Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Mèo Con Mới Về Nhà mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngọc Anh – 28/02/2020 1865 0
Bạn sắp đón một bé mèo mới ? . Bạn đã biết chăm sóc mèo con mới về nhà cần lưu ý những điều gì chưa ?.
Chào đón một thành viên mới chắc hẳn là một điều rất thú vị. Bạn có thể đã chuẩn bị nhiều thứ cho bé mèo nhỏ và nghĩ đến việc chăm sóc cho bé như thế nào. Tuy nhiên, tháng đầu tiên mèo con về nhà mới có lẽ là một tháng có nhiều sự thay đổi nhất của cuộc đời bé. Vì vậy nắm rõ cách chăm sóc mèo con mới về nhà sẽ giúp cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn.
Chuẩn bị vật dụng chăm sóc mèo con mới về nhà
Mèo con cần có một góc riêng trong ngôi nhà (Ảnh : Printerest)
Sau khi mua đồ, bạn cần đặt chúng vào vị trí thích hợp trong ngôi nhà của bạn. Tốt nhất là dành riêng cho bé một góc hay một phòng trong nhà. Đặc biệt là mèo con mới về nhà sẽ cần một phòng riêng trong những ngày đầu tiên khi chưa quen cuộc sống mới. Phòng của mèo phải an toàn để em ấy không thể thoát ra được.
Mặt khác, nếu hiện tại nhà bạn có sẵn vài chú mèo khác, máy phát pheromone là một sự cứu cánh tuyệt vời. Pheromone sẽ giúp mèo trong nhà và bé mèo mới bình tĩnh hơn. Từ đó, hạn chế những ẩu đả có thể xảy ra giữa chúng.
Ngày đầu tiên boss về nhà
Ngày đầu tiên của mèo con khi ở ngôi nhà mới là sự pha trộn giữa những thứ thú vị và sợ hãi ra. Bạn hãy để bé tự do khám phá trong căn phòng nhỏ mà bạn đã chuẩn bị sẵn.
Ngày đầu tiên về nhà mới sẽ là thử thách lớn nhất cuộc đời mèo (Ảnh : World’s Best Cat Litter)
Bạn cần lưu ý gì khi chăm sóc mèo con mới về trong ngày đầu tiên ?. Nếu trong nhà cần vật nuôi khác bạn nên giới thiệu chúng với nhau. Nhớ đảm bảo rằng những cuộc gặp gỡ này luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Chúng hoàn toàn có thể tẩn nhau trong lần đầu tiên gặp mặt đấy. Vì vậy bạn nên cố giữ chúng lại để không đứa nào bị thương.
Lồng vận chuyển sẽ là nơi em thấy an toàn nhất trong những ngày đầu tiên ở nhà mới (Ảnh : Catster)
Chăm Sóc Mèo Con Khi Về Nhà Mới
Bạn là người lần đầu tiên nuôi mèo, chắc sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ. Có thể bạn chưa biết cách chăm sóc mèo con như thế nào?
“mèo con ăn thức ăn gì?”
“mèo đi vệ sinh ở đâu?”
“làm sao để mèo đi vệ sinh đúng chỗ?”
“mèo con cần chích ngừa gì?”
“chích ngừa ở đâu?”
“bị mèo cắn có sao không?”
…
Và rất nhiều câu hỏi khác nữa…
ỔN ĐỊNH NƠI Ở CHO MÈO CON
Phần lớn các bạn không biết nên để mèo con ở đâu trong nhà? Nếu trong nhà bạn có nuôi thêm con vật khác thì sẽ như thế nào?
Việc đầu tiên khi bé mèo mới về nhà là bạn chọn chỗ ở cho bé. Hãy nhớ rằng mèo con vừa được mang đến một nơi hoàn toàn lạ lẫm. Bạn nên chọn một nơi yên tĩnh ít, tiếng động đột ngột. Và chuẩn bị sẵn một số dụng cụ như: cái lồng được làm kín và tối (bóng tối sẽ tạo cảm giác an toàn cho mèo), 1 tấm lót sàn mềm và lót thêm giấy thấm, khay đựng cát để bé mèo đi vệ sinh (khay nên đặt ở nơi dễ đi không gần dĩa ăn và nơi sinh hoạt của bạn)
Khi mới về nhà, bạn là người kiểm soát cảm xúc của bé, không nên đùa giỡn quá mức. Tránh chuyền mèo từ tay người này qua người khác. Trong gia đình có trẻ em thì nên cẩn thận với trẻ em…
MÈO CON ĂN THỨC ĂN GÌ?
Những bữa ăn chuyển đổi sẽ giảm thiểu nguy cơ đi phân lỏng hoặc tiêu chảy đấy. Nên nhớ không được cho mèo ăn thức ăn thừa khi bạn đang ăn. Vì làm thế sẽ tạo thói quen xin ăn và ăn vụng trong nhà.
CÁC MỐI NGUY HIỂM TRONG NHÀ ĐỐI VỚI MÈO CON
Ngoài trẻ em ra thì ngôi nhà của bạn còn tiềm ẩn những nguy hiểm khác cho mèo con. Mối nguy hiểm này nằm ngoài nhận thức của chúng. Khi đón bé mèo về bạn cần tạo lại không gian sinh hoạt của mình, sắp xếp lại đôi chút. Cụ thể bạn cần:
Che kín tất cả các dây điện trong nhà
Che khuất các ổ cắm điện
Tránh để thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng ngay trong tầm với của mèo
Tuyệt đối không để những vật nhỏ gây nguy hiểm như: băng keo, kim, đinh,… trong tầm hoạt động của mèo
Ngoài ra, mèo còn có khuynh hướng núp vào trong hộc tủ, ngăn kéo, giỏ để quần áo và thường chui vào máy giặt hoặc máy sấy. Bạn cần phải bít lại những không gian mà mèo có thể chui vào được để tránh rủi ro xảy ra tai nạn.
Nếu nhà bạn ở chung cư hoặc nhà cao tầng thì lưu ý đóng cửa thông gió, cửa sổ tầng cao khi có mèo ở đó.
NHỮNG THÓI QUEN ĐỂ THÍCH NGHI VỚI MÈO CON
Không để túi nhựa hoặc những vật làm bằng cao su dưới nền nhà.
Đậy nắp thùng rác và bồn vệ sinh (cẩn thận với các túi lót thùng rác có khi mèo lại nuốt chúng)
Đậy kín các thiết bị điện trong nhà bếp
Hạn chế mèo sinh hoạt gần ban công
Cẩn thận với những vật nhọn và những vật dễ cháy
Với thông điệp: “Chia sẻ kiến thức, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng“. Xin chào và hẹn gặp các bạn.
Bài viết số: 39
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Hominhhoang.com
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Cúng Về Nhà Mới Cần Những Gì, Lưu Ý Những Điều Gì?
Quy trình cúng về nhà mới như thế nào?
Đây là câu hỏi được rất nhiều gia chủ thắc mắc, cần làm theo quy trình nào cho đúng phong tục tập quán của người Việt.
Bước 3: Bát hương bàn thờ tổ tiên phải được chính tay gia chủ bê chuyển đến nhà mới thì mới không bị tổ tiên quở trách.
Cần chuẩn bị gì trong lễ cúng nhà mới?
Cúng về nhà mới cũng là một trong những nghi lễ quan trọng, chính vì thế khâu chuẩn bị trước khi cúng cũng phải được đầy đủ, vẹn toàn. Gia chủ cần chuẩn bị một lễ cúng nhà mới ở ngay trước nhà chính.
Hoa tươi (hoa hồng, hoa ly, hoa cúc vàng,…).
Rượu (rượu nếp).
Hương thắp (nhang thắp).
Nến (hoặc đèn dầu thay thế).
Trầu cau (chọn những lá trầu đẹp, không được rách, cau quả phải đẹp)
1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc hoặc cua luộc. Chú ý tất cả đều phải đẹp mắt, cua và tôm tuyệt đối không được bị gãy càng).
Gà luộc (1 con gà trống luộc).
Tiền vàng mã.
Xôi (có thể xôi đậu xanh, xôi gấc).
Chè (có thể thay thế bằng cháo trắng hoặc cơm trắng).
Bánh kẹo (1 đĩa lớn).
Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn).
Muối hạt sạch.
Một vài điều cần lưu ý khi dọn về nhà mới mà gia chủ nên biết
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, chính vì thế theo quan niệm tâm linh, để tránh gia đình gặp xui xẻo khi dọn về nhà mới, gia chủ cần lưu ý một số điều sau trong khi cúng nhập trạch:
Theo phong thủy, nếu làm lễ nhập trạch để lấy ngày mà chưa ở lại nhà mới ngay thì sau khi cúng cần phải ngủ lại 1 đêm. Hành động này nhằm mục đích để thần linh ghi nhận nơi này đã có người ở là gia chủ này, chứ không phải nhà hoang như xưa nữa.
Lễ cúng nhập trạch nhà mới chưa phải là kết thúc, cần phải làm lễ cáo yết cúng gia tiên rồi mới được thụ lộc đã cúng. Đặc biệt, các thành viên trong nhà từ lớn tới bé cũng cần đứng trước ban thờ khấn bái tạ ơn để cầu bình an, an yên trong gia đình.
Chuyển Nhà Mới Cần Làm Gì ? Những Lưu Ý Khi Chuyển Về Nhà Mới
Chuyển đến nhà mới cần làm gì? Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ trước đến nay, việc chuyển dịch địa chỉ nơi ở đến nhà mới là một trong những việc vô cùng quan trọng nếu không chú ý những điều sau gia đình không những MẤT LỘC còn gặp những điều không may.
DỌN VỀ NHÀ MỚI LẤY NGÀY Thông thường khi chuyển nhà nên chọn ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa”, việc này có thể nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.
Theo quan niệm dân gian, việc chuyển nhà nên hoàn thành trước 15h (3 giờ chiều) trong ngày. Việc chuyển nhà vào ban đêm sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ. Tránh mời thêm bạn bè, khách khứa vì đây không phải là tiệc tân gia.
CÚNG THỔ ĐỊA VÀ THẦN LINH NHÀ MỚI THUÊ Nên cầu thổ thần, thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ bình an. Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…
(Chi tiết xem phía cuối bài viết)
XÔNG NHÀ ĐỂ XUA ĐI CHƯỚNG KHÍ Nguyên liệu để xông nhà khá đơn giản như là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm đốt cho lên khói tỏa từ từ làm ấm nhà. Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi, dễ cầm mà lại tránh bỏng tay. Khi làm, nên mở hết cửa chính lẫn cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà. Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên để tăng thêm nhiệt khí, dương khí. Đối với nhà chưa có điện thì có thể đốt chậu than sau đó đem một chậu cây đặt vào hướng nam hay hướng đông để tăng dương khí.
CHUYỂN ĐỒ VÀO NHÀ MỚI: CHIẾU VÀ BẾP NẤU LÀ NHỮNG VẬT ĐẦU TIÊN CẦN MANG VÀO NHÀ TRƯỚC Theo quan niệm người xưa thì khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, tuyệt đối không nên mang bếp điện, chổi quét nhà, nước… vào nhà trước.
Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới. Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.
ĐUN NƯỚC SÔI, MỞ VÒI NƯỚC CHO CHẢY Vào ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Mục đích nhằm giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào. Đồng thời, cần phải đậy các bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà. Sau đó, mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy thật chậm và trong khoảng thời gian thật lâu. Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ. Trong các phòng trong nhà, có thể bật tất cả quạt cho gió thổi các hướng, nhưng lưu ý không được để gió thổi ra hướng cửa chính với ngụ ý “phong sinh thủy khởi”.
TREO CHUÔNG GIÓ ĐỂ DẪN DẮT KHÍ LUÂN CHUYỂN TRONG NHÀ Bạn hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi trong nhà. Quan niệm phong thủy cho rằng, chuông gió là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Tốt nhất, bạn nên chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao.
Người xưa quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa. Không những thế, khi nghe âm điệu phát ra từ chuông gió, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện.
NHỮNG VẬT DỤNG CẦN MUA KHI VỀ NHÀ MỚI: MUA CHỔI VÀ CÂY LAU NHÀ MỚI Lý do là vì khi chuyển tới một không gian mới, bạn sẽ không muốn quét sạch những rắc rối của mình với cây chổi mang theo từ ngôi nhà cũ. Hãy vứt chổi cũ đi và mua một chiếc mới. Thậm chí, không để nó trong nhà kho, nhà để xe…
VỀ NHÀ MỚI KIÊNG GÌ?PHẢI THẬT VUI VẺ TRONG NGÀY CHUYỂN NHÀ Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất. Khi chuyển nhà, cần phải nói và làm những việc may mắn.
Vào ngày chuyển nhà, không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức hay khóc lóc vào ngày chuyển nhà. Bởi vì toàn bộ những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và mối bất hòa trong gia đình.
VỀ NHÀ MỚI KIÊNG GÌ? NGƯỜI CÓ TANG CÓ NÊN VÀO NHÀ MỚI? Người có tang không nên vào nhà mới.
NÊN ĐỂ ĐIỆN SÁNG 3 ĐÊM ĐẦU TIÊN SAU KHI CHUYỂN ĐẾN NHÀ MỚI Đêm đầu tiên nên bật tất cả các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau giúp khí trong nhà vượng không tắt. Tốt nhất là nên để tất cả đèn sáng thông trong 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới.
Đêm đầu tiên ngủ trong nhà mới, chủ nhân nằm xuống vài phút sau đó nên trở dậy một lúc làm một việc gì đấy rồi mới tiếp tục đi ngủ, cách này nhằm biểu thị việc đi ngủ rồi sẽ lại trở dậy.
LÀM CHO CĂN NHÀ CÓ KHÔNG KHÍ VUI VẺ Sau khi dọn nhà khoảng 1 ngày hoặc 1 tuần phải náo động nhà mới. Tức là mời bạn bè, hàng xóm láng giềng đến nhà ăn uống, trò chuyện, không khí vui vẻ náo nhiệt để đuổi tà khí.
VỀ NHÀ MỚI KIÊNG GÌ? KHÔNG VÀO NHÀ BẰNG TAY KHÔNG Lúc dọn nhà, những thứ cần dọn ra từ nhà mới tốt nhất phải do chủ cũ đưa ra, còn những thứ dọn vào nhà mới thì bạn phải đích thân đưa vào. Lúc vào nhà mới thì cả gia đình không được đi tay không vào. Tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp. Đó có thể là trái cây như Cam – biểu tượng của sự thịnh vượng, Táo – biểu thượng của sự an toàn, Lê – biểu tượng của sự may mắn, Lựu – biểu tượng của những cơ hội và Đào – biểu tượng của sức khỏe dồi dào.
Một số lưu ý khác khi dọn vào nhà mới – Đặt một túi vải nhỏ màu đỏ – loại chuyên dùng trong nghi lễ phong thủy – dưới đáy thùng gạo hoặc đồ trữ gạo. Đổ gạo vào túi đến khi đầy tràn miệng, niêm phong miệng túi lại và dán một tờ giấy đỏ có ghi chữ “ĐẦY ĐỦ”.
– Không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.
– Người cuối cùng trước khi rời khỏi nhà cũ phải rải ít gạo trước cửa nhà, sau đó mới khóa cửa đi.
– Phụ nữ đang mang thai tránh tham gia việc chuyển nhà.
– Nếu gia chủ chỉ làm lễ cúng về nhà mới để lấy ngày tốt mà không ở ngay thì cũng phải ngủ ở đấy 1 tối để khai báo nhà đã có người cư trú.
– Sau khi làm lễ khấn về nhà mới hay còn gọi là lễ cúng nhập trạch xong, phải làm tiếp lễ cáo yết Gia tiên trước rồi mới được dọn dẹp thụ lộc.
– Sau khi đã dọn xong đồ cúng để thụ lộc, tất cả thành viên trong gia đình phải làm lễ bái tạ ( tất cả đứng trước bàn thờ vái 3 vái) để Thần Phật và Tổ tiên cầu bình yên.
– Khi dọn nhà mới, người mang thai không nên động vào. Trong trường hợp bắt buộc phải dọn dẹp thì phải sắm một cái chổi lau dọn, quét qua tất cả các đồ đạc trong phòng một lượt rồi mới chuyển đến nhà mới.
– Những người giúp gia đình dọn dẹp không được cầm tinh con cọp.
– Thời gian đẹp nhất nên chọn khi chuyển nhà là buổi sáng và buổi trưa và kiêng chuyển nhà vào buổi tối khi mặt trời đã lặn vì như thế sẽ dễ làm vong theo về nhà mới.
CHUẨN BỊ LỄ CÚNG VỀ NHÀ MỚI CẦN NHỮNG GÌ? Để chuẩn bị lễ cúng về nhà mới cần những gì? Trước tiên, gia chủ cần chọn ngày giờ tốt xấu hợp tuổi để dọn chuyển đến nhà mới. Lưu ý rằng phải chọn ngày theo tuổi bởi việc chọn ngày chuyển đến ở có thể ảnh hưởng tới phong thủy sau này. Sau đó, gia chủ nên tìm hiểu và học thuộc bài cúng chuyển nhà mới hay còn gọi là văn khấn nhập trạch.
lễ và cúng nhập trạch khi về nhà mới bao gồm những gì
VĂN KHẤN LỄ NHẬP TRẠCH (VỀ NHÀ MỚI) NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG NHẤT Văn khấn Thần linh như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh.
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:……………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn cáo yết gia tiên như sau
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!
Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Mèo Con Mới Về Nhà trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!