Xem Nhiều 6/2023 #️ Những Điều ‘Cấm Kỵ’ Khi Thắp Hương Chớ Có Phạm Kẻo Tài Lộc Tiêu Tan, Cả Năm Đen Đủi # Top 9 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Những Điều ‘Cấm Kỵ’ Khi Thắp Hương Chớ Có Phạm Kẻo Tài Lộc Tiêu Tan, Cả Năm Đen Đủi # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều ‘Cấm Kỵ’ Khi Thắp Hương Chớ Có Phạm Kẻo Tài Lộc Tiêu Tan, Cả Năm Đen Đủi mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo chuyên gia nghiên cứu phong thủy Nguyễn Vĩnh Kiên, đối với mỗi gia đình người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì bàn thờ là nơi được coi là quan trọng nhất.

Đó là nơi các thành viên trong gia đình dùng để giao tiếp với thần linh và tưởng nhớ về công lao, ân đức của ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Do vậy, việc thờ cúng, bài trí bàn thờ là điều rất quan trọng.

Không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm

Không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm, bởi theo quan niệm từ xa xưa tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. Cũng tránh đặt đối diện hay quay lưng với nhà bếp vì gia đình dễ bất hòa. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả.

Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa hay ngược với hướng nhà

Khi bài trí bàn thờ, gia chủ nên tránh kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà không gặp may mắn.

Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà. Nếu không có thể gây ra âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.

Hoa đặt bàn thờ nên dùng hoa tươi

Gia chủ nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, ngược lại cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là không tốt. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.

Dù là một loài hoa đẹp, có hương thơm dễ chịu thế nhưng hoa ly lại là loại hoa kiêng đặt lên bàn thờ ngày Tết, bởi nếu đọc theo vần hoa ly sẽ là sự chia ly, không may mắn.

Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà

Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ sẽ mang lại điều hung cho gia chủ và các thành viên. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt bàn thờ thì có thể sử dụng bình phong che lại.

Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong một gian phòng.

Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.

Không nên thờ cùng 1 lúc 3 họ trở lên

Nhiều gia đình có thói quen thời cùng một lúc nhiều họ, tốt nhất chỉ nên thờ họ của gia chủ, phạm phải điều này gia đình thường loạn, vận may giảm sút.

hông dùng cát để bỏ vào trong bát hương

Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.

Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.

Bài vị tổ tiên không được cao hơn tượng Thần, Phật

Khi đặt bàn thờ gia tiên, không nên để bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật vì điều này sẽ khiến trong nhà “hạ phạm thượng”, “nô phụ chủ”, “thiên địa điên đảo”, “Nữ cường nam suy”.

Bát hương cũng là điều mỗi gia đình cần hết sức chú ý. Trong mỗi nhà chỉ nên đặt từ 2 đến 3 bát hương trên một bàn thờ. Trong đó: – Một bát hương thờ ngũ vị thần tài để ở vị trí cao nhất.

Một bát hương thờ gia tiên, tổ phụ, các bậc bề trên.

Một bát thờ huynh đệ, tỷ muội, con cháu.

Chổi, khăn dùng để lau dọn bàn thờ phải được dùng riêng

Chổi và khăn khi dùng để lau dọn bàn thờ phải được chuẩn bị riêng, không chung đụng. Bởi bàn thờ là nơi thiêng liêng, phải tránh uế tạp.

Thường xuyên lau dọn bàn thờ để giữ cho sự sạch sẽ, thanh tịnh

Ngoài ra, cố gắng nên dùng hoa tươi khi cúng lễ, thắp hương, tránh dùng hoa giả. Các đồ cúng lễ cũng cần phải thanh tịnh, tuyệt đối tránh việc thử đồ trước khi đưa lên cúng lễ.

Không đặt những đồ linh tinh lên bàn thờ

Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài. Điều này sẽ làm mất đi sự thanh tịnh, trang trọng của bàn thờ.

Kiêng kị phải tránh khi lau dọn bàn thờ

Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.

Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.

Và ý nghĩa của việc thắp các nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:

Thắp 1 nén: ngụ ý bình an.

Thắp 3 nén: bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

Thắp 5 nén: là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Cầu mong được trời đất phù hộ được bình an.

Thắp 7 nén: dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên dùng hương này.

Thắp 9 nén: tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.

Quy phạm trong sử dụng hương

Dùng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên làm chính, tránh hương hóa học vừa làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, vừa không thể biểu đạt được lòng thành.

Nơi sử dụng hương: Không hạn chế, từ các nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, trai giới, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, thỉnh cầu… Tại gia đình có thể dùng ở bàn thờ, phòng khách…

Cất trữ hương: Để ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ. Tốt nhất lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.

Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.

Cần thường xuyên lau rửa sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương.

Khi thắp hương: Cần chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương quá xa hoặc quá gần đều không tốt.

Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa quả tươi, nước sạch.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Tổng hợp Đồ Cúng Việt

Những Điều Chưa Biết Về Tượng

Thứ năm này (9/11) có lễ kỷ niệm ngày xây dựng đền thờ Erawan. Điện thờ này nằm ngay trung tâm Bangkok, cách vài bước chân từ Gaysorn, Central World, Amarin Plaza và BigC.

Gọi là đền thờ Erawan vì xây dựng cùng với khách sạn Erawan Hotel, và nằm ở 1 góc phía trước sân. Ở khắp xứ Thái, bất kỳ tòa nhà, văn phòng hay chung cư nào, đều có bệ thờ vị thần này, tòa nhà lớn thì làm bệ thờ lớn, nhà nhỏ thì làm bệ thờ nhỏ…

Đây là 1 vị thần trong Hindu giáo (Ấn độ giáo), không thuộc cõi Phật, không phải là 1 vị Phật. Thái Lan theo đạo Phật nam tông (tu theo đúng những gì mà Đức Phật đã tu hơn 2,500 năm trước: không ăn chay, đi khuất thực, không ăn sau giờ ngọ, tập trung vào thiền định…) và do vị trí địa lý nên ảnh hưởng Hindu giáo, nên họ thờ vị thần này.

Vị thần này tên Brahma, tiếng Việt đọc là Phạn-Thiên, đọc từ 梵天, do ông cha ta ngày xưa nghiên cứu văn hóa vùng này thông qua ngôn ngữ của Trung Quốc.

Đây là 1 vị thần trong bộ tam thần (Trimurti ), ba vị thần quan trọng nhất của Hindu giáo:

Ở Bangkok cũng có đền thờ Trimurti (thờ cả 3 thần): ai muốn cầu có chồng, hay cầu bỏ được chồng thì đến đền này vào mỗi tối thứ 3 (viết ở post sau).

Thần Brahma được sinh ra từ 1 bông hoa sen trên mặt nước, ông là cha của các thần, ông tạo ra loài người, vợ của ông là nữ thần Saraswati. Ông có 4 mặt, mỗi mặt đọc 1 phần kinh vệ-đà (nói 4 mặt tượng trưng cho đầy ơn, thương xót, và vô cảm là chưa thấy tài liệu nào dẫn chứng), ông có 4 tay (tượng trưng cho 4 hướng), ông cưỡi chim hạt (giờ gọi là chim sếu á)…

Bất kể chung cư, cao ốc, khách sạn nào ở xứ Thái cũng thờ thần Brahma ở trước sân, nhưng ở khách sạn Erawam thì có tin đồn, rồi nối tiếp tin đồn, đồn mạnh nhất ở Hongkong và Trung quốc. Và từ 1 bệ thờ nhỏ, chính phủ kết hợp với khách sạn biến thành 1 điểm du lịch thu hút hàng triệu người đến để cúng vái tiền và lễ vật.

Theo kinh Phật, thì có 1 đoạn hội thoại (có thể là giả sử) giữa đức Phật và vị thần này, để lý giải những điều mâu thuẫn giữa Phật giáo và Hindu giáo vì đạo Phật được tạo ra trong bối cảnh xã hội Ấn Độ có Hindu giáo đã phát triển mạnh trước đó. Đức Phật giản lược các hình thức hiến tế, cúng bái, cầu khẩn từ đạo bà-la-môn này. Phật không dạy Phật tử các kiểu cầu khẩn mà chỉ dạy cách tu theo đúng như cách đức Phật tu, để Phật tử (con Phật) có thể trở thành Phật (thông qua bát chánh đạo, bốn pháp giới…). Ai vào chùa cầu mua may bán đắt, cầu có chồng, cầu sinh con trai… là sai, Phật chỉ dạy cách tịnh tâm, sám hối và giác ngộ trí tuê, Phật không dạy cách cầu khẩn cho tham vọng. Cần đổi sang chùa và sư nào đúng đạo Phật (không bị lai căng, chính trị hóa) để thỉnh giáo.

Nên gọi vị thần trong Hindu giáo là “Phật bốn mặt” là sai. Giống như gọi đức Giesu trong Kito giáo là “Phật Giesu”. Hoặc gọi thánh Allah của Hồi giáo là “Phật Allah” vậy. Buôn bán các sản phẩm có in hình Phật lên là cũng sai. Lợi dụng Phật giáo để mưu cầu lợi ích cá nhân là càng sai…

Người Thái gọi đây là thần (God), không gọi là Phật (Buddha).

Người Thái thờ vị thần này vì Phật giáo nam tông ảnh hưởng Hindu giáo. Và Phật giáo cũng “dễ”, chỉ yêu cầu tính tự giác của tín đồ (không khắc khe như các tôn giáo khác). Những người viếng hôm thứ 5 này sẽ mặt áo trắng (hoặc cả bộ màu trắng) vì theo truyền thống Hindu giáo. Cần 12 cây nhang, 4 vòng hoa nhài, 4 miếng vàng lá. Từ cổng chính, chia đều lễ vật và nhang cho 4 mặt của thần và đi theo chiều kim đồng hồ. Các bạn có thể đến xem biểu diễn các điệu múa Thái truyền thống miễn phí ở đây khi có ai đó “mua” dịch vụ.

Và đừng quên, nếu bạn là một Phật tử (chính hiệu) thì việc thỉnh 1 vị thần Hindu giáo, đeo vào người và gọi đó là Phật thì không đúng. Con Phật chỉ nghe lời Phật, không quỳ lạy trước ma quỷ, tà thuật khác. Nếu bạn biết rằng đó không phải là 1 vị Phật, mà vẫn cố gọi là “Phật 4 mặt” thì bạn đã phạm vào 1 trong 8 điều của Bát Chánh Đạo (Chánh ngữ: biết sai mà vẫn nói).

Sao Thai Và Những Điều Cần Biết

Sao Thai là sao thuộc vòng trường sinh, đại diện cho quá trình thai nghén của vật. Tử vi đẩu số tân biên của Vân Đằng Thái thứ Lang có ghi rằng: đặc tính của những người có sao Thai thủ mệnh là những tính xấu như: ngu dốt, adua và háo sắc. Tuy nhiên trong cuốn Tử Vi Đẩu Số nhất bản thông của Lâm Canh Phàm có mô tả đặc tính sao Thai là : người thông minh nhưng giấu diếm mình, có óc hài hước… Vậy thì tính cách thật sự của những người có sao Thai thủ mệnh là gì? Bài viết sau đây sẽ luận bàn kỹ hơn về sao này

Phụ Tinh: Sao Thai có vị trí ở thứ 11 trong 12 ngôi sao thuộc vòng sao Trường Sinh theo thứ tự: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.

2. Ý Nghĩa Sao Thai Nằm Tại Cung Mệnh

a. Tính tình của Thai

Chủ sự có Sao Thai nằm tại Mệnh là người thích chơi bời, đường công danh và thi cử trắc trở

II. Ý Nghĩa Của Sao Thai Nằm Tại Các Cung

Sao Thai tọa thủ tại bất cứ cung nào, Sao Thai gặp sao Tuần Triệt án ngữ hay chủ sự gặp sát bại tinh quy tụ thì cũng có ý nghĩa mới sinh thì mẹ đã đau ốm, khó sinh, sinh non và phải áp dụng các biện pháp cực đoan.

1. Ý Nghĩa Sao Thai Ở Cung Tử Tức

Không Kiếp, Thai: Sát con, sinh khó hoặc chết trước khi sinh.

Nằm tại Thai, Nguyệt: Phải cầu tự mới nuôi được

Nằm tại Thai, Nhật Nguyệt: sinh con song sinh.

Chủ sự tại Thai, Quả: Số con giảm.

Chủ sự tại Thai, Phục, Tướng, Vượng: cha mẹ lấy nhau khi mỗi người đã có con riêng hoặc có con dị bào.

2. Ý Nghĩa Sao Thai Nằm Tại Cung Phu Thê

Vợ chồng rất ưa thích vui chơi, kỹ nghệ, đi đấy mai đó.

3. Ý Nghĩa Của Sao Thai Ở Cung Huynh Đệ

Có anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Có anh chị em sinh đôi.

4. Sao Thai Khi Vào Các Hạn

Hạn gặp sao Thai, Long Trì, Mộc Dục, Phượng Các, là hạn về sanh con. Nếu chủ sự sao Thai gặp Địa Kiếp thì là hạn khó sanh con, hoặc giai đoạn thai nghén có bệnh tật có thể xảy ra.

Những Điều Cần Biết Khi Đến Đây

Số điện thoại phòng vé tàu cao tốc Côn Đảo: 082 232 0178

Vài nét về cô Sáu và vị trí mộ cô Sáu ở đâu

Từ thuở còn đi học, hẳn ai cũng đã học hoặc nghe qua bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. Do đó, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều được nghe qua về vị nữ anh hùng này. Cô Sáu chính là để chỉ Võ Thị Sáu.

Là một người con gái được sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cô đã có những đóng góp không nhỏ cho lịch sử dân tộc trong thời kỳ chống Pháp. Cô Sáu đã bị bắt và xử tử tại vùng đất Côn Đảo khi chỉ mới 18 tuổi. Nhưng ý chí của cô đã trở thành động lực to lớn góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc.

Lý do bạn nên thăm mộ cô Sáu một lần

– Đầu tiên, là một người Việt Nam, chúng ta được sống và làm việc trong hòa bình chính nhờ sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ anh dũng như cô Võ Thị Sáu. Đây là một biểu tượng của Côn Đảo để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với sự hy sinh đó.

– Lý do thứ hai chính là sự linh thiêng của ngôi mộ này. Theo quan niệm của người dân thì cô Sáu đã ra đi khi còn rất trẻ. Vào độ tuổi đẹp nhất của người con gái, cô đã nằm xuống cho chiến thắng của dân tộc. Do đó, mộ của cô rất linh thiêng cho việc cầu xin may mắn, tài lộc, sức khỏe,…

Nên đi mộ cô Sáu thời điểm nào?

– Nếu bạn có ý định muốn thăm mộ cô Sáu và dự lễ ở đây thì mình khuyên hãy đến vào ngày 27 tháng chạp âm lịch. Mặc dù trước đây người ta tổ chức ngày giỗ cô Sáu vào 23 tháng 1 dương lịch, tức ngày mất của cô, nhưng cho đến năm 2010 thì đã đổi ngày.

– Vì đây là một trong hai ngày giỗ lớn nhất của người dân Côn Đảo nên bạn cũng cần có một số chuẩn bị nhất định nếu có ý muốn đến đây. Bên cạnh các bài văn khấn mộ cô Sáu cầu bình an thì bạn cũng cần có một số đồ lễ nữa đó.

– Còn nếu vào ngày thường, bạn có thể đến tham quan ở nghĩa trang Hàng Dương, đồng thời viếng mộ cô vào giờ Tý (tức 11h đêm). Vì theo mình biết thì đây là giờ linh nhất. Nghĩa trang cũng được thắp sáng rất lung linh, huyền bí.

Lễ cô Sáu gồm những gì?

– Nghĩa trang Hàng Dương được chia làm 4 khu lần lượt là A, B, C, D. Trong đó, khu A là nơi dành riêng cho những chiến sĩ yêu nước đã hy sinh. Bạn có thể dễ dàng tìm được mộ của cô Sáu vì nơi đây được nhiều người đến viếng nhất.

– Kinh nghiệm cho bạn khi đến lễ vào giờ linh đó là nên chuẩn bị cho văn khấn cô Sáu Côn Đảo và sắp đồ lễ từ sớm. Hãy nhẫn nại khi xếp hàng và tránh chen lấn ở nơi linh thiêng. Lễ vật cúng cô Sáu đã được bán sẵn tại chợ trung tâm của Côn Đảo. Nên nếu bạn không có thời gian chuẩn bị thì hãy mua ở đây. Lễ bao gồm 7 món đầy đủ như sau:

1 sấp giấy tiền vàng tổng hợp

1 nón lá

1 bộ lược gương

1 chai nước suối

1 sấp các thỏi vàng

1 bó nhang

1 bó hoa cúng màu trắng

– Khi đã mang các lễ vật này đến thăm mộ cô Sáu, bạn hãy đặt ngửa chiếc nón lá, đồng thời sắp xếp các lễ vật vào trong đó rồi đặt lên mộ.

– Hãy thành tâm cầu nguyện với bài khấn viếng mộ cô Sáu mà bạn đã chuẩn bị từ trước. Bài khấn có thể bao gồm họ tên của bạn, nơi ở và điều bạn khấn cho ai, khấn về điều gì,…

– Sau khi khấn xong, hãy cúi 3 lạy để tỏ thành kính với người đã khuất và ra ngoài đốt tiền vàng.

– Bên cạnh đó, bạn hãy chuẩn bị thêm một số lễ để cúng các liệt sĩ khác, chẳng hạn: cờ tổ quốc, quần áo bộ đội,… Điều này thể hiện rằng bạn thật sự biết ơn, trân trọng các anh hùng liệt sĩ thay vì chỉ cúng vì bản thân.

Bài khấn viếng mộ cô sáu

Kính lạy:

Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan. Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Con là (tên của bạn)…………………………………………………………………. Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.

Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

Bài khấn tham khảo langdaninhvan

Những lưu ý khi viếng thăm mộ cô Sáu

– Vì địa điểm đến viếng là nghĩa trang, tức nơi ở của người đã khuất, nên bạn cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thăm viếng.

– Tránh nói to hay chửi bậy hoặc có các hành vi thô tục.

– Tránh tình trạng xô đẩy, chen lấn khi đi viếng.

– Hãy thắp nhang cho một số phần mộ xung quanh vì tất cả đều là những vị anh hùng đã hi sinh cho dân tộc.

Mong rằng những thông tin ở trên có thể giúp bạn hiểu được ý nghĩa cũng như chuẩn bị đầy đủ cho buổi viếng thăm mộ cô Sáu. Hãy mang tâm trạng tôn trọng nhất khi đến thăm nơi đây để có những nguyện cầu thành tâm cho bản thân và gia đình.

5

/

5

(

12

votes

)

Cúng Tất Niên Những Điều Cần Biết

Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây không phải là lễ bắt buộc nên có nhiều nhà không có bữa cơm này, song là dịp cần thiết để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gặp gỡ những người con cháu ở xa sau một năm. Bữa cơm tất niên là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về”

Thời gian cứ trôi qua, lớp màu thời gian có thể phủ kín lên những thứ nhạt nhòa. Nhưng những giá trị đã đi vào tiềm thức của người Việt Nam thì không bao giờ phai nhạt mất. Bữa cơm tất niên mang ý nghĩa tư tưởng của mỗi người khi xuân về. Mùi Tết ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào.

Không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh. Theo quan niệm truyền thống bữa cơm cuối cùng của năm là để tiễn biệt năm cũ, ăn xong người ta sẽ bỏ qua mọi muộn phiền của năm cũ, những giận hờn cũng sẽ xóa bỏ từ đây.

Mâm cơm tất niên còn là tục lệ truyền thống rước ông Công ông Táo về lại nhà coi sóc việc bếp núc của gia chủ. Ngoài ra, đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình. Có thể ra mộ của bậc trên đã khuất thắp hương với mong muốn rước ông bà tổ tiên về cùng ăn tết với gia đình hoặc cũng có thể thắp hương cúng tất niên ngay tại gia đình.

Theo phong tục lễ tết cổ truyền của người Việt, cứ đêm 30 là tất cả các thành viên trong gia đình, từ già đến trẻ quây quần lại bên nhau để cùng nhau để tri ân, tưởng nhớ đến tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong một năm vừa qua dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, học hành tấn tới… Trong mâm cơm, người lớn tuổi nhất sẽ hỏi con cháu tình hình làm ăn năm vừa rồi có thuận lợi hay không, hỏi xem các cháu nhỏ đã có đủ quần áo mới chưa? Năm vừa rồi học hành ra sao? Ông bà vui mừng khi các cháu khỏe mạnh, khoe những tấm giấy khen là thành tích học tập của các cháu suốt một năm vừa qua, và nhắc khéo với những cháu nào không có tấm giấy khen thì hãy cố gắng học tập để đạt được thành tích cao vào năm sau. Trong bữa cơm nếu ai trong gia đình vắng mặt thì sẽ được cả nhà nhắc nhiều nhất. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là cơ hội để đoàn tụ đông đủ các thành viên trong gia đình mình sau một năm xa cách, thể hiện đạo lý cao đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.

Đặc biệt bữa cơm tất niên chiều 30 Tế không những là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình mà còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới tràn đầy hy vọng mọi sự sẽ hành thông tốt đẹp.

MÂM CÚNG

Mâm lễ cúng tất niên tùy thuộc theo vùng miền, mỗi nơi sẽ khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị. Thế nhưng, một số vật phẩm bắt nhất định phải có khi cúng theo phong tục của người Việt đó là: mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, bánh chưng,… các món ăn trong ngày tết sẽ được bầy biện trang nghiêm trên bàn thờ. Một số vùng có thêm câu đối đỏ, “gậy ông vải” (là 2 đôi mía còn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ). Đặc biệt, trước khi cúng tất niên, cả gia đình đều phải có mặt, thành tâm kính lễ.

MÂM CÚNG LỄ TẤT NIÊN

Mâm lễ cúng Tất niên thường gồm: Hương hoa, vàng mã; Đèn nến; Trầu cau; Rượu; Bánh chưng; Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

MÂM CỖ TẾT TIÊU BIỂU CỦA 3 MIỀN :

Mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Bốn bát, bốn đĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.

1. Bánh chưng. 2. Dưa hành. 3. Giò nạc, giò thủ. 4. Hành cuốn. 5. Nem. 6. Rau nộm. 7. Măng ninh lưỡi lợn. 8. Mọc nước. Cơm 3 bát.

1. Bánh chưng, bánh tét. 2. Dưa món củ kiệu. 3. Giò lụa. 4. Thịt đông. 5. Gỏi gà bóp rau răm. 6. Nem. 7. Măng ninh khô. 8. Canh miến. 9. Cá chiên hay ram. Cơm 3 bát.

Mâm cỗ Tết của miền Nam (Sài Gòn)

1. Bánh tét. 2. Dưa giá củ kiệu. 3. Thịt heo luộc. 4. Thịt kho tàu. 5. Gỏi cuốn. 6. Nem. 7. Gỏi tôm thịt. 8. Măng tươi ninh. 9. Khổ qua nhồi thịt. Cơm 3 chén.

VĂN KHẤN TẤT NIÊN

– Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần. – Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. – Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ………. Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm………. Tín chủ (chúng) con là:………… Ngụ tại:………. Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết Năm kiệt tháng cùng Xuân tiết gần kề Minh niên sắp tới. ôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật!

THAM KHẢO MÂM CỖ CÚNG TẤT NIÊN

.

Sưu tầm

Bạn đang xem bài viết Những Điều ‘Cấm Kỵ’ Khi Thắp Hương Chớ Có Phạm Kẻo Tài Lộc Tiêu Tan, Cả Năm Đen Đủi trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!