Cập nhật thông tin chi tiết về Nghi Lễ Vòng Đời Người Công Giáo Việt Nam – Giáo Phận Cần Thơ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghi Lễ Vòng Đời Người Công Giáo Việt Nam
(TRƯỜNG HỢP TÂY NAM BỘ)
Fx. Cao Dương Cảnh
Bất kì nền văn hóa, tôn giáo nào đi chăng nữa, các cột mốc trong đời người rất quan trọng. Các cột mốc này làm cho con người nhớ mãi các biến cố sự việc, lắm khi nó trở thành động lực để phát triển bản thân, gia đình và xã hội. Tùy mỗi nền văn hóa, tôn giáo mà có những nghi lễ về vòng đời khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung đều quy về con người, đánh dấu các chặng đường con người trải qua. Ta không thể nói rằng nghi lễ này đẹp hơn nghi lễ kia, vì đối với nghi lễ không nghi lễ nào cao hơn nghi lễ nào, và nghi lễ chỉ là cách thức con người diễn tả ý nghĩa sâu sắc quan niệm về chính bản thân mình trong mối liên hệ với thế giới siêu nhiên.
Nếu ta không tìm hiểu kỹ nghi lễ vòng đời của từng văn hóa, tôn giáo, chắc chắn chúng ta sẽ có cái nhìn phiến diện, quy kết. Nghi lễ vòng đời của người Công giáo Việt Nam không chỉ là một nghi lễ, mà nó còn là một Bí tích. Thế nên việc tìm hiểu nghi lễ vòng đời của người Công giáo Việt Nam gắn với bí tích tôn giáo là một việc hết sức quan trọng. Đề tài tập trung chỉ ra:
Các nghi lễ vòng đời của người Công giáo, gắn với Bí tích tôn giáo.
Chỉ ra các tiếp nhận văn hóa Việt để diễn ta quan niệm về thế giới siêu nhiên với con người qua các nghi lễ của vòng đời.
Cách nghĩ của Công giáo về các giai đoạn của vòng đời
Nghi lễ với cuộc sống phôi thai
Theo quan niệm của người Việt Nam đôi hôn nhân không chỉ dừng lại ở chỗ, sống chung và xây dựng hạnh phúc một cách chính thức về mặt pháp lí, văn hóa hay tôn giáo. Mà nó còn vươn lên cao và xa hơn đó là việc sinh sản. Việc sinh sản đó không phải là một ước muốn đơn thuần mà nó còn là bản năng để bảo tồn nòi giống.
Thế nên đối với những đôi hôn nhân khi tổ chức đám cưới, mọi người dân Việt nam không chỉ chúc đôi tân hôn đó “trăm năm hạnh phúc” mà còn kèm thêm câu “sớm sinh quý tử”. Như thế ta thấy nếu niềm vui của đôi tân hôn lấy nhau là niềm vui một, thì việc có con là niềm vui được tăng lên gấp bội.
Khi người nữ mang thai, người dân Việt dùng từ chỉ trường hợp này rất đẹp, đó là đã có “tin mừng” và họ cũng thường hỏi đôi vợ chồng sau vài tháng kết hôn, thế đã có “tin mừng” chưa. Câu hỏi này mặc định ý đã có con chưa.
Người Công giáo Việt Nam không chỉ nằm trong khung này, mà nó còn nâng việc sinh sản là một việc nghĩa vụ thiêng liêng. Sách giáo lí Hội thánh Công giáo số 2366 dạy “truyền sinh là một ân huệ, một mục tiêu của hôn nhân” [12,662] và số 2367 nói “thông truyền sự sống, đôi vợ chồng tham dự vào quyền năng sáng tạo và tư cách làm cha làm mẹ cùng với Thiên Chúa” [12, 662], hay số 2378 “Đứa trẻ không phải là một của nợ, nhưng là một hồng ân”[12, 665]. Thế nên những đương sự nào bất lực[1]trước và vĩnh viễn khi kết hôn thì những cuộc hôn nhân đó vô hiệu về mặt bí tích.
Nếu quan niệm dân gian Việt nam chỉ quan tâm từ khi thời gian đậu thai, có nghĩa là thời gian phôi thai. Thì người Công giáo còn quan tâm xa và rộng hơn đó là việc trước khi hình thành phôi thai trong lòng người nữ. Giáo hội Công giáo lên án các trường hợp trực tiếp hay gián tiếp của y khoa để ngăn ngừa sự sống. Cách thức ngừa thai nhân tạo áp dụng cho nam giới gồm những phương pháp: thắt ống dẫn tinh, bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo, , thuốc diệt tinh trùng…Cách thức ngừa thai nhân tạo áp dụng cho nữ giới gồm những phương pháp : thắt ống dẫn trứng, thuốc tránh thai (uống, tiêm hoặc cấy dưới da), dụng cụ như vòng xoắn, màng ngăn, cấy tinh trùng vào tử cung… Giáo hội cũng lên án sựu can thiệp của “kỹ thuật sinh sản” [13,180] để “tách rời hành vi kết hợp vợ chồng ra khỏi hành vi sinh sản” [13,180], chẳng hạn: “gieo tinh” [13,180], “thụ tinh nhân tạo đồng nguồn” [13,180]. Vì xem kết quả “đứa trẻ đó được sinh ra là kết quả của một hành vi công nghệ hơn là kết quả tự nhên của một hành vi nhân linh” [13,180]
Nói thế không có nghĩa Công giáo bắt buộc các cuộc hôn nhân phải sinh sản một cách vô thức, không có trách nhiệm. Sách giáo lí số 2367 dạy rất rõ: “Nhiệm vụ sinh sản và giáo dục con cái là sứ mạng riêng biệt của vợ chồng. Trong khi thực hiện nhiệm vụ ấy, họ biết rằng mình cộng tác vào công trình sáng tạo của Đấng Tạo Hóa và trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy, họ sẽ chu toàn bổn phận của mình với trách nhiệm của một con người và của một Kitô hữu’’ [12, 662]. Thế nên sinh sản có trách nhiệm là một điều bắt buộc và là mục đích của hôn nhân Công giáo.
Công giáo mời gọi đôi hôn nhân ngừa thai một cách tự nhiên, số 2370 giáo lí Công giáo nói: “Tiết dục định kỳ cũng như những phƣơng pháp điều hòa sinh sản đặt nền tảng trên việc tự quan sát và sử dụng những thời gian không thể thụ thai, đều phù hợp với các tiêu chuẩn khách quan của luân lý. Những phương pháp này tôn trọng thân thể của vợ chồng, khuyến khích họ âu yếm và giúp nhau hướng đến tự do chân chính. Ngược lại, “mọi hành động nhằm mục đích hay tạo phương thế ngăn cản sự truyền sinh trước, hoặc trong khi giao hợp, hoặc trong diễn tiến các hiệu quả tự nhiên của việc giao hợp, tự bản chất là xấu” [12, 663]. Giáo hội mời gọi có thể dựa vào “trật tự nhân học, người ta được phép vận dụng sự tiết dục định kì trong thời gian có thể mang thai của người phụ nữ.” [13,179]. Qua hai phương pháp giúp xác định ngày trứng rụng, cũng như xác định trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ những ngày nào có thể thụ thai và những ngày nào không thể thụ thai. Đó là phương pháp Ogino-Knauss và phương pháp quan sát chất nhờn.
Không khác người Việt, người Công giáo Việt Nam cũng kiêng cử trong thời gian mang thai, lo cho sức khỏe và tinh thần của sản phụ hết sức chu đáo. Họ cũng kiêng cữ các món ăn, đi đứng, vị trí và cách ngồi, có thể gây hại cho thai nhi. Những điều này được gọi thai giáo. Những phụ nữ Công giáo mang thai thường treo ảnh các thánh, nhất là Đức mẹ, Thánh Giuse, hay Chúa Giesu để nhìn với quan niệm cầu mong con mình sẽ thánh thiện và xinh đẹp như các đấng họ tôn thờ. Việc cầu chúc của người Công giáo ngoài “mẹ tròn con vuông”, mà họ còn thêm câu “xin Chúa chúc lành, gìn giữ, bình an”
Sinh con là một khó, chăm sóc, giáo dục một đưa con lại càng khó hơn, và đây cũng là mục đích của hôn nhân Công Giáo đó là sinh sản và giáo dục luôn đi đôi với nhau.
Từ hài nhi đến tuổi đi học
Từ khi trẻ em sinh ra thì việc chăm sóc cho trẻ rất quan trọng, và người mẹ cũng không kém phần quan trọng. Dân gian cũng quan tâm đến việc đứa con son là trai hay gái. Đối với những người không có tư tưởng trọng nam thì nói: “Ruộng sâu nái không bằng con gái đầu lòng”, bởi vì con gái đầu lòng sẽ đỡ đần cho cha mẹ hơn con trai. Nhưng đối với những người có tư tưởng trọng nam thì bảo: “Nhất nam viết hữu, thập tử viết vô”. Thế nên những người không có tư tưởng trọng nam thường nói những người có tư tưởng trọng nam: “có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ”. Đây cũng chính là quan điểm của Công giáo, dù gái hay trai thì vẫn là những đứa con của mình, một món quà Thiên Chúa ban tặng.
Tín đồ Công giáo cũng cữ ngày thăm nôm sản phụ và đứa bé theo dân gian, thường sau khi sản phụ về nhà, mà tín đồ đến thăm sau 7 ngày đối với con trai, và 9 ngày đối với con gái. Sở dĩ được tính như vậy là vì quan niện theo mỗi con người đều hồn và vía. Tuy nhiên Công giáo lại không có cúng Bà Mụ nặn thành, vì quan niệm con cái là món qua Chúa ban chứ không phải do bà Mụ.
Lễ thôi nôi (đầy tháng) còn gọi là lễ thử, lễ này người Công giáo cũng làm cho đứa trẻ, nhưng còn lồng ghép vào một nghi thức đó là thực hiện bí tích Rửa tội của người Công giáo. Trong ngày này không chỉ vui về mặt dân gian mà nó còn vui hơn khi đứa bé trở thành người Kito hữu qua sự bảo lãnh của cha mẹ. Ngày lễ này người Công giáo không chỉ mời tham dự lễ đầy tháng (thôi nôi) tại tư gia mà còn mời tham dự nghi lễ rửa tội cho đứa bé tại nhà thờ.
Các hình thức buổi lễ này cũng được người Công giáo còn giữ như là không thể thiếu trong đời sống dân gian, đó là việc đứa bé bốc đạo cụ trong mầm đã chuẩn bị sẵn. Người ta chuẩn bị sẵn các món đồ phù hợp với giới tính của đứa bé, chẳng hạn như giấy bút, đàn sáo, cung tên… dành cho bé trai, kim chỉ, dao kéo…. cho bé gái. Người ta tin rằng đây là hành động có giá trị thực tiễn, đoán định khuynh hướng phát triển của đứa bé. Tuy nhiên người Công giáo vẫn làm như trong tâm thức không tin vào mấy việc này, vì để biết được ước muốn khuynh hướng của một người không thể chỉ dựa vào việc lễ thử.
Trong ngày này cũng bắt đầu công bố tên đứa bé là gì, đối với người Công giáo không chỉ có tên gọi họ và tên mà còn có tên thánh đứng trước tên đứa bé, chẳng hạn: Maria Nguyễn Thị Mai, Giuse Nguyễn Văn Lành…Công giáo cũng không quan trọng đứa bé mang họ cha hay họ mẹ, mang tên thánh nam hay nữ.
Với tục bán khoán dân gian quan niệm để đứa bé đó được nuôi nấng dễ hơn dù đứa bé đó phát triển rất tốt về thể lý và trí não, hay những đứa bế cầu tự, hoặc hó nuôi, họ thường làm nghi lễ bán con thần thánh đối với nhưng người có niềm tion tin tôn giáo. Đối với không theo tôn giáo thường sợ ma quỷ quấy phá. Ngày xưa mỗi lần ẵn đứa bé ra khỏi nhà là bôi vết nhọ lễ trán hoặc thủ theo chiếc đũa hoặc cây kéo để bảo vệ vía. Thế nên việc bán khoán này rất chi tiết, đứa bé phải được một trăm ngày tuổi, chọn ngày lành tháng tốt, có thể mang lễ vật lên Chùa thực hiện nghi thức. Người Công giáo cũng có việc bán khoán này, tuy không hành lễ một cách chính thức, nhưng người tín đồ cũng dâng con cái mình cho Chúa, Đức mẹ gìn giữ.
Dạy con là một việc không thể yếu trong đời sống hôn nhân, có thể nói việc thai giáo đã nói lên một phần nào tầm quan trọng của việc dạy con từ trong phối thai. Chẵng hạn người mẹ không được ăn cua vì đứa bé sẽ ngang như cua…
Khi đứa bé bắt đầu lớn và bắt đầu vào những lớp học, thì bổn phận của cha mẹ Công giáo không chỉ dạy điều hay lẽ phải, kính trên nhường dưới, dạy từ cách đi, chách ăn, cách giao tiếp, mà quan trọng hơn hết dạy các em các câu kinh và giáo lí. Khi các em vào lớp hai ngoài trường thì các em đã được tham dự các lớp giáo lí trong tôn giao, các em sẽ được học song song các chương trình giáo lí cho đến khi các em hết chương trình lớp 12 ngoài đời. Trong thời gian này các em sẽ được chịu các Mình Thánh Chúa, Giải tội, Thêm sức, và xức dầu bệnh nhân (nếu có nguy tử). Như thế các em không chỉ được giáo dục về mặt tri trức hay còn được tiếp nhận các vấn về thuộc đạo đức cách sống tâm linh, mà ở đây mang dáng vóng luân lý Công giáo.
Hôn nhân
Quan niệm về hôn nhân
Từ việc thông báo với rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Thế nên hôn nhân người Việt không chỉ là việc của cặp hôn nhân đó, mà còn là việc của gia đình, dòng họ, gia tộc. Các tiêu chí chọn người phối ngẫu cũng khác phức tạp phải môn đăng hộ đối, sự trinh khiết của người nữ, tam tòng tứ đức, lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống…Ngày hôm nay các đòi hỏi trên cũng nhẹ đi phần nào, nhưng đâu đó vẫn còn.
Đối với người Công giáo hôn nhân không chỉ dừng lại việc thông báo với rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân của đôi bạn. Mà nó còn vươn lên sự kết hợp bất khả phân ly trong hôn nhân Công giáo, nó được nâng lên về mặt thiêng liêng, được gọi Bí tích.
Trong Công đồng Vaticanô II văn kiện đã dành ra một chương khá lớn để nói về phẩm giá cao quý của hôn nhân và gia đình trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes (“Vui mừng và Hi vọng”). Đặc biệt lưu tâm đến vấn đề truyền sinh, tình yêu, giáo dục.
Bộ giáo luật 1983 ở điều 1053 quy định “giao ước hôn nhân” dành cho “một người nam và một người nữ” mục đích của hôn nhân “sinh sản” và “giáo dục con cái” và “chính Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn nhân giữ hai người đã được rửa tội lên hàng bí tích” [10,333]. Đặc tính hôn nhân Công giáo được điều 1504 chỉ rõ mang tính “đơn nhất” và “bất khả phân ly” [10,333]. “Sự đồng thuận của ý chí”, “chấp nhận nhau qua một giao ước bất khả thu hồi” [10,333] được điều 1057 nói đến. Điều 1141 cũng nói đến trường hợp tháo gỡ khi hôn nhân không thành sự theo giáo luật và lí do “tử vong” [3,353]. Điều 1059 nói rõ “Hôn nhân của những người Công giáo bị chi phối không chỉ luật Thiên Chúa mà còn luật của Giáo hội Công giáo nữa” [10,333]. Trong Giáo hội Công giáo có hai loại luật đó là luật Thiên Chúa và luật Hội thánh. Đối với luật Thiên Chúa là luật không bao giờ được thay đổi, còn luật Hội thánh có thể thay đổi.
Nghi thức hôn nhân
Ngày nay tục thách cưới, nạp cheo, mai mối mờ nhạc với các cuộc hôn nhân. Các nghi thức cũng được đơn giản hóa bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Nếu ngày xưa nghi lễ cổ truyền của người Việt gồm 6 lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tài, thỉnh kỳ, thân nghinh. Thì ngày hôm nay chỉ còn 2 lễ: nạp cát và thân nghinh nhằm đơn giản hóa các nghi lễ, thích nghi với cuộc sống hiện tại.
Người Công giáo vẫn giữ các nghi thức truyền thống từ nạp cát đến thân nghinh. Các nghi thức rước dâu, vái lạy bàn thờ tổ tiên, dâng rượu cho ông bà mất, cũng nhưng các bậc còn sống. Các yếu tố mà người Công giáo lồng ghép vào trong các buổi lễ xuát giá hay đón dâu là các giờ kinh nguyện ngắm, cầu nguyện cho đôi hôn nhân. Nghi thức dân gian tại gia đình Công giáo có vẻ đơn giản hơn, qua các lạy bàn thờ, hay cửu quyền thất tổ. Lễ lại mặt sau ngày cưới cũng được người Việt Công giáo gìn giữ. Nhưng các yếu bố xem tuổi xem giờ cưới thì người Công giáo chính thống không bao giờ thực hiện.
Ngoài việc chu toàn các lễ nghi truyền thống, người Công giáo còn phải lo trên hết là các phép tắc bên nhà đạo. Trước khi diễn ra các lễ truyền thống của hôn nhân, bên Công giáo thường hỏi ý kiến của đôi hôn nhân về vấn đề tôn giáo. Có chọn theo Công giáo hay “đạo ai người nấy giữ”. Nếu đôi hôn nhân đó đều là Công giáo hoặc một bên đồng ý theo, thì quy trình diễn ra như sau:
Để chuẩn bị cho hôn nhân, người tín đồ đã phải chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn tức thì để học hỏi về bí tích hôn nhân. Giáo luật không ấn định thời gian chuẩn bị bao nhiêu là xa hay gần.
Chuẩn bị xa là việc tín đồ học giáo lí từ nhỏ đã được giáo huấn về giá trị bí tích hôn nhân, hay qua các bài giảng của linh mục nói đến các vấn đề hôn nhân theo quan niệm của Kitô giáo. Giáo luật Điều 1063/1 nhắc nhở: “bằng việc giảng thuyết bằng việc huấn giáo thích hợp cho nhi đồng, thanh niên và người thành niên, và cùng bằng việc sủ dụng các phương tịên truyền thông xã hội nhờ đó các Kitô hữu đựoc giáo huấn về ý nghĩa hôn nhân Kitô giáo và về vai trò của người phối ngẫu cũng như của các bậc cha mẹ Kitô giáo”. Thường tại giáo xứ ngoài các chương trình học về giáo lí căn bản, tín đồ còn được tham gia lớp giáo lí hôn nhân để chuẩn bị sau này khi kết hôn, sau khóa học được cấp chứng nhận đã hoàn thành lớp giáo lí hôn nhân.
Chuẩn bị gần là việc chính tín đồ đã xác định đối phương và muốn cử hành bí tích hôn nhân. Cũng xin nói thêm theo quan niệm của Giáo hội Công giáo, riêng bí tích hôn phối này chính người tín đồ cử hành, linh mục chỉ là người chứng hôn thay mặt giáo hội. Việc chuẩn bị thường người tín đồ phải trải qua các bài học về gia đình, theo hướng dẫn của Ủy Ban Giáo Hoàng về Gia Đình thì việc chuẩn bị bao gồm việc giáo huấn về: “Những tương quan liên vị giữa người nam và người nữ trong chương trình của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình; Ý thức về sự tự do ưng thuận như là nền tảng của sự kết hợp đơn nhất và bất khả phân ly của hôn nhân; Khía cạnh nhân bản của tính dục hôn nhân, hành vi kết hợp vợ chồng; Khái niệm đúng đắn trách nhiệm cha mẹ; Những yêu cầu và mục đích, sự giáo dục con cái đúng đắn. Vào phần cuối của chuẩn bị gần này, đôi bạn cần biết những điều tốt đẹp của hôn nhân và cách sống giữa cộng đoàn, cũng như làm thế nào để “bảo vệ và nuôi dưỡng tình yêu sau này… làm thế nào để tránh những ‘khủng hoảng’ vợ chồng”.
Chuẩn bị tức thì là việc cặp tín đồ tập thử các nghi thức sẽ diễn ra trong nghi thức bí tích, cách đi như thế nào, cách đọc kinh thánh ra sao và đặc biệt là việc đọc lời nguyện trao nhẫn và đoạn thề cùng nhau.
Việc chuẩn bị trên giáo luật không ấn định là bao lâu, nhưng tùy theo giáo phận mà có thời gian ấn định riêng. Có những trường hợp khẩn cấp chẳng hạn: Đã lỡ có thai, phải kết hôn để bảo vệ danh dự; Có người thân như cha, mẹ, ông, bà sắp qua đời, phải cưới gấp để chạy tang; Bên lương đã định ngày kết hôn, do tin vào ngày tốt xấu. Lúc này dựa vào phân định của linh mục mà xử lí cách khôn ngoan nhất, vừa hợp giáo luật vừa thuận lòng đương sự. Nhưng phải xác định hôn phối có thực lòng yêu thương nhau, muốn tiến tới kết hôn, chứ không phải vì áp lực nào khác. Tiếp đến là khả năng trưởng thành nhân bản của mỗi bên, là có thể chu toàn nghĩa vụ hôn nhân. Trong trường hợp này, yêu cầu về hiểu biết giáo lý hôn nhân, có thể được giảm nhẹ.
Thủ tục kết hôn của người tín đồ lần lượt qua các bước:
Việc tiếp nhận hồ sơ và rao báo là việc đầu tiên thực hiện trong thủ tục này. Theo luật cũ, bên nữ sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ và nơi của hành bí tích Hôn phối. Nhưng với luật hiện hành bên nam hoặc bên nữ, đều được thụ lí hồ sơ nếu điều đó thuận tiện và được ưng thuận của đôi bạn trẻ.
Nếu với cặp hôn phối bình thường (cả hai đều là Công giáo, hay một bên là tân tòng trước khi các bí tích theo luật định) thì giấy tờ cần:
Giấy giới thiệu kết hôn
Nếu trường hợp là người Công giáo thì linh mục chánh xứ có trách nhiệm gởi thông tin về cho linh mục chứng hôn xác nhận thời gian tín đồ cư trú. Cho biết là sơ khởi không thấy ngăn trở tiêu hôn hay cấm hôn nào, ít ra trong thời gian người kết hôn cư ngụ ở giáo xứ.
Trường hợp đương sự là không phải là người công giáo, có thể là người lương hay người theo tôn giáo khác thì linh mục chánh xứ nơi đương sự đang cư ngụ, linh mục sở tại có thể giúp linh mục chứng hôn đó một số việc, chẳng hạn dạy giáo lí và rao hôn phối. Nhưng trong trường hợp này đương sự phải cung cấp cho linh mục sở tại hai loại giấy tờ: giấy chứng nhận độc thân và xác nhận cư trú của chính quyền thuộc ranh giới giáo xứ của linh mục sở tại.
Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức
Điều tất yếu phải có là giấy chứng nhận Rửa tội và thêm sức của tín đồ gửi cho linh mục chứng hôn. Thông tin phải ghi đầy đủ các chi tiết tên tuổi, thời gian (ngày, tháng, năm), giáo xứ, của nơi Rửa tội và Thêm Sức. Chứng thư Rửa tội phải không nên quá sáu tháng, để tránh sự thiếu cập nhật những tình trạng nhân thân, vì một số tình trạng nhân thân thay đổi như kết hôn, được giải gỡ hôn phối, chịu chức thánh, khấn dòng… được ghi chú vào sổ Rửa tội.
Bản khai trước kết hôn
Bản khai hay còn gọi là bản tra vấn kết hôn mà hiện nay vẫn thường làm. Bản khai cần có nội dung:
Lý lịch ngắn gọn, nhưng cần có số điện thoại của người khai và thân nhân để có thể liên lạc, điều tra.
Sự ý thức và chấp nhận tự do của đôi bạn về hôn nhân: bất khả phân ly, đơn nhất, sinh sản và giáo dục con cái.
Liệt kê những ngăn trở tiêu hôn và ngăn trở bất hợp luật để đôi bạn xem xét và khai báo.
Những hoàn cảnh có thể xảy ra khiến sự ưng thuận bị hà tỳ như: thiếu khả năng phán đoán hay tâm lý, bệnh tật, khả năng sinh sản, lầm lẫn, đặt điều kiện kết hôn…
Người khai, vì vậy, không được giấu giếm những điều mà có thể gây lầm lẫn làm nhiễu loạn đời sống hôn nhân do: bệnh đồng tính, bệnh nan y, nghiện, vô sinh, có con riêng, nợ nần lớn, đang có quan hệ nam nữ với người khác. ..
Giấy rao hôn phối
Nguyên tắc rao hôn phối được đề cập ở Giáo luật Điều 1067: “Hội Đồng Giám mục phải ấn định những quy tắc về việc khảo hạch các đôi bạn, cũng như về việc rao hôn phối và về những phương thế thích hợp khác. Để thực hiện những cuộc điều tra, những việc đó là cần thiết trước khi cử hành hôn nhân; một khi những quy tắc ấy được tuân giữ cẩn thận, cha sở có thể tiến hành việc chứng hôn”.
Hội đồng Giám mục Việt Nam ấn định: Hôn phối được rao ba lần, thường được rao vào ba Chúa nhật liên tiếp. Cha sở có quyền tha rao một lần, cha Quản hạt tha rao hai lần, và Bản quyền địa phương tha rao ba lần. Linh mục chứng hôn có trách nhiệm lập tờ rao gởi về giáo xứ một trong đôi bạn trẻ, các linh mục nhận tờ rao này phải thực hiện rao và trả kết quả về cho linh mục chứng hôn.
Chứng chỉ giáo lý hôn nhân
Việc có chứng chỉ giáo lý hôn nhân nhằm minh chứng là đôi bạn trẻ này đã có bước chuẩn bị xa, gần. Việc cấp chứng chỉ thì nơi giáo xứ nào cấp cũng được, vì lí do mục vụ người tín đồ có thể bất kì ngôi nhà thờ nào thuộc giáo hội công giáo. Việc xác nhận lại chứng chỉ này có thực hay không, không thể thiếu trong yêu cầu này. Linh mục chứng hôn có thể khảo lại vài câu hỏi về bí tích Hôn nhân, hay trực tiếp điện thoại đến giáo xứ cấp chứng chỉ để xác minh, nếu ban đầu linh mục chứng hôn không gởi đương sự đi học.
Giấy chứng nhận kết hôn dân sự
Việc có giấy chứng nhận kết hôn dân sự không thể thiếu, nếu thiếu sẽ không thực hiện được bí tích. Giáo luật Điều 1071/2 quy định: “hôn nhân nào không thể hiện được công nhận hay không thể được cử hành chiếu theo quy tắc của luật dân sự”.
Giấy miễn chuẩn ngăn trở hay giấy phép kết hôn, nếu cần thiết
Trong trường hợp có ngăn trở tiêu hôn như kết hôn dị giáo, có họ máu, có họ kết bạn… thì cần phải xin miễn chuẩn ngăn trở nơi Đấng Bản quyền địa phương. Nếu không có miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn, kết hôn vô hiệu.
Đối với những trường hợp Giáo luật đòi xin phép, như thiếu giấy đăng ký kết hôn dân sự, kết hôn hỗn hợp… thì cần xin phép Đấng Bản Quyền địa phương để được hợp luật.
Các đơn xin được miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn hay đơn xin phép kết hôn, không nhất thiết là phải gởi đến Giám Mục giáo phận. Có thể gởi đơn đến một trong các linh mục khác cũng có địa vị là Đấng Bản Quyền địa phương, như linh mục Tổng Đại diện, linh mục Đại diện Giám mục, hay linh mục nào khác được Giám mục ban quyền miễn chuẩn. Đơn xin ít nhất phải làm thành hai bản, để lưu Tòa Giám mục một bản.
Miễn chuẩn được Giáo luật Điều 85 định nghĩa: “Miễn chuẩn, hay là sự nới lỏng một luật thuần tuý Giáo hội trong một trường hợp đặc biệt, có thể được ban do những người có quyền hành pháp, trong giới hạn thẩm quyền của mình, cũng như do những người minh nhiên hay mặc nhiên có quyền miễn chuẩn, hoặc do chính luật, hoặc do một sự uỷ quyền hợp pháp.” Có nghĩa nếu gặp trường hợp này thì tín đồ phải xin miễn chuẩn của giáo quyền qua giám mục địa phương , theo ngôn ngữ của tín đồ gọi là “đạo ai người nấy giữ”.
Giáo luật, huấn quyền đã chỉ dẫn, nếu tín đồ làm trái luật thì bị phạt rất nặng, dẫn đến tình trạng “bị rối”. Không chỉ đương sự bị phạt vạ mà ngay cả những đương sự tham sự, nhưng việc phạt này tùy vào mỗi giáo phận, mà giám mục có những nguyên tắc và quy định của những cuộc hôn nhân này.
Tu trì
Đối tượng nhận bí tích này là người nam đã được Rửa Tội, các chức thánh là chức Giám mục, chức linh mục và chức phó tế.
Hiện tại Giáo hội Công giáo có hai cách sống dành cho linh mục, gọi là linh mục triều hay dòng.
Linh mục triều (secular priests), phục vụ trong các giáo xứ, ở giữa dân chúng hay “giữa thế gian” (theo tiếng Latin, thế giới là “saeculum”), còn được gọi là các linh mục giáo phận (diocesan priests), “nhập tịch” vào giáo phận, trực thuộc giáo phận, trực tiếp dưới quyền Giám mục giáo phận, vâng lời và thi hành chức vụ linh mục, đảm nhận những công tác do Giám mục chỉ định. Thông thường, các linh mục triều hoạt động trong địa hạt Giáo phận của mình.
Linh mục quản xứ tại giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm là linh mục triều, trực thuộc Giáo phận Long Xuyên, do giám mục Giuse Trần Văn Toản lãnh đạo.
Linh mục dòng hội nhập vào các dòng tu, là tu sĩ, phần tử của các dòng tu, tuyên giữ lời khấn dòng (khiết tịnh, khó nghèo, và vâng lời bề trên), trực tiếp vâng lời bề trên dòng trong mọi sự việc và đảm nhận những công tác do bề trên chỉ định. Các công việc của các linh mục dòng tùy thuộc đoàn sủng mỗi dòng (gọi là Linh Đạo Dòng). Họ có thể thi hành những việc về phụng vụ, quản trị, mục vụ, truyền giáo, giáo dục, xã hội, y tế, nghệ thuật, truyền thông, lao động… Các linh mục dòng có thể được gửi đi hoạt động bất cứ nơi nào nhà dòng được phép hoạt động, cũng được bề trên gửi đến các Giáo phận để phục vụ như các linh mục triều và trong khi phục vụ khó phân biệt họ với linh mục triều.
Người chuẩn nhận hay nhận bí tích Chức thánh điều là những người nam độc thân, Luật độc thân có từ lâu trong truyền thống Giáo hội Công giáo. Ngày nay đang đặt lại vấn đề này vì xét về mặt khách quan những tín đồ theo đuổi nhận bí tích ngày càng ít, nhất là những nước phương Tây và một điều chẳng hay gì, mà Giáo hội Công giáo đang đối đầu là việc giáo sĩ lạm dụng tình dục. Nhưng trên phương diện chủ quan Giáo hội Công giáo vẫn chưa bỏ luật này đối với những tiến chức theo nghi lễ Tây phương.
Người nữ không tham gia vào bí tích này, việc người nữ cũng khấn dòng (nữ tu) hay cũng có tiến trình đào tạo giống như những người nam (dù thời gian nhanh hơn) nhưng không được tham gia vào bí tích này.
Việc giáo xứ hay gia đình có người nhận bí tích chức thánh hay đi tu làm nữ tu là niềm vinh dự cho đương sự, gia đình và giáo xứ. Đối với người tin đồ đó là hoa trái thiêng liêng, và là một ơn gọi Chúa dành riêng. Được tín đồ quan niệm thiêng liêng hơn lập gia đình.
Lên lão
Các từ bô lão, ra lão, vào lão, lên bô, sửa nóc nhà đều có ý nghĩa ngang nhau với lên lão. Theo truyền thống dân gian lên lão là cột mốc đánh dấu con người đầy phúc đức, có thế giá về mặt xã hội. Bên cạnh đó giải phóng khỏi trách nhiệm nặng nề, hưởng phước qua đàn con cháu. Tùy vùng mà có những quy định về độ tuổi riêng, chẳng hạn: một số làng ở Bắc Ninh là 55 tuổi, các làng ở Hà Nội xưa là 50 tuổi.. Quy chung lại độ tuổi lên lão thường 60 tuổi. Các lễ mừng thọ ông bà con chau chuẩn bị rất chu đáo chỉnh tề, bằng nhiều hoạt động nghi lễ thể hiện tinh thần đạo hiếu sâu sắc.
Đối với tín đồ Công giáo lên lão không chỉ thể hiện bao nhiêu đó, mà nó còn gắng với đời sống tôn giáo một cách sâu sắc. Tuy không có quy định về độ tuổi lên lão nhưng khi các tín đồ về già, thì được chăm sóc rất đặc biệt về đời sống thế tục cũng như tôn giáo.
Theo quan niệm Công giáo tuổi lên lão là tuổi được Thiên Chúa ban ân huệ đặc biệt cho người công chính, phản ánh sự khôn ngoan, được Thiên Chúa chăm sóc một cách đặc biệt, và Thiên Chúa muốn mọi người con cái chăm sóc các cụ một cách đặc biệt.
Trong thời gian này các cụ không chỉ được chăm sóc bằng đời sống thế tục như về sức khỏe thể lí, như: về dinh dưỡng, ăn mặc cư trú, giải trí thể thao, chữa trị bệnh tật… Mà còn về đời sống tôn giáo, như: tạo điều kiện các cụ cầu nguyện tốt nhất, cho các cụ tham gia vào các hội bô lão của Công giáo nhằm giúp cho các cụ ít chán nản và suy nghĩ tiêu cực về tuổi già mất giá trị, đặc biệt liệu sao lo cho các cụ về vấn đề các bí tích cuối cùng trước khi mất, đó là bí tích xức dầu bệnh nhân.
Xức dầu bệnh nhân được giáo luật điều 998: “Qua bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, Giáo Hội phó thác những tín hữu bệnh tật hiểm nghèo cho Chúa chịu nạn và vinh quang để Người nâng đỡ và cứu chữa họ; bí tích này được ban bằng việc xức dầu trên bệnh nhân và đọc những lời đã được quy định trong sách phụng vụ”. [10, 317]
Đối tượng tín đồ nhận bí tích này không phân biệt lớn hay nhỏ, chỉ cần thỏa điều kiện là tín đồ đã rửa tội. Bởi thế thời gian thích hợp để lãnh nhận khi người tín hữu bắt đầu đau nặng hay nguy tử vì bệnh tật hay già yếu. Trong cùng một cơn bệnh, có thể lãnh nhận bí tích này nhiều lần, cứ mỗi lần trở nặng. Trước khi chịu đại phẫu, hoặc người lớn tuổi, suy yếu cũng nên lãnh nhận bí tích Xức Dầu bệnh nhân. Không ban bí tích này cho người lương và những tín đồ mặc nhiên công khai từ bỏ đức tin. Giáo luật Điều 1007: “Không được ban bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho những người cố chấp sống trong tội trọng công khai.” [10, 319]. Việc không nhận bí tích trước khi lâm chung, tín đồ quan niệm chết không lành, bởi thế trước cơn nguy tử tín đồ thường gặp linh mục để xin ban bí tích này.
Tiễn đưa
Quan niệm về cái chết
Đã là người ai cũng phải chết, cái chết không từ một ai. Theo quan niệm dân gian Việt cái chết là một cõi đi về thế giới bên kia – cõi âm. Người Việt dùng từ “về” để chỉ ra quan niệm về cái chết là một sự chuyển bước, từ một kiếp sống này sang kiếp sống khác. Bên cạnh đó người Việt quan niệm về kiếp này sẽ quyết định kiếp sau, tùy vào phúc đức kiếp này để lại.
Công giáo quan niệm cái chết đã vào trần gian vì con người đã phạm tội, và chỉ nhờ được cái chết và sự sống lại của Chúa Giê su mới đem cho con người sự sống đời đời. Cái chết của người Công giáo là một sự thất bại những cũng là một sự chiến thắng. Thật thế người tín đồ Công giáo luôn ý thức về cái chết, xem cái chết giống như người Việt là một cuộc trở về với cái gốc. Cái gốc của người Công giáo ở đây là Thiên Chúa.
Tín đồ Công giáo tin xác loài người sau sẽ phục sinh, cuộc sống trên trần gian là một cuộc hành về nhà Chúa, thuộc giáo hội lữ hành. Người Công giáo tin rằng sau cái chết sẽ là một cuộc phán xét riêng, sách giáo lí hội thánh Công giáo số 1022 dạy: “Ngay khi lìa khỏi xác, linh hồn bất tử sẽ chịu phán xét riêng để được thưởng hay bị phạt đời đời; tùy theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Ki-tô, linh hồn hoặc phải trải qua một cuộc thanh luyện”. Bên cạnh đó tin có cuộc phán chung qua ngày tận thế, được diễn ra ngay sau khi mọi người đã chết được sống lại, người công chính cũng như người có tội, giáo lí số 1040 đã đề cập: “Phán xét chung sẽ diễn ra khi Đức Ki-tô quang lâm. Chỉ có Chúa Cha mới biết ngày giờ; chỉ một mình Người quyết định khi nào sự kiện này sẽ xảy ra….”
Sau cái chết người Công giáo quan niệm có ba tình trạng: trước tiên là luyện ngục là tình trạng tín đồ chết trong ơn nghĩa với Chúa qua việc kết hợp mật thiếu trong đời sống tôn giáo, nhưng còn thiếu xót một số lỗi nhỏ, thế nên cần một thời gian thanh luyện để được hưởng thiên đàng. Thiên đàng là tình trạng tín đồ trước khi chết sống đúng luật Chúa và hội thánh, mà không bị vướn mắc các lỗi dù là nhỏ hay trải qua thời gian thanh luyện (luyện ngục) sẽ được hưởng thiên đàng. Tình trạng này là tình trạng viễn mãn đời đời không tái chuyển luân hồi. Hỏa ngục là một tình trạng dành cho tín đồ khi sống dứt khoát tự loại trừ khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh, tình trạng này được diễn khóc lóc nghiến răng, thiêu đốt bằng lửa, hình phạt đầy đau khổ.
Từ các tình trạng sau chết người Công giáo quan niệm về sự hiệp thông trong giáo hội. Giáo hội lữ hành dành cho các tín đồ còn sống, giáo hội đền tội dành cho các tín đồ đã chết (luyện ngục hay hỏa ngục), giáo hội khải hoàn. Trong mầu nhiệm hiệp thông Công giáo tin rằng các giáo hội này có mối liên hệ với nhau. Các tín hữu còn sống có thể cầu nguyện, làm việc phúc đức, tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho các tín đồ đã chết đang ở luyện ngục. Các tín đồ được lên thiên đàng hay đền tội ở luyện ngục xong được lên thiên đàng cầu nguyện cho các tín đồ còn sống cũng như đang ở luyện ngục. Các tín đồ đã chết không còn cơ hội tạo công đức nữa, phù thuộc hoàn toàn vào lời cầu nguyện của tín đồ còn sống và các thánh. Người Công giáo quan niệm tất cả ơn ban chết sống đều do Thiên Chúa ban phát, còn tín đồ các thánh chỉ là cầu xin chuyển cầu.
Nghi lễ cơ bản trong tang chế
Lễ mộc dục: Nếu dân gian Việt khi diễn ra lễ này chuẩn bị con dao nhỏ, một vuông vải, một cái lược, cái thìa, một ít đất ở ông đầu rau, một nồi nước ngũ vị hương, và nồi nước nóng. Sau khi tắm gội cho xác người chết xong, đắp chăn hay giăng màn, đặt cúng cơm, và dùng dao để trên bụng để trừ tà. Thì đối với người Công giáo cũng diễn ra lễ mộc dục này, nhưng loại bỏ tất cả các nghi thức này, thay vào đó chỉ tắm rửa sạch cho người quá cố. Vẫn giăng màn hay đắp chăn cho người quá cố, không đặt dao hay vật gì trên bụng người mất, họ có thể để tay cầm thánh giá hay tràng chuỗi mân côi, trước đầu nằm thì để cây thánh giá thay cho các bát cơm.
Lễ phạn hàm: lễ này là việc dùng gạo và muối bỏ vào miệng người chết, nhà nào giàu có thể bỏ vàng hay tiền. Việc này xãy ra nhầm để tránh các việc nhập tràng. Sau đó thực hiện nghi lễ nhập quan. Người Công giáo vẫn thực thiện nghi lễ nhập quan qua một nghi thức cầu nguyện. Không bỏ vào miệng người chết bắt kì vật gì. Sau khi nhập quan xong vị trí quan tài được đặt chính giữ nhà.
Lễ thiết linh: là lễ thiết lập linh vị đặt bàn thờ tang. Vị trí đặt bàn thờ này người Công giáo cũng đặt giống người Việt đặt trước đầu quan tài. Nếu trước công đồng Vatican II thì người Công giáo không có di ảnh, nhang, đèn, hoa qua, thánh giá, nước thánh. Thì sau công đồng Vatican II đã có những vật này, thể hiện tinh thần hội nhập văn hóa.
Lễ thành phục, phát tang: là việc phát tang cho những người thuộc gia đình người quá cố, tuy theo vị thế đối với người quá cố mà có những quy định riêng. Người Công giáo cũng có nghi lễ này, có nghi thức riêng cho việc phát tang. Sau khi an táng người Công giáo có thể xả tang ngay lập tức hay mang tang 49 ngày, 100 ngày hay một năm, hoặc cả đời. Người Công giáo thay chiếc tang sau an táng bằng chiếc khuây màu đen, có một số trường hợp mang tang đến nhà thờ tham dự thánh lễ.
Phúng điếu: là việc tinh thân hiệp thông sâu sắc, ngoài các vòng hoa, nhang, đèn hoa quả, tiền của… người Công giáo còn cái tinh thần hiệp thông khác là việc tập hợp lại cầu nguyện qua các giờ kinh. Vị thế của người quá cố này như thế nào đối với cộng đồng tôn giáo thì số lượng phúng điếu hiệp thông cầu nguyện càng nhiều. Bên cạnh đó cũng có bảng cáo phó về thời gian chôn cất để người còn sống sắp xếp phúng điếu. Trong bảng cáo phó này có một chút thay đổi, ngoài các thông tin về ngầy giờ mất, nhập quan động quan. Thì có thêm một số thông tin sau: tên thánh của người quá cố, các giờ các hội đoàn đến cầu nguyện, giờ lễ… Người Công giáo dùng các câu kinh thánh để thay thế cho các câu đối dân gian, chẳng hạn: “Khi chết đi là vui sống muôn đời” – lời kinh hòa bình, hay “Ta là đường là sự thật và là sự sống”… thể hiện quan niệm về cái chết của Công giáo, một niềm hi vọng.
Cất đám: là việc người sống đem người mất an táng vào lòng đất hay thiêu. Người Công giáo thay việc đọc văn tế bằng Thánh lễ tại nhà thờ, đối với Công giáo điều tốt lành nhất cuối đời là được thánh lễ cuối cùng tại nhà thờ. Sau khi thánh lễ diễn ra xong người tín đồ di chuyển quan tai ra đất thánh, nơi này chôn tập trung các tín đồ đã mất trong giáo xứ. Đối với những trường hợp xa nhà thờ không thể đến nhà thờ được hoặc nhà thờ không có đất thánh thì linh mục sẽ đến trực tiếp nhà tang lễ dâng thánh lễ. Về thứ tự của đoàn đưa tiễn cũng phân theo hội đoàn, gia đình tang quyến, các người tham dự khác, 2 vị trí đặc biệt là linh cữu và nơi dâng thánh lễ. Trước khi hạ nguyệt vẫn có nghi thức làm phép nguyệt, sau khi hạ nguyệt mỗi tín đồ lấy một nắm đất thả vào nguyệt, nói lên ý nghãi, kiếp bụi tro sẽ trở về tro bụi. Việc xây đắp thành mộ, trên ngôi mộ vẫn khắc ghi họ và tên ngày mất của người quá cố, đặc biệt là tên thánh. Trên mộ có một cây thánh giá, hay các thiên thần bảo vệ…
Nghi lễ cơ bản sau tang lễ
Lễ cúng tế ngu: việc này chưa có thẻ thống nhất, có nơi tính 3 ngày từ khi ngày mất của người quá cố, có nơi tính 3 ngày sau ngày chôn cất. Theo tục là mở cửa mổ mả. Người Công giáo thì không có mở cửa mả vì quan niệm khi chết chỉ thuộc 3 tình trạng (hỏa ngục, luyện ngục, thiên đàng) không về dân gian nữa. Thế nên người Công giáo thay 3 ngày này bằng việc đến tư gia gia quyến đọc kinh cậu nguyện cho người mất, thể hiện tinh thần hiệp thông.
Lễ cúng chung thất: là lễ sau 49 ngày, tùy vào nghiệp mà có thể đầu thai luân hồi. Người Công giáo vẫn giữ ngày này nhưng không quan niệm về việc đi đầu thai, họ vẫn tổ chức các cuộc đọc kinh cầu nguyện.
Lễ cúng cơm 100 ngày: người Công giáo không quan niệm người mất có thể dùng cơm như người bình thường, thế nên họ không cúng cơm. Trong ngày này họ có thể đọc kinh cầu nguyện và thực hiện nghi thức xả tang.
Ngày cúng giỗ: có 3 loại lễ giỗ là lễ tiểu tường (lễ đầu tiên sau 1 năm mất) và lễ đại tường (là lẽ thứ 2 sau ngày mất, còn gọi là giỗ hết) và lễ cuối lễ Đàm (là việc đưa bàn thờ phụ đang thờ người mất sang bàn thờ chính). Đối với người Công giáo vẫn tổ chức các lễ giỗ hằng năm, nhưng không có quy định bao nhiêu năm mới được di dời bàn thờ, mà nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Nhưng điểm chung ở đây dù lễ giỗ bao nhiêu năm thì người Công giáo vẫn đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố trong tinh thần hiệp thông. Vẫn tổ chức các bữa tiện ăn, để kỉ niệm ngày mất, nhưng không cúng đồ ăn cho người quá cố.
Lễ tiết
Lễ tiết là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt nam. Nó bao gồm các nghi lễ, lễ hội theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Lễ tiết thuộc bộ phận văn hóa tinh thần. Các ngày lễ tiết trong năm gồm có một số lễ: Tết nguyên đán, tết thanh minh, ngày Phật đản, tết đoan ngọ, lễ thất tịch, tết trung nguyên, tết trung thu, tết trùng cửu, tết trùng thập. Trong các lễ vừa đề cập, người Công giáo chỉ tiếp nhận 3 lễ tết sau:
Tết nguyên đán
Đây là ngày lễ đầu năm của người Đông á, trong đó có Việt nam. Không thể xác định người việt bắt đầu ăn lễ tết nguyên đán từ khi nào, nhưng có thể chắc chắn một điều lễ tiết đã có từ xưa, cũng nhu ảnh hưởng từ phương Bắc.
Lễ tết nguyên đán được thổi lửa khi lễ tết táo quân kết thuc, lúc này nhà nhà bắt đầu sửa sang lại nhà cửa, lau chùi, chuẩn bị ăn tết. Bận rộn nhất là 28, 29 và 30 (nếu có) giết mổ con vật để chuẩn bị cho 3 ngày tết nguyên đán.
Người Công giáo Việt Nam không nằm ngoài lễ tết này. Nếu đêm 30 dân gian đón ông bà thì người Công giáo có một thánh lễ cuối năm. Ngày mùng 1 nếu dân gian làm cổ cúng gia tiên, cúng thổ công thì Công giáo có thánh lễ đầu năm tạ ơn Thiên Chúa. Trong ngày này người Công giáo cũng hái lộc, nhưng lộc ở đây là những câu kinh thánh ngắn gọn, để tín đồ sống một năm. Ngày mùng 2 người Công giáo dành riêng để kính nhớ tổ tiên, qua các Thánh lễ được cử hành, đặc biệt là tại đất thánh. Ngày mùng 3 người Công giáo tiếp tục dâng thánh lễ để cầu nguyện cho công ăn việc làm.
Người Công giáo vẫn giữ tập tục chúc nhau ngày tết, tham viếng nhau, tham gia các sinh hoạt hội hè do làng, thôn xóm tổ chức, sống hòa nhập với cộng đồng. Vẫn dựng nêu, đến nhà thờ cầu nguyện, trang hoàn cơ sở tôn giáo, tại tư gia vẫn trưng bày mâm ngũ quả…
Tết thanh minh
Đây là lễ nhớ về cội nguồn nơi bắt đầu của mỗi người. Tuy ngày nay không còn lễ thanh minh, nhưng dấu ấn vẫn còn thông qua việc tảo mộ. Do đó ngày tảo mộ cũng được gọi là tết thanh minh. Ngày này người Việt đi thăm các mộ, quét dọn, sơn mới lại các phần mộ của người mất. Đặc biệt là cúng cơm cho người mất.
Một số tín đồ vẫn thực hiện ngày này, nhưng không thức hiện việc cúng cơm. Họ cũng dọn dẹp sạch sẽ khu vực và phần mộ của người quá cố. Vẫn có một buổi cầu nguyện cho người quá cố.
Tết Trung thu
Là lễ tết dành cho thiếu nhi, được tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Đây là lễ mà nói với trẻ con Việt nam đầy mơ ước và có thể nói đây là lễ mong chờ hơn tết nguyên đán. Dù biết rằng lễ này có nguồn gốc không phải dành cho thiếu nhi. Nguồn gốc lễ này xuất phát từ Trung quốc, nó được hình thành vì ý nghĩa vào ngày lễ này sẽ cúng tế sức mạnh của thần linh đất đai.
Xu thế chuẩn bị cho ngày này cũng khá nhộn nhịp, trước 1 tháng ngày lễ, thì tất cả cá nơi buôn bán đều ráo riết chuẩn bị lồng đèn, bánh trung thu, bánh bía. Các đội lân cũng bắt đầu nhộn nhịp trên đường phố.
Người Công giáo vẫn tiếp nhận lễ tết trung thu này, ngày này Công giáo có thánh lễ cầu nguyện cho các em thiếu nhi. Sinh hoạt trung thu thì có chương trình văn nghệ, chú cuội hằng nga, phát bánh trung thu cho các em, và đây được xem là ngày vui nhộn tại nhà thờ
KẾT LUẬN
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam. Tuy trong quá khứ có những xung đột về văn hóa, ý thức hệ, nhưng nhìn chung Công giáo vẫn chảy chung dòng chảy văn hóa Việt , đóng góp không nhỏ cho nền văn hóa Việt
Tiểu luận đã phân tích các cột mốc trong nghi lễ vòng đời của người Công giáo Việt nam nói chung, vùng Nam bộ nói riêng. Chứng minh các giai đoạn phát triển song song của nghi lễ dân gian và bí tích Công giáo. Từ khi sinh ra đã có bí tích Rửa tội, khi bắt đầu có trí khôn và tham gia các lớp giáo lí con người bắt đầu đón nhận thêm các bí tích: giải tội, mình thánh Chúa, thêm xức. Khi quyết định đời sống của của mình người Công giáo có 3 hướng quyết định: một là lập gia đình có bí tích hôn nhân, hai là đi tu có bí tích truyền chức thánh và cuối cùng là sống đời sống độc thân (tại gia hoặc tham gia vào các dòng tu không có truyền chức thánh: như các sơ. Hay sống độc thân bên ngoài xã hội)
Nghi lễ đời vòng đời của người Công giáo không chỉ dừng lại ở nghi lễ dân gian, mà còn mặc lên bí tích của tôn giáo. Giúp cho người Công giáo ý thức về nghi lễ của vòng đời của mình gắn với tôn giáo tin theo. Không dị biệt giữa nghi lễ dân gian với bí tích đời sống tôn giáo. Mà dùng nghi lễ dân gian để diễn tả đời sống đức tin, xem nghi lễ dân gian là phương tiện để gắn bó với tôn giáo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Xuân Mỹ. (2007). Lễ tục trong gia đình người Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin
Bùi Xuân Mỹ. (2002). Tục thờ cúng của người Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin
Cao Ngọc Lân (2013). Tìm Hiểu Văn Hóa Tâm Linh Của Người Việt. Hà Nội: NXB Lao động.
Dương Ngọc Dũng (2016). Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh Xã hội học. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
Đỗ Minh Hợp (2005). Tôn giáo lí luận xưa và nay. Thành Phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đỗ Minh Hợp (2009). Tôn giáo học nhập môn. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Đỗ Quang Hưng (2012). Công giáo trong mắt tôi. Hà Nội: NXB Tôn Giáo.
Đỗ Quang Hưng (chủ biên). (2001). Tôn giáo về mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Hà nội
Giáo hoàng Học Viện, Thánh Piô X (2016). Điển ngữ thần học Thánh Kinh. Hà Nội: NXb Tôn giáo.
Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007). Bộ giáo luật 1983. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Hội đồng Giám mục Việt nam (2012). Công đồng Vaticnô II. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Hội đồng Giám mục Việt nam (2019). Sách giáo lí của Hội thánh Công giáo. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Hội đồng Giám mục Việt nam (2007), Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công Giáo. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Hội đồng Giám mục Việt nam (2016), Từ điển Công giáo. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Karl Rahner (Nguyễn Luật Khoa dịch) (2010). Nhân học Kitô. Hà Nội: NXB Từ điển bách khoa.
Leopold Cadiere (Đỗ Trinh Huệ dịch). Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt. Huế: NXB Thời Đại
Lê Trung Vũ – Nguyễn Hồng Dương – Lê Hồng Lý – Lưu Kiếm Thành. (2007). Nghi lễ vòng đời người. Hà Nội: NXB Hà Nội.
Minh Đường. (2010). Phương pháp đặt bàn thờ thờ cúng của người Việt. Hà Nội: NXB Thời Đại
Minh Đường. (2010). Nghi lễ cúng gia tiên. Hà Nội: NXB Thời Đại
Nguyễn Đình Gia Bảo. (2016). Luật Tín ngưỡng Tôn Giáo và văn hóa Tín ngưỡng Tôn giáo của người Việt. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
Nguyễn Đức Lộc. (2015). Cấu hình xã hội Cộng đồng Công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Đức Lữ (2013). Tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Chính trị quốc gia.
Nguyễn Hạnh. (2019). Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ
Nguyễn Hồng Dương (2013). Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin.
Nguyễn Hồng Dương. (2004). Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Hà nội: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
Nguyễn Hồng Dương (2016). Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo ở Việt nam. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Nguyễn Hồng Dương (2012). Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Chính trị quốc gia.
Nguyễn Hồng Dương (2013). Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin.
Nguyễn Hồng Dương. (2004). Tôn Giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc.(2005). Tôn giáo – Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Phương đông.
Nguyễn Phương. (2019). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Bản sắc văn hóa của người Việt. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
Nguyễn Văn Khôi (2013). Luân lý Kitô giáo qua 10 điều răn. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa. (2012). Các chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Huy Lê. (2017). Vùng đất Nam Bộ quá trình hình thành và phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Chính trị Quốc gia sự thật.
Phạm Đình Ái. (2016). Nhìn lại một số vấn đề phụng vụ tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Song Mai – Quỳnh Trang. (2006). Phong tục thờ cúng của người Việt. Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin.
Trần Hữu Hợp. (2012). Công đồng người Việt Công giáo Đồng bằng sông cửu long, Lịch sử hình thành và quá trình hội nhập văn hóa. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Trần Ngọc Anh. (2015). Nhân học Kitô giáo. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Phương đông.
Trần Mạnh Hùng (2016). Đạo đức sinh học và những thách đố hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Phương Đông.
Thuận Phước. (2016). Nghi lễ đời người. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa dân tộc
Toan Ánh. (2001). Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa Dân tộc
Trương Bát Cần (chủ biên). (2008). Lịch sử phát triển công giáo ở Việt Nam tập 1. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Trương Bát Cần (chủ biên). (2008). Lịch sử phát triển công giáo ở Việt Nam tập 2. Hà Nội: NXB Tôn giáo.
Joseph Ratzingger tác giả (2009). Dẫn nhập vào Kitô giáo (Nguyễn Luật Khoa biên dịch). Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa.
[1] Bất lực khác vô sinh, bất lực có nghĩa là không có khả năng quan hệ tình dục, còn vô sinh thì vẫn có khả năng quan hệ tình dục được, nhưng không thể có con.
Thờ Cúng Quan Công Trong Đời Sống Tôn Giáo Việt Nam
Quan Công còn có tên gọi khác là Quan Vũ, ông được thờ cúng bởi cộng đồng người Hoa ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có ở Việt Nam.
Quan Công (Quan Vũ, Quan Vân Trường, Quan Thánh Đế Quân) là một trong những vị thần có sự ảnh hưởng rộng rãi nhất trong tôn giáo của người Hoa trên thế giới. Cùng với bước chân di cư của người Hoa ra hải ngoại, thờ cúng Quan Công được truyền bá đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, dung hợp với các tôn giáo bản địa tạo nên nhiều biến thể của loại hình thờ cúng này. Mặc dù vậy, thờ cúng Quan Công ở các địa phương, các thời đại và các tôn giáo có những quy luật hình thành và phát triển khá tương đồng. Điều này do bản chất của loại hình thờ cúng Quan Công quyết định.
Quan Công là ai?
Quan Công là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Thái độ trung thành đối với nhà vua, nghĩa khí trong giao tiếp với mọi người, dũng mãnh khi đối mặt với kẻ thù khiến cho ông được nhiều người kính phục và ca ngợi. Ông trở thành biểu tượng của trung quân, nghĩa dũng trong con mắt của quần chúng. Thành tích trừ gian diệt ác, góp sức xây dựng quốc gia, xả thân báo đền ơn vua của Quan Công càng khiến nhân dân kính ngưỡng ông. Vì những phẩm chất và công lao đó, hình tượng của Quan Công được các bậc đế vương Trung Hoa đời sau lợi dụng và ca ngợi như là một mẫu mực của bề tôi, dễ dàng được các tôn giáo tôn xưng như một biểu tượng làm người. Từ đó, ông được thần thánh hóa, luôn chiếm giữ một trong những vị trí quan trọng trong hệ thống thần linh các tôn giáo ở Trung Hoa.
Phẩm chất trung nghĩa của Quan Công phù hợp với nhu cầu củng cố quyền lực của các bậc đế vương, lại phù hợp với mục đích khôi phục luân lý đạo đức vua tôi, nên ông được các bậc đế vương Trung Hoa đề cao và sắc phong. Cuối thời Hán, Tào Tháo cảm phục khí phách nghĩa dũng của Quan Công, nên cho xây dựng miếu thờ ông ngay tại quê hương mình. Trước thời Tùy Đường, Quan Công chỉ được thờ phụng trong phạm vi thành Kinh Châu với tư cách một mãnh tướng tử nạn, được dân chúng xếp ngang hàng với cô hồn dã quỷ. Từ thời Tùy Đường trở về sau, thờ cúng Quan Công được truyền bá rộng rãi hơn, dân chúng tự giác cúng tế, xem ông là võ thần luôn phù hộ diệt trừ ma quỷ quấy nhiễu. Đến thời nhà Tống, với mục đích tăng cường sức mạnh của chế độ phong kiến tập quyền trung ương, đẩy mạnh chấn hưng Nho giáo, phẩm chất trung nghĩa của Quan Công được những người nắm giữ quyền lực ca ngợi, ban sắc phong và lệnh cho các nơi dựng miếu thờ tự. Vì vậy, vị trí của Quan Công trong đời sống tâm linh của quần chúng không ngừng được nâng cao.
Danh xưng Quan Thánh Đế Quân mà triều đình sắc phong đưa Quan Công lên vị trí ngang hàng với bậc đế vương và hai vị tiên sư của Nho giáo là Khổng Tử và Mạnh Tử. Ngoài Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ở Trung Hoa cũng tiếp thu sâu sắc hình thức thờ cúng Quan Công. Từ đó, Quan Công được hai tôn giáo này ca ngợi trong vai trò khuyến thiện trừng ác. Thời kỳ Minh Thanh, các tôn giáo liên tiếp nổi lên như nấm sau mưa trong dân chúng, kết hợp với phong khí dung hợp Tam giáo cửu lưu đưa Quan Công lên vị trí thần linh cao quý thực hiện chức năng quan trọng là bảo vệ đất nước, phù trợ ngôi vua và vỗ an muôn dân1.
Các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ nước ta thời cận hiện đại hình thành trong hoàn cảnh thế cuộc đầy biến động, vận dụng nghi thức hành đạo mang màu sắc truyền thống như cầu cơ, sấm vĩ, tiên tri, bái sám, thần thông, mật luyện; tiếp thu và dung hòa giáo lý và thần linh phong phú của Tam giáo; sử dụng bùa chú để trị bệnh, chiêm bói cát hung, thuật tướng số để vỗ an lòng dân,… đã thu hút được sự quan tâm và gia nhập của nhiều tầng lớp dân chúng trong xã hội. Các tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo,… đã xây dựng mạt thế luận như Long Hoa tam hội, Tam kỳ mạt kiếp, đề cao chuẩn mực hành đạo như giáo hóa đạo đức, ăn chay mến vật, tu luyện thân tâm, nên nhanh chóng được giới bình dân hoan nghênh đón nhận. Thờ cúng Quan Công biểu hiện rõ trong các tôn giáo nội sinh kể trên. Điều này phản ánh khá toàn diện sự tôn sùng ngưỡng vọng của cư dân Nam Bộ đối với vị thần này.
Quá trình truyền bá hình thức thờ cúng Quan Công vào Việt Nam
Do núi sông liền kề, nên trải qua các đời Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, di dân Trung Quốc theo hai đường thủy bộ vào Việt Nam2. Đến vùng đất mới, đại bộ phận di dân Trung Quốc gồm dân tị nạn, thương nhân,… đều có thể điều hòa các thử thách phát sinh để dung hợp vào xã hội bản địa. Ngoài việc gặp phải trở ngại khó tránh khỏi về ngôn ngữ và chủng tộc, những nét văn hóa tôn giáo và kỹ thuật sản xuất của di dân Trung Quốc, ở một mức độ nào đó, nhận được sự tiếp thu và hoan nghênh của dân bản địa. Thờ cúng Quan Công theo di dân Trung Quốc truyền đến Việt Nam. Quan Công dần chiếm một địa vị nhất định trong đời sống tâm linh của quần chúng nước ta.
Thế nhưng, không giống với các hình thức thờ cúng Ma Tổ và thần Tài, thờ cúng Quan Công từ trước thời Minh Thanh đã tồn tại ở Việt Nam. Do đó, hình ảnh Quan Công trước và sau thời Minh Thanh trong lòng quần chúng nước ta có sự khác biệt rất lớn về phạm vi lưu truyền, đối tượng thờ phụng, phương thức thờ cúng, v.v…
Trước thời Minh Thanh, lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, thờ cúng Quan Công được truyền sang, vì vậy cũng giới hạn trong khu vực này. Vương quốc Champa và vương quốc Phù Nam ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu tiếp thu ảnh hưởng của Bà La Môn giáo và Phật giáo Nam truyền. Thời kỳ này, thờ cúng Quan Công ở Việt Nam về đại thể tương đồng với hình thức thờ cúng này giai đoạn trước thời Minh Thanh. Vì tiếp nhận kinh điển bằng chữ Hán từ Trung Quốc truyền sang, nên Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam tôn xưng Quan Công là Hộ Pháp Già Lam.
Chùa chiền các nơi đa phần đặt tượng thờ Quan Công, xem ông như các vị hộ pháp có trong Phật giáo như: Vi Đà Tôn Thiên, Long Thần, v.v… Từ thời Tống về sau, Đạo giáo ở Trung Quốc dung nạp thêm Quan Công vào hệ thống thần linh và tôn xưng là Hộ Pháp Thiên Thần, thậm chí còn phong thần hiệu Tam Giới Phục Ma Đại Đế. Quan Công thi triển đủ thứ phép thuật theo nghi thức thần bí của Đạo giáo như bùa chú, bói toán, cầu đảo nên càng lưu truyền rộng rãi trong dân chúng.
Ngoài ra, Đạo giáo còn còn mượn danh Quan Công để tuyên truyền một loạt kinh sách khuyến thiện như Quan Công giác thế chân kinh, Văn Đế hiếu kinh, Quan Thánh Đế Quân giới dâm kinh, Quan Thánh Đế Minh thánh kinh, Giới sĩ tử văn, Tam giới phục ma Quan Thánh Đế Quân trung hiếu tiết nghĩa chân kinh… Đa số kinh sách này mượn danh thần đạo thiết giáo, lấy việc giáo hóa luân lý phong kiến làm tông chỉ, khuyến dụ mọi người hành thiện trừ ác. Có thể nói, thờ cúng Quan Công trong Tam giáo ở Trung Quốc đều truyền đến Miền Bắc nước ta, dân chúng các nơi lập miếu thờ phụng vị thần này.
Sau thời Minh Thanh, trải qua hơn 300 năm liên tục di cư, đoàn thể người Hoa sinh sống ở nhiều địa bàn khác nhau trên lãnh thổ nước ta. Trong đó, nơi quần tụ nhiều người Hoa nhất là khu vực Nam Bộ, bao gồm Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho do Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch dẫn đầu, vùng đất Hà Tiên do gia tộc họ Mạc chuyển sang. Hiện tượng này có thể quy về mấy nguyên nhân cơ bản sau: Một là, vị trí của Nam Bộ cách Trung Quốc khá xa, đủ để tránh được sự truy kích của triều nhà Thanh, quá trình tị nạn nhờ đó được an toàn. Hai là, lực lượng chấp chính ở Việt Nam đương thời là các chúa Nguyễn chủ trương sử dụng di dân làm một trong những lực lượng tiên phong mở mang vùng đất mới, đương nhiên sự nghiệp đó có sự góp sức của cư dân bản địa. Ba là, khu vực Nam Bộ yên ổn, sản vật phong phú, đồng bằng phì nhiêu, cửa biển nối tiếp, thuận lợi cho trồng trọt cày cấy và thông thương với nước ngoài.
Lúc mới đặt chân đến vùng đất mới, di dân Trung Quốc đã mang những thiết chế xã hội và văn hóa tôn giáo quen thuộc trước đây của mình để xây dựng cuộc sống, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên và thần linh truyền thống như Ma Tổ, Ngọc Hoàng, Quan Đế, Bảo Sinh, Tề Thiên Đại Thánh, Phúc Đức Chính Thần, Bắc Đế, Thiên Hậu, Quảng Trạch Tôn Vương, Thần Tài, Thổ Địa, Táo Quân… Người Hoa tiếp tục phát huy những chức năng xã hội như cứu tế người có hoàn cảnh khó khăn vốn có truyền thống trong các tôn giáo trước đây.
1/ Quan Công có nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà các nhóm người này ngưỡng mộ: trung, dũng, lễ, nghĩa, tín, trực, liêm, chính.
2/ Ba tôn giáo lớn ở Châu Á là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều xem Quan Công là vị thần đáng sùng kính: Nho giáo tôn xưng ông làm Văn Hoành Thánh Đế, Đạo giáo tôn xưng ông là Hiệp Thiên Đại Đế, còn Phật giáo tôn xưng ông là Hộ Pháp Già Lam, nên việc dùng hình ảnh Quan Công sẽ giúp quy tụ được nhiều anh hùng nghĩa sĩ hơn.
3/ Quan Công còn phù hộ giới kinh doanh, vì ông từng buôn bán đậu phụ và vải vóc mưu sinh, hơn nữa ông có phẩm chất tín nghĩa mà giới thương nghiệp cần có, luôn hộ mạng cho các thương thuyền làm ăn xa nay đây mai đó.
4/ Quan Công vinh dự được các hoàng đế Trung Quốc gia phong nhiều tước vị: Trung Huệ Công, Nghĩa Dũng, Tráng Mâu Nghĩa Dũng Võ An Vương, Anh Tế Vương, Trung Nghĩa Chi Thần, Hiển Linh Anh Dũng Võ An Anh Tề Vương, Hán Tiền Tướng Quân Thọ Đình Hầu, Tam Giới Phục Ma Đại Đế, Thần Uy Chấn Viễn Thiên Tôn, Quan Thánh Đế Quân, Trung Nghĩa Thần Võ Quan Thánh Đại Đế, Hiệp Thiên Phục Ma Đại Đế, v.v…
Mô phỏng tôn chỉ hành sự của các hội kín Trung Quốc, các nhân sĩ yêu nước Việt Nam cũng thành lập nhiều hội kín để hưởng ứng lời hiệu triệu của phong trào Cần Vương đánh đuổi thực dân Pháp. Ở thời điểm đó, ý thức hệ mà họ lựa chọn không ngoài ý thức hệ phong kiến, cụ thể là tư tưởng Tam giáo. Trong đó, phẩm chất nghĩa dũng của Quan Công phù hợp nhất đối với nhu cầu tinh thần của nghĩa quân. Cho nên, thờ cúng Quan Công được đề cao sẽ dễ dàng quần tụ, cố kết được các nhân sĩ yêu nước có chung lý tưởng.
Trong quá trình truyền bá loại hình thờ cúng Quan Công, các sáng tác văn học và biểu diễn nghệ thuật giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Các nhân sĩ Trung Quốc đã mang đến Việt Nam nhiều tác phẩm văn học thời Minh Thanh, trong đó bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đã góp phần rất lớn trong việc mở rộng ảnh hưởng của thờ cúng Quan Công. Trong hoàn cảnh đời sống cực khổ, những câu chuyện trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa là một hình thức giải trí hiếm hoi của người Nam Bộ. Hình tượng Quan Công theo đó thâm nhập vào tâm tưởng của người dân, cộng với sự phổ biến của thờ cúng Quan Công của người Hoa, khiến cho người dân bản địa từ chỗ có thiện cảm tiến tới ngưỡng mộ, sùng bái Quan Công.
Ngoài ra, nghệ thuật hát bội của di dân Trung Quốc cũng được người bản địa tiếp thu. Nhiều cốt truyện ca ngợi tài đức Quan Công được phổ biến, khiến cho mức độ lan truyền hình tượng vị thần này càng thêm mạnh mẽ.
Biểu hiện thờ cúng Quan Công trong đời sống tôn giáo Việt Nam
Di cư đến Nam Bộ, người Hoa xây dựng nhiều miếu thờ Quan Công vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh, vừa thể hiện sự hoài niệm quê hương và ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa tổ tiên. Nhà riêng của người Hoa thường thờ Quan Công chung với các vị thần khác như Phật Thích Ca, Bồ tát Quán Thế Âm, Cửu Thiên Huyền Nữ, Thiên Hậu, v.v… Trong chùa của người Hoa, Quan Công được thờ phụng với vai trò là Hộ Pháp Già Lam.
Đương nhiên, thờ cúng Quan Công không tồn tại độc lập, mà luôn kết hợp chặt chẽ với Tam giáo, thờ cúng vật linh và tổ tiên của người Nam Bộ. Về mặt tư tưởng, thờ cúng Quan Công không thoát ly khỏi quan niệm linh hồn bất tử, nhân quả báo ứng, phù thiện trừ ác, luân hồi chuyển thế… của tôn giáo truyền thống. Thờ cúng Quan Công dựa vào nền tảng tư tưởng vững chắc nêu trên để phát huy hết tác dụng, khiến cho hầu hết tín đồ các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ đều tin tưởng sâu sắc rằng, đây là vị thần cố hữu trong tôn giáo họ, chứ không phải là vị thần mới được dung nạp.
Về sau, có người còn cho rằng, hình ảnh Quan Công cầm thanh long đao, qua năm ải chém sáu tướng, là một ẩn dụ trong việc hàng phục tâm phàm trong tu hành theo Phật giáo Thiền tông. Thanh long đao tượng trưng cho cây dao trí tuệ của người tu Thiền, năm cửa ải tượng trưng cho năm giác quan của cơ thể, sáu tướng tượng trưng cho lục tặc. Theo cách giải thích đó, người tu Thiền phải biết lấy sức mạnh của trí tuệ làm vũ khí sắc bén để cắt đứt mọi chướng ngại do năm giác quan vật chất của cơ thể con người mang lại, nhờ đó tiêu trừ lục dục (tiền tài, danh vọng, lợi lộc, sắc tình, ăn uống, ngủ nghỉ) của bản thân5. Các hội kín mưu đồ phản Thanh phục Minh dưới thời nhà Thanh ở Trung Quốc và dư ba của chúng truyền đến các nước lân cận, trong đó có Việt Nam, đa phần ngưỡng mộ Quan Công, xem đó là nghi thức thờ cúng thường nhật của cộng đồng mình. Chẳng hạn, tổ chức Thiên Địa Hội tiếp nhận sâu sắc tinh thần thượng võ và đề cao thái độ xem trọng tình nghĩa huynh đệ của Quan Công. Nghi thức nhập hội này gồm hai hồi lễ bái, hồi đầu bốn lạy, hồi sau cũng bốn lạy. Lạy thứ ba trong hồi đầu có nghĩa là lạy kết nghĩa huynh đệ đào viên, lạy thứ ba trong hồi sau có ý nghĩa là lạy tôn thờ Quan Công.
Trong giới hảo hán ở Nam Bộ thời kỳ đầu, đức hạnh của Quan Công được xem là chuẩn mực giá trị đối với họ. Trong các hội kín, tinh thần Quan Công là khuôn mẫu để đánh giá quan hệ đối đãi giữa anh em kết nghĩa. Nhiều gia đình từng thờ cúng Quan Công, đến giai đoạn này, càng được ca ngợi rộng rãi, thần vị được sắp đặt ở vị trí cao, thậm chí còn uy nghiêm thần bí hơn cả ông bà tổ tiên và các nhân vật Phật giáo.
Hình tượng Quan Công ở các đền miếu Nam Bộ được tạo tác bằng nhiều chất liệu khác nhau như thạch cao, bê tông cốt thép, gốm sứ; hay hình vẽ trên giấy, hình lồng kính. Bên cạnh ngai thờ Quan Công luôn có hai hàng binh khí trang trí càng tôn thêm khí thế uy nghiêm của hình tượng. Quan Công có khuôn mặt đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm kiên nghị, râu dài năm chòm tượng trưng cho sự kiêu hùng và giữ trọn ngũ thường, thân mặc triều phục tượng trưng cho thân phận cao quý. Đứng hầu hai bên tượng Quan Công có nghĩa tử Quan Bình tay cầm ấn thọ đình hầu và tùy tướng Châu Xương tay cầm thanh long đao.
Quan Công trở thành biểu tượng tinh thần gửi gắm nguyện vọng của một bộ phận cư dân Nam Bộ. Sùng bái Quan Công là sùng bái những phẩm chất làm người vô cùng cần thiết như nhân nghĩa, trung tín, kiên định, v.v… Những phẩm chất này không những đáp ứng nhu cầu cuộc sống của di dân Bắc Trung Bộ, mà còn phù hợp với khí phách anh hùng tráng chí, ôm mộng diệt giặc trừ gian, cứu giang sơn xã tắc trong cảnh đời loạn lạc.
Vì vậy, các nhân sĩ yêu nước đương thời muốn quần tụ anh hùng nghĩa sĩ các nơi đấu tranh chống Pháp đều dựa vào các thần tượng tôn giáo để thực hiện mục đích của mình. Thế nhưng, hình tượng các vị thần khác trong Phật giáo và Đạo giáo không mấy phù hợp với mục đích đuổi giặc cứu nước, chỉ có hình tượng mang tinh thần nhập thế mạnh mẽ như Quan Công mới thật sự phù hợp. Hơn nữa, đối với tầng lớp bình dân, học vấn tương đối thấp, những triết lý yêu nước trừu tượng khó đáp ứng thỏa đáng những ngờ vực tâm lý trong họ. Cho nên, hình ảnh thần linh quen thuộc như Quan Công dễ dàng thuyết phục mọi người ở mọi điều.
Một vài đặc điểm thờ cúng Quan Công ở Việt Nam
Thứ nhất, thờ cúng Quan Công là loại hình thờ cúng ngoại lai, truyền đến nước ta vào khoảng thời Tùy Đường, được người Việt đón nhận. Trước thời Minh Thanh, thờ cúng Quan Công chủ yếu ảnh hưởng đến Miền Bắc nước ta. Từ khi chúa Nguyễn thực hiện công cuộc Nam tiến, thờ cúng Quan Công mang đặc trưng Miền Bắc cũng theo chân các di dân khẩn hoang truyền đến Miền Nam. Thời cuối Minh đầu Thanh, liên tiếp các nhân sĩ cựu triều Trung Quốc đến Việt Nam tị nạn mang theo hình thức thờ cúng Quan Công kiểu mới truyền đến Nam Bộ, được người dân nước ta tiếp thu, dung hợp với các tôn giáo nội sinh tạo nên một kiểu thờ cúng vị thần này mang nét đặc sắc bản địa.
Thứ hai, Quan Công không chỉ là thần linh trong phạm vi gia đình, mà còn là thần linh mang đặc trưng cộng đồng của người Việt. Vì vậy, Quan Công được thờ chung với các vị thần linh bản địa. Trong một số chùa cổ ở Nam Bộ, hình ảnh Quan Công trên chính điện giữ vai trò là Bồ Tát Già Lam hộ trì Tam bảo. Người Việt tiếp nhận, thờ tự trang nghiêm thể hiện sự kính ngưỡng đối với phẩm cách của Quan Công, đồng thời tin tưởng thần sẽ phù hộ cho sự bình an của mọi người, thậm chí là thần bảo mạng cho đàn ông trong gia đình.
Thứ ba, hình ảnh Quan Công trong bối cảnh xã hội Việt Nam không còn là vị tướng thời nhà Hán của mười mấy thế kỷ về trước, mà là biểu tượng cho phẩm chất trung nghĩa trong cảnh nước mất nhà tan. Ông là điểm tựa tinh thần, là nơi gửi gắm nguyện vọng trong sự nghiệp chống thực dân xâm lược của người Việt Nam thời kỳ đầu. Vì vậy, có thể nói, thờ cúng Quan Công được Việt Nam hóa, chuyển tải được đặc trưng tính cách và bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
Thờ cúng Quan Công trong một số tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ
Thờ cúng Quan Công trong đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có mặt ở khắp Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng khu vực tập hợp nhiều tín đồ nhất là thị trấn Ba Chúc, tỉnh An Giang ngày nay. Tên gọi Tứ Ân Hiếu Nghĩa cho thấy, tôn chỉ hành đạo của tôn giáo này là thực hành tứ đại trọng ân (ân tổ tiên cha mẹ, ân quốc vương thủy thổ, ân Tam bảo, ân đồng bào nhân loại) và hoàn thành đạo hiếu nghĩa (giữ gìn truyền thống tốt đẹp của tổ tiên cha mẹ; phải lập công danh sự nghiệp để xây dựng cuộc sống cho bản thân, gia đình và thế hệ mai sau; phải phụng dưỡng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ già yếu ốm đau; phải làm cho cha mẹ vui lòng; mọi hoạt động giao tế của con người đều phải lấy nghĩa làm trọng)8. Vì đề cao luân lý Nho giáo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã lựa chọn Quan Công làm vị thần chủ đạo để thu phục lòng người và quần tụ anh hùng nghĩa sĩ các nơi về đầu quân cứu nước9. Đặc điểm này gần giống như các tôn giáo nhằm phản Thanh phục Minh của Trung Quốc.
Nhấn mạnh tinh thần nhập thế, Tứ Ân Hiếu Nghĩa yêu cầu tín đồ trong cuộc sống hằng ngày phải tuân theo Thập nhị lệ sự: nhất kính thiên địa, nhị lễ thần minh, tam phụng tổ tiên, tứ hiếu song thân, ngũ thủ vương pháp, lục trọng sư trưởng, thất ái huynh đệ, bát tín bằng hữu, cửu mục tông tộc, thập hòa hương lân, thập nhất biệt phu phụ, thập nhị giáo tử tôn10. Những giáo huấn này có tác dụng điều chỉnh hành vi làm người, thực chất là sự cụ thể hóa và bổ sung đạo đức Nho giáo, cũng là nền tảng để học Phật tu nhân của tín đồ.
Giáo lý Tứ Ân Hiếu Nghĩa dung hợp tư tưởng Tam giáo, trong đó quan niệm tu nhân chủ yếu dựa theo tư tưởng Nho giáo, quan niệm học Phật dựa trên sự kết hợp của ba thành tố tư tưởng Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông của Phật giáo, sử dụng phép luyện nội đan và các loại bùa chú pháp thuật thần bí của Đạo giáo. Điều đó khiến cho giáo lý của Tứ Ân Hiếu Nghĩa khá phức tạp, phản ánh rõ rệt sự dung hợp giữa các loại hình thờ cúng truyền thống và hai khuynh hướng tôn giáo nhập thế và xuất thế.
Chùa miếu của Tứ Ân Hiếu Nghĩa phụng thờ nhiều vị thần, bao gồm các vị thần có sẵn trong Tam giáo, cùng với khá nhiều vị thần mới lạ của tôn giáo này, trong đó vị thần phổ biến nhất và quen thuộc nhất vẫn là Quan Công. Việc thờ cúng thần linh tại gia của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa dựa theo giáo luật của tôn giáo này: ngoài sân có hai bàn thờ Thiên La và Thiên Đế, trước cửa nhà có bàn thờ Thổ Trạch Long Thần, trong nhà có bàn thờ Hội Đồng Thượng Phật, Đức Bổn Sư, Tam Giáo Hỏa Lầu, Cửu Phẩm Liên Hoa, Cửu Huyền Thất Tổ, v.v… Trong đó, bàn thờ Hội Đồng Thượng Phật được đặt chính giữa gian nhà, lấy hình ảnh Quan Công làm đại diện, sau lưng ông có Quan Bình và Châu Xương đứng hầu, phía trên có hai chữ lớn Chính Khí. Hình thức thờ cúng này một mặt góp phần hun đúc tinh thần xả thân vì nghĩa của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa, mặt khác để đánh lừa mật thám của thực dân Pháp.
Tóm lại, Quan Công là vị thần quan trọng nhất trong hệ thống thần linh của Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Khí khái trung dũng của Quan Công phù hợp với nhu cầu kháng Pháp thời kỳ đầu của người khai sáng Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Thần lực uy dũng của Quan Công phù hộ cho nghĩa quân khi đối mặt với gian nguy, ít nhất là về mặt tinh thần. Ngoài ra, với Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Quan Công còn được xem là vị thần cứu độ trong Long Hoa tam hội, là nơi ký thác nguyện vọng cứu đời của tín đồ tôn giáo này.
Thờ cúng Quan Công trong đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài do một số trí thức Nam Bộ như Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc, Lê Văn Trung,… sáng lập năm 1926 trên cơ sở kết hợp tôn giáo truyền thống và tri thức khoa học Phương Tây. Tôn giáo này lấy Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhất làm tông chỉ. Theo giải thích của đạo Cao Đài, Tam giáo quy nguyên là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo trở về với nền tôn giáo chân truyền lúc đầu; Ngũ chi phục nhất là Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo được hợp nhất dưới sự quy thống của Thượng Đế. Đạo Cao Đài chủ trương vạn vật vạn linh đều phải tiến hóa lên những quả vị cao hơn trong quá trình tiến hóa chung của vũ trụ. Vì dung nạp rộng rãi giáo lý của nhiều tôn giáo, nên hầu hết các phương diện của đạo Cao Đài thể hiện rõ tính chất dung hợp. Tôn giáo này cho rằng, Quan Công là một trong Tam Trấn Uy Nghiêm, cùng với Thái Bạch Kim Tinh và Bồ tát Quán Thế Âm đại diện cho các vị tổ của Tam giáo là Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử hộ trì cho nền đạo trong lần phổ độ thứ ba. Theo Phạm Công Tắc, một trong những người sáng lập đạo Cao Đài, thánh vị của Quan Công không phải do Thượng Đế ban phong, mà là do muôn loài tôn xưng và phong tặng.
Tín đồ đạo Cao Đài tin tưởng Quan Công sẽ tái sinh để xây dựng thánh đạo, dựng nên thời kỳ Nho tông chuyển thế. Theo đó, Nho giáo được tái lập trước, sau đó đến Đạo giáo và Phật giáo, cuối cùng còn lại một tôn giáo duy nhất mà thôi. Vì vậy, Quan Công trong đạo Cao Đài thường xuất hiện với hình ảnh đang cầm Kinh Xuân Thu với ý nghĩa tiễu trừ tà mị nhiễu loạn chính đạo, giống như Khổng Tử dùng bộ kinh này để khu trừ loạn thần tặc tử.
Năm 1938, trong bài thuyết pháp tại thánh thất Tây Ninh, Phạm Công Tắc đã giải về nguyên linh của Quan Công như sau: “Ngươn linh của Ngài là Xích Long Tinh. Buổi nọ dân Bắc Hớn phạm Thiên điều, bị Ngọc Hư Cung phạt, hạn không cho mưa, đặng cho dân ấy phải đói. Dân làng biết mà cầu nguyện nơi Ngài cứu nạn. Ngài cũng thừa biết dân ấy bị Thiên điều hành pháp, nhưng vì lòng ái tuất thương sanh, không nỡ để dân chết đói, nên Ngài làm mưa. Ngọc Hư Cung bắt tội, sai Ngũ Lôi tru diệt. Ngài chạy trốn vào một cái chùa, nhờ ông thầy chùa lấy chuông úp lại. Vị sư căn dặn bổn đạo trong chùa đừng ai giở chuông cho đến ngày nào Ngài hết nạn. Chư Đạo trong chùa tọc mạch dở chuông ra xem coi vật gì. Thành thử Ngài phải chịu đầu kiếp, kiếp ấy là Hạng Võ. Kiếp cuối cùng là Quan Công, sau khi chết đến khổ tu dưới cửa chùa của sư Phổ Tịnh, về sau hiển thánh trừ ma diệt quỷ phổ độ sanh linh, không bị luân hồi chuyển kiếp nữa, từ đó đem quyền uy thần linh ra hành đạo, được vạn linh tôn làm Phật, hiệu là Cái Thiên Cổ Phật”.
Có thể thấy, đạo Cao Đài đã tiếp thu hình ảnh Quan Công trong thời kỳ Tam quốc ở Trung Quốc, đồng thời tiếp thu quan điểm của các tôn giáo thời Minh Thanh. Thời kỳ đầu, khi cử hành lễ cúng, các thánh thất Cao Đài thường thông qua nghi thức cầu cơ của Đạo giáo để kết nối với các đấng thần linh. Quan Công nhiều lần giáng cơ bút thuyết pháp giảng đạo, trong đó những lần đề cập đến thân thế của mình.
Nội dung bộ Tam ngươn giác thế chân kinh ghi lại lời giáng bút giảng thuyết của Quan Công như sau: “Ta chẳng phải kẻ tham sống sợ chết, chẳng tham phú quý vinh hoa mà xem nhẹ đạo vua tôi, mất đi lời hứa hẹn, cho nên khi ta quy vị, thiên đình đã ban ơn cho ta thoát khỏi luân hồi chuyển thế”13. Ngoài ra, qua giáng bút, Quan Công còn ban tặng tín đồ Cao Đài nhiều bài thơ như:
“Cái thế công danh thế quý oai,Thiên tào kim phụng lệnh Cao Đài,Cổ kim độ chúng lao hà nại,Phật thánh đạo tông tạo thế lai”.
Hay:
“Quan minh huệ nhẫn chiếu càn khôn, Thánh đức lưu tâm bảo quốc tồn,Đế việt sơn hà chung hạnh đạt,Quân tranh thế giới đạo khai môn”.
Hoặc:
“Quan thành tái hiệp hớn triều phong, Thánh đức mạc vong hám thế trần,
Đế thất nhất tâm trung khí dõng,Quân y xích diện hảo vinh phong”.
Có thể thấy, nội dung của các bài thơ nói về lòng trung nghĩa của Quan Công, cùng với trọng trách của vị thần này trong việc chấn hưng thế đạo theo mệnh lệnh Thượng Đế. Các giáo chức đạo Cao Đài còn cho rằng, tôn giáo này thờ phụng Quan Thánh Đế Quân không phải là thờ cúng một danh tướng nhà Hán, mà là một vị tinh quân trên trời có trách nhiệm tái thiết đạo thánh cho loài người, thi hành trọng trách mà Thượng Đế ký thác.
Quan Công trong quan niệm của đạo Cao Đài là vị thần thừa lĩnh mệnh lệnh gánh vác trọng trách của Thượng Đế đến với thế gian. Về vai trò ở phương diện hữu vi, trong thời phổ độ thứ ba, ông sẽ đầu thai chuyển kiếp làm người phàm, đem hết sức mình diệt trừ tà ma quỷ quái, bảo vệ đạo chân truyền của Đấng Chí Tôn, đồng thời dìu dắt mọi người theo tinh thần Xuân thu cải ác tòng thiện, tái thiết đạo thánh thời Nho tông chuyển thế. Về vai trò ở phương diện vô vi, ông đắc thành Phật đạo ở cõi trời Hư Vô, cũng là vị đế quân của thiên giới, đảm nhiệm việc dẫn dắt chân linh mọi người trở về với Thượng Đế, giữ vai trò của một Hiệp Thiên Đại Đế. Quan niệm này của đạo Cao Đài đề cao vai trò cứu thế của Quan Công, khác biệt với tinh thần nhập thế cải tạo xã hội của Quan Công trong đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Thờ cúng Quan Công ở Việt Nam được tiếp thu và cải biên từ loại hình thờ cúng này của Trung Quốc qua các đời truyền sang. Thời kỳ đầu, thờ cúng Quan Công chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực Miền Bắc. Từ thời Minh Thanh trở về sau, thờ cúng Quan Công chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực Miền Nam. Vai trò của Quan Công thời kỳ đầu là bảo vệ đất nước, phù trợ nhà vua và vỗ an muôn dân.
Vai trò của Quan Công thời kỳ sau, ngoài những nhiệm vụ nêu trên, ông còn đảm trách nhiệm vụ chấn hưng Nho giáo và cứu thế. Tinh thần Quan Công đã trợ lực rất lớn cho nhiều nhân sĩ trong công cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Trong niềm tin của dân chúng, ông còn là vị thần bổn mạng độ trì trong cơn hoạn nạn. Thờ cúng Quan Công vì thế không chỉ là hình thức thờ cúng của người Hoa nữa, mà còn được dung nạp sâu rộng vào các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Đề Nghị Không Tổ Chức Lễ Phật Đản Đông Người
Đây là đề nghị của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ngày 19-3).
Văn bản do hòa thượng Thích Thiện Nhơn – chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam – ký, gửi Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo các địa phương về việc tổ chức lễ Phật đản sắp đến, trong tình cảnh thế giới và Việt Nam “đang phải đối diện với cuộc chiến khốc liệt chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19)”.
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, và Ủy ban đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đã thông báo không tổ chức sự kiện này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các địa phương không tổ chức lễ đài tập trung đông người, không rước xe hoa cùng các chương trình nghệ thuật chào mừng, các hình thức tập trung đông người.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích các địa phương tổ chức lễ Phật đản bằng nghi thức tắm Phật, tụng kinh tại cơ sở tự viện và tư gia của mỗi Phật tử.
Trong trường hợp Chính phủ công bố hết dịch COVID-19, Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ xem xét, ra thông bạch hướng dẫn cụ thể về thời gian và hình thức tổ chức lễ Phật đản.
Theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam thì lễ Phật đản được tổ chức vào ngày 8-4 âm lịch.
Sau văn bản này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 20-3, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị các tổ chức tôn giáo dừng các sự kiện lớn gồm: Lễ Phục sinh trong Công giáo và Tin lành; lễ Phật đản trong Phật giáo; Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer; đại hội nhiệm kỳ của Hội thánh Cao Đài; hội nghị thường niên của Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i và Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa…
Trước đó, ngay từ đầu tháng 2, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu dừng tất cả lễ hội chưa khai mạc, lễ hội đang diễn ra phải giảm quy mô… để phòng chống COVID-19.
Theo Nghi Thức Công Giáo
CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN CẦN PHẢI LÀM KHI CÓ NGƯỜI QUA ĐỜI – Liên lạc Nhà Quàn (Funeral Home) để di chuyển xác, tắm rửa và tẩm liệm – Chọn Quan Tài (Áo Quan), gói dịch vụ mai táng. – Chọn Nghĩa Trang, Mộ Huyệt, Bia Đá (nếu an táng – chôn) – Sắp xếp Chương Trình Viếng Xác, Cầu Nguyện, và Thánh Lễ An Táng. – Thông Báo cho họ hàng thân quyến, bà con bạn hữu, xóm làng quen biết, – Thông Báo cho Ông Tổng Thư Ký HĐGX, hay Ông Chủ Tịch Cộng Đoàn. – Phóng Di Ảnh lớn của Người Quá Cố. – Thực hiện sách kinh, sách hát dùng trong giờ cầu nguyện và Thánh Lễ, – Đặt các Vòng Hoa tưởng nhớ. – In Tiểu Sử Người Quá Cố – Sổ Ghi Nhớ cho Khách Viếng Thăm – Chụp hình, quay phim – Giấy Chứng Thực Qua Đời (Clergy Record hoặc Certificate of Death) – Đăng Cáo Phó, Cảm Tạ.(nhà quàn thực hiện). – Chuẩn bị đồ tang (nhà quàn chuẩn bị).
1. NGHI THỨC CẦU NGUYỆN Ở NHÀ QUÀN HAY TƯ GIA (dành cho người lớn) Phần Khai Mạc (Hướng dẫn viên có đôi lời chào hỏi và mời mọi người đứng dậy, bắt đầu bằng dấu thánh giá). HDV: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Nguyện xin ở sủng và bình an của Thiên Chúa, là Cha chúng ta và Ðức Giêsu Kitô ở cùng anh chị em. Cđ: Và ở cùng cha (thầy, ông, bà, anh, chị). HDV: Ðể bắt đầu nghi thức phụng vụ cầu nguyện cho ông/bà T. xin mời mọi người cùng hát bài (Cầu Xin Chúa Thánh Thần hoặc Thánh Thần Xin Ngự Ðến). (Sau khi chấm dứt bài hát) HDV: Anh chị em thân mến, chúng ta tin rằng mọi tương quan bằng hữu và tình cảm trong đời sống đã liên kết chúng ta nên một, và các tương quan ấy không bị hủy diệt bởi sự chết. Chúng ta cũng tin rằng Thiên Chúa luôn nhớ đến các việc lành mà chúng ta đã thực hiển để tha thứ những lỗi lầm của chúng ta. Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa đưa linh hồn T. lên cùng Chúa. (Giữ im lặng trong giây lát) HDV: Lạy Thiên Chúa, cái chết của người anh/chị em của chúng con đây, là ông/bà T., đã nhắc nhở chúng con về thân phận con người và sự ngắn ngủi của cuộc sống này. Nhưng, với những ai tin tưởng ở tình yêu Thiên Chúa, sự chết không phải là chấm dứt, và nó cũng không tiêu hủy các mối dây liên kết mà Thiên Chúa đã tôi luyện trong đời sống chúng con. Vì được chia sẻ cùng một đức tin với các thánh tông đồ và niềm hy vọng của con cái Thiên Chúa, xin Chúa đem lại ánh sáng phục sinh của Ðức Kitô vào thời gian thử thách và đau khổ khi chúng con cầu nguyện cho ông/bà T. và những người thân yêu của họ. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Cđ: Amen.
Phụng Vụ Lời Chúa (Chọn các bài đọc cho phù hợp với hoàn cảnh. Mọi người ngồi để nghe các bài đọc) Bài Ðọc 1 Thánh Vịnh Ðáp Ca Phúc Âm Bài Giảng (nếu có linh mục hoặc phó tế) Kinh Cầu HDV: Chúng ta hãy quay về Ðức Kitô với niềm tin tưởng trong quyền lực thập giá và phục sinh của Người để dâng lời cầu nguyện. Người Xướng: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, Ngài là gương mẫu muôn đời của chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. X: Lạy Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Ðấng đã đến để tiêu diệt tội lỗi và sự chết. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. X: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng đã giải thoát chúng con khỏi sợ hãi cái chết. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. X: Lạy Chúa Kitô, Ðấng Chăn Chiên nhân hậu, Người đem linh hồn chúng con tới chỗ nghỉ ngơi, xin ban bình an muôn đời cho ông/bà T. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. X: Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Người an ủi những ai đang than khóc và sầu khổ. Xin Người chúc lành cho gia đình ông/bà T. và thân bằng quyến thuộc cũng như bạn hữu đang quy tụ nơi đây. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Kinh Lạy Cha HDV: Các anh chị em thân mến. Ngôi nhà thật chúng ta là ở thiên đàng. Bởi đó, chúng ta hãy dâng lời cầu khẩn lên Cha trên trời, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Cđ: Lạy Cha chúng con ở trên trời?
Lời Nguyện Kết HDV: Lạy Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Ðộ chúng con, Ngài đã sẵn sàng hy sinh chịu chết, để mọi người được cứu chuộc và được đi từ sự chết đến sự sống. Chúng con khiêm tốn nài xin Chúa an ủi các tôi tớ Chúa trong sự sầu khổ và xin Chúa đón nhận ông/bà T. vào vòng tay thương xót của Ngài. Chỉ có một mình Ngài là Ðấng Thánh, và chính Ngài là sự thương xót; Qua cái chết Ngài đã mở cánh cửa sự sống cho những ai tin vào Ngài. Xin Chúa hãy tha thứ những lỗi lầm của ông/bà T., và xin ban cho ông/bà T. một nơi hạnh phúc, ngập tràn ánh sáng và bình an trong vương quốc vinh hiển của Chúa cho tới muôn đời. Cđ: Amen. (Bạn hữu có thể ngỏ đôi lời cùng tang quyến).
Chấm Dứt Nghi Thức HDV: Phúc cho những ai được chết trong Chúa; xin cho họ được nghỉ yên khỏi sự lao nhọc, vì những công việc tốt lành họ làm sẽ có giá trị trước mặt Chúa. (vẽ dấu thánh giá trên trán người chết và đọc) Lạy Chúa, xin ban sự nghỉ yên muôn đời cho linh hồn T. Cđ: Và xin ánh sáng bất diệt chiếu soi trên linh hồn ấy. HDV: Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên muôn đời. Cđ: Amen HDV: Xin cho linh hồn ông/bà T. , và linh hồn của mọi tín hữu đã qua đời, nhờ lòng thương xót Chúa sẽ được nghỉ yên muôn đời. Cđ: Amen Ban phép lành (Nếu là linh mục hoặc phó tế) HDV: Xin bình an của Thiên Chúa, vượt quá mọi trí hiểu, sẽ gìn giữ tâm hồn và lòng trí anh chị em trong tình yêu và sự nhận biết của Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Cđ: Amen. HDV: Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con, và Thánh Thần, ban phép lành cho anh chị em. Cđ: Amen. Có thể chấm dứt nghi thức phụng vụ bằng một bài hát hoặc thinh lặng cầu nguyện
Trao Khăn Tang Nếu có phát tang, thêm phần cầu nguyện sau đây trước khi ban phép lành kết thúc. HDV: Giải khăn tang này biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái, cháu chắt, báo đền ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của Cha/Mẹ, Ông/Bà, Bác, Chú/Cô, Dì/Dượng … và của mỗi người thân quyến bầy tỏ lòng kính mến, tiếc thương đối với người thân yêu đã lìa trần. Ước mong sao, mỗi người, khi nhận lãnh tấm khăn trắng này, luôn tưởng nhớ đến người thân yêu đã qua đời, bằng những việc hy sinh, hãm mình, bằng lời cầu nguyện để xin Chúa tha thứ cho linh hồn T., và mau được hưởng phần thưởng Nước Trời. (gia đình, con cháu, họ hàng lên nhận khăn tang)
Chuỗi Mai Khôi Lần chuỗi là một hình thức đạo đức mà Giáo Hội không buộc phải theo một hình thức nhất định nào. Mục đích khi lần chuỗi là suy niệm về cuộc đời Chúa Giêsu. Do đó, thay vì các ngắm mùa vui, mùa thương và mùa mừng như thường lệ, chúng ta có thể thay thế bằng các đoạn Kinh Thánh. Sau mỗi một đoạn Phúc Âm, nên giữ thinh lặng để suy niệm. Chuỗi Mai Khôi Kinh Thánh
2. NGHI THỨC CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI DI CHUYỂN LINH CỮU VÀO NHÀ THỜ HOẶC RA NGHĨA TRANG Mở Ðầu HDV: Anh chị em thân mến trong Ðức Giêsu Kitô, nhân danh Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người mà chúng ta quy tụ nơi đây để cầu nguyện cho ông/bà T., xin Thiên Chúa đưa ông/bà T. đến nơi an nghỉ muôn đời. Chúng ta đau buồn trước sự ra đi của người thân yêu, nhưng lời Thiên Chúa hứa ban sự sống đời đời đã đem cho chúng ta niềm hy vọng. Chúng ta hãy an ủi nhau bằng những lời sau đây:
Ðọc Sách Thánh Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Colossê (3:3-4) Thật vậy, anh chị em đã chết, và sự sống mới của anh chị em hiện đang tiềm tàng với Ðức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Ðức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh chị em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.
Hoặc Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Rôma (6:8-9) Nếu chúng ta đã cùng chết với Ðức Ki-tô, chúng ta tin rằng chúng ta sẽ cùng sống với Người. Chúng ta biết rằng, một khi Ðức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người.
Kinh Cầu HDV: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã đến để phục sinh kẻ chết và an ủi chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta hãy chúc tụng ngợi khen Ðức Giêsu Kitô. Phụ Tá: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng Tạo Thành trái đất mà nay thân xác ông/bà T. sẽ trở về với lòng đất; trong bí tích rửa tội, Ngài đã kêu gọi ông/bà đến sự sống vĩnh cửu để chúc tụng ngợi khen Chúa Cha đến muôn đời. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. PT: Lạy Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ngài nâng đỡ người công chính và bao bọc họ với vinh quang Nước Trời. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. PT: Lạy Ðức Kitô chịu đóng đinh, Ngài đã che chở linh hồn ông/bà T. với quyền năng thập giá của Ngài, và trong ngày tái giáng lâm, Ngài sẽ tỏ lòng thương xót đối với mọi tín hữu đã ly trần. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. PT: Lúc phán xét kẻ sống và kẻ chết, khi nghe tiếng Chúa, mồ mả sẽ mở tung và những người công chính — đang ngủ yên trong bình an của Chúa — sẽ chỗi dậy và ca tụng vinh quang Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. PT: Lạy Ðức Giêsu Kitô, mọi chúc tụng ngợi khen đều quy về Chúa, Ngài nắm cái chết trong tay và mọi sự sống sẽ tùy thuộc vào chỉ một mình Ngài. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.
Kinh Lạy Cha HDV: Với đức tin và đức cậy, chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa Cha với những lời mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: Lạy Cha chúng con…
Phần Kết HDV: Lạy Chúa, ông/bà T. nay đã từ giã nơi cư ngụ trần gian và để lại những người thân yêu đang khóc thương ông/bà. Khi chúng con đang đau buồn trước sự ra đi này, xin cho chúng con luôn nhớ đến ông/bà T. và sống với niềm hy vọng vào vương quốc vĩnh cửu là nơi Chúa sẽ quy tụ chúng con lại với nhau. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Ð: Amen.
Trước Khi Di Chuyển Linh Cữu HDV: Thiên Chúa gìn giữ chúng ta lúc đến cũng như lúc đi. Xin Thiên Chúa ở với chúng ta trong chuyến đi cuối cùng với người anh chị em của chúng ta. (Trong khi di chuyển linh cửu đến nhà thờ hoặc nghĩa trang, có thể hát Thánh Vịnh)
3. NGHI THỨC AN TÁNG (phần chi tiết xin xem trong sách của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam) Lời Nguyện Giáo Dân Mẫu A. Lm: Anh chị em thân mến, Ðức Giêsu Kitô đã sống lại từ kẻ chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bầu cho Giáo Hội của Người. Với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ lắng nghe những ai tín thác vào Ðức Giêsu Kitô, chúng ta dâng lời cầu nguyện:
1. Trong bí tích rửa tội, ông/bà T. đã được lãnh nhận ánh sáng của Ðức Kitô. Giờ đây, xin Chúa xua tan bóng tối và dẫn ông/bà vượt qua nước của sự chết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Người anh chị em của chúng ta là ông/bà T. đã được nuôi dưỡng ở bàn tiệc của Ðấng Cứu Thế. Xin Chúa đưa ông/bà vào tham dự bàn tiệc trên trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. (Nếu người chết là tu sĩ) Anh chị em của chúng ta là T. đã trọn cuộc đời theo Chúa Giêsu trong sự khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Xin Chúa hãy coi T. như một trong những người thánh thiện đang hỉ hoan trong cung điện trên trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. (Nếu người chết là giám mục hay linh mục) Người anh em của chúng ta là T. đã được chia sẻ chức vụ tư tế của Chúa Giêsu trong việc dẫn dắt Dân Chúa cầu nguyện và thờ phượng. Xin Chúa đưa T. hiện diện trước mặt Chúa là nơi T. sẽ được một chỗ trong phụng vụ nước trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. (Nếu người chết là phó tế) Người anh em chúng ta là T. đã phục vụ dân Chúa với tư cách của một phó tế trong Giáo Hội. Xin Chúa chuẩn bị cho T. một chỗ trong vương quốc mà tên của T. sẽ được Chúa công bố. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
6. Nhiều thân bằng quyến thuộc và bằng hữu đã ra đi trước chúng ta và đang chờ đợi phần thưởng nước trời. Xin Chúa ban cho họ một mái nhà vĩnh viễn với Con Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
7. Nhiều người bị chết vì võ lực, chiến tranh và đói khát. Xin Chúa xót thương những ai bị đau khổ một cách bất công vì những tội lỗi xúc phạm đến tình yêu của Chúa, và xin đưa tất cả vào vương quốc bình an muôn đời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
8. Những người tín thác vào Ðức Kitô hiện đang ngủ yên trong Chúa. Xin Chúa ban bình an, sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho tất cả những ai có đức tin mà chỉ có mình Chúa biết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
9. Những người thân yêu của T. đang cần sự nguôi ngoai an ủi. Xin Chúa hãy xoa dịu sự đau thương của họ và xua tan những u uẩn, nghi ngờ vì buồn chán. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
10. Chúng ta đang quy tụ nơi đây trong đức tin và đức cậy để cầu nguyện cho anh chị em chúng ta là ông/bà T. Xin Chúa kiên cường niềm hy vọng của chúng ta để chúng ta có thể sống xứng đáng khi chờ đợi Ðức Kitô tái giáng lâm. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Lm: Lạy Thiên Chúa, Ðấng ban phát bình an và chữa lành các linh hồn, xin lắng nghe lời cầu khẩn của Ðấng Cứu Thế, là Ðức Giêsu Kitô, và của dân Người, mà sự sống của họ đã được trả bằng máu của Con Chiên. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm của tất cả những ai đang yên giấc trong Ðức Kitô, và xin ban cho họ một chỗ trong nước trời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Mẫu B. Lm: Thiên Chúa là Cha toàn năng, Người đã đưa Ðức Kitô chỗi dậy từ cõi chết; với sự tin tưởng chúng ta hãy cầu xin Người gìn giữ tất cả những ai thuộc về Người, dù còn sống hay đã chết. 1. Trong bí tích rửa tội, ông/bà T. đã được hứa ban sự sống đời đời, xin cho ông/bà T. được đón nhận vào cộng đồng các thánh. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Vì ông/bà T. đã được ăn Mình Thánh Ðức Kitô, là bánh hằng sống, xin cho ông/bà được sống lại vào ngày sau hết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. (Nếu là phó tế) Vì người anh em của chúng ta là T. đã công bố Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô và phục vụ người nghèo xin cho T. được đón nhận vào cung thánh ở thiên đàng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. (Nếu là giám mục hay linh mục) Vì người anh em của chúng ta là T. đã phục vụ Giáo Hội với tư cách một linh mục, xin cho T. được một chỗ trong phụng vụ nước trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. Xin cho thân nhân và bạn hữu của người quá cố và cho tất cả những ai đã giúp đỡ chúng ta được Chúa đền đáp vì những công việc tốt lành của họ. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
6. Xin cho những ai đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại sẽ được chiêm ngưỡng Chúa cách nhãn tiền. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
7. Xin cho gia đình và bạn hữu của ông/bà T. được an ủi trong sự buồn sầu của Ðức Kitô, là Người đã thương khóc cái chết của Lagiarô. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
8. Xin cho tất cả chúng ta đang quy tụ thờ phượng trong cùng một niềm tin sẽ được tái xum họp trong vương quốc Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Lm: Lạy Thiên Chúa là nơi nương náu và là sức mạnh của chúng con, Ngài đã nghe tiếng khóc than của dân Ngài; xin lắng nghe lời chúng con cầu nguyện cho anh chị em chúng con, là ông/bà T. vừa mới qua đời. Xin thanh tẩy tội lỗi của họ và xin ban cho họ sự no đủ của ơn cứu độ. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
4. NGHI THỨC HẠ HUYỆT HDV: Người thân yêu của chúng ta là ông/bà T. đã đến nơi an nghỉ trong sự bình an của Ðức Kitô. Giờ đây xin Thiên Chúa đón nhận ông/bà vào bàn tiệc của con cái Thiên Chúa trên thiên đàng. Với niềm tin và niềm hy vọng trong sự sống vĩnh cửu, chúng ta hãy nâng đỡ ông/bà trong lời cầu nguyện. Chúng ta cũng dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho cả chúng ta nữa. Ðể ngày nào đó chúng ta sẽ được tái hợp với người thân yêu của chúng ta, và cùng nhau chúng ta sẽ được gặp Ðức Kitô–là sự sống của chúng ta–mà Ngài sẽ xuất hiện trong vinh quang.
Trong Sách Thánh, chúng ta đọc (chọn một): A. Bấy giờ Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.” (Mt 25:34).
B. Ý của Ðấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. (Gioan 6:39).
C. Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Ðức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. (Phil. 3:20).
D. Xin Ðức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh chị em ân sủng và bình an. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men! (Kh. 1:5-6).
Làm Phép Huyệt HDV: Lạy Ðức Giêsu Kitô, nhờ Chúa ở ba ngày trong mộ, Chúa đã thánh hóa các ngôi mộ của những ai tin vào Chúa, và đã biến ngôi mộ trở thành dấu chỉ hy vọng vào lời hứa phục sinh, dù ngôi mộ đang cầm giữ thân xác chúng con. Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên trong bình an cho tới khi Chúa đánh thức ông/bà dậy trong vinh quang, vì Chúa là sự phục sinh và là sự sống. Sau đó ông/bà sẽ được thấy Chúa nhãn tiền và được thấy ánh sáng trong sự sáng của Chúa Và nhận biết sự huy hoàng của Thiên Chúa, vì Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Ð: Amen.
Hạ Huyệt Vì Chúa đã gọi ông/bà T. ra khỏi thế gian về với Chúa, chúng ta gửi gấm thi thể ông/bà T. vào lòng đất vì chúng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Nhưng Ðức Giêsu Kitô sẽ thay đổi thân xác hay chết của chúng ta trở nên giống thân xác của Ngài trong vinh quang, vì Ngài đã sống lại, là trưởng tử của kẻ chết. Chúng ta hãy phó thác người thân yêu của chúng ta cho Thiên Chúa, để Người ấp ủ trong bình an, và cho thân xác ấy chỗi dậy trong ngày sau hết. Lời Nguyện Giáo Dân (sau khi hạ huyệt)
Mẫu A. HDV: Chúng ta hãy cầu xin Ðức Kitô, là Ðấng đã nói: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết, cũng sẽ được sống, và bất cứ ai sống và tin vào Ta sẽ không bao giờ chết.” 1. Lạy Chúa, Chúa đã an ủi bà Mácta và Maria khi họ buồn sầu; xin Chúa hãy gần chúng con, là những người đang thương tiếc ông/bà T., và xin Chúa lau khô mọi giọt lệ của những kẻ khóc than. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Chúa đã nhỏ lệ khi đứng trước mộ Lagiarô, người bạn của Ngài; xin Chúa an ủi chúng con đang trong sự buồn sầu. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Chúa đã làm cho kẻ chết sống lại; xin cho người thân yêu của chúng con được sự sống đời đời. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Chúa đã hứa nước trời cho kẻ trộm biết ăn năn sám hối; xin Chúa đưa ông/bà T. vào hưởng niềm vui nước trời. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. Xin Chúa an ủi chúng con đang buồn sầu vì cái chết của người thân yêu; xin cho đức tin của chúng con trở nên nguồn an ủi và sự sống đời đời là nguồn hy vọng của chúng con. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Mẫu B. HDV: Anh chị em thân mến, với một lòng sùng kính chúng ta hãy dâng lên Chúa lời khẩn nguyện của chúng ta, vì Ngài là nguồn mạch mọi sự thương xót. Lạy Chúa khoan nhân, xin hãy tha thứ tội lỗi cho những ai đã chết trong Ðức Kitô. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
1. Xin Chúa hãy nhớ đến các việc lành mà chúng con đã làm. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Xin Chúa đón nhận ông/bà T. vào sự sống đời đời. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những thân nhân đang thương khóc. Xin Chúa an ủi họ khi sầu muộn. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Xin Chúa gia tăng đức tin và kiên cường niềm hy vọng của họ. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 5. Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta đang trên đường lữ thứ. Xin cho chúng ta luôn trung thành phục vụ Thiên Chúa. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Kinh Lạy Cha HDV: Với sự khát khao ngày ngự trị của vương quốc Thiên Chúa, chúng ta cùng cầu nguyện:
Lạy Cha chúng con…
Lời Nguyện Kết HDV: Lạy Thiên Chúa toàn năng, qua cái chết của Con Chúa trên thập giá, Chúa đã tiêu diệt sự chết; qua việc Ðức Kitô nằm trong mộ Chúa đã thánh hóa các phần mộ của những ai tin vào Ngài; và qua sự sống lại của Ðức Kitô Chúa đã phục hồi sự sống vĩnh cửu cho chúng con. Lạy Thiên Chúa của kẻ sống cũng như kẻ chết, xin nhận lời chúng con cầu khẩn cho những ai đã chết trong Ðức Kitô và đã được mai táng với Người trong niềm hy vọng sống lại. Vì khi còn sống họ đã trung thành với danh thánh Ngài, xin cho họ được ca tụng Ngài cho đến muôn đời trong niềm vui thiên đàng. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Ð: Amen.
Cầu Nguyện Cho Người Tham Dự HDV: Mọi người hãy cúi đầu và cầu xin Chúa chúc lành. (sau giây phút thinh lặng) Lạy Thiên Chúa giầu lòng thương xót, Chúa biết thế nào là buồn sầu khổ não, Chúa luôn lắng nghe lời cầu xin của kẻ khiêm nhường. Xin hãy lắng nghe con dân Chúa đang khẩn thiết nài xin Chúa và xin kiên cường niềm hy vọng của họ trong sự nhân từ vô cùng của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Ð: Amen. HDV: Lạy Chúa, xin ban sự nghỉ yên muôn đời cho ông/bà T. Cđ: Và xin ánh sáng bất diệt chiếu soi trên họ. HDV: Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên muôn đời. Cđ: Amen HDV: Xin cho linh hồn ông/bà T. , và linh hồn của mọi tín hữu đã ly trần, nhờ lòng thương xót Chúa sẽ được nghỉ yên muôn đời. Cđ: Amen
Ban phép lành A. Nếu là linh mục hoặc phó tế HDV: Xin bình an của Thiên Chúa, vượt quá mọi trí hiểu, sẽ gìn giữ tâm hồn và lòng trí anh chị em trong tình yêu và sự nhận biết của Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Cđ: Amen. HDV: Xin Thiên Chúa Toàn Năng là Cha, và Con, và Chúa Thánh Thần ban phép lành cho anh chị em. Ð: Amen.
B. Nếu là giáo dân HDV: Nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa và bình an của Chúa Giêsu Kitô chúc lành và an ủi chúng ta và lau khô mọi giọt lệ của chúng ta nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Ð: Amen. HDV: Hãy ra đi trong bình an của Ðức Kitô. Ð: Tạ ơn Chúa.
Có thể hát thánh ca kết thúc. Mọi người có thể ném đất hoặc ném bông hoa để tượng trưng cho việc chôn xác kẻ chết.
5. NGHI THỨC HỎA TÁNG Mở đầu HDV: Anh chị em thân mến, Chúng ta đến đây để cử hành nghi thức hoả táng T… Việc hỏa táng nhắc chúng ta nhớ đến thân phận mỏng dòn của con người. Thiên Chúa dựng nên con người từ tro bụi, rồi lại cho con người trở về bụi tro, đợi mai sau thân xác sẽ được tái tạo trong trời mới, đất mới.
(giữ thinh lặng trong giây phút)
Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Cha, Cha đã tạo dựng nên lửa và ban lửa cho chúng con. Lửa đã sưởi ấm khi chúng con sinh ra, đã tạo điều kiện tốt cho cuộc sống hàng ngày, và khi chúng con qua đời, lửa còn làm cho thân xác này nên giống của lễ toàn thiêu xưa. Xin Cha chúc lành và thánh hóa ngọn lửa chúng con sắp dùng để hoả táng thân xác người anh (chị) em của chúng con là T… Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con. Cđ: Amen.
Lời Nguyện Giáo Dân HDV: Anh chị em thân mến, Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái (12:29) đã cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là một ngọn lửa thiêu. Người đã cho ông Môsê được gặp Người qua bụi gai rực lửa. Người cũng hiện diện giữa dân Người qua cột lửa về ban đêm trong sa mạc. Chính Thiên Chúa Cha đã cho Ðức Giêsu Kitô đến thanh tẩy chúng ta bằng lửa trong Thánh Thần, và đã ban Chúa Thánh Thần như lửa sưởi ấm linh hồn chúng ta. Người cũng mời gọi chúng ta dâng hiến đời sống cho Người như lễ vật toàn thiêu. Với những xác tín ấy, trong việc cử hành nghi thức hỏa táng hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Chúa Cha những lời nguyện xin tha thiết, và đầy tin tưởng sau đây:
1. Lạy Cha, Con một Cha là Ðức Giêsu Kitô đã đem lửa xuống trần gian, và Người không ao ước gì hơn là thấy lửa ấy bừng cháy lên. Xin cho ánh sáng Tin Mừng được thắp lên trong toàn Giáo Hội và trên khắp hoàn cầu. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Như ngọn lửa vật chất sắp thiêu đốt thi hài T…, xin cho ngọn lửa mến Chúa yêu người cũng luôn nung nấu tâm hồn chúng con. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha đã ban cho T… được làm người và được làm con cái Cha. Chúng con tạ ơn Cha vì muôn ơn lành Cha đã ban cho T… trong suốt cuộc đời, và bây giờ Cha lại gọi T… về với Cha. Xin Cha thương đón linh hồn T… cùng với những việc lành cũng như mọi sự yếu đuối của T… trong cuộc sống làm người. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Cũng như thân xác của T… sắp thành những hạt bụi mất hút trong lòng đời, xin Cha cho mỗi người chúng con cũng biết quên mình, biết hy sinh trong cuộc sống phục vụ anh chị em. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho thân nhân của T… nhận được mọi ơn lành của Cha, và được mọi người quý mến thiết tha như ngọn lửa an ủi sưởi ấm tâm hồn họ. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Kinh Lạy Cha HDV: Và giờ đây, chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu Kitô đã dạy chúng ta.
Tất cả đọc Kinh Lạy Cha, trong khi linh mục HDV: rẩy nước thánh và xông hương.
Lời Nguyện Kết HDV: Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Cha, giờ đây chúng con phó dâng linh hồn T… cho tình thương của Cha, và chúng con hỏa táng T… như của lễ toàn thiêu dâng lên Cha. Xin cho lễ hiến dâng này, cùng với tình yêu của gia đình và cộng đoàn chúng con, được kết hiệp với Chúa Giêsu trên thập giá thành của lễ đẹp lòng Cha.
Xin cho đời sống chúng con và mọi lời chúng con cầu nguyện được như hương trầm toả bay trước thánh nhan Cha, để cầu cho T…, và mọi người đã chết trong ân tình Cha, được vào hưởng vinh quang Cha muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Cđ: Amen. HDV. Lạy Cha, xin cho linh hồn T… được nghỉ yên muôn đời. Cđ. Và cho ánh sáng ngàn đời chiếu soi trên linh hồn ấy.
Sưu tầm
- Đặt gì vào tiểu quách khi sang cát, bốc mộ - Bốc mộ, cải táng, sang cát cần chuẩn bị và thực hiện như thế nào ? - Cung cấp đất Nghĩa trang và đất Mai táng - Dịch vụ hỏa táng tại Thiên Đức
Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên – Nơi giá trị được mang về từ những điều bình dị nhất
Chân thành cảm ơn! Tagged: công viên nghĩa trang, nghĩa trang đẹp Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên sinh thái kết hợp nghĩa trang.
Bạn đang xem bài viết Nghi Lễ Vòng Đời Người Công Giáo Việt Nam – Giáo Phận Cần Thơ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!