Xem Nhiều 6/2023 #️ Nét Khác Biệt Trong Phong Tục Cúng Thần Tài # Top 8 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nét Khác Biệt Trong Phong Tục Cúng Thần Tài # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nét Khác Biệt Trong Phong Tục Cúng Thần Tài mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khác với người dân miền Bắc và miền Trung, ở miền Tây Nam Bộ, dù nhà to hay nhỏ, giàu hay nghèo đều có bàn thờ Thần Tài, Ông Địa. Thông thường bàn thờ các vị thần này được đặt dưới đất, trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc, chứ không phải ở nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công.

Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Còn Thần Tài đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay để trên gối, mặc áo thụng, chân đi hài đảo sen, tay cầm túi vải để đựng tiền.

Trong bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị, hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nhiều người dán chết bát nhang xuống bàn thờ và bên cạnh là một chiếc lọ để cắm hoa.

Người dân miền Tây Nam bộ quan niệm đây là những vị thần cai quản đất đai, nhà cửa. Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Nhiều người tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ.

Thông thường, sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thay nước bàn thờ, thắp hương cầu khẩn Thần Tài “độ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.

Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho “các ông” sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Người dân cúng gì vào ngày vía Thần Tài – Ông địa

Tờ mờ sàng ngày 6/2 nhằm ngày 10/1(AL) nhiều tiệm bán heo quay ở nội ô TP Cần Thơ đã đông nghịt khách mua. chị Trần Thu Hoa (30 tuổi), ở Bình Thuỷ, Cần Thơ cho biết: “Từ hồi nhỏ tới nay năm nào tôi cũng thấy ba, mẹ ông bà cúng Thần Tài, Ông Địa heo quay. Bây giờ tôi lập gia đình về nhà chồng cũng cúng món này nên hôm nay tranh thủ mua sớm miếng thịt quay, sáng mai cúng Thần Tài, Ông Địa xong rồi đi làm”.

Mới 6h sáng một bán heo quay ở quận Bình Thuỷ – TP Cần Thơ đông nghẹt khách, xe đậu lấn cả lòng đường

Còn bà Ngô Thuỳ Trang (68 tuổi) ở Ninh Kiều Cần Thơ cho biết: Năm nào ngày 10/1 âm lịch, gia đình bà cũng đều cúng ông tài, ông địa các món: Heo quay, bánh bao, bắp, kẹo đậu phộng (hột lạc). “Tôi nghe nói các vị thần này thích heo quay nên tôi cúng heo quay, còn bắp thì để cả năm làm ăn chắc như bắp; bánh bao làm ăn cho nở nã, kẹo đậu phộng tượng trưng cho cả năm ngọt ngào”- bà Trang lý giải.

Ông Lê Minh Khôi (70 tuổi), ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ cho biết: Năm nào cũng chiều ngày 9/1 âm lịch ông đều đi chợ để sắm lễ vật cúng các vị thần gồm: Thịt quay, bánh hỏi, cá lóc nướng, bánh bông lan, chuối…. và giấy tiền cúng riêng Thần Tài – Ông Địa. “Mình cúng Thần tài – ông Địa ngoài hy vọng làm ăn phát tài, phát lộc, gia đình ấm êm thì đây gần như là phong tục của người dân chúng tôi. Nếu không cúng thì trong dạ áy náy lắm” – Ông Khôi chia sẻ.

Mới hơn 5h sáng ngày vía Thần Tài (10/1AL) tiệm bán hoa và trái cây cũng tấp nập người mua

Nhiều người sang hơn thì cúng các vị Thần này vàng, Chị Thy Thơ chủ một tiệm vàng ở Cần Thơ cho biết, năm lượng khách đến mua vàng ngày vía Thần tài tăng cao, bởi có tâm lý muốn mua chút vàng lấy may cho cả năm. “Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách, chúng tôi đã chuẩn bị tốt về sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm khách hay mua ngày thần tài như nhẫn tròn trơn hay hình các vật phẩm có ý nghĩa với trọng lượng to, nhỏ khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng mua được sản phẩm vừa với túi tiền của mình”, chị Thơ nói.

Phạm Tâm

Nét Đẹp Trong Phong Tục Đầu Năm Ở Huế

Bà nội tôi thường căn dặn trước những việc phải làm, những điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm. Đó là tất cả mọi người trong gia đình từ nhỏ đến lớn thức dậy sớm, sau khi rửa mặt mũi phải nhanh chóng thay bộ đồ mới. Trước hết là chào hỏi tất cả những người trong nhà mà mình gặp đầu tiên.

Tôi vẫn còn nhớ như in những tiếng chào năm mới rộn ràng xen lẫn với tiếng cười giòn tan bởi ai cũng tay bắt mặt mừng như lâu ngày mới lại gặp nhau. Khuôn mặt phải thật vui tươi và nụ cười phải thật rạng rỡ, kiêng kỵ nhất là chọc ghẹo hay đánh mắng trẻ con.

Đi đứng nhẹ nhàng, nói khẽ, tránh gây tiếng động, nhất là việc gây đổ bể bất kỳ một vật dụng gì. Tránh nói đến những từ ngữ xấu, buồn, xui xẻo… vì người xưa thường ước lệ rằng những điều đó sẽ gây rủi ro trong năm mới. Khi lớn lên, tôi nghĩ đây cũng là dịp để các bậc tiền nhân ôn lại cho mọi người cách nói năng trang nhã, dịu dàng của người Huế.

Những người lớn trong nhà như bố mẹ, các bác, cô, chú sẽ bày biện mứt bánh, hoa quả, trái cây và sửa soạn hương đèn, trầm trà nghi ngút trên bàn thờ để toàn thể gia đình cùng làm lễ cúng gia tiên. Các bình thường cắm những loại hoa mùa xuân như hoa lay ơn, thủy tiên, hoa cúc vàng, thược dược… Các hộp đựng bánh mứt với đầy đủ các loại nổi tiếng và truyền thống ở Huế như bánh hột sen, bánh đậu xanh, bánh in, mứt gừng, mứt bí, mứt cam quật… Không khí đầm ấm, lắng đọng, thoang thoảng mùi hương trầm, hương hoa quả và cả ánh đèn nhấp nháy trên bàn thờ rực rỡ.

Trước tiên, bà nội thắp 3 nén hương thành kính mời gia tiên nội tộc về ăn Tết với gia đình, và cầu mong các cụ phù hộ cho con cháu. Từng người theo thứ tự từ lớn đến nhỏ lần lượt vái lạy tổ tiên và lầm rầm khấn vái, cầu mong năm mới viên mãn, hạnh phúc, và một lần nữa mời tổ tiên, những người đã khuất cùng về sum họp, thưởng xuân với con cháu trong 3 ngày Tết đầm ấm này.

Sau khi cúng bái, cả nhà quây quần bên chiếc sập gụ cẩn xà cừ hay bộ trường kỷ đặt giữa phòng khách. Bao giờ ông bà cũng là người đầu tiên chúc Tết cho cả nhà, cầu mong con cháu trong năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn tấn tới, học hành đỗ đạt…Ông bà không quên lì xì các cháu nhỏ trong nhà những phong bì tươi thắm với tờ giấy bạc mới tinh. Các cháu lần lượt nhận, cúi đầu thành kính cảm ơn và cầu chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, phúc lộc tràn trề…

Các bậc trung niên như bố mẹ, các bác, cô, chú thường kính cẩn mừng tuổi ông bà cùng lời chúc dồi dào sức khỏe, sống lâu cùng con cháu. Thông lệ trang trọng tiếp theo không thể thiếu là khai bút đầu xuân với những chữ có ý nghĩa như phúc, lộc, thọ, tâm, nhẫn… Ai biết chữ nho thì viết, ai không biết thì hí hoáy bằng chữ quốc ngữ, miễn nắn nót cho đẹp là được.

Tiếp đến là dùng bữa sáng đầu tiên trong năm với các loại bánh trái, thức ăn truyền thống chỉ có trong ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, dưa món, chả thủ, chả lụa… Bữa ăn thường tràn ngập tiếng nói cười râm ran, tiếng mời chào rộn rã. Sau bữa ăn, mọi người nhắc nhau sửa sang lại trang phục, tô điểm má hồng cho tươi tắn để đi chúc mừng láng giềng, các bậc cao niên trong họ tộc trước khi đi lễ chùa lạy Phật để cầu an, may mắn.

Hiện nay nhiều gia đình khá giả có khuynh hướng nghỉ ngơi, thư giãn qua các chuyến du lịch gần xa để tránh những thủ tục phiền toái, rườm rà trong ngày Tết… Nhưng với tôi, những phong tục trong ngày đầu năm mới luôn thiêng liêng và đáng nhớ, mang đến ngày Tết đoàn viên, sum họp.

Hàn Linh

Đưa Ông Bà Nét Đẹp Phong Tục Cổ Truyền

Thờ cúng ông bà, tổ tiên là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân, những người có công sinh thành dưỡng dục, dạy dỗ ta nên người. Đây là đạo lý sâu xa của dân tộc về giáo dục chữ hiếu, quý trọng cội nguồn. Từ người giàu sang đến nghèo khó, bao giờ trong nhà cũng có bàn thờ đặt nơi trang trọng nhất. Gọi là “lễ” nhưng chỉ là nghi thức đơn giản nhưng rất thành kính của con cháu dành cho ông bà quá cố của mình. Ngày 25 tháng chạp hằng năm, mỗi nhà đều có mâm cơm cúng đưa ông bà, kèm theo mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây thường là: mãng cầu, dừa tươi, đu đủ, xoài, dưa hấu, với ý nghĩa: mong gia đình được đầy đủ trong năm. Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển nên đâu chỉ “cầu dừa đủ xài” mà ước vọng cũng cao sang hơn vì vậy lời uớc nguyện cũng thay đổi theo. Người ta bày mâm “tứ quả” với 4 loại trái cây là: cau, quýt, đu đủ và trái điều họăc hạt điều với ý nghĩa là “cao quý đủ điều” và một bình hoa tuơi thắm.

Theo quan niệm dân gian, ngày 25 tháng chạp những người quá cố trở về cõi trên, nên cúng xong, tất cả chưn nhang đều được đốt và từ đó ngưng thắp nhang cho đến giao thừa. Mâm ngũ quả và hoa tuơi vẫn để chưng cho đến giao thừa thì thay lượt mới, đây cũng là một nghi thức tâm linh không biết có từ bao giờ nhưng đến ngày này vẫn được duy trì.

Ngoài ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp, hoa quả được xem là lộc trời đất ban cho thành quả lao động của con người, để con cháu dâng lên tổ tiên và tạ ơn trời đất. Song song với đưa ông bà thì ngày 25 cũng là ngày tảo mộ, chăm sóc nơi yên nghỉ của người quá cố. Nếu mộ đất thì dọn cỏ sạch sẽ, phát hoang lối đi cho thông thoáng, mộ kiên cố thì trang hoàng lại cho mới mẻ. Ngày nay kinh tế phát triển, đời sống của người dân đa phần khấm khá cho nên ngoài việc trang hoàng nhà cửa trong dịp Tết thì mồ mả ông bà cũng được sửa sang, làm mới. Việc làm này được con cháu tập trung lại cùng thực hiện, nhiều nhà còn tổ chức bữa tiệc sum họp sau khi đã hòan thành mọi việc. Với những người làm công việc đặc biệt tại công sở trong những ngày Tết thì ngày 25 tháng chạp họ tập họp nhau lại để về tảo mộ và tổ chức buổi tiệc tất niên cùng chúc mừng năm mới rồi trở về tiếp tục công việc của mình. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của ngừơi VN dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng được nhân dân ta giữ gìn, làm theo phong tục. Đó là văn hóa dân tộc, là nét đẹp trong đời sống của mỗi người dân Việt chúng ta./.

Lê Ngọc Nguồn: Baocamau

Cúng Thần Tài Chay Hay Mặn Mới Đúng Phong Tục?

Cúng Thần tài chay hay mặn, mâm cúng cần có những gì mới đầy đủ và chứng tỏ được thiện chí, lòng thành với ông Địa? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đang kinh doanh, buôn bán ở quy mô lớn nhỏ đa dạng khác nhau. Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng.

Cúng Thần tài chay hay mặn mới đúng phong tục?

Khá nhiều người lầm tưởng cho rằng cúng Thần tài phải dùng đồ chay. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy, mâm cúng Thần tài bao gồm 01 lọ hoa, 01 mâm ngũ quả, 01 con vịt quay hoặc gà quay, 01 con tôm, 01 con cua, 01 con cá Lóc nướng,…Ngoài ra còn có rượu và nước uống hằng ngày.

Một số gia đình còn có thói quen chưng vàng thỏi biểu tượng hoặc vàng thật ở bàn thờ ông Địa khi tổ chức lễ cúng. Thực tế mỗi lễ vật đều có một ý nghĩa biểu trưng nhất định. Đối với thần Tài, thịt-rượu- vàng bạc- châu báu,..là những lễ vật thể hiện ước mong của người chủ đối với ngài.

Tham khảo cách chuẩn bị mâm cúng Thần tài đúng cách tại bài viết: cúng thần tài

Đến đây bạn có thể trả lời được câu hỏi cúng Thần tài chay hay mặn rồi chứ? Hãy cùng đọc tiếp phần tiếp theo để có thể chuẩn bị mâm cúng Thần tài đúng cách để hút khách, có đơn ngập tràn mỗi tháng thật thuận lợi.

4 yếu tố cần đặc biệt lưu ý khi cúng Thần tài mỗi tháng

Vào ngày mồng 10 âm lịch mỗi tháng, nhiều gia đình hoặc chủ shop, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn,…thường tổ chức mâm cúng Thần tài. Người ta cho rằng lễ cúng này có thể giúp ông Địa thấy rõ lòng thành của họ và ban phát nhiều tài lộc, những điều tốt đẹp tới.

Để lễ cúng Thần tài diễn ra thật trọn vẹn, suôn sẻ, bạn lưu ý:

Thứ nhất, ban thờ ông Địa lúc nào cũng cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng.

Thứ hai, tránh dùng đèn nhấp nháy tạo ra trường khí không tốt. Đây là điều rất nhiều gia đình lầm tưởng cho rằng trang trí đèn nhấp nháy sẽ giúp ban thờ ông Địa đẹp và sang trọng hơn, khiến ngài hài lòng, vui vẻ hơn.

Thứ ba, lễ cũng chỉ được chia cho người trong nhà, không nên cho người ngoài vì sẽ tán lộc.

Thứ tư, giờ Thìn là giờ tốt nhất để cúng Thần tài. Bạn nên hạn chế cúng ông Địa vào buổi chiều và tránh để mâm cúng lộ thiên, dễ bị ma quỷ và các vong hồn lang thang quấy phá.

Ngoài các chia sẻ liên quan tới vấn đề cúng Thần tài chay hay mặn vừa rồi, hãy kết nối với chúng tôi khi bạn cần tư vấn. Với kinh nghiệm hơn 6 năm chuyên chuẩn bị lễ cũng Thần tài, Thổ địa, Đồ cúng Tâm Linh tin rằng có thể giúp bạn hài lòng, yên tâm một cách dễ dàng.

Bạn đang xem bài viết Nét Khác Biệt Trong Phong Tục Cúng Thần Tài trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!