Cập nhật thông tin chi tiết về Nhớ Tết Trung Thu Của Bác Trong Ngục Tù mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Baonghean.vn) – Trung thu năm 1945 là cái Tết Trung thu đầu tiên thiếu nhi nước ta được vui chơi thỏa thích trên một đất nước vừa dành Độc lập, sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Nhân dịp này, Bác Hồ âu yếm gửi thư cho các cháu cùng với nhiều cái hôn thân ái.
Bác rất biết Trung thu này, các cháu vui cười hớn hở, và Bác Hồ của các cháu cũng thế. Tất cả đều vui vì theo Bác có hai lẽ: Một, Bác rất yêu các cháu, và hai là vì Trung thu năm ngoái trở về trước, nước ta còn bị áp bức, các cháu còn là một bầy nô lệ trẻ con, thì Trung thu năm này đất nước ta đã được tự do, các cháu thành những tiểu chủ của một nước Độc lập.
Bác Hồ thăm các cháu mẫu giáo nhân dịp Tết Trung thu, tại Chiến khu Việt Bắc.
Người Việt ta có câu thành ngữ “Ăn cơm mới, nói chuyện cũ”. Đón Tết Trung thu năm 1945 với nhiều sự kiện, ý nghĩa như thế, chắc nhiều người không khỏi nhớ tới những bước đường gian truân của Bác Hồ hồi cách mạng còn trong bóng tối. Cụ thể, là nhớ tới thời gian từ ngày 27/8/1942 đến ngày 10/9/1943, Bác trải qua 30 nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), nhờ đó Bác đã viết nên cuốn Nhật kí trong tù. Trong tác phẩm này, cũng có lần người đón Tết Trung thu với một tâm thế đặc biệt:
Trung thu
(Bản phiên âm chữ Hán)
Trung thu thu nguyệt viên như kính,
Chiếu diệu nhân gian bạch tự ngân.
Gia lý đoàn viên ngật thu tiết,
Bất vong ngục lý ngật sầu nhân.
Ngục trung nhân dã thưởng Trung thu,
Thu nguyệt thu phong đới điểm sầu.
Bất đắc tư do thưởng thu nguyệt,
Tâm tùy thu nguyệt cộng du du…
Trung thu
(Bản dịch thơ của Nam Trân)
Trung thu vành vạnh mảnh gương Thu,
Sáng khắp nhân gian bạc một màu.
Sum họp nhà ai ăn tết đó,
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.
Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu.
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng Thu…
Trong tù ngục, Người nếm trải đói khát, rận rệp, hoàn toàn mất tự do về thân thể đã hơn một tháng rồi(“Trung thu” được xem là hai bài thơ, đánh số thứ tự 22,23 trên tổng số 133 bài). Tết Trung thu lại đến, trăng chiếu rọi khắp nhân gian, ngoài tù các gia đình sum họp, trẻ con reo hò… Cảnh ấy đối lập với trong tù, người tù đang nuốt sầu tủi:
Sum họp nhà ai ăn tết đó,
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.
Một câu hỏi hay một câu nhắc nhở? Dẫu sao, liên tưởng đó cũng làm vơi bớt nỗi niềm của người thơ. Ở đây, tác giả không tạo ra sự đối lập để có cớ mà bực bội, dằn vặt mình. Hai câu đầu của bài thơ thứ nhất, phác họa một không gian có vầng trăng thật đẹp. Đấy là cái đẹp muôn thủa có thể làm dịu lòng người trên những bước đường lưu lạc. Vậy nên, câu thơ đầu của bài thơ thứ hai rất có lí: “Ngục trung nhân dã thưởng trung thu”(Người trong ngục cũng thưởng thức Trung thu).
Tuy vậy, ở trong tù, lại là người tù yêu nước bị bắt oan, nên Bác không thể không buồn: “Thu nguyệt, thu phong đới điểm sầu” (Trăng thu, gió thu đều vương sầu). Nếu một người bình thường, đối cảnh sinh tình thì sẽ dễ tiêu cực, đẩy tới tâm trạng buồn tủi, cô quạnh hoặc phàn nàn, kêu rên, phẫn uất…Người tù Hồ Chí Minh thì không thế:
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng Thu.
Cái kết bài thơ làm nổi rõ một nhân cách lớn, mà có dịp tác giả đã thổ lộ đầu tập Nhật kí trong tù: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”. Thân thể ở tù nhưng tinh thần, cái tâm cái chí của con người thì có ai giam hãm được. Có thể nói “Tâm tùy thu nguyệt công du du” mà Nam Trân dịch “Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu” là một thi tứ tuyệt vời kim cổ.
Xin lưu ý một chút. Câu kết ấy, Bác có mượn lời câu thơ cổ của Trương Duyệt bên Trung Quốc. Tác giả nước ngoài viết “Tâm tùy hồ thủy cộng du du”, qua câu thơ của Bác chỉ thay hai chữ “hồ thủy” (nước hồ) bằng “thu nguyệt” (trăng thu): “Tâm tùy thu nguyệt cộng du du”. Thơ Trương Duyệt tả nỗi buồn xa bạn, lòng man mác theo nước hồ, còn thơ của người tù cách mạng Việt Nam thì tâm hồn vẫn “vời vợi mảnh trăng thu”, cho dù thực tại có nghiệt ngã tới thế nào!
Có trải qua những Trung thu tù ngục như thế, đến khi thành người tự do và nhất là khi đất nước được Độc lập, niềm vui trong Bác được ở bên các cháu đón Tết Trung thu mới tự nhiên và lớn biết chừng nào?!
Kim Hùng
Top 10 Bài Thơ Hay Nhất Trong Tập Thơ Nhật Ký Trong Tù Của Bác Hồ
Người bạn tù thổi sáo
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu,
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu,
Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi
Lên lầu, ai đó ngóng trông nhau
Đại ý :
Bài thơ miêu tả cảnh Bác Hồ đang bị giam cầm, nghe được tiếng sáo của mội người bạn tù, khiến cho nỗi nhớ quê hương càng trở nên da diết. Những ngày thơ ấu, những ngày tháng vô tư nơi quê nhà hiện lên.
Trung thu vành vạch mảnh gương thu
Sáng khắp nhân gian bạc một màu
Sum họp nhà ai ăn Tết đó
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu
Trung thu ta cũng Tết trong tù
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu
Đại ý:
Miêu tả cảnh Người đón trung thu ở trong tù, một nơi đau khổ, chật hẹp không biết đến khi nào mời được tự do.
Bên ngoài, trăng vẫn tròn vành vạnh, nhà nhà vẫn đang đón tết trung thu. Một nỗi buồn, một “kẻ ăn sầu” như chợt lắng lại, bùi ngùi trước cảnh đoàn viên của mọi nhà. Nhưng Người vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vẫn đón Tết tù. Một cái tết trung thu đón bằng sự lạc quan ngay trong tâm hồn nhưng vẫn phảng phất nỗi buồn, phảng phất sự mong ngóng ngày tự do.
Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật
Cùm chân sau trước cũng tranh nhau
Được cùm chân mới yên bề ngủ
Không được cùm chân biết ngủ đâu
Đại ý:
Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan, cái nhìn dí dỏm của Người khi bị cùm chân nhưng vẫn có thể ngủ yên. Hoàn cảnh tù đày, đau đơn không khiến Người bi quan mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thản. Với cách nói dí dỏm của người càng làm cho chúng ta khâm phục tinh thần của người.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây nhè nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng
Đại ý:
Bài thơ miêu tả một khung cảnh thiên nhiên có xen lẫn hoạt động của con người vào làm toát lên sự yên bình, nhẹ nhàng đến lạ. Cánh chim của sự mệt mỏi lúc chiều tà, cánh chim bị đè nặng bởi một ngày làm việc mệt mỏi lại đối lập với sự nhẹ nhàng trôi, lướt băng qua mọi nẻo của tầng mây, Thật mộc mạc và giản dị làm sao! Hoạt động xay ngô tối của cô em xóm núi như là một điểm nhấn cho bức tranh để nó không vì quá yên lặng mà buồn, không vì quá thanh bình mà lặng lẽ. Thêm vào đó, một đốm lửa thôi nhưng nó lại như thắp sáng cả bức tranh với gam màu lạnh và trầm. Bài thơ vẫn toát lên cho thấy một nỗi buồn hiu quạnh, man mác của người con xa xứ, của một tâm hồn mong mỏi tự do và của một vĩ nhân yêu thiên nhiên, thiết tha được hòa mình vào đó.
Rụng mất một chiếc răng
Cứng rắn như anh khác thói thường
Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ
Nay phải xa nhau, kẻ một đường
Đại ý:
Tự khuyên mình
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian tuân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng
Đại ý:
Bài thơ cho thấy cách suy nghĩ tích cực, lạc quan trong mọi tình huống, coi đó như là cơ hội để rèn luyện bản thân nên càng có ý chí vượt qua. Nó cho thấy mọi thứ huy hoàng thành công đều xuất phát từ khổ đau. Đây là bài học cho tất cả chúng ta.
Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận
Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh
Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi
Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh
Đại ý:
Bác Hồ liên tưởng đến các vị tráng sỹ ngày xưa hùng hồn ra trận để bảo vệ quê hương đất nước, từ đó cảm thấy khó chịu, bực bội trong người do mình đang phải chịu cảnh giam cầm không thể làm gì được.
Gió sắc tựa gươm mài đá núi
Rét như dùi nhọn chích cành cây
Chùa xa chuông giục người nhanh bước
Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay
Đại ý:
Hồ Chí Minh miêu tả về cảnh hoàng hôn nơi rừng núi heo hút với gió sắc tựa gươm, với cái rét được ví như dùi nhọn chích cành cây. Sự khắc nghiệt ở nơi rừng núi làm nổi bật hơn những ngày tháng gian khổ, đầy khó khăn nguy hiểm mà Người đã phải chịu khi bị giam cầm ở đây. Nhưng hơn hết, Người vẫn chú ý đến tiếng chuông buổi hoàng hôn, vẫn thơ thẩn với tiếng sáo bay và trẻ dắt trâu về. Những cảnh tượng chỉ có trong trí tưởng tượng mà Người đã tự hình dung, nó yên bình, nó gắn với năm tháng tuổi thơ, gắn với tự do.
Nghe tiếng chày giã gạo
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
Đại ý:
Bài thơ nói về ý chí, sự kiên nhẫn của con người trước mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách của cuộc sống. Lúc gặp những khó khăn, ta sẽ trải qua những ngày tưởng chừng như không thể vươn dậy được, ta sẽ ngã gục và cảm thấy thế giới sụp đổ ngay chính trước mắt. Mọi con đường chẳng thể có lối ra, mọi cánh cửa tưởng chừng như khép lại. Nhưng ta đứng dậy, kiên nhẫn bước tiếp rồi mọi sự khó khăn sẽ được đền đáp xứng đáng, mọi cánh cửa sẽ lại mở ra và ta lại có lối đi riêng cho mình.
Không ngủ được
Một chúng tôi canh…lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn bay.
Đại ý:
Bài thơ miêu tả lại sự trằn trọc không ngủ được của Người do canh cánh nghĩ về đất nước. Thời gian cứ trôi dần mà vẫn không thể chợp mắt cho yên giấc. Khi vừa chợp mắt được, trong giấc mơ Người nhìn thấy sao vàng 5 cánh – một biểu tượng của tự do, của con đường chủ nghĩa xã hội. Nó là biểu tượng cho con đường mà dân tộc ta đang hướng đi theo, đang đấu tranh để giải phóng cho chính mình, cho quê hương cho đất nước. Kể cả lúc thức hay lúc ngủ tâm trí của người đều hướng về đất nước.
Ngoài top 10 bài thơ hay nhất trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác Hồ, hơn 100 bài thơ khác cũng để lại những giá trị riêng cho nền văn học nước nhà.
Phong Tục Đón Tết Trung Thu Của Người Trung Quốc
Trung thu là một trong những ngày Tết quan trọng nhất đối với người dân Trung Quốc. Trong đêm rằm, họ có rất nhiều hoạt động sôi nổi.
Ngắm trăng
Trong ngày Trung thu, người Trung Quốc cổ đại đã có phong tục ngắm trăng. Các ghi chép lịch sử Trung Hoa cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề này, họ thường có buổi lễ tế thần mặt trăng vào đêm trăng tròn. Từ thời Chu, cứ đến rằm, nhân dân đều tổ chức lễ tế trăng và chào đón mùa đông. Trên bàn lễ họ bày biện rất nhiều thứ: bánh Trung thu, dưa hấu, táo, mận, nho… Trong đó, bánh Trung thu và dưa hấu là hai thứ không thể thiếu. Dưa hấu còn phải tỉa thành hình hoa sen.
Đến thời Đường, việc thưởng nguyệt, chơi trăng trong đêm đoàn viên trở nên thịnh hành. Sang thời Tống, phong tục này phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Sau thời Minh Thanh, tập tục ngắm trăng vẫn được duy trì như cũ, có nhiều nơi còn hình thành tục lệ thắp hương cầu khấn, dựng cây Trung thu, thắp đèn tháp, thả đèn trời, đi dạo dưới trăng, múa lân…
Ăn bánh Trung thu
Đêm rằm tháng 8, người dân Trung Quốc có thói quen ăn bánh Trung thu. Ban đầu, chiếc bánh này là vật cúng tế thần mặt trăng, sau này ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu trong đêm Trung thu bởi nó tượng trưng cho đoàn viên. Ngày nay, đã có những nơi chuyên sản xuất bánh Trung thu. Các nghệ nhân làm bánh nghiên cứu rất kỹ càng nhân bánh, vỏ bánh, chính vì vậy, càng ngày chiếc bánh Trung thu càng phong phú, đa dạng, tinh tế, thanh nhã.
Không chỉ có nhân bánh thơm ngon, vỏ bánh còn được in nhiều hình cầu kỳ bắt mắt: Hằng Nga bay lên cung trăng, đêm trăng ngân hà, tam đàn ấn nguyệt… Người dân cũng gửi gắm rất nhiều tâm tư tình cảm vào chiếc bánh. Họ dùng nó để thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ người thân cháy bỏng, hy vọng cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
Tế trăng
Tương truyền vào trời cổ đại, nước Tề có một cô gái dung mạo xấu xí nhưng từ nhỏ cô đã rất thành kính cầu khấn thần mặt trăng. Khi trưởng thành, nhờ tài đức xuất chúng cô được tuyển vào cung, song chưa bao giờ cô có được sự sủng ái của nhà vua. Nhưng vào đêm rằm tháng 8, nhà vua đi dạo dưới ánh trăng đã gặp cô, ông cảm nhận được vẻ đẹp có một không hai của cô bèn lập cô làm Hoàng hậu, cũng từ đây tục cúng thần mặt trăng ra đời. Các thiếu nữ cúng trăng chủ yếu mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng nga, trắng trong vĩnh cửu tựa mặt trăng.
Thả đèn dưới sông
Việc thả đèn xuống sông trong ngày Trung thu có ý nghĩa rất đặc biệt đối với thiếu nữ và các em nhỏ. Họ dùng giấy dầu làm thành chiếc đèn hình hoa sen, hình chiếc thuyền… sau đó thắp một ngọn nến, thả xuống sông hồ. Trước khi thả đèn phải thành tâm cầu nguyện, để chiếc đèn mang những nguyện ước của mình bay xa, cho ước vọng trở thành sự thật.
Giải câu đố
Đêm rằm Trung thu ở những nơi công cộng người dân treo rất nhiều đèn lồng, mọi người tập trung lại với nhau, cùng nhau giải những câu đố ghi trên đèn lồng. Đây là hoạt động mà nam thanh nữ tú rất ưa chuộng, trò chơi này đã làm nên vô số giai thoại tình yêu. Vì thế, giải câu đố trong đêm Trung thu trở thành phương pháp bày tỏ tình yêu của các đôi nam nữ.
Có Gì Trong Mâm Cỗ Trung Thu Của 3 Miền?
Cho đến tận bây giờ, nguồn gốc thực sự của Tết Trung thu vẫn cứ là một đề tài gây tranh cãi của nhiều học giả. Có người cho rằng, đây là dấu tích sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, có ý kiến lại khẳng định đây là lễ tết truyền thống bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Đại Việt.
Theo nhiều nghiên cứu, hình ảnh về lễ hội trăng rằm đã có trên trống đồng Ngọc Lũ và tết trông trăng đã trở thành một ngày lễ tết quan trọng trong năm của người Việt từ rất lâu. Đây không chỉ là dịp sum họp gia đình, bày tỏ lòng yêu kính với tổ tiên, ông bà, họ mạc, mà còn là dịp tết dành riêng cho trẻ em với những thức quà, trò chơi vô cùng đặc biệt.
Tùy theo từng vùng miền, với những đặc trưng về khí hậu, địa lý, sản vật theo mùa khác nhau mà mâm cỗ Trung thu 3 miền có sự khác biệt, nhưng đều gửi gắm những mong ước vô cùng thuần khiết về sự may mắn, sung túc, an lành và sinh sôi của người Việt.
Mâm cỗ Trung thu miền Bắc
Miền Bắc chính là nơi người ta có thể cảm nhận sự thay đổi rõ rệt nhất của khí hậu. Khi đất trời chuyển mình sang thu, bầu trời dường như xanh hơn, trong hơn, nắng không còn gay gắt mà dịu dàng, vàng óng, gió cũng mơn man, mát mẻ.
Cỗ Trung thu miền Bắc mang nét trang nhã, tinh tế, gắn liền với những vụ mùa bội thu và những hoa thơm, trái ngọt vốn là đặc sản của mùa thu Bắc Bộ như: cốm xanh thơm ngát, hồng chín đỏ mọng…
Tết Trung thu được người miền Bắc chuẩn bị từ đầu tháng 8. Khi ấy, phố phường sẽ ngập tràn các thức quà bánh, lồng đèn đủ màu sắc. Bởi đây là ngày tết của trẻ em, mâm cỗ trông trăng miền Bắc được bài trí khá bắt mắt với những tạo hình ngộ nghĩnh như chó bông kết bằng những múi bưởi, ông tiến sĩ giấy và các con vật làm bằng hoa quả và giấy màu… Mâm cỗ Trung thu bây giờ đã đơn giản hơn xưa rất nhiều, tuy nhiên, vẫn không thể thiếu các loại quả như chuối trứng cuốc chín vàng, trái hồng đỏ tượng trưng cho hy vọng, quả na mang ước nguyện sinh sôi, quả bưởi mang điều tốt lành và quả lựu chứa những ngọt ngào may mắn… Nhìn chung, mâm cỗ Trung thu tròn đầy, ý nghĩa theo quan niệm của người miền Bắc phải đạt các yêu cầu: có quả xanh, quả chín, đủ ngũ sắc, ngũ vị tượng trưng cho quy luật cân bằng của âm dương, vũ trụ.
Ngoài ra, trong mâm cỗ Trung thu miền Bắc, không thể thiếu các loại bánh nướng và bánh dẻo được tạo hình tròn – vuông tượng trưng cho trời – đất hoặc hình đàn lợn, cá chép… thưởng thức cùng với trà ướp hương sen.
Trong những ngày này, tại các khu phố chính của Hà Nội như Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Ngang – Hàng Đào thường tổ chức thi bày cỗ để chọn ra những mâm cỗ đẹp và ý nghĩa nhất trong lễ hội trăng rằm.
Mâm cỗ Trung thu miền Trung
Khác với miền Bắc được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu miền Trung khá khắc nghiệt, không có nhiều hoa trái, nên mâm cỗ Trung thu miền Trung cũng khá đơn giản, không quá câu nệ về hình thức.
Dịp tết Trung thu, người miền Trung thường có gì cúng nấy, chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính tổ tiên. Tuy nhiên, không bởi thế mà rằm tháng 8 ở miền Trung trở nên sơ sài, ngược lại, đây trở thành dịp để vui chơi với nhiều trò chơi, diễn xướng độc đáo.
Điểm tổ chức lễ hội rằm tháng 8 ở miền Trung đặc sắc nhất phải kể tới Huế và Hội An. Tại đây, có rất nhiều hoạt động náo nhiệt, thu hút đông đảo du khách tới tham dự như: múa lân; thả đèn hoa đăng trên sông Hương, sông Hoài; lễ hội đèn lồng… Đặc biệt, trong đêm rằm tháng 8, cố đô Huế và phố cổ Hội An thường được thắp sáng lung linh bởi hàng trăm chiếc đèn lồng đủ màu sắc, lung linh và huyền ảo.
Mâm cỗ Trung thu miền Nam
Là miền đất có khí hậu ôn hòa, mưa nắng tuần tự và một dải đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ với những miệt vườn trù phú, miền Nam có nhiều loại trái cây rất phong phú. Bởi vậy, mâm cỗ Trung thu của người miền Nam, ngoài các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, không thể thiếu 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, mâm cỗ của người miền Nam còn có thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) để thể hiện sự vững vàng, mong muốn gia đình được đông con nhiều cháu.
Tuy khá phóng khoáng và hào sảng trong lối sống, song nhiều người miền Nam cũng có những điều kiêng kỵ, như trong mâm cỗ cúng rằm tháng 8 của họ không có những loại quả như chuối, lê, cam, quýt.
Miền Nam cũng là nơi có đông người Hoa kiều sinh sống, nên tết Trung thu ở đây cũng rất đặc sắc. Trong những khu phố người Hoa, đêm hội trăng rằm được tổ chức rất sôi nổi với nhiều hoạt động như: múa lân sư rồng, trình diễn hoa đăng…
Dịp tết Trung thu, khu phố đèn lồng Lương Nhữ Học (quận 5, TP HCM) trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách với những sắc màu văn hóa đa dạng.
Hương Thảo / Nguồn: Tổng hợp
Bạn đang xem bài viết Nhớ Tết Trung Thu Của Bác Trong Ngục Tù trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!