Xem Nhiều 5/2023 #️ Ngày Giỗ Hàng Năm Linh Hồn Ông Bà Cha Mẹ Có Về Nhà Không? Có Nhận Được Đồ Cúng Thí Không? # Top 13 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Ngày Giỗ Hàng Năm Linh Hồn Ông Bà Cha Mẹ Có Về Nhà Không? Có Nhận Được Đồ Cúng Thí Không? # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngày Giỗ Hàng Năm Linh Hồn Ông Bà Cha Mẹ Có Về Nhà Không? Có Nhận Được Đồ Cúng Thí Không? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

NGÀY GIỖ hàng năm LINH HỒN ông bà cha mẹ có VỀ NHÀ KHÔNG? có nhận được đồ cúng thí không?

NGÀY GIỖ hàng năm LINH HỒN ông bà cha mẹ có VỀ NHÀ KHÔNG? có nhận được đồ cúng thí không?

1089 , 4.82 , #NGÀY #GIỖ #hàng #năm #LINH #HỒN #ông #bà #cha #mẹ #có #VỀ #NHÀ #KHÔNG #có #nhận #được #đồ #cúng #thí #không NGÀY GIỖ hàng năm LINH HỒN ông bà cha mẹ có VỀ NHÀ KHÔNG? có nhận được đồ cúng thí không?

#thichtructhaiminh #thuyetphap #thaythaiminh #chuabavang #giangphap #phapthoai Thầy Trụ trì chùa Ba Vàng Pháp danh là: Thích Trúc Thái Minh; Thế danh: Vũ Minh Hiếu sinh năm 1967 tại làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Thầy là người con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông Thầy đã thi đỗ Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Là sinh viên có kết quả học tập xuất sắc của Đại học Kinh tế Quốc dân, Thầy được làm giảng viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội trong 2 năm, sau đó Thầy chuyển sang công tác ở Viện Máy và Dụng Cụ Công nghiệp – IMI của Bộ Công nghiệp. Ngày 19/6/1998, Thầy cùng đạo tràng bắt xe ô tô vào Đà Lạt, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thanh Từ đã phát tâm Bồ đề tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. * Để Theo Dõi Được Nhiều Thông Tin Về Chùa Ba Vàng Và Bài Giảng Của Thầy Thích Trúc Thái Minh Kính Mời Quý Phật Tử Đón Xem Tại Đây: – Website Chùa Ba Vàng: – Fanpage Chùa Ba Vàng: – Kênh Youtube Chùa Ba Vàng: – Kênh Youtube Thầy Thích Trúc Thái Minh: * Địa Chỉ Chùa Ba Vàng : Phường Quang Trung – TP. Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: https://duhochoaky.edu.vn/

Thờ Cúng Cha Mẹ Hay Ông Bà Quá Vãng Nhiều Nơi Có Được Không?

Ngày nay, thì có khác. Tuy người Việt mình cũng vẫn duy trì phong tục thờ cúngtheo lệ cổ truyền đó. Nhưng vì hoàn cảnh xã hội, nhất là hoàn cảnh sinh sống hiện nay của mỗi người mỗi khác. Vì nhu cầu sự sống, hoặc vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà người Việt mình phải sinh sống rải rác mỗi nơi cách xa nhau. Kẻ ở nước này, người nước nọ. Những gia đình có con cháu đông, thì họ sinh sống rải rác nhiều nơi trên thế giới. Vì đường xá xa xôi cách trở, nên việc họp mặt với nhau trong ngày kỵ giỗ thì thật là bất tiện. Do đó, nên người ta phải linh động uyển chuyển mà thờ cúng ông bà cha mẹ ở mỗi nơi khác nhau.

Ðiều quan trọng, tuy con cháu thờ cúng ở mỗi nơi khác nhau, nhưng tinh thần của mỗi người qua lời cầu nguyện hướng về người thân vẫn là hợp nhất. Như trường hợp cha mẹ chết ở Việt Nam hay ở Mỹ chẳng hạn, thì người con ở Úc cũng có thể thiết lập bàn thờ để thờ cúng cha mẹ hoặc ông bà của mình. Ðiều này, theo tôi, thì không có gì là sai trái cả. Vì hoàn cảnh bất như ý, kỳ thật trong thâm tâm không ai muốn như thế. Vả lại, đây chỉ là hình thức tưởng niệm, kỳ thật đâu có ông bà cha mẹ nào chờ đợi cho con cháu cúng mình.

Thử hỏi một năm 365 ngày mà con cháu chỉ cúng cho ông bà cha mẹ ăn có một lần, còn lại 364 ngày khác, thì cha mẹ, ông bà phải chịu chết đói chết khát hết hay sao? Hiểu thế, thì chúng ta mới thấy tục lệ thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ của chúng ta, là nhằm nói lên tinh thần tri ân và báo ân, hướng về cội nguồn, theo một nền văn hóa hiếu đạo thật sâu sắc tuyệt vời của người Việt Nam. Ðây mới chính là bản sắc văn hóa cổ truyền có gốc rễ vững chắc cấm sâu vào lòng dân tộc từ ngàn xưa và mãi đến ngàn sau vậy.

Phật Tử Không Về Chùa Được, Cúng Dường Chư Tăng Thì Vong Linh Có Nhận Được Không?

“Đúng theo tinh thần đạo Phật, khi chúng ta khởi tâm là Đức Phật liền biết. Cho nên mới gọi “Tâm xuất là Phật biết, Phật chứng”. Các con muốn cúng dường thì ngay từ nhà, khi các con phát tâm là Đức Phật đã chứng cho rồi, mười phương chư Phật đã chứng biết”. – Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Với lòng tin kính Tam Bảo, tôn kính chư Tăng – một trong ba ngôi quý báu nhất của thế gian, nhiều Phật tử ở xa chùa cả nghìn cây số hoặc không đủ duyên về chùa nhưng vẫn phát tâm gửi vật phẩm, tịnh tài về chùa để cúng dường lên Tăng chúng. Tuy nhiên, nhiều Phật tử đặt ra câu hỏi là không về chùa được mà cúng dường chư Tăng để hồi hướng phước báu cho vong linh thì có được lợi ích hay không? Để giải đáp thắc mắc trên, chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử bài viết:“Phật tử không về chùa được, cúng dường chư Tăng thì vong linh có nhận được không?” sau đây!

Nhân duyên để vong linh nhận được phước báu

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Thế còn chúng ta cúng dường đến Tam Bảo, đến chúng Tăng, hồi hướng phước báu ấy cho thân nhân mình thì chắc chắn vong linh nhà mình được thọ hưởng phước phần. Lớn hay nhỏ là còn tùy thuộc vào duyên của mình và duyên của người nhận, nhưng mà chắc chắn có phước. Vong linh có phước thì sẽ bớt khổ hơn. Việc cúng dường lên Tam Bảo đến chúng Tăng để hồi hướng phước báu cho vong linh, cho người thân của mình là hiệu quả nhất, là lợi ích lớn nhất”.

>>> Tam Bảo, quy y Tam Bảo là gì? Tại sao Phật Pháp Tăng lại cao quý?

Đây cũng là phương pháp Đức Thế Tôn của chúng ta chỉ dạy trong các bài kinh Nikaya, kinh Vu Lan Bồn, kinh Địa Tạng… Để cúng dường sinh được phước báu thù thắng, vong linh nhận được phước báu cần hội đủ các duyên:

Về phía người nhận cúng dường, trong kinh Tăng Chi Bộ III, phẩm chư Thiên, phần Bố thí, Đức Phật dạy: “Những người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si”. Từ lời Đức Phật dạy, chúng ta thấy rằng việc cúng dường lên Tăng đoàn tu tập phạm hạnh đang thực hành các pháp giải thoát sẽ giúp vong linh có được phúc báu hồi hướng.

Về phía người cúng dường, chắc hẳn chúng ta đều mong muốn có được phước báu lớn để hồi hướng phần phúc ấy cho thân quyến của mình. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Đúng theo tinh thần đạo Phật, khi chúng ta khởi tâm là Đức Phật liền biết. Cho nên mới gọi “Tâm xuất là Phật biết, Phật chứng”. Các con muốn cúng dường thì ngay từ nhà, khi các con phát tâm là Đức Phật đã chứng cho rồi, mười phương chư Phật đã chứng biết”. Do vậy, khi không đủ duyên về chùa thì chúng ta có thể cúng dường Tam Bảo, chư Tăng bằng cách gửi từ xa về chùa thì cũng được phước báu. Và phần phước ấy, chúng ta có thể hồi hướng cho vong linh để họ tăng thêm phước báu, có cơ duyên sinh lên những cảnh giới cao hơn.

Bên cạnh đó, Sư Phụ từng chỉ dạy: “Có được phúc là do chúng ta làm việc thiện. Quả phúc lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào lực của tâm trong khi làm việc thiện. Năng lực tâm mình phát ra như thế nào thì phúc báu của mình như vậy. Cũng làm một việc thiện như vậy nhưng mà mình được quả phúc khác nhau. Và quả phúc đến nhanh hay chậm cũng do tốc lực tâm của mình. Nếu chúng ta làm việc thiện với tâm nhiệt thành, mạnh mẽ thì quả phúc đến rất nhanh. Còn cũng làm việc thiện ấy nhưng làm với tâm lờ đờ, lững thững, miễn cưỡng thì quả phúc có nhưng nó vừa nhỏ, vừa đến chậm”. Cũng trong kinh Tăng Chi Bộ III, phẩm chư Thiên, phần Bố thí, Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”. Như vậy, y lời Đức Phật và sự chỉ dạy trên Sư Phụ, chúng ta thấy rằng khi phát tâm cúng dường Tam Bảo người dâng cúng nên khởi tín tâm đối với Phật, tín tâm đối với Pháp, và tín tâm đối với chư Tăng phạm hạnh.

Về phía người được hồi hướng phước báu, trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy khi chúng ta hồi hướng phước báu đến cho người đã mất thì họ sẽ được thọ nhận một phần phước báu. Ở đây, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cũng giảng giải: Phần phước này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào người được hồi hướng. Nếu họ sinh được tâm hoan hỷ, vui vẻ thì họ nhận được phần phước rất lớn, và ngược lại họ chỉ nhận được một phần phước nhỏ. Sư Phụ chia sẻ: “Giống như bà Thanh Đề, khi đại Tăng chú nguyện hồi hướng cho bà ấy thì bà khởi được tâm xả tham. Bà không có tâm tham, ích kỷ nữa và bà được hưởng trọn vẹn phước báu mà chư Phật và chúng Tăng hồi hướng cho bà ấy. Phước báu đầy đủ như thế, cho nên bà mới được sinh Thiên ngay trong ngày hôm đấy”.

Về phía đồ cúng dường: Vật cúng dường thanh tịnh (phù hợp với việc tu tập và hoằng Pháp)

Vong linh cách bao nhiêu kiếp thì nhận được phước báu?

Có nhiều Phật tử thắc mắc, khi cúng dường chư Tăng thì chúng ta có thể hồi hướng phước báu đến thân quyến quá vãng trong bao nhiêu kiếp trở lại? Về vấn đề này, chúng ta cùng đến với bài kinh Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường thuộc Tiểu bộ kinh Nikaya mà Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng: Có nhóm người vì làm ác mà bị đọa sinh vào địa ngục, sau đó tái sinh vào loài ngạ quỷ. Trải qua 184 kiếp, vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các ngạ quỷ này đi loanh quanh khắp nơi, chúng mong ước vua Bình Sa – là quyến thuộc của chúng trong nhiều kiếp về trước sẽ làm lễ cúng dường Đức Phật và hồi hướng công đức ấy cho chúng. Thế nhưng, khi dâng lễ, nhà vua lại không hồi hướng nên các ngạ quỷ không nhận được thí vật nào, chúng rất thất vọng và thốt tiếng kêu thảm thiết mỗi đêm ở hoàng cung. Những âm thanh ấy khiến vua Bình Sa hoảng sợ và ông đã đến bạch Phật. Sau khi được Đức Phật chỉ dạy, vua Bình Sa xin được cúng dường lên Phật và sẽ hồi hướng công đức lễ vật ấy cho các ngạ quỷ. Ngày cúng dường Đức Thế Tôn, vua Bình Sa hồi hướng nên các ngạ quỷ được thọ nhận phước báu, đều được an lạc, hoan hỷ và được thoát kiếp ngạ quỷ đói khổ, sinh lên cõi Trời. Qua đây chúng ta biết rằng, nếu vong linh ngạ quỷ có duyên huyết thống với chúng ta, họ sẽ luôn theo và cầu cứu mình dù là cách bao nhiêu kiếp. Duyên hội ngộ này, không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian.

Từ lời Sư Phụ giảng, chúng ta thấy rằng dù ở nơi nào, gần chùa hay xa chùa chúng ta cũng có thể cúng dường chư Tăng tu tập phạm hạnh trai giới và hồi hướng phúc này đến cho vong linh, thì chúng sẽ nhận được phần phúc báu đó và được tăng phúc tiêu nghiệp. Mùa Vu Lan năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các Phật tử không thể về chùa, nhưng nếu với tâm thành kính, muốn báo hiếu ông bà, tiên tổ, người thân đã quá vãng bằng cách cúng dường Tam Bảo thì thân quyến đều được hưởng phần phước báu thù thắng.

Đồ Cúng Cô Hồn Có Ăn Được Hay Không?

Như đã nói ở trên thì sẽ tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà mân lễ cúng cũng sẽ khác. Nhưng hầu hết mâm đồ cúng cô hồn đều sẽ bao gồm những đồ sau:

– Muối gạo (1 đĩa)

– Cháo trắng nấu loảng (12 chén nhỏ) , hay là cơm vắt : 3 vắt

– 12 cục đường thẻ .

– Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ) .

– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

– Nước : 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

Lưu ý: Không cúng xôi, gà, đồ mặn trong lễ cúng cô hồn. Bởi theo thuyết nhà Phật cúng chay để các cô hồn bớt sân hận. Nếu cùng đồ mặn, thì sẽ khiến cho các vong linh nảy sinh sự luyến tiếc dương gian mà khó làu diêu độ và đầu thai kiếp khác. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Đồ cúng cô hồn có ăn được hay không?

Thông thường, những đứa trẻ khi thấy những đồ ăn có màu sắc bắt mắt trên mân cúng, thường có thói quen thích thú và rất muốn ăn, nhưng lúc nào cũng bị gia đình ngăn cấm. Và phần sau khi kết thúc lễ cũng thì gia chủ sẽ tiến hành rải gạo, muối và thức ăn vãi ra xung quanh. Người xưa thường nói rằng sau khi đã cúng cô hồn thì người nhà không nên ăn những món ăn đó.

Theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, thì những vật cúng trên mân cúng đồ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch nói riêng và đồ cúng chúng sinh nói chung đều để ở ngoài trời lâu, nên bị nguội lạnh. Mâm cúng cô hồn thường đặt rất thấp, thậm chí đặt luôn dưới đất nên bụi bặm, rồi có khi bị côn trùng, ruồi bọ, kiến… bu vào nên không còn sạch sẽ, ăn vào sẽ không an toàn cho sức khỏe.

Vì thế hầu hết mọi người ngại, không dám ăn. Mặt khác, với những đồ ăn còn nguyên bao bì, vỏ bọc không bị dính bụi bẩn thì thường được chủ nhà cho người khác hoặc bỏ vào thùng nước gạo, không nên vứt đi vì lãng phí.

Ở một vài nơi, sau khi kết thúc nghi lễ cũng cô hồn thì còn có tục cướp khao khá đặc biệt, cướp khao tức là người sống giành giật những đồ vật có trên mân cúng. Và theo quan niệm của họ, thì người tham gia cướp khao càng đông là đã “mua chuộc” được các cô hồn không đến quấy phá. Nếu không có ai giành giật thì đồ cúng sẽ được bỏ vào túi đem cho trẻ con, người nghèo, người ăn xin.

Một lưu ý nữa để giải thích cho việc rải gạo muối ở ngoài đường lối đi là để tiễn các vong hồn đi. Có nhiều gia đình thực hiện lễ cúng chúng sinh xong nhưng lại không biết rải muốn và gạo nên những vong đó cứ vởn quanh nhà bạn không biết lối đi.

Quan niệm tâm linh là ở mỗi người, nhưng cũng là những tục lệ dân gian có từ lâu đời, vì thế mà chúng ta không thể phủ nhận. Hãy cố gắng có cái nhìn đúng đắn, đừng nên quá mê tín.

Nguồn: http://thekparkvnn.com/

Bạn đang xem bài viết Ngày Giỗ Hàng Năm Linh Hồn Ông Bà Cha Mẹ Có Về Nhà Không? Có Nhận Được Đồ Cúng Thí Không? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!