Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên việc ly hôn có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của những đứa trẻ.
Trong những năm gần đây tình trạng ly hôn ngày một gia tăng. Bài viết này tác giả đề cập đến tình trạng ly hôn tại địa phương và xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, do cả hai bên vợ chồng thuận tình và được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu cầu, được Tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án cho ly hôn. Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng ly hôn ngày một gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, trong đó phần lớn là giới trẻ. Họ thường ly hôn trong vòng 5 năm đầu chung sống. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2016 thụ lý 330 vụ án ly hôn; năm 2017 con số này là 398 vụ, tăng 68 vụ = 20,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Phân tích về độ tuổi trong các vụ ly hôn thì thấy: Trong số án “Ly hôn” năm 2017, có hơn 40% các cặp vợ chồng ở dưới độ tuổi 30 (trong đó số các cặp vợ chồng từ 22 tuổi trở xuống chiếm khoảng 3%); khoảng 36% ở độ tuổi 30 – 40, phần lớn trong số đó (chiếm tới khoảng 90%) là có con nhỏ – đây là đối tượng dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất khi bố và mẹ ly hôn; các cặp vợ chồng ly hôn trong độ tuổi từ 40-50 chiếm khoảng 15%; còn lại là các cặp vợ chồng có độ tuổi khá lớn (trên 50 tuổi) chiếm khoảng 9%, họ đều có con đã thành niên, thậm chí là được lên chức ông, bà.
Có thể nói, ly hôn là sự lựa chọn của hai người cả vợ và chồng hoặc đơn phương từ một phía chồng hoặc vợ nhưng hệ lụy kèm với nó là cả một vấn đề, Việc ly hôn có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh; đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của những đứa trẻ; để lại gánh nặng cho xã hội nếu như con cái của họ bị bỏ rơi, không được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục chu đáo; chúng sẽ thiếu đi sự chăm sóc, tình cảm của người cha hoặc người mẹ, thậm chí cả hai. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân cách của những đứa trẻ, làm chúng dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội… Đây cũng là một trong những lý do vì sao mà trong những năm gần đây tình trạng tội phạm tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng.
Vậy, nguyên nhân từ đâu mà tình trạng hôn nhân trong giới trẻ ngày càng gia tăng như vậy?
Qua nghiên cứu trực tiếp các hồ sơ án ly hôn thì thấy: Nguyên nhân phần lớn và sâu xa dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt với các cặp vợ chồng trẻ là do họ thiếu kỹ năng sống. Họ bước vào cuộc sống hôn nhân khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân, ít quan tâm đến chồng hoặc vợ, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân. Trong khi đó nhận thức về cuộc sống gia đình, ý nghĩa của hôn nhân và tình yêu còn hời hợt đã khiến họ không đủ bản lĩnh và kỹ năng giải quyết, vượt qua các mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn. Chiếm một phần trong số các cặp ly hôn là do họ kết hôn ngoài ý muốn khi những hiểu biết về kiến thức giới tính có phần hạn chế.
Nguyên nhân thứ hai là do kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh, sinh con sớm khiến vợ chồng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, không tập trung đồng thuận để xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái. Hầu hết trong các Quyết định công nhận thuận tình ly hôn đều thể hiện các cặp vợ chồng đến xin ly hôn không có tài sản chung.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như: do tư tưởng lạc hậu, người vợ không sinh được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi tông đường”; vấn đề về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội; vợ chồng bất hòa, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn do nhận thức về xã hội, pháp luật chưa đầy đủ, thậm chí nhiều trường hợp người chồng nghiện ngập ma túy, cờ bạc, rượu chè … dẫn đến người vợ không chịu được phải ly hôn. Nhiều vụ án được Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí đưa ra xét xử là do người chồng đang trong thời gian thụ lý án vì có hành vi vi phạm pháp luật. Có những vụ ly hôn, người vợ là nguyên đơn nhưng phải viết đơn đề nghị Tòa bảo vệ mình khi tham dự phiên tòa vì thường xuyên bị người chồng đe dọa, đánh đập do thường xuyên dùng ma tuý “đá” (một loại ma túy tổng hợp); vấn đề bạo lực gia đình xảy ra cũng xuất phát phần lớn từ người chồng dùng ma túy tổng hợp bị ảo giác, về đánh dọa vợ con.
Để hạn chế thấp nhất tình trạng ly hôn xảy ra đối với giới trẻ trên cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí nói riêng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Hai là: Nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình cũng như Nhà trường và xã hội đối với giới trẻ, trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách để họ nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình; Tập huấn các kỹ năng theo từng giới (nam, nữ riêng), cùng với đó giúp họ chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, nhất là các kỹ năng sống, cách ứng xử, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, khả năng kìm chế cái tôi của bản thân để tránh được việc để xảy ra ly hôn ngay từ những năm đầu chung sống.
Ba là: Đẩy mạnh vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ để làm tốt công tác hòa giải ngay từ cơ sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh, từ đó hạn chế việc gửi đơn ra Tòa để xin ly hôn.
Bốn là: Cần đưa chỉ tiêu nâng cao việc hòa giải thành trong việc giải quyết án ly hôn của ngành Tòa án, để góp phần kìm chế tình trạng ly hôn gia tăng.
Năm là: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thông qua hệ thống truyền thanh tại tổ dân, khu phố để nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam bền vững…
Nguyễn Mai Thúy
VKSND TP Uông Bí, tỉnh QN
Vong Bé Đỏ Theo: Nguyên Nhân &Amp; Cách Hoá Giải?
Vong bé đỏ là gì?
Có nhiều bạn sẽ thắc mắc không biết bé đỏ là gì???. Thưa các bạn. Bé đỏ là những bé không được hưởng cuộc sống của một con người (được sinh ra và được lớn lên). Là những bé bị cha mẹ bỏ (phá thai) hoặc mẹ bị sảy thai. Có một số thầy tâm linh gọi bé đỏ là những bóng mờ.
Các cụ xưa cho rằng, đa số các bé hình thành trong ba trường hợp: Mượn Cửa, Số và Bị Oan
Vong bé đỏ mượn cửa:
Đây là trường hợp mà tâm nguyện tiền kiếp của các bé là đi hầu cận sớm. Bé có thể mượn cửa là bé trong tiền kiếp tích phúc được rất nhiều. Thường là các mẹ vô tình tự sảy các bé. Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, linh hồn các bé sẽ được bề trên đón đi tu tập và sau này sẽ làm nhiệm vụ nhất định nào đó mà bề trên giao cho. Có bé vào nơi cửa Phật, có bé vào nơi cửa Thánh, có bé vào nơi cửa Mẫu…
Nhiều bé sau khi tu tập có thành tựu sẽ quay lại độ cho bố mẹ hoặc người thân ăn lộc (làm việc tâm linh). Trường hợp này các bé chỉ độ cho bố mẹ chứ không yêu cầu đòi hỏi bố mẹ phải lễ lạt gì cho các bé cả. Tuy nhiên, tỉ lệ bé đỏ mượn cửa rất thấp trong số những bé bị bỏ hoặc sảy thai.
Vong bé đỏ mất do SỐ:
Đây là trường hợp tiền kiếp các bé bị tội, không được phép sống cuộc sống của một con người(sinh lão bệnh tử một cách tự nhiên). Các bé hay bị bố mẹ phá thai hoặc tới lúc mà chưa phá thì sẽ bị sảy thai. Trường hợp này các bé thực sự rất cần sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc người thân. Bố mẹ
Có thể siêu độ cho các bé được siêu thoát (chuyển kiếp).
Hoặc tắm muội để các bé có cuộc sống tốt đẹp hơn trong thế giới vong linh.
Vong bé đỏ mất do Bị Oan:
Đây là các bé lẽ ra được sống kiếp con người nhưng bị cha mẹ bỏ (phá thai). Trường hợp này cha mẹ phải gánh chịu hậu quả rất nặng. Các bé hiền lành sẽ không sao, nhưng một số bé sẽ hành cha mẹ, thậm chí cả ông bà. Sẽ hành chính ai là tác nhân khiến cho các bé không được sống kiếp làm người trần. Trường hợp này các bạn nên sám hối các bé, phải biết lỗi và kêu cầu gia tiên che chở cho vong bé đỏ, hoặc làm lễ cho các bé.
Khi các bạn bỏ hay sảy bao nhiêu lần thì đi xem bói các thầy đều biết hết ???
Không Phải. Các thầy chỉ nhìn thấy những bé còn đang tồn tại ở thế giới vong linh. Các bé đã được giúp đỡ để chuyển kiếp hoặc tự chuyển kiếp các thầy sẽ không nhìn thấy.
Bản chất của việc xem âm là được âm báo. Nếu như các bé không hiện lên báo (hay không theo tới cửa nhà thầy) hay âm gia nhà các bạn không báo thì thầy sẽ không thể biết được các bạn có bao nhiêu bé đỏ. Đặc biệt, có những bé đỏ rất yếu, không đủ sức kết nối để nói chuyện với thầy. Bé đỏ theo bố mẹ tới cửa nhà thầy thường là các bé linh thiêng, có đủ sức để báo cho thầy.
Dấu hiệu nhận biết bị vong bé đỏ theo
Với vong bé đỏ theo có 3 trường hợp thế này:
1. Là bé do bạn vô tình hay hữu ý bỏ
2. Là bé do bố mẹ hoặc anh, chị em của bạn bỏ.
3. Là bé do người ngoài bỏ nhưng hợp với bạn, bạn có mặt ở nơi mà bé mất nên theo. Cái này nhiều bạn làm ngành y ở khoa phụ sản hay có.
Những người có vong bé đỏ theo thường có một số biểu hiện như đau 1 bên vai hoặc đau cổ mỏi lưng vào các giờ chiều muộn.
Nói là các bé này hại người mà các bé đi theo thì chỉ đúng một phần, bởi có một số trường hợp là các bé phá còn đa số các bé chỉ là vì không nơi nương tựa, không người chỉ lối nên cứ bám theo cha mẹ hoặc người hợp mệnh. Dần dần ở bên người đó, cái âm khí của bé sẽ bào mòn và lấn át đi dương khí của người bị theo. Khi đó nghiệp chướng người bị theo càng nổi lên, ngoài việc sức khoẻ của người đó kém đi thì mọi việc cũng có chiều hướng diễn biến xấu đi. Từ làm ăn, công viêc, tình cảm gia đình cũng kém.
Gửi bé đỏ lên chùa
Nhiều bố mẹ nói rằng đã gửi bé lên chùa rồi, yên tâm không vấn đề gì nữa. Tuy nhiên, các bạn cần hiểu rằng: Chùa là nơi các thầy tu tập không phải nơi ở chính của vong linh.
Trong các chùa đều có Hộ Pháp trấn giữ và khi các thầy rung chuông gõ mõ, kinh Phật cất lên thì các tầng long thiên hộ pháp họ về để gìn giữ kinh tạng nhà Phật. Không vong tà nào dám quậy phá mà phải ngồi xuống nghe đạo.
Các bạn gửi lên chùa thì bé không phải ở trong chùa đâu mà chỉ nương vào các bóng cây ngọn cỏ quanh chùa thôi. Đến khi các sư thầy cúng cho chúng sinh thì được vào hưởng rồi lại đi ra. Vậy mới có câu: “Ma cũ bắt nạt ma mới” và ở xung quanh chùa là thập loại cô hồn, ở đấy các bé đỏ cũng tội nghiệp lắm. Nói nôm na thì chính là kiểu như ăn mày cửa Phật.
Nhiều bé không chịu ở lại mà vẫn về theo người mẹ, cha hay người trước đó đang theo.
Tại sao vong bé đỏ theo phá bố mẹ?
Trường hợp các bé phá, quấy nhiễu mà chủ yếu ở đây là phá cha, mẹ chính bé đó. Bởi người cha, mẹ đó vô tâm không để ý bỏ mặc bé, không mảy may suy nghĩ về bé hoặc kiểu bản tính quá nhẫn tâm.
“Các bạn thử hình dung xem các bạn ra ngoài đường, bé đi theo các bạn nhưng về nhà bé lại chỉ được đứng ở ngoài cửa thôi. Cả nhà ngồi đấy ăn uống vui cười nó tủi hờn không được. Các anh hoặc em nó được bố mẹ yêu chiều bế ẵm, mua cho mọi thứ mà nó lại không được hưởng. Bố mẹ thì lại chẳng bao giờ nghĩ hay nhớ tới nó, để nó vất vưởng bên ngoài. Chính những hành động đó đã làm cái oán của bé càng cao hơn, cứ tích tụ hàng ngày. Mà sai với cha, mẹ và làm tổn hại cha mẹ thì nghiệp này bao đời cũng không trả hết được.”
Cách hoá giải vong bé đỏ, vong nhi tại nhà
Tamlinh.org xin bày cách cho những ai đã từng không may sa sảy hoặc phải bỏ bé trong trường hợp bất đắc dĩ. Cách này không hiệu quả với 100% trường hợp vong nhi theo, nhưng đa số đều giải quyết được nếu chính bố mẹ bé thành tâm, mở rộng yêu thương để bé cảm nhận được.
Sắm lễ hoá giải vong nhi theo phá
Các bạn về sắm lễ gồm:
– 5 loại quả khác nhau
– 1 hộp sữa tươi nhỏ
– 1 bao thuốc lá
– 1 chai rượu nhỏ
– 1 đôi nến cốc nhỏ.
Thời gian cúng lễ hoá giải vong nhi tại nhà
Sau đó lau dọn ban thờ, lên hương vào lúc 7h -9h sáng là đẹp nhất và làm trước 18 giờ chiều
Tuyệt đối không làm vào khung giờ 12h đến 14h.
Bài khấn nôm hoá giải vong bé đỏ tại nhà
Sau khi sắp xếp xong xuôi, các bạn có thể khấn nôm để xin như này:
” Con lạy quan thần linh, thổ thần, thổ địa, táo phủ thần quân, chúa đất, thần tài ngự trị tại đất này. Nay ngày…. tháng…năm…, con xin phép quan thần linh cho gia tiên tiền tổ dòng họ con tên là….. được phép vào đất này để con cháu có việc sang tai đôi lời. Con xin thỉnh gia tiên tiền tổ cùng thân bằng quyến thuộc nội ngoại hai bên hôm nay về đây để con cháu có việc sang tai đôi lời. Mẹ (bố) thỉnh bé đỏ của mẹ (bố), hôm nay có gia tiên tiền tổ của mẹ (bố) về đây, mẹ (bố) xin thỉnh gia tiên cho phép bé đỏ được vào mảnh đất này. Con xin phép chầu bà tổ cô, ông mãnh tổ cùng gia tiên dòng họ đón nhận chân linh bé đỏ do con vô tình hay hữu ý mà khiến mất. Nay con xin đưa bé về với gia tiên dòng họ, cho phép bé được nhập tổ quy tông. Cúi xin hội đồng gia tiên tiền tổ tha lỗi cho con và nhận cháu, che chở và dạy bảo để cháu nhanh được đầu thai kiếp khác, không còn lang thang vất vưởng. “
Chính bố mẹ bé phải có lời xin thì bé mới được gia tiên đón nhận, được bà tổ cô dẫn đi để mà tu tập, không phải vất vưởng nữa. Bé sẽ được dẫn đi học tập để nhanh được đầu thai chuyển kiếp hoặc nhận nhiệm vụ của mình. Sau này mỗi khi thắp hương, cúng giỗ cho gia tiên bé cũng được theo về.
Với những bạn bị vong bé đỏ theo ở trường hợp 3 (do hợp mà theo) các bạn có thể gửi lên chùa và cũng xin nói đôi lời. Bé đó số phận đã không được làm người, nay vất vưởng ngoài kia. Không có ai nhớ tới, không có nơi chốn đi về thì nếu có thể cũng cùng một bài xin như trên các bạn hãy xin rằng cho bé đó được gia tiên nhận làm con nuôi hoặc cháu nuôi trong dòng họ. Cho bé đó có một mái nhà, có người thân. Dùng cái tâm từ của mỗi con người mà chiêu cảm các bé để cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Tin hay không tuỳ thuộc vào mỗi người. Hiệu nghiệm hay không cũng tự mọi người cảm nhận.
P/S: Khi xin các quan thần linh các bạn có thể đọc còn với vong linh, họ hiểu mình qua ý nghĩ nên chỉ cần đọc nhẩm trong đầu cũng được.
Nếu có thể, bố mẹ và người thân hãy làm thật nhiều việc phúc thiện, hồi hướng công đức cho các bé để bé có thêm phúc đức mà đầu thai chuyển kiếp nhanh hơn, vào được gia đình tốt hơn, không bị bỏ, bị sảy quá sớm như kiếp này bé phải chịu.
Tamlinh.org ( Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web)
Lý Giải Nguyên Nhân Không Nên Ăn Đồ Cúng Cô Hồn Tháng 7
Đồ cúng cô hồn gồm những gì?
Nhà tôi làm lễ Xá tội vong nhân. Từ 15 giờ mẹ đã chuẩn bị xong mâm lễ cúng với đầy đủ các đồ cúng và bắt đầu khấn vái trong nhà. Xong lễ trong nhà thì nắng ngoài trời đã dịu, lúc ấy khoảng 17 giờ là bà sai tôi bê mâm lễ cúng chúng sinh đặt ra vỉa hè ngoài trời.
Tôi đã làu nhàu hỏi: “Sao mẹ không cúng xong buổi sáng đi, còn cúng thêm buổi chiều làm gì cho mất thời gian”. Mẹ bảo cúng cô hồn chỉ làm buổi chiều muộn. Thực phẩm tùy sắm, nhưng ngoài đồ mã, hoa quả còn có nhiều bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, kẹo bánh, gạo muối, nước mía và không thể thiếu món cháo loãng.
Mẹ bày mâm lễ đỏ trắng vàng hồng rất đẹp mắt, nên mấy đứa cháu nội ngoại ra ngoài đứng xem bà lễ. Nhưng cúng xong thì mẹ tôi sai đem bỏng vãi khắp nơi. Cháo loãng đựng trong những bồ đài (lá mít cuộn lại) mẹ cũng bảo vẩy khắp nơi cho chúng sinh.
Mấy đứa cháu nhỏ nhăm nhăm nhặt mấy gói bỏng đỏ, hồng, trắng, kẹo bánh xanh đỏ, thậm chí đòi hút nước mía… đều bị bà ngăn lại, dứt khoát không cho ăn uống.
Mẹ tôi giải thích rằng, theo dân gian, sau khi cúng cô hồn xong, người nhà không nên ăn lại những món đồ cúng cô hồn đó.
Lý giải của nhà khoa học tâm linh
Đem hành động của mẹ đi hỏi ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người), ông lý giải rằng: Các phẩm vật, đồ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch nói riêng và đồ cúng chúng sinh nói chung đều để ở ngoài trời lâu, nên bị nguội lạnh. Mâm cúng cô hồn thường đặt rất thấp, thậm chí đặt luôn dưới đất nên bụi bặm, rồi có khi bị côn trùng, ruồi bọ, kiến… bu vào nên không còn sạch sẽ, ăn vào sẽ không an toàn cho cơ thể. Vì thế hầu hết mọi người ngại, không dám ăn.
Với các vật phẩm cúng khác như bánh kẹo, trái cây còn vỏ, hoặc bao bì thì vẫn ăn được, nếu gia chủ không dùng thì đem cho người khác, hoặc bỏ vào thùng nước gạo, không nên vứt đi vì lãng phí.
Một số địa phương không đem đồ cúng cô hồn vào nhà, mà có tục giật đồ cúng cô hồn, tức người sống giành giật những mâm cúng – với quan niệm cho giành giật càng đông là đã “mua chuộc” được các cô hồn không đến quấy phá. Nếu không có ai giành giật thì đồ cúng sẽ được bỏ vào túi đem cho trẻ con, người nghèo, người ăn xin.
Cúng cô hồn nên vào buổi chiều, tối thì cô hồn mới dễ nhận được đồ cúng. Vì theo dân gian, lý do là dưới ánh sáng ban ngày các vong hồn bị tan ra, hoặc suy yếu. Tới buổi chiều tối ánh sáng yếu đi các vong hồn tụ lại mới có thể hưởng đồ cúng.
Các món bỏng nẻ, khoai, sắn, ngô, kẹo bánh, sữa, bim bim… được coi là để cúng các thai nhi, bé đỏ.
Còn cháo loãng, nước mía được cho là vong linh rất thích, bởi cổ họng của vong hồn, quỷ đói rất bé chỉ ăn được cháo loãng và nước. Các điển tích xưa cũng mô tả các cô hồn lang thang đói khát, bị đày đọa nơi âm giới có cái cổ dài, thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường, nên chỉ ăn được cháo loãng, ngày nay còn thêm nước mía.
Lễ xá tội vong nhân còn có vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí thức ăn khắp bốn phương tám hướng cũng là cách để tứ tán các cô hồn.
Cúng chúng sinh xong nên đốt đồ mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay, không luẩn quẩn quấy nhiễu gia chủ.
Các cụ xưa thường dặn dò con cháu một số điều cần phải biết khi làm lễ cúng cô hồn tại gia như:
– Mâm cúng cô hồn nên là đồ chay, vì theo thuyết nhà Phật cúng chay để các cô hồn bớt sân hận. Đồ mặn sẽ khơi dậy tham luyến khiến các cô hồn luyến tiếc dương thế và khó siêu thoát.
– Khi cúng cô hồn, gia chủ nên dặn trẻ con không nên chơi đùa quanh chỗ cúng, trước hết là không ảnh hưởng tới mâm lễ (làm đổ lễ, ngã hỏng đồ lễ…). Sau là tránh cho trẻ con yếu “vía”, dễ bị những cô hồn trêu chọc…
– Phụ nữ có thai, người già cũng không nên có mặt khi đang cúng cô hồn.
– Còn người bình thường, kể cả người đứng cúng xong cũng không nên đứng trước lối ra vào để tránh đường cho ma quỷ vào hưởng đồ cúng cô hồn.
Thái Nguyên: Lễ Khai Pháp Trường Hạ Chùa Phù Liễn
Về chứng minh tham dự có TT Thích Thanh Điện phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP I TƯ GHPGVN; TT Thích Giác Dũng, phó Ban Phật giáo quốc tế, giảng viên Học viện Phật giáo trên toàn quốc; TT Thích Thanh Huân phó VP I TƯ GHPGVN; ĐĐ Thích Nguyên Thành, UV HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên Viện chủ kiêm hóa chủ Hạ trường; ĐĐ Thích Đạo Quảng phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên Chánh Duy na Hạ trường; ĐĐ Thích Thanh Thắng phó BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; sư cô thích Đàm Tâm, phó TT BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; ĐĐ Thích Chúc Tiếp phó Thư ký kiêm Chánh VP BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; cùng chư Tôn đức Tăng ni tỉnh bạn về tham dự, và hơn 50 hành giả của Hạ trường chùa Phù Liễn tham dự buổi lễ.
Phía quan khách Chính quyền có ông bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Phùng Đình Thiệu UV Ban TV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Thái Nguyên; ông Đặng Viết Thuần UV Ban Thượng vụ Tỉnh ủy, phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Thái Nguyên; bà Nguyễn Thị Mạnh Anh, phó GĐ Sở NV, Trưởng Ban TG tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Hồng Khánh, phó Phòng Tôn giáo Dân tộc, UBMTTQ tỉnh Thái Nguyên; bà Dương Thu Thủy, Chuyên viên phòng Nội vụ TP Thái Nguyên. Cùng chư vị đại diện Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành đoàn thể các cấp đồng tham dự. đặc biệt về tham dự buổi lễ có hàng nghìn bà con Phật tử của các Huyện, Thị, Thành trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên cùng về tham dự.
Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài tìm đến 5 anh em ông Kiều Trần Như và thuyết pháp Tứ Thánh đế, lần đầu tiên. Kể từ đó giáo pháp được hình thành. Một nền giáo pháp chỉ rõ cho con người thoát ly sinh tử, khổ đau, nhận chân được giá trị đích thực của con đường giác ngộ giải thoát, mọi thành phần trong xã hội thời bấy giờ tìm đến với Đức Thế Tôn và giáo hội được thành lập thành tứ chúng: Tỷ Khiêu – Tỷ Khiêu Ni – Ưu Bà Tắc – Ưu Bà Di.
Có đoàn thể tất phải có giới luật. Trong giới luật của Phật có quy định chư Tăng Ni dừng chân trong ba tháng để tịnh tu giới hạnh, trau giồi giới định tuệ – tam vô lậu học để làm hành trang trên lộ trình chuyển tinh thần đạo đức của Phật giáo đi vào lòng cuộc đời. Từ đó mặc dù đã trải qua hơn 2.500 năm trong lịch sử, giới luật quy định ấy luôn duy trì nghiêm túc để người con Phật: “Đoàn kết hòa hợp – trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm giáo hội”.
Tôn chỉ, mục đích của An C Kết Hạ tại đạo tràng hôm sẽ nói lên đầy đủ tinh thần duy trì giới luật cho hàng tứ chúng trên bước đường tu học để phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào công cuộc hoằng dương chính pháp, cứu khổ độ sinh.
Chia sẻ chùm ảnh của buổi lễ:
Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!