể chọn hoa khác có sắc độ nhạt hơn. Trong một bình hoa cũng không nên cắm quá nhiều loại hoa, với nhiều màu sắc khác nhau vì sẽ mất đi sự trang trọng và ý nghĩa thanh tao của hoa.
Theo Đại đức Thích Thiện Hóa (Chùa Bằng, Hà Nội), đi lễ chùa dâng hoa cúng Phật, Thánh, Mẫu cần tươi thơm, trang nghiêm, không có sự phân biệt. Một số người cho rằng hoa dâng Thánh Mẫu ở chùa cần nhiều màu rực rỡ, hoặc dâng hoa phải theo phong thủy bản mệnh… – đó là ý nghĩ của con người tự đặt ra, nhà chùa không có quy định đó.
Người dân không nên quá cứng nhắc trong việc dâng hoa cúng, bởi còn tùy thuộc khí hậu, tùy vùng miền mà có loại hoa khác, và quan niệm cũng khác.
Điều quan trọng nhất khi dâng cúng hoa là tâm thành của mỗi người. Việc dâng hoa tươi cúng dường biểu đạt được tâm kính ngưỡng, gieo trồng công đức, trí huệ tốt đẹp… sẽ được phúc báu vô lượng.
Khi dâng hoa cúng dường nên cầu nguyện quốc thái dân an, cho mọi người và chính mình được bình an thì mọi việc sẽ tốt đẹp, suôn sẻ.
Góc chia sẻ: Một số thôn tin hữu ích về bệnh ung thư amidan mà bạn có thể tham khảo
Cắm Hoa Cúng Phật Quan Âm Tỏ Lòng Thành Kính Nhất, Cách Cắm Hoa Bàn Thờ Phật
Rate this post
Ý nghĩa của việc dâng hoa cúng Phật
Dâng hoa cúng bàn thờ Phật nhằm thể hiện lòng thành kính của con cháu
Từ xa xưa việc dâng hoa lên bàn thờ Phật là một việc làm để con cháu có thể biểu hiện được lòng tôn kính của mình đối với các vị thần linh và chư Phật. Dâng hoa tượng trưng cho việc dâng những điều tốt đẹp, và thiện lành trong cuộc sống lên Phật, Thánh và gia tiên. Đây cũng chính là một hành động thành kính dùng để bày tỏ lòng biết ơn dù không mang nhiều về giá trị vật chất.
Đang xem: Cắm hoa cúng phật
Đặc biệt đối với phật tử thì hoa chính là nhân, sau đó sinh ra quả. Cúng hoa thể hiện cho lòng thành kính của gia chủ đối với Phật tổ. Nếu hoa đẹp sẽ sinh ra quả lành, mỗi khi nhìn thấy là phải tự nhắc nhở bản thân rằng mình cần làm điều thiện, tu nhân tích đức.
Hoa cúng Phật nên và không nên?
Mỗi một loài hoa cúng Phật mang một ý nghĩa khác nhau
Có rất nhiều loài hoa bạn có thể chọn lựa để làm hoa cúng Phật. Các loại hoa cúng Phật lại mang 1 ý nghĩa khác nhau vừa thể hiện được tấm lòng biết ơn vừa mang lại may mắn cho gia đình. Tuy nhiên cũng có 1 số loại hoa không được dâng hoa cúng Phật.
Những loại hoa cúng Phật
Theo Phật giáo đại thừa, 2 màu sắc được chọn để tượng trưng cho nhà Phật đó chính là màu vàng và màu đó. Chính vì thế khi lựa chọn các loại hoa cúng Phật bạn có thể chọn lựa một số loại như:
Hoa chúng tôi hồng đỏ. Hoa cúc vàng.Hoa mẫu đơn.Hoa huệ.
Đây đều là các loại hoa cúng Phật có màu sắc trang nhã cùng với hương thơm dịu nhẹ rất thích hợp dùng để bài trí trên bàn thờ.
Những loại hoa cúng Phật có màu sắc trang nhã cùng với hương thơm dịu nhẹ rất thích hợp dùng để bài trí trên bàn thờ.
Một số loại hoa cần phải tránh
Bên cạnh các loại hoa cúng Phật có thể dùng, bạn cũng cần phải lưu ý không được dâng hoa cúng Phật có màu sắc quá rực rỡ, cùng hương thơm nồng hay mang một tên gọi không may mắn. Những loại hoa này sẽ làm mất đi tính trang nghiêm cũng như thanh tịnh vốn có trên bàn thờ Phật. Ví dụ như:
Hoa đại: Đây là hoa tượng trưng cho tình yêu trai gái không thích hợp để cắm lên bàn thờ Phật. Hoa ly: Ngay từ tên gọi loài hoa này đã mang một ý nghĩa về sự chia ly. Chính vì vậy nhiều người cho rằng hoa ly không thích hợp để dùng làm cắm hoa bàn thờ Phật.Hoa phong lan: Dù những loại phong lan có giá khá đắt và có thể để được lâu nhưng màu sắc của hoa quá sặc sỡ không thích hợp dùng để dâng hoa cúng Phật. Cúc vạn thọ: Chỉ nên cắm hoa bàn thờ Phật bằng loại cúc vàng chứ không nên dùng cúc vạn thọ. Vì loại cúc này có mùi rất hắc và khó chịu.
Dâng hoa lên bàn thờ Phật phải thể hiện được sự thành kính và tôn trọng. Nếu cắm các loại hoa cúng Phật kể trên sẽ làm mất đi các giá trị chân quý, phạm vào đại kỵ trong phong thủy.
Cách cắm hoa bàn thờ Phật
Để cắm hoa bàn thờ Phật không thể trưng biện qua loa mà cần phải chuẩn bị thật cẩn thận. Nghệ thuật cắm hoa cúng Phật được ví người cắm như là một nghệ sĩ. Không cần quá cầu kỳ chỉ cần vài bước đơn giản sau đây là bạn đã có thể hoàn thành được một lọ hoa cúng Phật tuyệt đẹp. Cụ thể về cách cắm hoa bàn thờ Phật cần có:
Khâu chuẩn bị
Trong cách cắm hoa bàn thờ Phật, có 2 thứ mà gia chủ cần chuẩn bị trước khi bắt đầu tiến hành đó chính là các loại hoa cúng Phật và bình đựng hoa.
Khâu chuẩn bị bao gồm các loại hoa cúng Phật và bình đựng hoa. Đồi với các loại hoa cúng Phật: Thì bạn nên sử dụng hoa tươi, cánh đầy đặn không bị héo úa. Hãy lựa một trong những loại hoa cúng Phật phù hợp nhất đã được chúng tôi giới thiệu bên trên. Chỉ lấy những bông nở vừa phải hoặc chớm nở chứ không nên chọn những bông đã nở quá to. Hoa nở quá to sẽ rất nhanh chóng lụi tàn, nhất là khi đặt trên bàn thờ có nhiều hương sẽ lại càng nhanh tàn hơn.Lọ hoa: Lọ cắm chọn tùy vào kích thước của cây hoa và không gian bàn thờ. Nên dùng những lọ hoa làm bằng sứ và không có hoa văn, cùng họa tiết rối mắt. Có thể chọn lọ hoa theo sở thích nhưng cần phải ưu tiên yếu tố đơn giản và nhẹ nhàng nhằm thể hiện sự tôn kính.
Hướng dẫn cách cắm hoa bàn thờ Phật
Sau khi đã chuẩn bị xong hoa tươi cùng lọ, bạn cắm hoa để dâng lên bàn thờ. Cắm hoa thờ Phật không nên cắm quá cầu kỳ mà chỉ cần cắm đơn giản.
Cách 1: Cắm theo kiểu xòe mái vòm
Cách căm hoa cúng Phật theo kiểu xòe mái vòm Cách cắm hoa bàn thờ Phật thông dụng nhất là cắm xòe mái vòm. Phía đỉnh chính giữa cao hơn, những bên xung quanh thấp dần tạo thành vòm rất đẹp.Theo đó bạn lấy 1 bông hoa đẹp nhất làm chủ đạo, bông này cắm cao nhất. Bông hoa này thường đặt ở vị trí phía mép sau cùng của lọ hoa, tạo mốc để bắt đầu cắm hoa bàn thờ Phật.Những cành hoa còn lại tỉa bớt lá, cắt bớt cành và cắm xung quanh sao cho thấp hơn với cành hoa chủ đạo. Như vậy là bạn đã có được 1 lọ hoa tuyệt đẹp để dâng Phật.Cách 2: Kiểu cắm đều xung quanhCách cắm hoa cúng Phật thứ 2 gia chủ cũng có thể áp dụng đó chính là cắm đều xung quanh lọ.Các cành hoa cắt tỉa & được xếp theo hình nửa vòng tròn sao cho hoa tạo với nhau thành từng tầng thấp dần & tròn đều.Hoặc bạn cũng có thể cắt tỉa bớt cành & cắm từng cành hoa có chiều dài đều nhau trên lọ.
Lưu ý trong nghệ thuật cắm hoa cúng Phật, bạn nên chọn cắm riêng mỗi lọ 1 loài hoa. Không nên cắm cùng lúc nhiều loại khác nhau sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có của nó. Bàn thờ nếu đủ rộng hãy đặt 2 lọ hoa và để hai bên cân xứng nhau.
Một số lưu ý khi cắm hoa cúng Phật
Không nên lựa những bông đã nở to mà chỉ nên lấy những bông đang có nụ. Phải chọn kỹ càng các bông hoa dùng để cúng, không nên lựa những bông đã nở to mà chỉ nên lấy những bông đang có nụ.Không nên cắm nhiều loại hoa lên bàn thờ, sẽ khiến bàn thờ mất đi sự thẩm mỹ, đầy nặng nề. Đặt hoa cân đối với nhau: Nên đặt những lọ hoa mang kích thước phù hợp với diện tích của bàn thờ. Không nên đeẻ lọ hoa quá to bên bàn thờ quá nhỏ, khiến những đồ thờ khác trên bàn bị che khuất.
Chọn Hoa Tươi Cúng Dường Chư Phật Như Thế Nào Để Được Hưởng Phúc Báu
13:14 21/03/2020
Xếp hạng 4.8/5 với 3 phiếu bầu
Tại sao lại dâng hoa tươi khi đi lễ chùa?
Từ xưa, hoa tươi đã được coi là một trong những món có thể cúng dường Phật, Bồ Tát. Kinh Pháp hoa có viết rằng có tới 10 món thường được dùng để cúng dường, trong đó hoa tươi là món đứng đầu. Sở dĩ người ta dâng hoa tươi khi đi lễ chùa là vì hoa là tinh túy của các loài thảo mộc đã hấp thu tinh túy từ đất trời và phát triển từ thiên nhiên. Hương thơm của hoa ai ai cũng có thể cảm nhận được, vẻ đẹp của hoa cũng vậy, giúp cho con người ta cảm thấy tâm hồn thư thái.
Theo quan niệm của người xưa, dâng hoa tươi cúng Phật là dâng hương thơm thanh khiết, trang nghiêm, kính ngưỡng lên Phật, Bồ Tát. Dù giá trị vật chất không quá lớn nhưng giá trị tinh thần thì không gì đong đếm được, thể hiện lòng thành kính, tín ngưỡng tâm linh của người dân hướng về Thần Phật.
Người ta gọi việc dâng hoa tươi lên chư Phật, Bồ Tát là “hiến hoa”, còn rải hoa lên Phật đài hay đạo tràng là “tán hoa”. Ngoài ra, theo tập quán của Ấn Độ xưa, người ta còn xâu hoa thành tràng hoa đeo cổ dâng lên Phật nữa.
Tuy nhiên, theo giới luật của Phật giáo thì các Tỳ kheo không được dùng hoa trang sức trên thân, vì thế nên kể cả có được cúng dường tràng hoa thì chỉ được nhận rồi treo lên vách, lên tường trong Đại điện để hoa tỏa hương thơm, người dâng hoa nhờ thế mà cũng được hưởng phúc báu. Vì thế mà người ta còn dùng hoa để làm thành những vật phẩm trưng bày nữa.
Ở Việt Nam, người dân hay dâng hoa cúng trong những chiếc đĩa nhỏ xinh, lượng hoa vừa đủ, tùy theo mùa mà chọn hoa. Có thể là đĩa hoa huệ trắng muốt thơm ngan ngát, là bông ngọc lan hé nở nhưng mang hương thơm nồng nàn, là bông hoàng lan màu óng ả với hương thơm dịu dàng… Ở một số nơi, người ta còn gói hoa trong lá dong hay lá bàng để mang đi lễ chùa dâng cúng lên Đức Phật.
Ngày nay, kinh tế phát triển, ở chùa chiền chúng ta thường thấy những lọ hoa hay bình hoa cỡ đại, đủ loại hoa với màu sắc rực rỡ, xinh đẹp vô cùng. Nhưng có phải hoa gì cũng có thể đem dâng cúng Phật hay không?
Những loại hoa có thể dâng cúng Phật
Đúng là dâng hoa tươi là tục lệ tốt đẹp, nhưng không phải hoa gì cũng có thể dâng cúng được. Trong quyển 6 của Đà La Ni Tập Kinh có chép: “Hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa, hoa có vị đắng cay, hoa không có tên… đều không nên đem cúng Phật.”
Chuyên gia nghiên cứu phong thủy Hà Thanh (Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người), bây giờ hoa tươi bạt ngàn, có cả trăm cả ngàn loại hoa, nhưng không phải hoa nào cũng đem đi lễ chùa cúng Phật được.
Hoa tươi mang đi lễ chùa ngoài chuyện là hoa đẹp, có hương thơm thì cần mang ý nghĩa tốt đẹp, toát lên sự thanh khiết, cao quý, thoát tục. Không phải hoa đắt sẽ mang cho người dâng cúng nhiều phúc báo hơn. Hoa thơm, tên đẹp, có ý nghĩa đẹp mới là hoa phù hợp để dâng cúng, thể hiện lòng thành kính, ngưỡng vọng với chư Phật, Bồ Tát. Đây là nguyên tắc cơ bản khi đi lễ nhất định phải biết .
Sư chú Tuệ Nguyên (chùa Sủi, Bắc Ninh) cho biết, để dâng cúng chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, người dân nên chọn các loại hoa như mẫu đơn, hoa sen, hoa hồng, hoa cúc, địa lan… Những loại này đáp ứng đủ mọi yêu cầu của hoa dâng cúng.
Ngoài ra, hoa dâng cúng Phật tượng trưng cho sự thanh khiết, là tâm lành tỏa hương, tỏ điều thiện lành, tâm biết ơn lên Tam bảo, thể hiện sự thành kính đối với chư Phật. Vì thế, hoa tươi cúng Phật nên chọn những bông tươi đẹp, có hương thơm, nhất là nên chọn những bông hoa mới hé nở chứ không lấy bông nở to. Chú ý chọn lựa kĩ càng, không lấy những bông đã héo úa, lá rụng hay bị sâu đục…
Trong các ghi chép của nhà Phật có nói: Trong các loài hoa, trân quý nhất là hoa sen, mà có đến 4 loại hoa sen khác nhau: Ưu Bát La Hoa, hay còn gọi là hoa sen xanh; Ba Đầu Ma Hoa, tức hoa sen hồng; Câu Vật Đầu Hoa, tức hoa sen vàng; Phân Đà Lợi Hoa, còn gọi là hoa sen trắng. Người ta cũng dùng cả hoa Uất kim hương, Bà la hoa (hoa Vô ưu – đóa hoa Phật giáo không bao giờ tàn lụ i) để dâng Phật nữa.
Hoa sen có ý nghĩa rất đẹp, búp sen và hoa sen hình dáng không giống nhau, vì thế mà mang ý nghĩa cũng có phần khác biệt. Khi hoa sen chưa nở, còn là búp sen thì tượng trưng cho chúng sanh vốn dĩ trong lòng có hàm chứa tâm Bồ đề. Còn khi hoa đã nở, hoa sen lại tượng trưng cho sự khai phát Bồ đề tâm, cần phải tu thiện hạnh để chứng được quả Bồ đề. Hoa sen khi nở ra còn có cả đài sen bên trong, được coi là vừa có hoa lại vừa có quả, là biểu trưng của đức quả chứng ngộ, thể hiện trí huệ phước đức trang nghiêm.
Hoa sen tuy sống trong ao hồ, đầm lầy, sống trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, ngược lại còn mang vẻ đẹp và hương thơm thanh khiết nên các phật tử và người dân vẫn thường dùng để dâng cúng Phật mỗi khi đến mùa hoa sen.
Ngoài hoa sen thì người ta còn dâng lên hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ. Riêng hoa huệ nên chọn hoa huệ ta, vừa bền đẹp lại vừa có hương thanh khiết, trang nghiêm. Nếu dâng hoa đào, hoa mai thì nên chọn cành có nhiều nụ to hoặc hoa mới hé, cánh hoa mịn, đang điểm lá non. Hoa cúc vạn thọ có màu sắc tươi tắn, tên gọi ý nghĩa, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng nên thường được dân miền Trung trở vào dùng để dâng cúng. Với hoa cúc vàn đại đóa, đây là loài hoa được nhiều người ưa chuộng khi đi lễ chùa bởi nó mang vẻ đẹp sang trọng và phú quý mà vẫn không mất đi nét thanh cao.
Hoa tươi đem cúng dường không nhất thiết phải quá cứng nhắc theo quy chuẩn, nhưng cũng không nên quá tùy tiện, tùy theo điều kiện của bản thân và tình hình thời tiết, mùa màng mà có những lựa chọn phù hợp. Có những vùng miền khí hậu khắc nghiệt, lại hiếm hoa thì không nên quá chấp nhất trong việc chọn hoa.
Người dân nên tìm hiểu ý nghĩa các loài hoa, mùa nào thức nấy để có hoa tươi đẹp mang dâng cúng. Đầu năm dâng hoa đào hoa mai, hoa cúc, lay ơn, tới tháng 7 những loài hoa kia hiếm thì dâng hoa huệ, hoa hồng, hoa địa lan…
Còn một điểm nữa, hoa dâng cúng Phật nên chọn một màu để tạo sự trang nghiêm, thành kính. Hoa có thể chọn màu theo điều kiện, song người ta ưu tiên những màu đẹp, rõ ràng như màu vàng, màu đỏ. Trong một bình hoa không nên cắm lẫn lộn quá nhiều loại hoa, dễ lẫn lộn màu sắc, hương thơm, khiến cho sự trang trọng và ý nghĩa thanh tao của hoa bị giảm bớt phần nào.
Dâng hoa tươi cúng Phật khi đi lễ chùa thế nào để được hưởng phúc báu
Đại đức Thích Thiện Hóa (chùa Bằng, Hà Nội) cho hay, hoa dâng cúng lên chư Phật, Thánh, Mẫu khi đi lễ chùa cần chú ý chọn loại tươi mới, có hương thơm, song không quá cầu kì. Không phải cứ hoa dâng Thánh Mẫu là cần nhiều màu rực rỡ, cũng không cần phải lựa hoa có màu đúng theo phong thủy bản mệnh…
Bạn đang xem bài viết Nên Chọn Các Vật Phẩm Cúng Dường Như Thế Nào Để Tỏ Lòng Thành Kính trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!