Xem Nhiều 5/2023 #️ Những Giải Pháp Xã Hội Cho Tình Trạng Ly Hôn Ngày Càng Tăng # Top 12 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Những Giải Pháp Xã Hội Cho Tình Trạng Ly Hôn Ngày Càng Tăng # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Giải Pháp Xã Hội Cho Tình Trạng Ly Hôn Ngày Càng Tăng mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước, trong đó phần lớn là những người trẻ. Đây là thực trạng đáng báo động trong mối quan hệ gia đình hiện nay.

Một vụ án hôn nhân – gia đình được tòa án đưa ra xét xử.

Những con số giật mình

Theo thống kê, năm 2018, TAND huyện Châu Thành A thụ lý 288 yêu cầu ly hôn. Trong đó, chỉ động viên hòa giải thành được 32 trường hợp (11%), còn lại đã giải quyết cho 256 trường hợp ly hôn. Trong số này, trên 90% đều là vợ chồng trẻ mới kết hôn từ 10 năm trở lại, có trường hợp chỉ mới kết hôn được vài tháng tính đến thời điểm tòa án giải quyết.

Còn tại huyện Châu Thành, năm 2016, toàn huyện thụ lý, giải quyết 195 yêu cầu ly hôn; năm 2017, là 224 vụ. Đến năm 2018, con số này tăng lên 343, tăng gần 53% so năm 2017, nếu so sánh số liệu kết hôn mới toàn huyện năm qua có 632 cặp thì trung bình cứ 2 cặp kết hôn mới, cơ quan chức năng phải giải quyết 1 trường hợp ly hôn.

Tính chung trên địa bàn tỉnh, trong cả năm 2018, toàn tỉnh giải quyết gần 2.100 vụ ly hôn. Trong đó, vợ chồng ly hôn trong độ tuổi từ 18-30 chiếm 70-80%.

Bà Mạc Thị Chiên, Chánh án TAND huyện Châu Thành A, cho biết: Trong gần 300 vụ án hôn nhân – gia đình năm 2018 do TAND huyện thụ lý, có hơn 70% cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30, phần lớn trong số đó có con nhỏ.

Như trường hợp của chị T.T.L. và anh N.H.A. Quen biết nhau 5 tháng, sau đó cưới nhau được 1 năm thì hai vợ chồng ra tòa ly hôn. Tại tòa, khi được hỏi nguyên nhân vì sao ly hôn, chị L. cho biết: “Yêu nhau hơn 3 tháng thì em có bầu nên gia đình bắt cưới. Sinh xong, nuôi con nhỏ mà chồng em toàn đi chơi game bắn cá, không đi nhậu thì cũng cà phê suốt ngày với bạn bè, không lo làm ăn để mình em tự nuôi con. Vợ chồng son mà ngày nào cũng cãi nhau, hết vui như hồi mới quen nên em ẵm con về nhà mẹ ruột”.

Còn một vị kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chia sẻ cho phóng viên nghe câu chuyện buồn về việc giải quyết một vụ ly hôn vào cuối 2018.

Theo đó, sau khi xét xử, tòa cấp sơ thẩm tuyên chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa anh L.H.T. và chị N.H.C. Giao 2 con chung cho chị C. tiếp tục nuôi dưỡng và buộc anh T. cấp dưỡng định kỳ… Do chị C. không đồng ý nuôi con chung nên kháng cáo yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại việc nuôi con.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử hỏi bé P. (9 tuổi) nhiều lần về nguyện vọng sống chung với cha hay mẹ. Bé trả lời trong tiếng khóc nức nở, có lần bé trả lời sống với cha, có lần bé trả lời không biết sống với ai.

Trả lời trong tiếng nấc nghẹn ngào, những người dự khán hiểu phần nào cả anh T. và chị C. đều không đồng ý nuôi con… Nghĩ mà tội cho bé hay căm giận người cha mẹ này?

Đi tìm nguyên nhân ?

Theo TAND tỉnh, trong số hơn 2.100 vụ việc ly hôn do tòa án 2 cấp thụ lý trên toàn tỉnh thì nguyên nhân dẫn đến ly hôn rất nhiều, có thể do mâu thuẫn về kinh tế, bạo lực gia đình, ngoại tình… Trong đó, về kinh tế là phổ biến nhất.

Theo bà Đặng Hồng Luyến, Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh, sau nhiều năm tham gia công tác xét xử, đối với các vụ việc hôn nhân – gia đình thì nguyên nhân dẫn đến ly hôn thường bắt đầu từ mâu thuẫn kinh tế và được chia làm các mốc thời gian.

Thứ nhất là kết hôn trong khoảng thời gian 1 năm, lý do ly hôn thường là bất đồng quan điểm, không hợp. Giai đoạn này các cặp vợ chồng ly hôn trong tự nguyện để tìm cuộc sống mới.

Giai đoạn thứ 2, thời gian kết hôn từ 1-3 năm, đây là khoảng thời gian rất khó khăn đối với các cặp vợ chồng trẻ, nhất là về điều kiện kinh tế khi chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi con cái tăng cao vượt quá khả năng. Nhiều cặp vợ chồng thường cảm thấy hôn nhân không có màu hồng, những tật xấu của vợ hoặc chồng dần bộc lộ. Từ đây, kéo theo nhiều mâu thuẫn khác dẫn đến chán nản rồi tiến tới ly hôn.

Giai đoạn thứ 3 là khi con cái bắt đầu trưởng thành, lúc này, 1 trong 2 phía bắt đầu xuất hiện những tình cảm ngoài luồng, thường so sánh đối phương với những người xung quanh, do đó dễ dàng dẫn đến ngoại tình rồi ly hôn.

Giai đoạn cuối cùng dẫn đến ly hôn là sau khi kết hôn 20 năm. Lúc này, cuộc sống hôn nhân tưởng chừng viên mãn thì cũng là khoảng thời gian người phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Chính vì vậy, người đàn ông thường dễ có tâm lý, xu hướng ngoại tình, khi bị phát hiện thì sẽ dẫn tới ly hôn.

Giải pháp nào kiềm chế ly hôn ?

Thời gian qua, để hạn chế ly hôn, cơ quan chức năng, các cấp, ngành, đoàn thể đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục pháp luật về hôn nhân – gia đình. Đồng thời, tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, quan tâm hỗ trợ chính sách an sinh xã hội…

Đối với ngành tòa án, trong quá trình tiếp nhận, xét xử các vụ án ly hôn, điều đáng ghi nhận là các cấp tòa án trên địa bàn, đặc biệt là tòa cấp sơ thẩm rất chú trọng công tác hòa giải. Nhiều bản án, quyết định tòa án bác đơn xin ly hôn một cách đúng đắn đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc hàn gắn những rạn nứt không đáng có trong tình cảm và cuộc sống chung của vợ chồng.

Ông Trương Đình Nghệ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, cho rằng, rất khó để đưa ra giải pháp giảm thiểu ly hôn vì đó là quy luật của cuộc sống, có điều làm thế nào có thể thay đổi suy nghĩ của mỗi người về cuộc sống hôn nhân mới là vấn đề quan trọng. Ngành tòa án tỉnh cũng đã và đang cố gắng nỗ lực hết sức mình vì nhiệm vụ chung của toàn xã hội, thực hiện tốt công tác hòa giải để hạn chế ly hôn.

 Có thể thấy, để giảm thiểu tình trạng ly hôn như hiện nay, vấn đề cần đặt ra là phải tìm ra được những giải pháp có tính thực tiễn nhất để giảm thiểu những vụ ly hôn có tính chất tiêu cực. Như trang bị kiến thức trước khi kết hôn, chuẩn bị tốt về tài chính, xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân khi kết hôn, chung thủy, nói không với bạo lực gia đình và tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy…

Bên cạnh đó, phải nâng cao trình độ, năng lực cũng như đạo đức, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của những người làm công tác chuyên môn trong giải quyết những vụ án ly hôn để đảm bảo việc giải quyết ly hôn là biện pháp cuối cùng…

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

Tăng Cường Các Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Ly Hôn

STO – Đại diện đơn vị TAND huyện Kế Sách thường xuyên kiến nghị, đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế việc án hôn nhân, gia đình gia tăng. Ly hôn không chỉ là nỗi đau, mất mát của hai vợ chồng mà còn là nỗi bất hạnh của những đứa con, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này của trẻ. Không những vậy, hôn nhân tan vỡ còn ảnh hưởng nặng nề đến xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không “khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt.Vì đâu hôn nhân tan vỡ?

Quan hệ hôn nhân là một trong những quan hệ cơ bản của sự hình thành và phát triển gia đình. Tình trạng ly thân, ly hôn gần đây có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hôn nhân tan vỡ thường rơi vào các gia đình trẻ (từ 25 đến 35 tuổi) và tỷ lệ người vợ đứng đơn yêu cầu xin ly hôn cao gấp nhiều lần so với người chồng. Cụ thể, năm 2018, TAND huyện Kế Sách thụ lý giải quyết 871 vụ việc (án hôn nhân, gia đình 524 vụ, chiếm 60,2%); năm 2019 thụ lý, giải quyết 1.000 vụ việc (án hôn nhân, gia đình 540 vụ, chiếm 54%); năm 2020 thụ lý, giải quyết 1.072 vụ việc (án hôn nhân, gia đình 593 vụ, chiếm 51,43%). Như vậy, liên tục những năm gần đây, tỷ lệ thụ lý vụ án hôn nhân, gia đình chiếm tỷ lệ rất cao, trên 50% tổng số vụ việc thụ lý, giải quyết và đáng nói là tỷ lệ thuận tình ly hôn rất cao.

Thực tế, có khá nhiều nguyên dân dẫn đến tình trạng án hôn nhân, gia đình trên địa bàn huyện Kế Sách gia tăng. Trước hết, do điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển về tâm sinh lý, giới trẻ thường yêu nhanh, cưới vội nên họ chưa hoặc có rất ít thời gian tìm hiểu kỹ về nhau cũng như các kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Khi xảy ra mâu thuẫn, họ không biết cách xử lý, giải quyết cho gia đình ổn thỏa mà chọn giải pháp ly hôn. Ở Kế Sách, có một thực tế là do không có công việc ổn định, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ lẫn chồng đều phải đi làm ở xa như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, làm công nhân trong các khu công nghiệp, xí nghiệp… Khi đó, vợ chồng không có điều kiện sống chung, một hay các bên có cơ hội tiếp xúc với nhiều người khác giới hoặc do bị dụ dỗ, lôi kéo nên vợ chồng phát sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Rồi bạo lực gia đình cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều rạn nứt trong hôn nhân, làm tổn thương nặng nề về tâm lý, thân thể, làm cho đời sống tình cảm vợ chồng lạnh nhạt. Họ không tìm thấy được sự hòa hợp mà chỉ còn sự ức chế và sợ hãi, dần họ không thể chịu đựng nữa, dẫn đến ly hôn. Có trường hợp do mâu thuẫn trong quan hệ với bên vợ hoặc bên chồng, trong mối quan hệ giữa mẹ chồng với nàng dâu, do một bên không được tôn trọng, bị coi thường hoặc là những bất đồng trong cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Hay do một bên mắc vào tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, không dành nhiều thời gian cho công việc cũng như việc chăm sóc gia đình, vợ con nên dẫn đến xin ly hôn…

Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về lòng thủy chung, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức. Công tác hòa giải cơ sở chưa xem trọng việc hàn gắn tình cảm vợ chồng. Hiện nay, điều kiện ly hôn theo quy định của pháp luật là khá thoáng, chỉ cần một bên nộp đơn xin ly hôn và cương quyết ly hôn thì tòa án có thể cho ly hôn mà chưa có quy định vợ chồng sống ly thân bao lâu mới được ly hôn hoặc chỉ quy định con dưới 12 tháng tuổi chồng không được nộp đơn xin ly hôn mà không kéo dài hơn để các cặp vợ chồng có thời gian suy nghĩ, hồi tâm chuyển ý.

Giải pháp hạn chế tình trạng “đường ai, nấy đi”

Để xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc, các cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình và phải biết yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng, nhường nhịn, thủy chung với nhau. Mỗi người nên tự biết điều chỉnh, bỏ cái tôi, khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra cần bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề. Nói không với những tệ nạn xã hội. Điều quan trọng nhất là phải biết nghĩ về con cái, tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.

Cần khuyến khích các cặp vợ chồng trước khi làm đơn xin ly hôn tại tòa án thì cần hòa giải ở cơ sở. Hòa giải viên là những người thường xuyên gắn bó, gần gũi với các cặp vợ chồng ở nơi sinh sống. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, cần thiết cho người trong cuộc, tạo điều kiện hàn gắn mối quan hệ trong gia đình. Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình; đặc biệt, chú trọng về giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lòng thủy chung, trách nhiệm của vợ chồng và trách nhiệm với con cái, xã hội. Thực hiện hiệu quả các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”; ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, các tệ nạn xã hội vào gia đình. Cần biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc, nuôi dạy các con ngoan, học giỏi, thành đạt, hiếu thảo, chăm lo phụng dưỡng ông bà…

Thẩm phán giải quyết án ly hôn phải là những người có kinh nghiệm, có kiến thức pháp lý và xã hội; khi hòa giải, xét xử, thẩm phán phải kiên trì hòa giải đoàn tụ, giải thích, chỉ rõ hậu quả khi ly hôn; cần nắm vững căn cứ cho ly hôn trước khi quyết định. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định bắt buộc phải qua hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện xin ly hôn, thời gian ly thân bao lâu mới được ly hôn, kéo dài thời gian vợ đang nuôi con nhỏ thì chồng không được xin ly hôn…

THẠCH VIẾT TÂM (Tòa án nhân dân huyện Kế Sách)

Giải Pháp Nào Hạn Chế Ly Hôn?

Trăm ngàn lý do để ly hôn

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã góp phần tô thắm nét đẹp truyền thống của bản sắc văn hoá dân tộc. Do đó, việc gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình là một vấn đề hết sức bức thiết, được Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Thông thường, chúng ta chỉ có một lý do để kết hôn là mong muốn gắn kết giữa hai con người có cùng chí hướng xây dựng gia đình. Thế nhưng, đến khi ly hôn, mỗi người lại có đến hàng trăm lý do để biện giải.

Theo số liệu của Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, từ năm 2016 đến nay, số vụ ly hôn ngày càng tăng và nguyên nhân, tính chất của các vụ ly hôn cũng ngày càng phức tạp hơn. Cụ thể, năm 2016, TAND tỉnh thụ lý 6.271 vụ ly hôn, năm 2017 là 6.432 vụ, 6 tháng đầu năm 2018 là 4.378 vụ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn gia đình, chiếm tỷ lệ khoảng 85%. Các nguyên nhân còn lại gồm có: bạo lực gia đình, ngoại tình, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, mâu thuẫn về kinh tế, do đối phương nghiện cờ bạc, ma tuý…

Ðộ tuổi ly hôn của các cặp vợ chồng cũng ngày càng trẻ hoá, nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Việc này đã vô tình làm cho một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ có suy nghĩ tiêu cực về hôn nhân, từ đó ngại kết hôn hoặc chậm kết hôn.

Ly hôn là một chế định quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình, bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; tôn trọng các quyền nhân thân và tài sản các bên trong ly hôn; quyền của phụ nữ và trẻ em… Tuy nhiên, ly hôn cũng kéo theo những hệ luỵ phức tạp. Trong đó, người phụ nữ chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi nhất khi phải vừa nuôi dạy con cái, vừa bị áp lực kinh tế, ảnh hưởng tâm lý, tình cảm…

Sau những cuộc hôn nhân đổ vỡ là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu thốn tình thương, sự quan tâm, chăm sóc của cha hoặc mẹ, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách sau này. Việc ly hôn của cha mẹ chính là nỗi bất hạnh của những đứa con. Nhiều trường hợp, cả hai vợ chồng đều có gia đình mới, con trẻ được giao lại cho ông bà nuôi dưỡng.

Những đứa trẻ thiếu tình thương cha mẹ bị tác động tâm lý, dễ mắc bệnh trầm cảm hoặc sa vào các tệ nạn xã hội vì thiếu sự quan tâm của gia đình. Có thể nói, một gia đình ly hôn chẳng mang lại lợi ích gì cho xã hội, ngược lại nó càng làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn.

Ði tìm giải pháp

Trình bày tại hội thảo, Thạc sĩ Lê Ngọc Hoà, công tác tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho rằng, hiện tượng ly hôn gia tăng ở Tây Ninh cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước đều chịu những quy luật, tác động nhất định; mà sự tác động mạnh mẽ, rõ rệt nhất chính là bối cảnh xã hội. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa tác động tích cực lẫn tiêu cực đến gia đình Việt Nam. Cuộc sống ngày càng hiện đại đã làm con người trở nên tất bật hơn, không ít người bị cuốn theo guồng quay của công việc. Từ đó, họ ít có thời gian dành cho gia đình.

Công việc và những cám dỗ trong cuộc sống đã tách hai vợ chồng ra xa hơn và ly hôn là điều tất yếu. Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của mạng lưới công nghệ thông tin, mạng xã hội đa phương tiện vừa góp phần kết nối con người, cũng vừa góp phần làm rạn nứt các mối quan hệ vợ chồng do không tìm hiểu kỹ thông tin về người bạn đời, yêu xa, kết hôn vội vàng, sống ảo…

Cũng theo Thạc sĩ Lê Ngọc Hoà, các vụ ly hôn thường xảy ra ở các gia đình trẻ là do giới trẻ ngày nay thường yêu nhanh, cưới vội, thiếu kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa có nghề nghiệp ổn định đã vội có con, từ đó phát sinh thêm chi phí nuôi con. Áp lực kinh tế lên người chồng, áp lực nuôi con lên người mẹ khiến các gia đình trẻ dễ phát sinh mâu thuẫn. Khi xảy ra mâu thuẫn, họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

Do đó, để hạn chế tình trạng ly hôn, các cơ quan chính quyền, đoàn thể có trách nhiệm cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình; tạo điều kiện cho các gia đình trẻ ổn định kinh tế, đời sống; thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hoá một cách thực chất; kịp thời biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng, điển hình trong xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, nuôi dạy con cái nên người…

Ðối với gia đình, các bậc cha mẹ không nên khuyến khích con cái lập gia đình quá sớm hoặc ép duyên, dàn xếp hôn nhân; thường xuyên trò chuyện, nâng cao nhận thức của con cái về xây dựng gia đình; chia sẻ kinh nghiệm dung hoà tình cảm vợ chồng trong một gia đình…

Trước hiện trạng gia tăng ly hôn ở các gia đình trẻ, đại diện Tỉnh đoàn cho rằng, một gia đình  hạnh phúc phải từ tình yêu chân thành, lấy yêu thương, chia sẻ làm nền tảng và luôn tôn trọng lẫn nhau. Vợ chồng phải dành thời gian cho nhau nhiều hơn, cùng chia sẻ gánh nặng gia đình, cùng hiểu và thông cảm cho nhau.

Trong khi đó, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đề cao vai trò không thể thiếu của người phụ nữ trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Bởi người phụ nữ khéo léo, có kiến thức, có kỹ năng, biết chia sẻ, quan tâm chăm sóc gia đình chính là hậu phương vững chắc của người chồng.

Tăng cường công tác hoà giải

Ðại biểu Ðỗ Văn Thinh- Phó Chánh án TAND tỉnh cho rằng, để hạn chế tình trạng ly hôn cần tăng cường công tác hoà giải tại cơ sở vì hoà giải là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết ly hôn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoà giải được thực hiện tại cơ quan hành chính cấp xã và hoà giải tại Toà án. 

Theo báo cáo thống kê từ TAND hai cấp trong tỉnh, năm 2016 có 188 vụ hoà giải thành công, năm 2017 là 70 vụ, 6 tháng đầu năm 2018 là 160 vụ. Ðiều này chứng tỏ, công tác hoà giải chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc hàn gắn mối quan hệ gia đình, hạn chế ly hôn.

Thực tế, ly hôn thường bắt nguồn từ mâu thuẫn vợ chồng và nghiêm trọng hơn khi cả hai bên đều không có tiếng nói chung, không có can đảm để bộc lộ những suy nghĩ, khổ tâm trong lòng mỗi người. Vì cái tôi cá nhân, vì sĩ diện, nhiều người vẫn chọn ly hôn để giải thoát thay vì cùng ngồi lại để chia sẻ, giải quyết triệt để các mâu thuẫn, tìm hướng đi tốt đẹp cho hôn nhân.

Ðại diện TAND tỉnh, ông Thinh nêu giải pháp cần khuyến khích các cặp vợ chồng muốn ly hôn thực hiện hoà giải ly hôn ở cơ sở. Xem đây là thủ tục bắt buộc trước khi đưa đơn lên toà án giải quyết. Hoà giải viên là những người thường xuyên gắn bó, gần gũi với các cặp vợ chồng ở nơi sinh sống. Từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết cho người trong cuộc. Hoà giải ly hôn ở cơ sở diễn ra nhanh chóng, hạn chế mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn hoặc những mâu thuẫn nhỏ sẽ được giải quyết ngay, tạo điều kiện hàn gắn mối quan hệ gia đình cao.

Lê Thuỳ

Thừa Thiên Huế: Chùa Từ Lâm Tổ Chức Pháp Hội Trai Tăng Cúng Dường

Sáng ngày 03.03.2021 (nhằm ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu), tại chùa Từ Lâm – Tp. Huế, Hoà thượng Thích Huệ Phước – UV HĐTS, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh TT Huế, Trú trì chùa Từ Lâm – Tp. Huế; chư Tôn Thượng toạ và 50 Đại đức Tăng tại trú xứ tỉnh Thừa Thiên Huế đã quang lâm chứng minh và tham dự Pháp hội cúng dường trai Tăng nguyện cầu Quốc thái dân an, dịch bệnh tiêu trừ, âm siêu dương thái.

Trai tăng cúng dường là pháp tu nhằm gieo trồng phước báo cho tự thân và gia đình trong hiện đời cũng như mai hậu. Cúng dường trai tăng là gia chủ sắm sanh các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh, thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng. Cúng dường trai tăng phải dựa trên nền tảng thiết tha thỉnh cầu chư Tôn Thiền đức chứng minh. Do đó, lễ phẩm dù đơn sơ, nhưng với tấc lòng chí thành chí kính, như Pháp cúng dường, cùng với sức lực chú nguyện của hiện tiền chư Tôn thiền đức mà thân linh trong gia tộc được siêu sinh về miền Tịnh cảnh; và hiện tiền trai quyến phước duyên cũng được viên mãn.

Ban đạo từ tại buổi lễ, Hoà thượng chứng minh đã tán thán quý Phật tử hiện tiền đã phát tâm dõng mãnh tổ chức pháp hội cúng dường trai tăng ngày hôm nay, góp phần làm xương minh Chánh pháp, hộ trì Tăng bảo trên con đường hoằng pháp lợi sanh. Tại buổi lễ Hoà thượng chứng minh và hiện tiền chư Tăng đã cử hành khoá lễ Quá đường, nhất tâm nguyện cầu Quốc thái dân an, dịch bệnh tiêu trừ, chúng sanh an lành hạnh phúc.

Từ Lâm

Bạn đang xem bài viết Những Giải Pháp Xã Hội Cho Tình Trạng Ly Hôn Ngày Càng Tăng trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!