Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Điều Cần Biết Về Việc Cúng Thần Tài # Top 11 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Điều Cần Biết Về Việc Cúng Thần Tài # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Việc Cúng Thần Tài mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguồn gốc của Thần Tài – Thổ Địa

Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đại diện cho 10 vị thần. Thần Tài đại diện cho Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài, Thanh Thần Tài, Hắc Thần Tài. Thần Thổ địa đại diện cho 5 vị thần là Đông Phương Thanh Đế, Tây Phương Bạch Đế, Bắc Phương Hắc Đế, Nam Phương Xích Đế, Trung Ương Huỳnh Đế.

Nguồn gốc của Thần Tài

Tục thờ Thần Tài xuất hiện ở nước ta từ khoảng đầu thế kỷ XX. Tương truyền tục thờ thần tài có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết thì xưa kia có một người lái buôn Trung Quốc có tên gọi là Âu Minh đi qua một cái hồ tên Thanh Thảo thì vô tình gặp được Thủy Thần và được Thủy Thần cho một gia nhân về nhà nuôi tên là Như Nguyện. Từ khi đem người gia nhân ấy về nuôi thì công việc làm ăn của Âu Minh ngày càng suôn sẻ, thuận lợi, phát đạt. Nhưng sau đó, vào một ngày Tết không biết vì lý do nào đó mà Âu Minh đã đánh Như Nguyện khiến cho người này sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Kể từ khi Như Nguyện biến mất thì công việc của Âu Minh bỗng gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ và trở nên nghèo xơ xác. Từ đó, mà người ta truyền rằng Như Nguyện chính là thần Tài và họ lập bàn thờ Như Nguyện cũng chính là thờ Thần Tài, bàn thờ Thần Tài được lập ở dưới đất trong một góc khuất của ngôi nhà. Kể từ đó, trong những ngày Tết con người ta kiêng quét nhà, hót rác bởi sợ thần Tài ẩn trong đống rác nếu quét và hót rác sẽ làm mất Thần Tài.

Theo một điển tích khác thì người ta quan niệm Thần Tài là một dạng thần Thổ Địa (thần Đất). Đây được coi là vị thần hộ mệnh của làng xóm giúp con người cai quản đất đai. Thần Thổ Địa giống như một vị thần bảo hộ giúp con người làm ăn, trông coi tiền tài, vàng bạc.

Theo một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài chính là Bố Đại La Hán hay còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả (một trong thập bát La Hán). Đây chính là người chuyên đi bắt rắn với túi vải to trên lưng, sau khi bắn rắn độc thì ông nhổ bỏ răng độc của chúng rồi thả rắn đi. Theo tương truyền, người Trung Quốc cho rằng Bố Đại được đầu thai tại nước Lương, có tên gọi là Phó Đại Sĩ. Ông này tính tình thoải mái, vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, trên vai thường đeo túi vải to, ai cho gì cũng lấy và dồn vào túi vải để đem phân phát cho trẻ con. Chính vì thế mà Thần Tài thường có hình tượng là một người to béo, mang túi vải, hai tay đưa cao, thẳng lên trời, mặt mũi vui vẻ, tươi cười thoải mái biểu trưng cho sự may mắn, tài lộc, thành công.

Về Thần Thổ Địa thì đây được coi là Thổ Công – một vị thần chăm sóc, cai quản đất đai. Trong mỗi gia đình đều có một vị Thổ Công, Thổ Công là vị thần giúp trông coi nhà cửa, đất đai, dự định họa phúc của gia đình ấy. Việc thờ cúng Thần Thổ Địa có nguồn gốc xuất phát từ thời thượng cổ khi nền nông nghiệp phát triển bởi có đất đai mới có thể làm nông nghiệp, làm ra của cải, vật chất để đảm bảo cuộc sống. Qua thời gian, con người càng trở nên tin tưởng, sùng bái và tôn thờ thần Thổ Địa là một trong những vị thần tối cao. Ngày nay, tùy theo văn hóa từng vùng miền thì thần Thổ Địa được biến hóa dưới nhiều hình tượng khác nhau. Thần Thổ Địa có thể là một ông già to béo, bụng phệ, ngực lớn, tay cầm quạt hoặc điếu thuốc lá, mặt mũi hiền lành, miệng cười thoải mái, trông rất phương phi, phong thái kèm theo chút hài hước. Có khi thần Thổ Địa lại được thể hiện với hình tượng là một ông già râu tóc bạc phơ, đội khăn mỏ quạ, áo dài, râu tóc dài trắng như cước.

Cách bài trí và sắp xếp bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa theo phong thủy

Bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa thường được làm chung trong một tủ thờ đặt ở dưới nền nhà, thường là trong góc khuất nhưng cần sạch sẽ. Tủ thờ thường được làm bằng gỗ đặt ở nơi có vách dựa vào và hướng thẳng ra cửa đặc biệt là đối với những người làm ăn kinh doanh họ rất chú trọng việc này nhằm mong muốn việc kinh doanh của mình luôn phát đạt.

Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa thường được dán một lá bùa màu đỏ viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần” và được sơn son thiếp vàng, phía bên trong thì được khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài. Bên trái bàn thờ đặt Thần Tài, bên phải đặt Thần Thổ Địa, ở giữa hai vị thần đặt một hũ gạo, một hũ muối, một hũ nước đầy. Ba hũ được đặt trên bàn thờ thì sẽ được dùng thờ quanh năm đến cuối năm mới được thay mới.

Giữa bàn thờ hai vị thần này được đặt một bát hương, trước khi đặt bát hương thì cần phải chọn ngày lành tháng tốt, giờ đẹp và tuân thủ một số quy định. Bát hương cần được cố định tránh bị xê dịch sẽ ảnh hưởng tới gia chủ vì vậy mà người ta thường dùng keo để gắn bát hương vào bàn thờ.

Theo phong thủy thì trên bàn thờ sẽ thường đặt lọ hoa ở phía bên phải và thường là các loại hoa như hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền. Mâm ngũ quả hoặc đĩa trái cây sẽ được đặt ở phía bên trái. Trên bàn thờ còn có 5 chén nước xếp theo hình chữ thập tượng trưng cho sự tương sinh của ngũ hành và cũng là đại diện cho 5 vị Thần Tài và 5 vị thần Thổ Địa.

Bên cạnh đó, trên bàn thờ còn có thể đặt một bó tỏi hoặc một đĩa tỏi 5 củ còn tươi, đẹp với ý nghĩa giúp bài trừ đạo chích, vong bình, chông tà sư phá hoại bàn thờ bằng bùa, ngải. Trên nóc tủ thờ thì gia chủ nên đặt tượng Phật Di Lặc hoặc các câu chú Phạn Tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản của các Thần) nhằm quản lý không cho các thần làm điều sai trái.

Thờ cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa vào thời gian nào?

Ngày xưa thì người ta thường chỉ thờ cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa vào những ngày lễ Tết. Nhưng hiện nay, người ta không chỉ cúng vào những ngày Tết mà họ còn cúng quanh năm. Đặc biệt là đối với những gia đình làm ăn, buôn bán thì họ cúng hàng ngày, vào sáng sớm họ đã thắp hương các vị thần để xin phù hộ việc làm ăn, buôn bán được suôn sẻ, phát đạt, thịnh vượng.

Ngoài ra, người ta còn cúng ngày vía Thần Tài, một ngày rất quan trọng với mục đích tưởng nhớ Thần Tài nên vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngày này, tất cả mọi nhà, cửa hàng, công ty,.. thờ Thần Tài thì đều sắm lễ vật để cúng cầu xin một năm làm ăn phát đạt, may mắn, thuận lợi, thịnh vượng.

Thờ cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa bằng những lễ vật gì?

Thông thường hàng ngày thì chỉ cần cúng nước, hoa quả, trái cây đơn giản nhưng vào những ngày lễ tết, sóc vọng thì lễ vật thường cầu kỳ hơn kèm theo lễ mặn. Đối với Thần Tài thì lễ vật để cúng thường là vịt quay, heo quay, cua biển, chuối chín. Đối với Thần Thổ Địa thì lễ vật thường dùng là chuối xiêm, cà phê, thuốc lá.

Đặc biệt, trong ngày vía Thần Tài thì lễ vật để cúng sẽ bao gồm: một bình hoa, một con cua biển, một miếng thịt lợn quay, một con cá lóc nướng, một con tôm, một đĩa hoa quả, một mâm ngũ quả, một hũ rượu, một tệp tiền vàng.

Những lưu ý cần thiết khi thờ cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa

– Lễ vật dùng để cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa không cần quá cầu kỳ, tránh lãng phí chỉ cần sắp lễ đơn giản gồm hoa quả tươi, nước sạch.

– Vào những ngày cuối tháng và 14 âm lịch hàng tháng đặc biệt là vào ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng thì gia chủ nên dùng nước hoa bưởi hoặc rượu pha nước để lau bàn thờ sạch sẽ. Khăn dùng để lau bàn thờ và tắm cho các vị thần thì không được dùng làm các việc khác.

– Cách thắp hương: đối với các gia đình kinh doanh làm ăn buôn bán thì người ta thường thắp hương, khấn vái vào buổi sáng sớm khi vừa mới mở cửa hàng bắt đầu một ngày làm việc mới. Nhưng việc thắp hương này không quy định thời gian, một số gia đình có thể thắp hương vào buổi tối hoặc bất cứ khi nào. Chỉ cần lựa chọn giờ tốt lành để hành lễ thì sẽ có thể kích hoạt trường khí cầu may mắn, tài lộc.

– Trên bàn thờ cần có đủ 5 chén nước tượng trưng cho 5 vị thần Tài và thần Thổ Địa. Trước khi lấy nước đổ vào chén thì cần rửa sạch chén sau đó đổ nước vào thì không nên đổ đầy quá để tránh nước bị tràn ra bàn thờ như thế sẽ rất không tốt vì vậy nên đổ nước cách miệng chén cách chừng khoảng 1 cm là vừa.

– Về thờ quả thì nên lựa chọn những loại hoa quả tươi, đẹp, không bị dập héo mà còn nguyên trạng. Có thể lựa chọn các loại trái cây như chuối, lê, táo, quýt, bưởi, cam,.. tùy theo mùa mà lựa chọn loại trái cây phù hợp. Sau khi thắp hương xong thì nên tạ lễ xuống, không được để lễ vật, hoa quả héo úa, thối hỏng trên bàn thờ điều đó sẽ rất xấu, gây khó khăn ảnh hưởng đến công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ.

– Về việc sử dụng đèn, nến thờ cúng trên bàn thờ: chúng ta không nên sử dụng bóng đèn điện hoặc đèn nhấp nháy để trên bàn thờ bởi điều này sẽ dễ tạo ra trường khí xấu ảnh hưởng không tốt tới việc thờ cúng các vị thần. Hãy lựa chọn đèn dầu hoặc dùng nến thắp trên bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa.

– Sau khi cúng gạo, muối thì không đem rải, rắc, ném ra bên ngoài mà nên giữ lại, còn rượu sau khi cúng xong thì nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà. Những điều có có hàm nghĩa mong muốn đem tài lộc vào trong nhà.

– Lễ vật, lộc cúng trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa thì chỉ nên cho người nhà ăn, không nên chia cho người ngoài bởi quan niệm cho đi sẽ mất lộc.

– Không cho các con vật như chó, mèo,… nghịch quanh bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa để tránh chúng sẽ quấy phá làm ô uế ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của nơi thờ cúng.

– Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa được đặt ở dưới thấp, ngay trên nền nhà nhưng yêu cầu luôn phải sạch sẽ thoáng mát. Gia chủ nên thường xuyên tắm rửa cho hai vị thần bằng nước pha rượu hoặc nước hoa bưởi. Đặc biệt nếu vào những ngày mưa to thì gia chủ nên đặt Thần Tài, Thần Thổ Địa vào chậu sạch để ngoài trời mưa tắm mưa khoảng 15 phút sau đó đưa vào trong nhà lau rửa khô, sạch sẽ, xịt nước thơm rồi cho lên bàn thờ thắp hương cầu khấn sẽ rất linh nghiệm.

– Khi gia chủ đã lập bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa thì nên thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ có thể tụ khí tốt. Trong khoảng thời gian ấy không nên tắt đèn, điện ở bàn thờ để tránh tạo ra không gian tối bởi quan niệm ánh sáng sẽ giúp chỉ đường cho các vị thần giáng xuống trần gian phù hộ cho gia chủ. Trong một trong ngày đầu ấy nên thay nước trên bàn thờ mỗi ngày một lần. Nếu như muốn cầu xin điều gì thì gia chủ hãy thắp 3 nén hương hàng ngày sau đó khấn rồi vái.

– Vào những ngày rằm, mùng một, lễ tết thì gia chủ nên thắp hương bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa 5 mỗi lần 5 nén hương được thắp theo hình chữ thập. Về loại hương để thắp thì nên chọn loại hương cuốn tàn bởi sẽ giữ được tàn hương, sau một thời gian thắp thì bát hương sẽ có thế rất đẹp và tụ khí tốt.

– Vào mỗi ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm thì gia chủ nên rút chân hương trong bát hương ở bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa đi chỉ để lại ít chân hương sau đó đem chân hương đã rút đi hóa vàng sau khi thành tro thì gia chủ nên đổ một ít rượu vào tro đã hóa.

Những Điều Cần Biết Về Bàn Thờ Cúng Thần Tài

Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ, mỗi vị đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Ông Địa có: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài, Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.

Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cà phê. Người Hoa kính trọng và khấn vái Thần Tài nhiều, trái lại người Việt luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư hỏng thì sẽ thỉnh vị mới về; bàn thờ cũ cũng được thay thế bàn thờ mới. Mọi người tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Cấu trúc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng cách là phía trên có dán một tấm bài vị màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Theo hướng từ bàn thờ nhìn ra, bên phải là ông Thần Tài, bên trái là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị “động bát nhang”, mọi chuyện trở nên trục trặc.

Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả “, lọ hoa bên tay trái thường cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… đĩa trái cây bên tay phải thường sắp ngũ quả. Nên xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần Tài và 5 Ông Địa đã nói ở trên.

Ông Cóc (hình tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên phải. Ngoài cùng trên mặt đất, người ta thường chọn một tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam, khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên hoặc cả một bó tỏi. Người ta quan niệm tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như người dương vậy.

Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày Rằm, mùng Một, lễ, Tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro. Cuối cùng, không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ, vì người ta quan niệm khi đó làm ăn sẽ không tốt cho gia chủ.

Theo chúng tôi

Những Điều Cần Biết Về Văn Khấn Thần Linh Ngoài Mộ

Lễ tạ mộ là gì?

Lễ tạ mộ được diễn ra với ý nghĩa vô cùng quan trọng trong truyền thống dân tộc ta. Với mục đích là cúng kiến, cảm tạ ơn trên, các bậc tiền nhân, các vị thần linh. Mong muốn gửi lòng thành tôn kính, cảm tạ vì đã đem đến cuộc sống bình yên, những điều may mắn.

Đối với truyền thống người dân ta, có rất nhiều dịp lễ tạ mộ, tùy vào mục đích, thời điểm nhất định. Những quan trọng nhất là hai nghi lễ tạ mộ cuối năm và lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong.

Lễ tạ mộ cuối năm

Nghi thức lễ tạ mộ cuối năm được diễn ra vào những ngày cuối năm, khi chuẩn bị đến tết Nguyên đán. Đây là một dịp để con cháu dọn dẹp, phát quang quanh mộ người đã mất sạch sẽ, gọn gàng. Sau đó bài cúng và thắp hương. Nhằm thể hiện sự tôn kính, sự tin tưởng vào một cuộc sống ở bên kia thế giới của người đã mất.

Văn khấn ngoài mộ là gì?

Văn khấn ngoài mộ được xem như một bài cúng tạ thần linh để trình bày về các nội dung nghi lễ. Thường sẽ có cấu trúc các phần: Kính lạy quan thần thổ địa, thần linh; Phần tiết chủ; Lý do tạ mộ; Phần cầu; Phần tạ.

Quy trình chuẩn bị văn khấn thần linh ngoài mộ

Để chuẩn bị thật tốt cho nghi lễ tạ mộ thì các gia chủ lưu ý cần làm đúng theo các quy trình.

Sắm lễ tạ mộ

Lễ tạ mộ thường không cần phải quá hoành tráng. Tùy vào lòng thành, điều kiện gia chủ mà có những vật lễ có thể khác nhau và chênh lệch về giá trị. Tuy nhiên, đều cần phải có đầy đủ các vật dụng như sau:

Hương (nhang thơm), đèn.

Hoa tươi, thường thì người Việt ta hay dùng bông cúc, vạn thọ, hoa ly. Có thể sử dụng cả hoa hồng tùy vào mục đích và thời điểm tạ mộ.

Trầu cau được chuẩn bị, cắt tỉa sẵn. Có thể tỉa trầu và gói trầu luôn nếu bạn muốn mâm lễ đẹp mắt và chu đáo.

Giấy tiền vàng bạc, quần áo giấy sao cho tương ứng. Nếu phần mộ đó là nữ thì mua quần áo, trang sức giấy. Còn là nam có thể mua thêm các vật như giày dép, điện thoại giấy tùy vào gia chủ.

Mâm lễ cần phải có ít nhất là phần rượu và phần thịt. Sử dụng rượu nếp trắng, một khoanh chân giò hoặc gà luộc. Có thể chuẩn bị thêm nếu gia chủ có điều kiện.

Hoa quả tươi, trà và bánh kẹo.

Đọc văn khấn lễ vong linh

Sau khi sắm lễ tạ mộ, bạn cần sắp xếp đầy đủ và đúng các hướng. Các vật lễ phải để đúng chỗ, đúng hướng. Sau đó tiến hành đọc văn khấn lễ vong linh. Đọc văn khấn còn phải lưu ý về giọng đọc, về các nghi thức như khấn vái, lạy.

Quá trình đọc văn khấn, con cháu có mặt phải thực hiện theo hướng dẫn của người đọc. Nghiêm túc, giữ được trạng thái trang nghiêm. Hai tay chắp lại phía trước ngực, khẩn cầu thành tâm.

Nguyên văn bài cúng tạ mộ

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn Hóa – Thông Tin)

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

– Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày…….. tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần.

Kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:……………

Kỵ nhật là…

Có phần mộ táng tại…………

Được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương.

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

Văn khấn thần linh ngoài mộ là rất quan trọng trong các nghi lễ tạ mộ. Vì thế mà gia chủ cần phải lưu ý sắm lễ, chuẩn bị văn khấn chính xác.

Cách Thờ Cúng Ông Địa Thần Tài Và Những Điều Cần Biết

Phong tục thờ cúng Thần Tài – Ông Địa, các vị thần linh… là một trong những nét đẹp trong văn hóa gian dân của người Việt từ bao đời nay. Với mong muốn gặp nhiều sự thuận lợi trong công việc, làm ăn buôn bán, kinh doanh. Giúp gia chủ thu được về lộc phát, tiền tài!

Thần Tài theo phong tục dân gian truyền tai nhau, ông là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên đình lạc xuống trần gian bởi một lần say rượu. Người xuống trần gian và mang lại nhiều may mắn, lộc phát cho những gia đình mà người đã từng đến.

Khi Thần bay về trời vào ngày mùng 10, dân gian lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài. Kể từ đó cứ đến mùng 10 hằng năm người người nhà nhà mua vàng với mong muốn và tin tưởng rằng, mua vàng sẽ gặp nhiều phúc lộc, sung túc suốt cả năm.

Vậy cách thờ cúng ông Địa thần Tài trong ngày vía thần Tài cần lưu ý những gì? Lễ vật thờ cúng trong những ngày lễ Tết, mùng 1, ngày rằm, ngày vía thần Tài là gì? Cùng theo dõi bài viết hôm nay để nắm rõ hơn bạn nhé!

Ý nghĩa hình tượng Thần Tài – Ông Địa theo phong thủy

Theo quan niệm phong thủy từ thời xa xưa, hình tượng thần Tài và ông Địa được biết đến như một cặp được thờ chung với nhau. Nhưng thực chất mỗi vị lại đại diện cho 5 vị thần.

Hình tượng Thần Tài đại diện chung cho 5 vị gồm:

Trong đó Hoàng Thần Tài là vị có vai trò quan trọng và chủ chốt.

Thần Tài được người Việt biết đến với hình tượng một vị thần đội mũ mão, trang phục trang nghiêm chỉnh tề trên tay cầm cục vàng thỏi lớn – kim ngân lượng.

Là biểu tượng mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc, sự vinh hiển, phú quý, và những thuận lợi trong việc làm ăn kinh doanh.

Hình tượng Ông Địa cũng đại diện cho 5 ông:

Thổ Địa có ấn tượng với hình ảnh một vị thần bụng phệ, tướng người tròn phốp pháp, để ngực trần, trên đầu thường quấn khăn, tay cầm quạt mang dáng vẻ về sự an yên, bình thản, hạnh phúc.

Mang nhiều ý nghĩa về sự bảo vệ, che chở và kiểm soát người ra vào trong gia đình, cửa hàng, công ty… Đồng thời bảo hộ cho những người sinh sống và làm việc tại nơi được thờ cúng!

Cúng ông Địa thần Tài gồm những gì? Lễ vật dâng cúng

Theo truyền thống người Hoa trọng việc khấn vái, thờ cúng thần Tài. Còn đối với phong tục thờ cúng của người Việt thì hình ảnh ông Địa lại quen thuộc hơn.

Lễ vật thờ cúng Thần Tài thường được chọn là heo quay, vịt quay, cua biển và chuối chín vàng. Trong khi đó, đồ thờ cúng ông Địa thông thường là chuối xiêm, thuốc lá hay ly cà phê.

Đặc biệt, vào trong những ngày vía Thần Tài người ta thường dâng lên bàn thờ các lễ vật cụ thể như: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua biển, 1 miếng thịt heo quay, 1 xấp tiền vàng mã, 1 đĩa mâm ngũ quả, 1 chai rượu.

Điểm chung của cả 2 ông Thần Tài – Ông Địa là thích sạch sẽ. Vậy nên gia chủ lưu ý phải thường xuyên lau dọn, vệ sinh ban thờ và giữ cho khu vực thờ cúng luôn thoáng mát, sạch sẽ.

Nếu như bàn thờ bẩn, cũ hoặc hỏng vỡ sẽ làm mất đi sự linh thiêng của khu vực thờ cúng. Bên cạnh đó mọi người luôn tin khi bàn thờ thần Tài – ông Địa ngăn nắp, sạch sẽ thì công việc sẽ ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc.

Cách cúng thần Tài hàng ngày

Thờ Thần Tài – Ông Địa hàng ngày gia chủ chỉ cần đặt lên ban thờ các lễ vật gồm: hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý vào những điều sau để tránh thất lễ với các vị. Đồng thời mang lại sự linh thiêng cho không gian thờ cúng!

Hàng ngày chỉ đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h.

Mỗi lần nên đốt 5 cây nhang.

Nên thay nước trắng, nước trong lọ hoa khi đốt nhang.

Cách thờ cúng ông Địa thần Tài vào ngày vía Thần tài, ngày rằm, mồng một

Nhiều người tự hỏi cúng thần Tài ông Địa vào ngày nào? Đáp án cho câu hỏi của bạn là các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng và ngày vía Thần Tài – mùng 10 Tết hàng năm.

Tuy nhiên vào những ngày bình thường gia chủ cũng nên thắp hương hoặc mua lễ nhỏ như hoa tươi, trái cây, cà phê…để dâng lên các vị.

Cúng thần Tài ông Địa – Gợi ý mâm cỗ ngày mùng 10 tết

Với người Việt ta, đặc biệt là người miền Nam, ngày mùng 10 Tết hàng năm được biết đến là ngày vía Thần Tài.

Trong ngày này người ta thường cúng lễ mặn với mâm cỗ dâng cúng gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như mong muốn mà gia chủ có thể thêm 1 vài vật phẩm thờ cúng như:

Các loại hoa: hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền.

Rượu, vàng giấy, vàng mã

1 khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.

Thịt heo quay, cá lóc nướng thường xuyên được nhìn thấy trong mâm cỗ cúng ngày mùng 10 Tết.

Những lưu ý trong cách cúng ông Địa thần Tài vào ngày Vía Thần Tài

Ngoài những mâm lễ vật cúng ông địa thì chúng ta cũng cần lưu ý những điều dưới đây để tránh những sai lầm khi vía vị thần này.

Nên đặt mâm cúng trong nhà, đồ lễ đơn giản nhưng phải sạch sẽ và thành tâm.

Nên thắp hương vào buổi sáng tầm 6-7h trước khi mở cửa hàng.

Trước khi thay nước cần vệ sinh sạch sẽ đồ đựng nước, cũng không nên rót nước quá đầy ly.

Trước các ngày như ngày rằm, mùng 1, vía thần tài gia chủ cần lau dọn bàn thờ thật cẩn thận, sạch sẽ. Tốt nhất là lau bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha chung với nước. Khăn dùng cũng cần phải sạch sẽ và chỉ sử dụng riêng cho việc lau dọn ban thờ.

Nên chọn các loại hoa tươi, ít mùi để trưng trên bàn thờ.

Nên sử dụng đèn dầu, hoặc nến nhằm mang lại hơi ấm, sự linh thiêng cho không gian thờ cúng.

Không được để các con vật chạy lung tung quanh khu vực thờ. Hoa quả thờ cúng cũng không được để quá lâu mà nên lấy xuống.

Đồ cúng lễ cúng xong chia cho người trong nhà không chia cho người ngoài. Gạo, muối khi cúng xong có thể cất đi dùng lại cho tài lộc được lưu giữ không vươn ra ngoài.

Cách thờ cúng ông Địa thần Tài – Cách bài trí bàn thờ hợp phong thủy

Bàn thờ ông Địa – Thần Tài nên được bài trí chính xác theo yêu cầu dưới đây, nhằm mang lại hiệu quả và may mắn nhất cho bộ bàn thờ:

Từ bên ngoài nhìn vào, bên trái là Thần tài, bên phải sẽ là Ông Địa. Ở giữa hai ông sẽ là: 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 1 hũ nước đầy. Lưu ý là cả 3 hũ này đến cuối năm mới được thay mới.

Ở chính giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang khi bốc cũng sẽ có những phong tục và yêu cầu nhất định. Nên dán keo 502 vào chân bát nhang tránh bát bị động hoặc xê dịch sẽ không tốt cho việc làm ăn.

Dựa theo nguyên lý là: “Đông Bình – Tây Quả”. Từ phía ngoài nhìn vào gia chủ nên đặt hoa bên tay phải, trái cây bên tay trái. Trái cây nên được xếp theo ngũ quả.

Khay được xếp 5 chén nước hình chữ Nhất được bán chung với bộ bàn thờ, gia chủ nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Hành tương sinh và phát triển.

Có thể đặt thêm 1 ông Cóc lên bộ bàn thờ và nên để bên trái từ ngoài nhìn vào. Ban sáng cho Cóc quay ra, tối thì quay Cóc hướng vào.

Ngoài cùng trên mặt đất gia chủ cũng nên chọn một cái tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước – đây được xem là một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Những điều cần lưu ý khi thờ cúng thần Tài, ông Địa

Sau đây là 5 điều gia chủ cần lưu ý để có cách thờ cúng thần Tài thổ Địa thu hút tài lộc.

Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ

Dù vị trí bàn thờ nằm ở dưới đất, tuy nhiên 2 ông thần Tài thổ Địa đều là những người thích sạch sẽ. Vậy nên hãy thường xuyên lau dọn nơi thờ cúng.

Bạn cũng có thể tắm cho 2 ông bằng cách khi trời mưa nên bê tượng thần Tài, thổ Địa, ông Cóc đặt vào trong một chiếc thau sạch và tắm mưa trong vòng 15 phút. Sau đó đem vào, lau khô, xịt nước hoa và thắp hương cầu khấn!

Hoặc bạn cũng có thể tắm cho 2 ông bằng nước hoa bưởi hoặc nước gừng pha rượu.

Cũng lưu ý rằng, trước khi tiến hành tắm, gia chủ cần thắp nhang thỉnh xin sự cho phép trước khi hành động. Tránh để các ngài trách tội!

Như những gì mà bài viết vừa đề cập ở trên, gia chủ có thể sử dụng các vật phẩm cúng tế như: đồ ngọt, hoa quả hoặc cúng thịt quay. Dù lễ vật thờ cúng đơn giản, nhưng phải luôn ghi nhớ là lau dọn bàn thờ sạch sẽ và trang nghiêm.

Hướng dẫn cách thắp hương lúc mới lập bàn thờ

Trong giai đoạn mới lập bàn thờ, bạn nên thực hiện thắp 100 ngày nhang liên tục với mục đích tụ khí cho bàn thờ. Đồng thời tuyệt đối không được tắt đèn trên bàn thờ.

Việc thờ cúng cũng không cần cầu kỳ, gia chủ chỉ cần thay nước, thắp 1 nén hương mới. Trường hợp nếu muốn khấn xin điều gì thì nên thắp ba cây theo hàng ngang.

Cách thờ cúng ông Địa – thần Tài thu hút tài lộc

Trong ngày rằm, mùng 1, lễ Tết cần thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên sử dụng các loại hương cuốn để tạo ra cuốn tàn đẹp và tụ khí cho bàn thờ. Chân hương chỉ nên được đốt và hóa cùng tiền vàng vào ngày 23 tháng chạp. Sau đó dùng rượu đổ lên trên tro tàn khi đốt.

Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ

Không để trường hợp hoa cúng hoặc trái cây bị hư hỏng, héo úa trên bàn thờ. Bởi người xưa luôn tin rằng điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng và sự linh thiêng của không gian thờ cúng!

Mua bộ bàn thờ thần Tài ông Địa gốm sứ Bát Tràng cao cấp TP.HCM

Ngoài những yếu tố như lễ vật dâng lên bàn thờ, cách bố trí ban thờ… một yếu tố khác mà gia chủ cần quan tâm là việc lựa chọn cho không gian thờ cúng trong gia đình một bộ bàn thờ cúng cao cấp, chất lượng.

Với mong muốn gia tăng sự thành tâm của gia chủ đối với các vị thần linh. Đồng thời gia tăng sự linh thiêng, trang trọng và uy nghiêm tại không gian thờ tự.

Bộ bàn thờ thần Tài – ông Địa Bát Tràng chính là lựa chọn số 1 cho sự tìm kiếm của bạn.

Được đánh giá như một sản phẩm gốm sứ cao cấp, chất lượng với nhiều mẫu mã đa dạng, độc đáo. Từ chất liệu men chàm cổ, men lam, men rạn…đến những họa tiết đắp nổi, vẽ chìm…Được trang trí với nhiều hình ảnh linh thiêng như rồng, phượng…

Không dừng lại ở những ưu điểm về chất lượng – mẫu mã, mà bộ bàn thờ Bát Tràng còn thu hút khách hàng bởi chính sự uy nghiêm, cao cấp và trang trọng từ các sản phẩm gốm sứ tâm linh.

Bởi vậy có thể khẳng định, bộ bàn thờ ông Địa – thần Tài – sự lựa chọn số 1 dành cho bộ thờ cúng cao cấp, trang nghiêm cho không gian thờ cúng mọi gia đình!

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Về Việc Cúng Thần Tài trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!