Xem Nhiều 5/2023 #️ Những Điều Cần Biết Khi Đón Mèo Về Nhà Mới # Top 10 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Những Điều Cần Biết Khi Đón Mèo Về Nhà Mới # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Khi Đón Mèo Về Nhà Mới mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

03-08-2020, 4:59 pm

0

3350

Mèo mới có những thói quen, tập quán sinh hoạt hình thành từ thời gian sống trong môi trường cũ, chính vì điều này khi nuôi một chú mèo mới, bạn cần trao đổi rõ với người nuôi về những thói quen tốt xấu, thói quen ăn uống và lịch sinh hoạt cũ để chuẩn bị đón mèo.

Mèo cần có thời gian để làm quen ngôi nhà mới 

Chuẩn bị nơi trú ẩn cho mèo mới

Mèo luôn gặp căng thẳng sợ hãi từ sự thay đổi môi trường sống và chúng nhầm lẫn về những gì đang xảy ra. Điều quan trọng nhất phải chuẩn bị trước khi mang mèo về nhà chính là một không gian riêng tư cho mèo. 

Nếu được chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn thoáng mát như chuồng, phòng kín yên tĩnh có diện tích nhỏ vừa, có cửa sổ và cửa ra vào đóng kín thì chú mèo sẽ ổn định tinh thần và cảm thấy an toàn. Trong thời gian một vài ngày khi mèo về nhà mới, những tiếng động, âm thanh và chuyển động nơi mèo ở cần được hạn chế tối đa. Nơi ở của mèo thời điểm này chỉ nên có bát uống nước sạch, bát ăn và chậu cát. Bạn nên tìm hiểu xem mèo thường ăn loại thức ăn khô nào, khẩu vị của mèo ra sao để chuẩn bị sẵn từ trước, tránh cho mèo ăn đồ ăn lạ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Nếu được, bạn nên chuẩn bị ổ đệm nằm có lót chăn được lấy từ nhà cũ để mèo ngửi thấy mùi hương quen thuộc, khay vệ sinh đặt xa chỗ mèo nằm cũng như xa chỗ để bát thức ăn nước uống, một số đồ đạc có gầm chui để mèo có thể ẩn nấp khi sợ hãi, các loại đồ chơi, trụ mài vuốt, … tốt nhất là mang từ nhà cũ đến cho mèo.

Lưu ý trẻ em và các vật nuôi khác 

Nếu nhà bạn đông người, nhất là có trẻ em, hãy cho mọi người biết về sự xuất hiện của thành viên mới trong nhà để mọi người giữ yên tĩnh cho nơi trú ngụ của mèo mới

Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng khác, hãy tránh để chúng tiếp xúc với mèo mới trong thời gian đầu, chờ đợi cho đến khi mèo mạnh dạn hơn mới cho chúng làm quen với nhau

Nên nhớ, bạn không thể ép buộc một chú cún hoặc một chú mèo khác thân thiện và chơi đùa cùng mèo mới nếu chúng không thích. Hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.

Ngày đầu tiên khi đón mèo về

Khi đón mèo về nhà, tốt nhất nên sử dụng lồng vận chuyển. Mèo sẽ cảm thấy an toàn hơn khi nằm trong lồng vận chuyển kín, túi đựng mèo cũng là một giải pháp hay. Trong quá trình đưa mèo về nơi ở mới, mèo đã rất lo sợ, do đó, chúng ta cần phải hạn chế đến mức tối thiểu những nhân tố gây nên lo lắng ngay khi mèo về đến nhà. Đưa mèo đến nơi đã chuẩn bị sẵn, cố gắng giữ yên tĩnh hết mức ở xung quanh đó. Để cho mèo có một thời gian ngắn để tự khám phá chỗ ở mới. Ngồi cạnh đó, giữ yên tĩnh để mèo tự tìm hiểu, đừng cố gắng bắt mèo lại gần mình, chỉ ngồi quan sát, mèo sẽ tự tìm đến bạn khi mèo đã thấy an toàn. Đừng vội vã tiếp cận mèo, cho chúng thời gian làm quen. Nên nhớ, mèo rất cần thời gian để làm quen tất cả và chỉ thân thiện khi mèo cảm thấy thật an toàn với nơi ở mới.

Những ngày tiếp theo

Nếu qua vài ngày đầu, bạn thấy mèo đã bắt đầu quen thuộc và mạnh dạn chơi đùa khi bạn ở trong phòng, đứng gần cửa khi bạn ra vào phòng, hoặc cào móng vào cửa, kêu đòi ra thì có nghĩa mèo đã chán ở trong phòng và muốn ra ngoài tìm hiểu. Khi ấy bạn có thể để mèo làm quen với các thành viên trong gia đình. 

Nếu mèo vẫn còn lẩn trốn mỗi khi bạn vào phòng, hãy cho chúng thêm thời gian cho đến khi chúng thực sự sẵn sàng.

Trong trường hợp chú mèo quá nhút nhát, thi thoảng bạn hãy mở cửa phòng vào ban đêm để mèo tự khám phá căn nhà, khi ấy mèo sẽ yên tâm hơn vì không sợ ai quan sát. Ngoài ra, bạn có thể mang các đồ vật mới vào phòng như gối tựa, chăn đắp, thảm trải,… để chúng làm quen với mùi hương mới.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Mèo Con Mới Về Nhà

  Ngọc Anh – 28/02/2020  1865    0

Bạn sắp đón một bé mèo mới ? . Bạn đã biết chăm sóc mèo con mới về nhà cần lưu ý những điều gì chưa ?.

Chào đón một thành viên mới chắc hẳn là một điều rất thú vị. Bạn có thể đã chuẩn bị nhiều thứ cho bé mèo nhỏ và nghĩ đến việc chăm sóc cho bé như thế nào. Tuy nhiên, tháng đầu tiên mèo con về nhà mới có lẽ là một tháng có nhiều sự thay đổi nhất của cuộc đời bé. Vì vậy nắm rõ cách chăm sóc mèo con mới về nhà sẽ giúp cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn.

Chuẩn bị vật dụng chăm sóc mèo con mới về nhà

Mèo con cần có một góc riêng trong ngôi nhà (Ảnh : Printerest)

Sau khi mua đồ, bạn cần đặt chúng vào vị trí thích hợp trong ngôi nhà của bạn. Tốt nhất là dành riêng cho bé một góc hay một phòng trong nhà. Đặc biệt là mèo con mới về nhà sẽ cần một phòng riêng trong những ngày đầu tiên khi chưa quen cuộc sống mới. Phòng của mèo phải an toàn để em ấy không thể thoát ra được.

Mặt khác, nếu hiện tại nhà bạn có sẵn vài chú mèo khác, máy phát pheromone là một sự cứu cánh tuyệt vời. Pheromone sẽ giúp mèo trong nhà và bé mèo mới bình tĩnh hơn. Từ đó, hạn chế những ẩu đả có thể xảy ra giữa chúng.

Ngày đầu tiên boss về nhà

Ngày đầu tiên của mèo con khi ở ngôi nhà mới là sự pha trộn giữa những thứ thú vị và sợ hãi ra. Bạn hãy để bé tự do khám phá trong căn phòng nhỏ mà bạn đã chuẩn bị sẵn.

Ngày đầu tiên về nhà mới sẽ là thử thách lớn nhất cuộc đời mèo (Ảnh : World’s Best Cat Litter)

Bạn cần lưu ý gì khi chăm sóc mèo con mới về trong ngày đầu tiên ?. Nếu trong nhà cần vật nuôi khác bạn nên giới thiệu chúng với nhau. Nhớ đảm bảo rằng những cuộc gặp gỡ này luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Chúng hoàn toàn có thể tẩn nhau trong lần đầu tiên gặp mặt đấy. Vì vậy bạn nên cố giữ chúng lại để không đứa nào bị thương.

Lồng vận chuyển sẽ là nơi em thấy an toàn nhất  trong những ngày đầu tiên ở nhà mới (Ảnh : Catster)

Văn Khấn Nhập Trạch Và Những Điều Cần Biết Khi Về Nhà Mới

Lễ nhập trạch theo định nghĩa đơn giản nhất chính là việc một gia đình dọn đến nơi ở mới (nhà mới). Theo thuyết duy tâm, nhập trạch chính là việc mình đăng ký “hộ khẩu” với quan thần linh, thần thổ địa tại nơi ngôi nhà mình tọa lạc.

Đây là một nghi lễ được truyền lại qua rất nhiều đời ông bà, tổ tiên, có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng, quyết định đến các yếu tố tâm linh cho ngôi nhà. Khi tiến hành sửa soạn lễ nhập trạch, gia chủ phải thành tâm và chuẩn bị lễ chu đáo.

Sau khi hoàn thành lễ nhập trạch, bàn thờ gia tiên sẽ được chuyển vào nhà, các cụ tổ tiên của gia đình sẽ được cho phép về thăm con cháu, phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào.

Nếu không làm lễ cúng nhập trạch, ngôi nhà bạn sẽ ở không được công nhận. Theo thế giới tâm linh thì ngôi nhà đó vẫn chưa thực sự là ngôi nhà của bạn và các cụ tổ tiên cũng không thể vào nhà hưởng hương hoa.

2. Thủ tục trong lễ nhập trạch gồm những gì?

Để hoàn tất đầy đủ các thủ tục tâm linh khi chuyển về ngôi nhà mới thì bạn nên lưu ý thực hiện đầy đủ thủ tục sau:

Xem giờ đẹp, ngày đẹp trước khi nhập trạch

Trước khi tiến hành thủ tục nhập trạch thì gia chủ nên đi coi ngày và giờ đẹp để tiến hành thủ tục. Việc coi ngày, giờ đẹp giúp gia chủ có một cuộc sống sau khi nhập trạch yên ổn.

Chuyển đồ trước khi nhập trạch

Trước khi nhập trạch gia chủ cần chuyển đồ đạc sang nhà mới đầy đủ, nhất là các đồ dùng trong nhà bếp.

Chuẩn bị đồ lễ cúng trước khi nhập trạch

Để lễ cúng về nhà mới được diễn ra thuận lợi, bạn nên chuẩn bị đồ lễ cúng trước khi khấn gồm có: Hoa quả tươi, nước giếng tại nhà mới (nếu ở chung cư lấy nước máy trong ngôi nhà), gạo, bát hương, gà luộc,…

Chuẩn bị bài văn khấn nhập trạch

Các bài bài cúng nhập trạch giúp gia chủ hoàn tất quá trình chuyển đến ngôi nhà mới. Kết thúc và hoàn thiện thủ tục trong lễ nhập trạch.

3. Văn khấn nhập trạch cơ bản và chuẩn nhất

Nếu gia chủ không thành thạo trong việc hoàn thành các thủ tục mang ý nghĩa tâm linh thì hãy tham khảo bài văn khấn nhập trạch. Bản chất của văn khấn có 2 phần là khấn thần linh và khấn gia tiên.

Văn khấn nhập trạch để chư vị thần linh chứng giám có thể hiểu nôm na là khấn để các vị thần linh chứng giám mình đã là chủ ngôi nhà. Bài khấn có thể khấn như sau:

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương đất, lạy chư phật trên cao

Con lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con lạy chư vị thần linh cai quản xứ … (địa chỉ nhà mình)

Tín chủ con là:………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. Tín chủ con thành tâm thắp nén hương, rót chén nước dâng lên ban thờ. Trước mặt các chư vị Tôn thần, tín chủ con xin tâu trình:

Hôm nay ngày lành tháng tốt, thuận lợi an cư, chọn được giờ đẹp, kính lễ mong các ngài nhận cho chúng con được đến cư ngụ tại xứ này. Trước bàn thờ chư vị tại nhà mới, chúng con xin phép được rước bài vị gia tiên nhập trạch để hương khói, thờ phụng. Chúng con xin thần linh độ trì, gia tiên phù hộ cho gia quyến an cư lạc nghiệp, làm ăn tiến tới, sức khỏe dồi dào.

Trước bàn thời, chúng con xin cúi mình kính cẩn thành tâm cầu nguyện.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Trước ban thờ con kính lạy gia tiên họ….(họ của gia chủ)

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con có chọn được ngày lành tháng tốt làm lễ nhập trạch. Chúng con thành tâm có chút lễ mọn hương hoa trà quả thành tâm dâng lên trước gia tiên. Nhờ sự phù hộ độ trì của tổ tiên, nay chúng con đã có được nơi an cư vững trãi.

Cúi xin các cụ tổ tiên họ… chứng giám cho lòng thành của con cháu về thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu được bình an.

Trước bàn thờ gia tiên, chúng con xin thành tâm kính lễ.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

4. Lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch

Đích thân chủ nhà khấn nhập trạch hoặc nếu có điều kiện thì mời thầy cúng

Bài vị của chủ nhà được đặt lên ban song song sau khi khấn xong văn khấn nhập trạch

Lựa chọn nhập trạch buổi sáng, buổi trưa, kiêng buổi tối

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Khi Xây Nhà Mới

Nghi lễ nhập trạch và những lưu ý khi dọn về nhà mới:

– Lên kế hoạch xây nhà hoàn hảo

– Những điều cấm kỵ khi xây nhà

– Cách sắm lễ + bài cúng khi làm lễ động thổ xây nhà

I. LÊN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MỘT CĂN NHÀ

1. Dự trù kinh phí và chi phí phát sinh

Sau khi tính toán số chi phí cần thiết để xây nhà, bạn cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí này trong quá trình xây nhà bởi chuyện xây nhà bao giờ cũng phát sinh chi phí. Phần chi phí có thể nằm trong dự tính của bạn song cũng có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn nếu sự lỏng lẻo trong việc quản lý chi phí suốt quá trình xây nhà.

2. Nắm rõ quy trình xây một ngôi nhà

Quy trình xây dựng một ngôi nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn khi bắt tay vào công việc để chắc chắn không phát sinh thêm những rắc rối nào khác về pháp luật cũng như về việc phát sinh chi phí, chậm tiến độ thi công hay chất lượng về kết cấu nhà cửa, những mâu thuẫn giữa thợ và thầu…

3. Chọn nhà thầu và nắm rõ hợp đồng

Khi chọn thầu xây dựng, bạn không nhất thiết phải chọn những người thân quen để cho mình niềm tin. Bạn có thể dành thêm thời gian để tìm hiểu các nhà thầu uy tín, chuyên nghiệm và làm hợp đồng ràng buộc cụ thể đôi bên để sẵn sàng đối chấp với nhau khi có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh. Mặc khác, việc chọn nhà thầu có nghề cũng sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng công trình về tiến độ thi công.

II. NHỮNG CẤM KỴ KHI XÂY NHÀ

Có an cư mới lạc nghiệp, do vậy chuyện an cư này cũng cần phải xét đến các yếu tố phong thủy vốn có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp, sức khỏe của gia chủ khi sống trong ngôi nhà đã xây.

1. Về kiểu nhà, cần tránh các kiểu

Chữ bát: nghèo đói, bệnh tật, côi cút. Chữ hỏa: bế kinh. Cái quạt: không ổn định, lênh đênh, vất vả. Quá giang nhỏ cột nhỏ, cột to: luôn bị kẻ khác áp đảo Điệp đống (hai thượng lương chồng lên nhau) nếu không có chái nhà: nhà sẽ bị đổ và mắc ôn dịch. Sau khi xây xong, nhà không nên tạo thành hình chữ “sơn” hoặc chữ “đột” vì như thế là mất an toàn, nhà có kiểu xấu cả về hình thức và ý niệm tâm linh.

2. Về dáng nhà, cần tránh

Chân tường yếu: gia thế suy vong và gặp tai họa. Chiều rộng mặt tiền lớn hơn chiều dài nhà: không tốt. Có khiếm khuyết ở bốn góc mặt bằng: tuyệt đối không được ở. Diện tích mặt bằng có hình tam giác: vô sản. Diện tích mặt bằng trước hẹp sau rộng: phú quý đủ đầy. Diện tích mặt bằng trước rộng sau hẹp: ít của cải. Góc tường rào của nhà người khác chĩa vào nhà, gọi là thế “nê tiêm sát”. Nếu chĩa vào bên trái: đàn ông trong nhà gặp nhiều bất lợi. Ngược lại, nếu góc này chĩa về bên phải thì đàn bà trong nhà sẽ gặp vận hạn. Nếu hai nhà ghép một, không nên để mái hiên dính liền nhau. Nếu làm nhà cho con, không nên làm trong sân nhà của bố mẹ.

Nhà dưới thấp hơn nhà trên: hại con, xung khắc vợ. Nhà giữa cao, nhà trái nhà phải thấp: chịu thị phi. Nhà giữa cao, nhà trước và nhà sau thấp: vợ chồng bất hòa. Nhà lớn nhưng bí gió: cửa nhà tan nát, không có tiếng người. Nhà lớn, ít người ở: không tốt. Nhà nhỏ, đông người: không tốt. Nhà trên thấp hơn nhà dưới: già trẻ, lớn bé trong nhà đều mê muội. Từ xa, nhà giống như ở dưới hồ: góa vợ, góa chồng, ít người sống.

3. Số phòng và số bậc thang trong nhà

Với số phòng

Một phòng: may mắn, cát tường. Hai phòng: không vấn đề gì. Ba phòng: gặp chuyện dữ. Bốn phòng: gặp chuyện dữ. Năm phòng: may mắn, cát tường. Sáu phòng: gặp chuyện dữ. Bảy phòng: may mắn, cát tường. Tám phòng: gặp chuyện dữ. Chín phòng: may mắn, cát tường. Quy lại, số phòng cần tránh chẵn, lấy số lẻ.

Với số cầu thang:

Cần tính theo các giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử mà đếm. Nếu bậc cuối cùng là sinh thì tốt. Nếu là bệnh và tử thì sẽ rất xấu. Ngoài ra, nếu có bậc tam cấp cần tránh con số 4 vì nó trùng âm với chữ “tử”.

4. Những kiêng kỵ khác

Nều nhìn từ bên ngoài nhà thấy được cột cái thì trong nhà có phá gia chi tử.

Gỗ sử dụng trong nhà không nên dùng loại có tính âm như lật, nam, hòe mà chỉ nên dùng gỗ có tính dương, như tùng, san, mai.

Phòng bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính dù cùng một sân bằng không tớ sẽ khinh chủ.

Trước nhà không nên có ngôi miếu, hoặc nhà bỏ hoang vì âm khí nặng.

Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.

III. CÁC NGHI LỄ ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ Ở

1. Điều kiện động thổ

Muốn xây dựng bất cứ công trình nào cũng cần phải làm lễ động thổ. Xây nhà ở cũng vậy. Trước khi tiến hành làm lễ động thổ cần lưu ý những điều sau:

Nhờ thầy hoặc người lớn trong họ tộc xem ngày đẹp để làm lễ.

Xem tuổi gia chủ có hợp với năm động thổ hay không để quá trình xây cất và ở được bền lâu mà không gặp nhiều bất trắc. Để tính tuổi hợp chủ nhà cần xét đủ ba yếu tố Kim lâu, Hoàng ốc và Tam tai.

Nếu chủ không hợp tuổi để dựng nhà, có thể mượn tuổi nếu nhu cầu cấp thiết. Tốt nhất nên nhờ người giải hạn là thầy phong thủy. Ngoài ra, ngày, giờ động thổ cũng là điều kiện cần thiết để chọn thời điểm khởi công.

2. Sắm lễ vật cho lễ động thổ

1 con gà luộc (gà trống, mình vàng, chân vàng) 3 quả trứng luộc (là trứng gà màu vàng càng tốt) 3 con tôm luộc 1 miếng thịt heo luộc 1 bát gạo 1 bát muối 3 ly nước trà 1 ly rượu trắng 2 cây nến 1 dĩa trái cây ngũ quả 1 bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác) 1 đĩa bánh kẹo Vàng mã Một bó nhang Các nghi lễ khi bắt đầu động thổ xây nhà

Xưa kia, khi làm lễ động thổ cần phải cúng tam sinh. Nay đã được giản lược hơn với các nghi thức: Trình Thổ thần: thắp nhang và vái bốn phương, tám hướng trước khi quay mặt vào mâm lễ và đọc văn khấn xin phép được động thổ.

Sau khi làm lễ, gia chủ cầm cuốc hoặc xẻng bổ nhát đầu tiên xuống đất sau đó cho công nhân đào.

Văn khấn lễ động thổ

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:…………….

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Khi Đón Mèo Về Nhà Mới trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!