Xem Nhiều 6/2023 #️ Phần 1 Giáo Huấn Của Kinh Thánh # Top 12 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Phần 1 Giáo Huấn Của Kinh Thánh # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phần 1 Giáo Huấn Của Kinh Thánh mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

KINH THÁNH TUYÊN BỐ là sự mặc khải đặc biệt từ Đức Chúa Trời, chính là Lời của Đức Chúa Trời. Nhưng các nhóm tôn giáo khác cũng tuyên bố rằng các bản văn của họ được tiết lộ bởi Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, người Hồi giáo tin rằng sách Kinh Koran được soi dẫn từ vị thần của họ; họ nói rằng thiên sứ trưởng Gáp-ri-ên đã tiết lộ điều đó cho Mô-ha-mét. Người Mormon tin rằng Joseph Smith đã nhận được một sự mặc khải trực tiếp từ Đức Chúa Trời được khắc trên những tấm bảng vàng, sau đó ông đã biên dịch và xuất bản chúng với tên gọi là Sách Mormon. Các tôn giáo khác cũng có những tác phẩm mà họ xem là thánh. Những tín đồ của họ xem những tác phẩm này truyền đạt những chân lý về những điều cơ bản.

Bởi vì những tác phẩm khác nhau này có những thông điệp khác nhau, nên tất cả chúng không thể đến từ Đức Chúa Trời là Đấng không thể nói dối. Vậy thì làm sao chúng ta có thể biết được “sách kinh” nào trên thực tế là tiếng nói của Đức Chúa Trời? Tất nhiên, chúng ta không thể để một số người có thẩm quyền cao hơn nói với chúng ta rằng “Đây là tiếng nói của Đức Chúa Trời” hoặc “Đây không phải”. Nếu có ai đưa ra quyết định như vậy, người đó phải là người có thẩm quyền trên Đức Chúa Trời. Nhưng điều này là không thể nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa chung về Đức Chúa Trời là Đấng Tối cao.

Khi xem xét những lời dạy trọng tâm của Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng phạm vi và uy quyền của chúng vượt xa tất cả các tác phẩm khác của con người. Tất cả những lời hay nhất của các bậc thầy, đơn giản là không thể so sánh với những giáo huấn trong Kinh Thánh. Như F. W. Farrar đã viết, “Những vấn đề nào mà cuốn sách này chưa được khám phá? Độ sâu nào mà chưa được thăm dò? Độ cao nào mà chưa được xác định? Lời an ủi nào mà chưa được nói ra? Lương tâm nào mà chưa bị khiển trách? Tấm lòng nào mà chưa được chạm đến?”1

Chúng ta tìm kiếm một chân lý trong thế gian; để chọn lấy

Cái tốt đẹp, cái trong sáng, cái đẹp đẽ

Từ bảng đá khắc chữ và cuộn giấy viết

Từ tất cả những cánh đồng hoa cằn cỗi của tâm hồn;

Và, khi những người tìm kiếm điều tốt nhất đang mòn mỏi

Chúng ta quay lại với đầy những câu hỏi,

Để tìm thấy nơi tất cả các nhà hiền triết đã nói

Có phải tất cả được tìm thấy trong Quyển Sách mà những bà mẹ chúng ta đã đọc.2

KHÁI NIỆM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

Từ đầu đến cuối, Kinh Thánh tập trung vào Đức Chúa Trời. Quan điểm này của Đa-vít được ghi trong 1 Sử-ký 29:11, “Hỡi Đức Giê-hô-va sự cao cả, quyền năng, vinh quang, toàn thắng, và oai nghi đáng qui về Ngài; vì muôn vật trên các từng trời và dưới đất đều thuộc về Ngài. Đức Giê-hô-va ôi! nước thuộc về Ngài; Ngài được tôn cao làm Chúa tể của muôn vật.” Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng, Đấng cai trị vũ trụ, hướng mọi vật đến mục đích cuối cùng của chúng vì sự vinh hiển của Ngài.

Ngoài ra, Đức Chúa Trời là Đấng hoàn toàn thánh khiết, và sự thánh khiết của Ngài đã tôn cao Ngài lên xa khỏi con người tội lỗi. Sau khi hình dung về Đức Chúa Trời trong sự thánh khiết đáng kinh ngạc, Ê-sai đáp: “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi!” (Ê-sai 6:5). Cùng với tội lỗi, chúng ta không thể tồn tại trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, cùng với sự thánh khiết của Ngài, Ngài có lòng nhân từ, tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn. “Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người,” Đa-vít tuyên bố, “sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên” (Thi. 145:9). Trong sự thánh khiết, yêu thương và công bình, Đức Chúa Trời đã vạch ra một kế hoạch cứu rỗi cho những con người tội lỗi chúng ta.

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, đặc biệt là trong sự thánh khiết của Ngài, trái ngược với con người tội lỗi là lẽ tự nhiên; do đó Ngài không phải là một phát minh của con người, như nhiều người đã khẳng định. Nhà biện giáo Cơ đốc Cohn Chapman đã nói, “Điều khó chịu về Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh là Ngài thường xuyên cắt ngang những ước muốn và khao khát cá nhân của chúng ta. Ngài không cho phép chúng ta ích kỷ và luôn đối đầu với chúng ta bằng một tiêu chuẩn cao không thể thỏa hiệp. Đây không phải là kiểu Đức Chúa Trời mà con người làm ra khi con người đặt mục tiêu làm ra một vị thần theo ảnh tượng của chính mình.”3

Bản chất của Đức Chúa Trời là mầu nhiệm mà không một con người nào có thể hiểu hết được. Trong suốt lịch sử, con người đã tin vào nhiều vị thần (đa thần) hoặc một vị thần Nhất thể duy nhất. Chỉ riêng Kinh Thánh trình bày về Đức Chúa Trời duy nhất, đồng thời cũng là một Đức Chúa Trời Ba ngôi — Cha, Con và Thánh Linh. Khái niệm Ba Ngôi này về Đức Chúa Trời không mâu thuẫn với lý trí của con người, như một số người suy nghĩ. Ba Ngôi không có nghĩa là có ba Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là một Đấng Thánh tồn tại đời đời trong ba thân vị. Mặc dù không phải là một sự trái ngược phi lý, nhưng khái niệm về Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một không hoàn toàn dễ hiểu đối với tâm trí con người, cũng như không được tìm thấy trong bất kỳ tôn giáo nào khác. Tất cả những điều này lập luận rằng Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh  không phải là một sự trình bày, diễn đạt từ con người mà là một sự mặc khải thiên thượng.

Hơn nữa, về bản chất ba ngôi, Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh trả lời cho sự tìm kiếm của con người về sự hiểu biết Đức Chúa Trời và mối quan hệ với Ngài sâu sắc hơn bất kỳ tôn giáo nào khác. Niềm tin vào một vị thần tối cao được tìm thấy trong nhiều tôn giáo, thậm chí một số tôn giáo có nhiều vị thần thấp hơn. Nhưng các vị thần trong các hệ thống tín ngưỡng đó siêu phàm và xa vời đến mức không thể biết được. Giống như một trong những vị thần của người A-thên vào thời của sứ đồ Phao-lô là một “thần không biết” (Công vụ 17:23). Người Hindu, khi mô tả bản chất của một vị thần, đã sử dụng những cách diễn đạt như “Bóng tối thánh” hoặc “Đấng mà không ai có thể nói lên được.”4 Đối với người theo đạo Phật, bất cứ thực tại nào cũng không thể được định nghĩa hoặc mô tả. Họ nói rằng chúng tôi chỉ có thể giữ một “sự im lặng kính phục” khi đối mặt với những điều không thể biết được.5 Tương tự như vậy, các tôn giáo Phi châu cổ xưa chỉ nói về một “chủ thể không biết”6. Sự nhấn mạnh của Hồi giáo về quyền năng siêu đẳng nơi thần của họ là thánh Allah. Họ cũng xem Allah như là một vị thần trong tự nhiên thần giáo, về cơ bản nằm ngoài tầm hiểu biết với ít sự liên kết với con người và không có đặc tính tình yêu thương!7

Đức Chúa Trời duy nhất trong Kinh Thánh đáp ứng nhu cầu của chúng ta không chỉ về sự mặc khải mà còn cả về sự cứu chuộc. Nhà cải chánh vĩ đại Martin Luther đã nói rất đúng, “Không có cách nào khác hơn là thông qua một thân vị đời đời, chúng ta có thể được cứu khỏi sự sa ngã khủng khiếp của tội lỗi và sự chết đời đời; chỉ một thân vị như vậy mới có thể có quyền trên tội lỗi và sự chết, để bôi xóa tội lỗi của chúng ta và thay vào đó ban cho chúng ta sự công bình và sự sống đời đời; không một thiên sứ hay tạo vật nào có thể làm điều này, nhưng phải do chính Đức Chúa Trời làm.” Chỉ có Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh mới ban sự cứu chuộc và đó chính là Đức Chúa Trời mà chúng ta phải thờ phượng.

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, là Cha, Con và Thánh Linh, cũng là lời giải thích duy nhất về một Đức Chúa Trời yêu thương đời đời. Một Đức Chúa Trời duy nhất không thể bày tỏ tình yêu thương trong mối quan hệ cá nhân nếu không tạo ra một đối tượng cho tình yêu thương của Ngài. Chỉ khi có những mối quan hệ cá nhân với chính Đức Chúa Trời thì Ngài mới có thể là Đức Chúa Trời – Ngài là “tình yêu thương” với bản chất từ ​​muôn thuở. Chỉ khi Đức Chúa Trời có sự liên kết trong bản thể của Ngài thì Ngài mới có thể cung cấp một mô hình cho sự hiệp nhất trong mối liên hệ giữa chúng ta với nhau (xem Giăng 17:21-22).

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh cũng đáp ứng nhu cầu về một Đấng siêu việt — tể trị trên tạo vật và lịch sử như là một Đấng có toàn quyền — và về một Đấng đang hiện diện với chúng ta. Con người luôn có xu hướng đánh mất Đức Chúa Trời bởi một trong hai tà thuyết. Thứ nhất,, Ngài có thể bị lạc trong một sự  trừu tượng đến nỗi Ngài hầu như không thể được biết đến, điều này đúng trong nhiều tôn giáo của con người. Thứ hai, Ngài có thể được coi là nội tại bên trong sự sáng tạo đến mức về cơ bản Ngài bị lu mờ bởi chính các tiến trình của tự nhiên và lịch sử, như trong thuyết phiếm thần và thần học tiến trình (process theology). Chỉ có Đức Chúa Trời Ba Ngôi bước vào lịch sử để bày tỏ chính Ngài, đồng thời vẫn ở bên ngoài lịch sử với tư cách là một Đức Chúa Trời siêu việt.9

Bởi vì Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh nằm ngoài lý trí của con người, do đó Ngài không thể là sản phẩm từ sự sáng chế của con người. Như một người đã cảnh báo cách đây nhiều năm, “khi một người phủ nhận giáo lý cơ bản của Cơ đốc giáo (Đức Chúa Trời Ba Ngôi), người đó có thể đánh mất linh hồn của mình, nhưng khi cố gắng để hiểu thấu đáo giáo lý này, người đó có thể sẽ mất trí khôn.”10 Là những người tin Chúa, chúng ta vui mừng được thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng tối cao, vĩ đại và bản chất của Ngài chúng ta không thể hiểu hết được bằng trí óc hữu hạn của mình. Vì chính trong bản chất ba ngôi của Ngài, Ngài làm thỏa mãn ước muốn sâu xa nhất trong lòng chúng ta vì một mối quan hệ với Ngài là Đức Chúa Trời ở trên chúng ta, vì chúng ta và ở trong chúng ta.

KHÁI NIỆM VỀ ĐẤNG CHRIST

Trong tất cả các tác phẩm thánh của các tôn giáo khác, không có người nào giống như Chúa Giê-su Christ. Được sinh ra bởi một nữ đồng trinh trong một nơi thấp hèn, Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng tạo dựng muôn vật, nhưng Ngài đã chết trên cây thập tự bởi tay của con người. J.N.D Anderson tóm tắt vị trí độc nhất của Đấng Christ trong vòng tất cả các tôn giáo. “Các tôn giáo khác, thực sự, có thể bao gồm cả việc tin rằng Đức Chúa Trời, hoặc một trong các vị thần, hiện thân một lần hoặc nhiều lần, trong hình dạng con người, hoặc trong một số ‘vật chất nào đó – ánh sáng thánh’ đã truyền từ một cá nhân này sang một người kế thừa thuộc thế hệ khác. Nhưng chỉ riêng Cơ đốc giáo dám tuyên bố rằng ‘Đấng duy nhất, toàn tại, toàn tri, là căn nguyên của mọi sự tồn tại’ đã can thiệp cách độc nhất vào sự sáng tạo của mình, không phải bằng cách giả định hình dạng đơn thuần hay vẻ ngoài của một con người, mà bằng cách thực sự trở thành Con Người trong hình dạng bằng xương bằng thịt; không phải bằng cách sống và giảng dạy đơn thuần, nhưng bằng cách thực sự chết như một người phạm tội trọng ‘cho loài người chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta’ và đã đóng ấn cho lẽ thật này bằng cách sống lại từ cõi chết.”

Đấng Christ là duy nhất về nguồn gốc và về bản chất Con Người và sự sống của Ngài. Ngài đã bước đi trên đất trong những hình thái bình thường của một con người. Tuy nhiên, Ngài không phạm tội (Giăng 8:46). Ngài không bao giờ phải xin lỗi khi cầu xin sự tha thứ cho bất cứ điều gì Ngài đã làm. Những người đương thời đã kinh ngạc trước sự dạy dỗ của Ngài. “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy!” (Giăng 7:46). “Vì Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo” (Ma-thi-ơ 7:29). Ngài không bao giờ xin lời khuyên hay sự cho phép của con ngưởi. Những phép lạ Ngài làm cũng chỉ ra sự độc nhất vô nhị. “Người nầy là ai, mà gió và biển đều vâng lịnh người?” (Ma-thi-ơ 8:27). “Người ta chẳng bao giờ nghe nói có ai mở mắt kẻ mù từ thuở sanh ra” (Giăng 9:32).

Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác tuyên bố dạy về cách sống mà họ tìm thấy. Nhưng Đấng Christ tuyên bố Ngài là con đường, là sự sống (Giăng 14:6). Người Hồi giáo giải thích rằng Mô-ha-mét là một tiên tri truyền đạt sự mặc khải của Allah; ông không phải là nền tảng cho đức tin của họ. Đức Phật cũng đã không kêu gọi mọi người đến với ông. Khi ông chết, những môn đệ đã hỏi làm thế nào để họ có thể nhớ đến ông. Câu trả lời của ông là “có nhớ đến tôi hay không thì không quan trọng. Điều cốt yếu là nằm ở lời dạy của tôi.” Nhưng không lâu trước khi Chúa Giê-su qua đời, khi thiết lập Tiệc thánh, Ngài đã truyền lệnh cho các môn đồ, “Hãy làm điều này để nhớ đến Ta” (Lu-ca 22:19).

Tuy nhiên, trong tất cả sự hoàn hảo về đạo đức, sự dạy dỗ có thẩm quyền và việc thi hành phép lạ của Chúa Giê-su, Ngài chưa bao giờ tỏ ra kiêu hãnh hay tỏ thái độ xa cách với mọi người. John Stott nói rằng có một sự nghịch lý ở Đấng Christ mà không thể giải thích theo cách tự nhiên được. “Không hề có một chút gì về sự tự cho mình là quan trọng. Ngài rất khiêm nhường. Chính nghịch lý này đã khiến mọi người bối rối. Ngài kết hợp trong chính Ngài lòng tự trọng cao nhất và sự hy sinh lớn nhất. Ngài biết chính Ngài là Chúa của tất cả mọi người, nhưng Ngài tự nguyện trở thành tôi tớ cho tất cả mọi người. Ngài nói rằng Ngài sẽ phán xét thế gian, nhưng Ngài đã rửa chân cho các môn đồ của mình.”

Có phải các trước giả Phúc âm đã dựng nên một bức chân dung của một người như vậy, hay họ đang tường thuật lại những gì họ đã thấy, sự mặc khải độc nhất của Đức Chúa Trời? Bức chân dung rất hạn chế về Ngài được các trước giả Kinh Thánh làm chứng cho những người sau này. Việc đọc truyện thần thoại của các dân tộc khác nhau cho thấy xu hướng của con người muốn tô điểm sự thật bằng trí tưởng tượng bay bổng. Ngay cả những tác phẩm bên ngoài Kinh Thánh nói về Chúa Giê-su, kể về thời niên thiếu của Ngài, miêu tả Ngài như một thần đồng thời thơ ấu hướng dẫn các thầy của Ngài những bí ẩn trong bảng chữ cái và làm kinh ngạc gia đình và bạn cùng lứa bằng những việc làm siêu phàm. Theo những sách thứ kinh này, vào một dịp nọ khi mới 5 tuổi, Chúa Giê-su được cho là đã tạo hình mười hai con chim sẻ bằng đất sét vào ngày Sa-bát. Khi Giô-sép hỏi về việc làm như vậy trong ngày thánh, Chúa Giê-su đã vỗ tay và chim sẻ bay đi hót líu lo.

Ngược lại, Kinh Thánh miêu tả những phép lạ của Đấng Christ với sự rõ ràng, đơn giản. Mục đích của chúng không phải để mua vui cho khán giả hoặc giải trí cho những người hiếu kỳ, nhưng để chứng tỏ sự vinh hiển của Cha phù hợp với mục tiêu của cuộc đời Ngài. Leon Morris chỉ ra một thực tế đáng kinh ngạc là không ai trong số những người viết các sách Phúc âm tường thuật về Chúa Giê-su mà đã từng tôn vinh Ngài. Họ thỉnh thoảng tường thuật Ngài được nhiều người ca ngợi, nhưng bản thân họ không khen ngợi Ngài một lời nào. Điều này thật khó giải thích nếu những lời kể của họ là những câu chuyện phóng đại nhằm làm cho Chúa Giê-su trở thành một điều gì đó khác hơn một con người. Một số người cho rằng các trước giả Kinh Thánh đã tôn thờ Đấng Christ giống như Đức Phật được các đệ tử của ông tôn thờ! Nhưng phải đến nhiều thế kỷ sau khi Đức Phật mất, ông mới được coi là một vị thánh và chỉ trong một phạm vi giới hạn. Nhưng bức chân dung về Chúa Giê-su trong Thánh Kinh là Con của Đức Chúa Trời được viết trong khi những người biết Ngài vẫn còn sống trong suốt thời gian Ngài còn trên đất.

Tất cả các bằng chứng đều chỉ ra một thực tế là các trước giả Phúc Âm đã cho chúng ta một lời tường thuật khách quan về con người độc nhất này ở giữa vòng họ đang sống. Họ làm như vậy vì họ muốn người khác tin vào sự trung thực của các sách phúc âm. Hơn nữa, Con Người (Christ) mà họ mô tả là quá siêu việt đến mức khiến người ta không nghĩ rằng Ngài có thể được sáng tạo ra từ các tác giả bình thường, đặc biệt là những ngư dân vùng Ga-li-lê. Ngay cả Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà triết học đã mở đường cho chủ nghĩa tự do nhân văn, cũng thừa nhận nguồn gốc siêu nhiên của phúc âm. Ông nói “Phúc âm bày tỏ một lẽ thật quá vĩ đại, nổi bật, và hoàn hảo không thể bắt chước và người phát minh ra nó còn đáng thán phục hơn một anh hùng.” Nếu các trước giả Phúc âm nghĩ ra câu chuyện hư cấu, thì chúng ta phải thừa nhận lời của Robert Dabney nói rằng “những kẻ nói dối này đã tạo ra một hình mẫu về lẽ thật cao quý nhất và đẹp nhất từng thấy ở loài người. Hơn nữa, họ đã sử dụng tất cả nghệ thuật kỳ diệu để tạo nên một bức chân dung tưởng tượng mà kết quả là lên án sự giả dối của chính họ.”

Có lẽ hầu hết tất cả hình ảnh Đấng Christ được các trước giả Kinh Thánh miêu tả đều khó chịu đối với con người mang bản chất tội lỗi, đến nỗi không thể tin rằng người ta có thể hoặc sẽ bịa ra một ý tưởng về một Đấng như vậy. H.G. Wells, mặc dù không phải là một Cơ đốc nhân chính thống, nói rằng Chúa Giê-su “giống như một thợ săn đạo đức đang đào bới nhân loại ra khỏi những cái hang ẩn náu mà họ đã sống cho đến nay …. Có lạ gì khi con người bị lóa mắt và mù lòa đã phản đối chống lại Ngài? … Chúng ta sẽ ngạc nhiên biết bao khi có thể hiểu biết hết về người đàn ông Ga-li-lê này!”

BẢN GHI CHÉP TRONG KINH THÁNH VỀ CON NGƯỜI

Ai sẽ vẽ một bức tranh về những người như chúng ta tìm thấy trong Kinh thánh? Xu hướng của con người là đề cao bản thân hơn những gì họ thực sự là, hoặc hạ thấp bản thân mình xuống dưới bản chất thực sự của họ. Học giả người Hà Lan Desiderius Erasmus (1466-1536) hỏi, “Con người đối với con người hoặc là thần linh hoặc là sói dữ?”

Một mặt, các triết học và thần học của con người thường đưa con người lên cấp độ thần thánh. Nhà triết học Hy Lạp Heraclitus (khoảng năm 540-480 trước Công nguyên) tuyên bố, “Các vị thần là những người bất tử, và loài người là những vị thần phàm trần.” Rất lâu sau đó, nhà triết học người Đức Georg Hegel (1770-1831) đã nói về “thần tính tiềm ẩn” của tất cả mọi người, và các nhà thần học nói về tia lửa thần thánh trong những người cần được thổi bùng lên thành ngọn lửa.

Mặt khác, với ảnh hưởng gần đây của quá trình tiến hóa tự nhiên, các nhà triết học coi con người là quý tộc của động vật. Theo một số nhà tiến hóa, chúng ta chỉ là những sinh vật phức tạp mà hành động của chúng được kiểm soát bởi môi trường của chúng ta, giống như những con chó của Pavlov được huấn luyện để phản ứng với một số tác nhân nhất định.

Sự vĩ đại của con người – sự tự do, sự sáng tạo, khả năng bay lên trên thế giới bằng tâm linh của chúng ta – và sự ràng buộc của chúng ta đối với môi trường tự nhiên như các sinh vật trên trái đất khiến chúng ta cảm thấy bối rối về bản chất của chính mình. Những câu hỏi lớn mà tất cả con người đặt ra – Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Mục đích tồn tại của tôi là gì? —Không bao giờ có thể trả lời được từ nghiên cứu về tự nhiên. Chỉ có sự mặc khải từ Đấng Tạo Hóa mới có thể trả lời câu hỏi của chúng ta. Và không nơi nào ngoại trừ trong Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy một bức tranh về bản chất con người giải thích cho thực tế tồn tại của con người.”

Chúng ta là những tạo vật trên đất (Sáng thế Ký 2:7), nhưng chúng ta cũng được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (1:27). Chúng ta thuộc về thế giới này, và do đó chúng ta phải lao động để duy trì môi trường tự nhiên như ngôi nhà của mình. Nhưng chúng ta cũng được tạo dựng để tương giao với Đức Chúa Trời, và do đó nếu không có mối tương giao này chúng ta không bao giờ có thể hài lòng với bản chất con người của mình.

Nhưng nan đề về con người hiện tại không chỉ bắt nguồn từ bản chất của chúng ta là những tạo vật được tạo ra. Nó đến từ tội lỗi. Nếu chúng ta là ảnh tượng của Đức Chúa Trời, tại sao chúng ta không hành động giống như Đức Chúa Trời? Một lần nữa Kinh Thánh cung cấp câu trả lời theo cách mà chúng ta không mong đợi từ những trước giả. Theo Kinh Thánh, phẩm chất của chúng ta bị hoen ố vì tội lỗi là cái mà chúng ta phải chịu trách nhiệm. Để chắc chắn, chúng ta phải nhận ra sự thất bại của mình trong những việc chúng ta làm. Chúng ta phải nhận ra sự “vô nhân đạo” của mình đối với người khác. Nhưng nếu không có sự mặc khải thiên thượng, mọi người sẽ cố gắng giải thích lỗ hổng này bằng sự thiếu hiểu biết hoặc qua một số dấu hiệu tiến hóa từ một động vật hung dữ. Tất cả những lời giải thích này giúp con người hoàn toàn thoát khỏi trách nhiệm tội lỗi; họ không thừa nhận sự nổi loạn cố ý chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Khi tội lỗi được xem như là sản phẩm đáng thương của môi trường tiến hóa, thì loài người trở nên thấp kém hơn con người vốn được tạo nên.

Có lẽ sự mô tả trong Kinh Thánh về sự xáo trộn nội tâm trong ý thức của chúng ta cung cấp một bằng chứng sâu sắc nhất về kiến ​​thức siêu nhiên của bản chất con người chúng ta. Robert Dabney viết về bức tranh trong Kinh Thánh về “sự mặc khải sâu sắc và sầu muộn của ý thức bên trong chúng ta”, bao gồm sự trống rỗng của những mưu cầu trần thế mà chúng ta bị thúc đẩy bởi lương tâm hư hỏng, những vi phạm tội lỗi của lương tâm và dục vọng, nhưng lại bất lực trong việc thực hiện đổi mới đạo đức. Sau đó, ông thấm thía hỏi: “Bằng sự khôn ngoan nào mà cuốn sách này đã tiết lộ một cái nhìn sâu sắc hơn, trung thực hơn và thấu suốt hơn bất kỳ một triết lý nhân sinh nào, một cái nhìn thấu vào sâu thẳm bên trong lương tâm khốn khổ chúng ta? Khi tâm hồn tội lỗi của con người tìm kiếm một chân lý cho nó trong mọi tiếng rên rỉ hối hận và nỗi thống khổ của mình, há đó chẳng phải là từ tiếng nói của Đấng mà đôi mắt của Ngài đang nhìn thấu đến, dò xét lòng của những đứa con loài người?”

KHÁI NIỆM CỦA KINH THÁNH VỀ SỰ CỨU CHUỘC

Tất cả các tôn giáo đều cung cấp một số phương cách để giải thoát cuộc sống đau khổ của con người và mang lại hòa bình và hạnh phúc. Nhưng sự cứu rỗi được bày tỏ trong Kinh Thánh  chỉ nói về một phương cách thiên thượng duy nhất. Các phương cách “cứu rỗi” khác nhau được tìm thấy trong các tôn giáo trên thế giới đều dựa trên một khái niệm: Sự giải thoát đến từ những nỗ lực của con người. Điều này được minh họa trong câu chuyện sau đây về một số người theo đạo Hindu.

Chúng tôi quay lưng lại với dòng sông và đến một bãi đất trống, lần theo con đường mòn bằng đá giữa các cánh đồng, được bao bởi bức tường đất sét thấp và những bụi gai. Trời bắt đầu nắng lên với mỗi bước chân đạp trên con đường đất bụi. Sau một lúc, chúng tôi gặp một người đàn ông trẻ tuổi, nằm thẳng trên mặt đất và dường như đang tập thể dục. Anh ta chồm dậy, vươn tay trái về phía sau hết mức có thể, nhặt một viên đá từ một đống đá nhỏ nằm ở đó, rồi nằm thẳng người trên mặt đất, vươn tay phải về phía trước càng xa càng tốt, và đặt viên đá đó lên một đống đá nhỏ tương tự …. Tiến sĩ Govindam giải thích với tôi rằng người thanh niên này không được phép nói chừng nào anh ta còn say mê với hình thức parikrama (vòng luân hồi) đặc biệt đáng khen này. 108 viên sỏi phải được thu lượm và sau đó di chuyển từng viên sỏi đến một chỗ nào đó, như cách mà người thanh niên đã làm, theo chiều dài của cơ thể mỗi lần. Sau khi tất cả 108 viên sỏi đã được di chuyển với khoảng cách khoảng hai bước chân, thì chu kỳ này lập lại với từng viên sỏi. Vậy thì phải mất bao lâu để thực hiện việc làm này theo cách này? Có lẽ vài tuần, hoặc vài tháng. Chúng tôi đi qua những người mộ đạo khác là người chọn cách chuộc tội này, trong số đó có một góa phụ già. Tiến sĩ Govindam giải thích với chúng tôi rằng có lẽ bà ấy đang làm việc đó để nhận lấy công đức cho chồng mình ở thế giới bên kia …. Nhiều tuần sau đó, chúng tôi thấy bà ấy vẫn ở đó cách nơi mà chúng tôi đã nhìn thấy bà lần đầu tiên vài kilômet. Bà ấy dường như yếu đến nỗi cứ sau hai mươi mét là bà ấy nằm kiệt sức bên cạnh đống đá nhỏ của mình?”

Cho dù là theo con đường chính nghĩa của người Hindu, kỷ luật theo Bát chánh đạo của Phật giáo, hay là cầu nguyện và ăn chay của người Hồi giáo, tất cả các tôn giáo ngoài Kinh Thánh  đều tìm cách tìm kiếm sự cứu rỗi bằng các việc làm. Cách nghĩ phổ biến là để vào được thiên đường phải “làm tốt nhất những gì mình có thể.” Điều này dễ hiểu khi chúng ta nhận ra rằng những người này có ý thức hay vô thức về bản chất sa ngã của mình, đang bị ràng buộc bởi tội lỗi. Tình trạng của họ được mô tả trong lần phạm tội đầu tiên của tổ phụ loài người: “Ngươi sẽ như Đức Chúa Trời” (Sáng 3: 5). Thật khó để một “vị thần” thừa nhận rằng mình không thể làm được gì cho bản thân!

Tuy nhiên, trong một số tôn giáo, mọi người tin vào những vị thần cứu tinh là những người ban sự cứu rỗi cho các tín đồ của họ. Hình thức Phật giáo được chấp nhận rộng rãi nhất ở Nhật Bản dựa trên câu chuyện về Amita, người đã tích lũy một kho công đức khổng lồ trên đường đến với Phật đến mức ông ấy đã thề sẽ ban sự tái sinh cho tất cả những ai tin vào ông ấy và liên tục lặp lại cụm từ “A Di Đà Phật”. Khái niệm vị thần cứu tinh cũng phổ biến ở Ai Cập cổ đại và vùng Lưỡng Hà.

Tuy nhiên, ngay cả khi người ta tin vào những vị thần cứu tinh, thì họ vẫn tin rằng công đức là cần thiết để được các vị thần ban ơn. Hơn nữa, họ không có cách nào để đối phó một cách nghiêm túc với thực tế rõ ràng của tội lỗi. Như Leon Morris đã chỉ ra, “Những nhà tư tưởng sâu sắc nhất trong nhân loại luôn nghĩ rằng sự tha thứ thực sự chỉ có thể có được khi sự quan tâm thích đáng được trả theo luật đạo đức …. Chúng ta hẳn đã không thấy đây là điều mà Đức Chúa Trời đã gieo vào sâu thẳm trong lòng con người sao. Đối mặt với một tội ác ghê tởm, ngay cả những người vô cảm nhất trong vòng chúng ta cũng có thể thốt lên rằng: ‘Điều đó đáng bị trừng phạt!’” Không có cảm giác được thỏa mãn về sự công bình trong các tôn giáo sai lầm.

Sự cứu rỗi được mô tả trong Kinh Thánh khác nhau như thế nào! Mong muốn tự nhiên của con người trong việc tìm kiếm công đức để nhận được sự cứu rỗi là hoàn toàn không thể; vì mọi vinh quang trong sự cứu rỗi đều thuộc về Đức Chúa Trời. Theo lịch sử thì thực tế về tội lỗi và hình phạt dành cho nó được xác nhận đầy đủ. Sự cứu rỗi được thực hiện bởi tình yêu thương vô tận của Đức Chúa Trời theo một cách mà vẫn bảo tồn sự thánh khiết của Ngài. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công bình trong việc trừng phạt tội lỗi; và tình yêu thương của Ngài đáp ứng điều  đó qua sự hy sinh của Con Ngài. “Đức Chúa Giê-su Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia, trong buổi Ngài nhịn nhục; tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Giê-su” (Rô-ma 3: 25-26). Vì vậy, trái ngược với các phương cách khắc phục sự khốn khổ của con người do tội lỗi gây ra bằng cách cố gắng tìm kiếm sự phục hồi từ bản chất sa ngã là điều không thể, hoặc phương cách đặt sự thánh khiết và công bình của Đức Chúa Trời qua một bên đều là vô ích. “Phương cách cứu rỗi được đưa ra để con người tham gia vào trong sự toàn năng, tình yêu và sự khôn ngoan của chính Đức Chúa Trời, vừa để thỏa mãn sự công bình tuyệt đối của Ngài, vừa để khôi phục lại sự hư hoại của con người do tội lỗi; vì vậy sự giải cứu này sẽ đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của thiên đàng, và là mọi điều cần thiết cho nhân loại.”

Sự chết của  Con Đức Chúa Trời, như là phương tiện cứu rỗi, trái ngược với tất cả những tôn giáo khác. Ajith Fernando, một học giả Cơ đốc giáo đã phục vụ nhiều năm ở Sri Lanka, kể về một “nhà văn Phật giáo nổi tiếng”, người đã nói với ông rằng “Đức Phật cao cả hơn Chúa Giê-su bởi vì  Chúa Giê-su  đã bị đánh bại bởi sự chết trong trận chiến vì sự công chính của Ngài.” Từ điển bách khoa Do Thái khẳng định, “Không có Đấng Mê-si-a nào mà người Do Thái biết lại có thể chịu chết như vậy; vì ‘Kẻ nào bị treo ắt bị Đức Chúa Trời rủa sả’ (Phục truyền 21:23), là một ‘sự xúc phạm đến Đức Chúa Trời” (Targum, Rashi). Tương tự như vậy, người Hồi giáo cũng từ chối lẽ thật về Chúa Giê-su bị đóng đinh. Kinh Koran nói, “Chúng tôi đã giết Đấng Mê-si-a là Chúa Giê-su, con trai của Ma-ri, Sứ đồ của Allah.’ Họ đã không giết Ngài, cũng không đóng đinh Ngài, nhưng họ nghĩ rằng họ đã làm như vậy” (Sura 4: 156). Rõ ràng thập tự giá của Đấng Christ, như Phao-lô đã viết là “sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại” (1 Côr. 1:23). Nhưng đó là “quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời” cho sự cứu chuộc (1:24).

Hơn nữa, sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời không bắt nguồn từ những câu chuyện thần thoại hay những ý tưởng khai sáng, mà là trong lịch sử.  Những lời của Gresham Machen đã tóm tắt sự độc đáo về lời dạy cứu rỗi trong Kinh Thánh. “Theo Kinh Thánh, sự cứu rỗi không phải là điều được khám phá ra, mà là điều đã xảy ra. Do đó thể hiện tính độc nhất của Kinh Thánh. Tất cả các ý tưởng trong Cơ đốc giáo có thể được tìm thấy trong một số tôn giáo khác, nhưng ý tưởng của các tôn giáo khác thì không có trong Cơ đốc giáo. Vì Cơ đốc giáo không phụ thuộc vào các ý niệm phức tạp, nhưng dựa trên lời tường thuật về một sự kiện. Nếu không có sự kiện đó, thế giới, trong cái nhìn của Đấng Christ, hoàn toàn tối tăm, và nhân loại bị hư mất bởi tội lỗi. Không thể có sự cứu chuộc bằng việc khám phá ra lẽ thật vĩnh cửu, vì lẽ thật vĩnh cửu mang lại sự tuyệt vọng, bởi vì tội lỗi. Nhưng một diện mạo mới được khoác lên cuộc sống bởi điều phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã làm khi ban chính Con một của Ngài.

Sự cứu chuộc ấy quá xa lạ đối với con người tự nhiên, nhưng lại rất vĩ đại và thỏa mãn những khát vọng sâu thẳm trong lòng của tất cả mọi người đến nỗi nó không thể được tạo ra bởi loài người. Phao-lô, người đã cố gắng tự cứu mình bằng những việc làm của con người, đã tóm tắt tính chất siêu nhiên về sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời: “Vì Đức Chúa Trời đã nhốt mọi người trong sự bạn nghịch, đặng thương xót hết thảy.  Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!” (Rô-ma 11: 32-33).

còn nữa

trích từ UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY translated by VMI

Kinh Nhật Tụng: Vạn Phật Thánh Thành

Publisher Description

Quyển cẩm nang này gồm có nghi thức tụng kinh  sáng và  tối  hàng ngày cũng như các nghi lễ đặc biệt trong các tu viện  Phật giáo Đại thừa. Phần văn bản tiếng Trung Hoa của các nghi lễ được đi kèm với tiếng Việt và tiếng Anh cũng như phiên âm theo pinyin để phát âm.

Buổi tụng kinh sáng, theo truyền thống từ 4 đến 5 giờ sáng mỗi sáng sớm, bao gồm thần chú Lăng Nghiêm (từ Kinh Lăng Nghiêm),  Chú Đại Bi cùng các thần chú khác ngắn hơn, Tâm Kinh, và Mười Đại Nguyện của Đức Bồ Tát Phổ Hiền từ Kinh Hoa Nghiêm.

Lễ buổi tối theo truyền thống từ 6 đến 7 giờ tối và luân phiên giữa Kinh A Di Đà và Lễ Sám Hối Tám Mươi Tám Vị Phật.

Ngoài ra, quyển cẩm nang này còn có các nghi lễ phóng sanh, tắm Phật, Lễ  Đại Bi Sám cùng các nghi lễ khác. Cẩm nang này cũng có Kinh Vu Lan, là kinh về thực hành hiếu hạnh.

This handbook contains the liturgy for daily morning and evening recitation as well as for special ceremonies in Mahayana Buddhist monasteries. The text for these ceremonies is in Vietnamese and is accompanied by Pinyin Romanization and English translation. Morning ceremony, which traditionally last from 4 to 5 am every morning, consists of the Surangama Mantra (from the Surangama Sutra), the Great Compassion Mantra and other shorter mantras, the Heart Sutra, and the Ten Great Vows of Samantabhadra (Universal Worthy) Bodhisattva taken from the Avatamsaka (Flower Adornment) Sutra. Evening ceremony traditionally lasts between 6 to 7 pm and alternates between the Amitabha Sutra and the Eighty-Eight Buddha Repentance Ceremony. In addition, the handbook contains ceremonies for liberating life, bathing the Buddha, the Great Compassion Repentance Ceremony, among others. It also includes the Ullambana Sutra, the sutra on the practice of filial piety.

Địa Mẫu Chân Kinh (Kỳ 1)

GIỚI THIỆU CHUNG

Kinh Địa Mẫu do Phật Mẫu đã giáng thế xuống nhiều lần với nhiều danh hiệu khác nhau: Phật Mẫu, Mẹ Địa Mẫu, Mẹ Dao Trì, Mẹ Thiên Nhiên, Địa Mẫu Hoàng. Ngài giáng xuống tại Trung Quốc và Việt Nam như: Ba Vì – Hà Tây, Tây Phương – Vĩnh Phúc, Tiên Kiều – Sơn Tây, TamThanh – Lạng Sơn, Đình Ứng – Hà Nội, Chùa Trầm…

Do sự biến đổi của vũ trụ nhiều lần, do sự biến đổi xã hội, do sự phát triển của ngôn ngữ và chữ viết nên kinh giáng ở nhiều nơi, nhiều lần do đó có nhiều bản kinh với ngôn ngữ khác nhau, có tới bốn bản kinh đang còn lưu truyền trong dân gian ngày nay.

Chúng ta tụng kinh Địa Mẫu là chúng ta qui về gốc của Đại Đạo – vũ trụ Đại Đạo. Đại Đạo đã xuất hiện từ thời khi khai thiên lập địa.

Kinh Địa Mẫu khuyên nhủ chúng sinh sớm lo tu nhân tích đức, làm tròn bổn phận của người con để hầu mongđược cứu rỗi. Lời kinh như lời mẹ hiền thống thiết khuyên nhủ đứa con thơ dại sớm thức tỉnh quay về.

ĐỊA MẪU CHÂN KINH

Hóa sinh muôn loài

DÂNG HƯƠNG

Khói hương dâng thấu mấy tầng xanh

Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành

Trên khói hương này xin Mẫu ngự

Chứng minh con trẻ tấc lòng thành

Nam mô hương cúng dường Phật Mẫu chứngminh

LỄ PHẬT

Kính lạy Phật từ bi quảng đại

Vì chúng sinh muôn loại đảo điên

Luân hồi khổ não triền miên

Mới dùng phương pháp giải phiền nơi tâm

LỄ PHÁP

Kính lạy pháp nguồn ân chưa trả

Nẽo quang minh mô tả rõ ràng

Vì đời lắm kẻ lầm than

Nên thuyền bát nhã sẵn sàng đợi đưa

LỄ TĂNG

Kính lạy tăng là người chí cả

Thay Thế Tôn hoằng hóa đạo mầu

Vô minh nên mới lo âu

Rọi đường cứu khổ dẫn đường chúng sinh

Nam mô con nhất tâm đảnh lễ cầu Hoàng Mẫuchứng minh (1 lạy )

Con nhất tâm đảnh lễ Phổ Đà Sơn Nam Hải chứng minh ( 1 lạy )

Nam mô Hội Thượng Phật chứng minh (1 lạy)

Nam mô tam bảo đạo tràng chứng minh (1 lạy)

Nam mô con nhất tâm đảnh lễ tổ thầy chứng minh (1 lạy)

PHỤC NGUYỆN

Hoàng Mẫu chân kinh, cầu nguyện tam cõi cộng đồng, Thánh Thần Tiên Phật, nghe nguyện:

Này xin vui hỷ lạc thanh tịnh trang nghiêm, cầu cho quốc thới dân an thế giớithái bình an lạc sứ. ( 1 lạy )

Cầu cho chúng sinh nhân loại được ấm no, phước lộc thọ đủ đầy, thoát ách tiêu tan, nạn khỏi tật bệnh tiêu trừ. ( 1 lạy )

Cầu nguyện cho phật tử nam nữ trẻ già trên non, dưới thế theo mẹ tu hành tinh tấn tâm lành sáng suốt, hiếu đạo vẹn toàn, tu với Mẹ cho đến ngày thành Phật đạo bất thối tâm.

( 1 lạy )

Cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ, lục thân quyến thuộc, âm siêudương thới, đặng nghe lời của Mẫu, dứt tâm mê muội xa lìa tội ác, hồn linh siêu thoát, sớm về nơi Tây Vức an vui mùi Phật đạo. ( 1 lạy)

Thành tâm khẩn nguyện, nhờ oai linh nhiệm mầu của Mẫu Kim Quang, vân chuyển gia đìnhhưng thạnh quyến thuộc tăng phước hoàn viê, Phước Lộc Thọ miên trường, sở nguyệnsở cầu như ý. ( 1 lạy )

Nam mô Phật Mẫu chứng minh. ( 1 lạy )

Nam mô Phổ Đà Sơn Nam Hải chứng minh. ( 1 lạy )

Nam mô Diêu Trì cung, hội Mẫu chứng minh. ( 1 lạy )

ĐỊA MẪU CHÂN KINH

XƯNG TÁN ĐỊA MẪU

Địa Mẫu đấng tối cao giác ngộ

Điển linh quang tế độ chúng sinh

Hỡi ai chớ có lạc lầm

Lời vàng châu ngọc chỉ rành nẽo tu

Cõi trần thế mịt mù tăm tối

Phải nghe lời Mẹ thuyết chân kinh

Chớ ham vật chất lụy phiền

Sớm mau thức tỉnh mẹ ban phước lành

NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG ĐỊA MẪU DƯỠNG SINH BẢO MẠNG CHÂN KINH

CÚNG HƯƠNG

Đốt hương trầm thấu đến diêu cung

Thành tâm khẩn nguyện Đức Mẫu Từ

Trên khói hương này xin Mẫu ngự

Cảm ứng chứng minh tấc lòng thành

NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG ĐỊA MẪU DƯƠNG SINH BẢO MẠNG CHÂN KINH

Khai đuốc huệ tâm đăng tỏa sáng

Trăm ngàn muôn kiếp dễ gặp đâu

Hạ ngươn kỳ ba Long Hoa Hội

Mẹ ban điển lành mới rõ thông

NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG ĐỊA MẪU DƯƠNG SINH BẢO MẠNG CHÂN KINH

Nét Đặc Sắc Của Phật Giáo Hòa Hảo

Vài nét đặc trưng về Đức Huỳnh Giáo Chủ: vừa học hết bậc Tiểu học thì đau ốm liên miên nên Ngài phải rời nhà trường về nhà dưỡng bịnh. Bịnh tình của Ngài không có một lương y nào trị được. Cho đến năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất Sơn và Tà-Lơn (vùng núi non linh thiêng hùng vĩ), Ngài tỏ ra đại ngộ và chính thức mở Đạo.

Bắt đầu là công việc chữa bịnh. Ngài có học thuốc với ai đâu, thế mà Ngài chữa đâu hết đó. Ngài chữa lành được các chứng bịnh hiểm nghèo với các phương pháp thật đơn giản là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến các bác sĩ Tây y, các Đông y, các phù thủy có tiếng chữa các bịnh tà đều phải kinh dị.

Song song với việc chữa bịnh, Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết pháp thao thao bất tuyệt. Nhiều văn gia, thi sĩ cũng như trong giới luật gia đến chất vấn, đều công nhận Ngài là bậc siêu phàm.

Đây là lời nhận định của ông Nguyễn Xuân Thiếp tức thi sĩ Việt Châu: “Con người đó thật kỳ dị. Mỗi ngày ngồi xe hơi đi mấy trăm cây số, diễn thuyết hai ba nơi, mỗi nơi nói thao thao bất tuyệt trong hai ba giờ giữa trời trước một đám đông nông dân hằng ngàn người, ai nấy im phăng phắc như nuốt từng lời một, có kẻ khóc mướt nữa. Có lần đương diễn thuyết thì trời đổ mưa, Thầy Tư (tức Đức Huỳnh Giáo Chủ) vẫn nói mà dân chúng vẫn đứng nghe dưới mưa. Lần nào diễn thuyết xong rồi cũng lên xe đi nơi khác liền, không thấy mệt nhọc, vẫn ung dung làm thơ. Mà ăn rất ít, toàn đồ chay. Sinh lực sao mà dồi dào thế ! Sức lôi cuốn, thôi miên quần chúng sao mà mạnh thế”.

Văn chương của Đức Huỳnh Giáo Chủ rất bình dân, nhưng hàm súc, hấp dẫn với lối truyền giáo bằng thi ca là thích hợp nhất cho quần chúng đa số là nông dân ít học, vì dễ nghe, dễ nhớ, đơn cử một vài vần thơ sau đây:

Đức Huỳnh Giáo Chủ viết không cần giấy nháp và cũng để cho người đời thấy rằng Ngài là bậc siêu nhân, dù cho sự học ngoài đời chỉ hết Tiểu học, nhưng mà các bài Sấm Thi của Ngài dùng rất nhiều từ Hán-Việt, từ Phật học chứng tỏ một trình độ Phật học cao, một sự vận dụng kho từ Hán-Việt phong phú.

Giáo pháp của Đức Huỳnh Giáo Chủ là siêu thượng nhưng không kém phần thực tế, có thể áp dụng cho bất cứ không gian và thời gian trên cõi đời nầy. Ngài là một nhà cách mạng tôn giáo vĩ đại, vì trước khi Ngài ra đời khai Đạo, Phật Giáo Việt Nam bị đình đốn, sai lạc và đạo Phật thế giới chưa nói tới việc canh tân. Ngài chủ trương cắt bỏ những nghi thức phiền toái không đi đúng theo căn nguyên của Đức Phật Thích Ca Thế Tôn. Những nghi thức vô bổ cùng những hình thức lễ bái bề ngoài không phải là giá trị và ý nghiã thực sự của tôn giáo. Không có sự tin tưởng và thực hành một cách mù quáng. Mọi vật đều được trình bày và mở rộng ra để người tín đồ tự do lựa chọn và phán đoán. Họ được tự do nghiên cứu và tìm hiểu những lời dạy dỗ của vị Thầy và đồng thời họ cũng được tự do hỏi để hiểu thấu đáo những điều gì họ còn nghi ngờ. Phật Giáo Hòa Hảo còn canh tân nhiều điểm trong phương thức hành Đạo mà trước kia không hề có, Ngài nói: “Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở Thiền lâm mà còn phải thực hiện trên trường chánh trị”. Ngài cũng nói: “Theo sự nhận xét của tôi về giáo lý nhà Phật do nơi Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai sáng lấy Chủ nghĩa từ bi bác ái đại đồng đối với tất cả chúng sanh làm nồng cốt thì tôi nhận Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng; vì những câu “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” và “Phật cũng đồng nhứt thể bình đẳng với chúng sanh”. Đã có những sự bình đẳng về thể tánh như thế mà chúng sanh còn không bằng được Đức Phật là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chớ không phải họ không tiến hóa ngang hàng với chư Phật được. Nếu trong cõi nhơn gian nầy còn có chúng sanh tiền tiến áp bức những chúng sanh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo lý chơn chánh ấy. Giáo lý đó, Đức Thích Ca Mâu Ni không áp dụng được một cách thiết thực trong đời của Ngài là do nơi hoàn cảnh xã hội của Ấn Độ xưa không thuận tiện. Thế nên Ngài chỉ phát dương cái tinh thần đó mà thôi. Ngày nay trình độ tiến hóa của nhơn loại đã tới một mực khả quan, đồng thời với tiến bộ về khoa học thì ta có thể thực hành giáo lý ấy để thiệt hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo. Thế nên với cái tâm hồn bác ái, từ bi mà tôi đã hấp thụ, tôi sẽ điều hòa với phương pháp tổ chức xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhơn loại”.

Đức Huỳnh Giáo Chủ khẳng định cốt lõi giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo chính là giáo lý của Đức Phật Thích Ca. Phật Giáo Hòa Hảo tự nhận là kế tục của đạo Phật:

Đức Huỳnh Giáo Chủ cho bá tánh vạn dân hiểu rõ về đời hành Đạo của Ngài như sau: “Với sự hành Đạo của tôi cảnh sống nào tôi cũng có thể sống được. Cái hành Đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh thì đó là sự thỏa mãn trong đời hành Đạo của mình, chớ những sự tùy tiện về vật chất đối với tôi, không có nghiã lý gì hết”.

Đức Huỳnh Giáo Chủ theo đúng phương châm “Ngôn hành hiệp nhứt”, nói gì làm vậy:

Trong thời gian kể từ ngày khai Đạo dạy đời cho đến khi Ngài tạm xa vắng tín đồ, có ai thấy Ngài xây chùa cao Phật bự hay Ngài ở nơi nhà cao cửa rộng có kẻ hầu người hạ không? Điều đó chứng tỏ rằng Ngài đã:

Và Ngài dạy: “Chỉ thờ lạy Đức Phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến THẦY mình cũng vậy, chỉ xá thôi”.

Đức Huỳnh Giáo Chủ không chỉ rao giảng giáo lý mà toàn bộ cuộc sống của Ngài là hiện thân của giáo lý đó. Không chỉ rao giảng hòa hiếu mà thực sự Ngài sống hòa hiếu, vì vậy lời giảng và cuộc sống hòa hiếu của Ngài đã đi sâu vào lòng của quần chúng, nên họ cũng muốn sống hòa hiếu như Ngài:

Dù xa quê hương, nhưng khi Tết đến Ngài cũng không quên chúc phúc tông gia. Ngài nói: “Ngày Tết đến, nương mực viết thay lời, trước kính bái tông đường, sau chúc mừng ông bà đặng muôn điều hạnh phúc. Sau có hai bài thơ xin ông xem chơi cho rõ điều tâm sự”, là bài thi Đức Thầy gởi ông Mười (chú Đức Ông):

Là người trên thế gian nầy, dù là tín đồ hay không tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, ai lại không muốn sống hiếu thuận với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, ai lại không muốn sống hài hòa với mọi người trong làng nước, láng giềng. Đức Huỳnh Giáo Chủ lấy tự thân mình làm gương sáng giáo dục cho người khác, cho nên mỗi tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đều theo gương sáng của Đức Tôn Sư của mình, họ đều thực hành thuyết Tứ Đại Trọng Ân, sống hòa hiếu với mọi người trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Mỗi tín đồ, họ cũng là nhà truyền giáo không chỉ bằng lời nói mà bằng cuộc sống cả đời của họ, cuộc sống hằng ngày của họ.

Nhờ giáo pháp thích thời đó mà chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài thu phục được hàng triệu tín đồ ở miền Nam nước Việt và ảnh hưởng càng ngày càng thêm rộng ra. Đây là điểm thành công vượt trội của Phật Giáo Hòa Hảo.

Phật Giáo Hòa Hảo ra đời với sứ mạng cứu vớt, như lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ:

Hãy đọc qua toàn bộ Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ với tấm lòng thiết tha yêu thương nòi giống, yêu thương nhơn loại, chúng ta thấy ở đó những gì cần phải học, cần phải biết, những gì cần cứu vớt. Mà việc trước tiên là tự cứu vớt bản thân chúng ta đang chìm đắm trong hôn mê, trong đường danh nẻo lợi, rồi đến cứu vớt dân tộc đang phân hóa do trào lưu tư tưởng tiến bộ Tây phương tràn vào xung đột lẫn nhau.

Trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, những người tỏ ra yêu nước thương nòi là bị thực dân kềm chế hay bắt bớ tù đày. Còn đa số được gọi là dân trí thì mải mê theo danh lợi lãng quên sự nghiệp tổ tông. Chỉ khối dân quê đông đảo nhất, thuần phác, giữ được nhiều đức tính dân tộc thì lại dốt nát, sống cơ cực, làm chẳng đủ ăn, không người lãnh đạo. Vậy mà suốt dòng lịch sử, khối dân quê nầy là chủ động cho bao cuộc phục hưng dân tộc bằng cách cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực.

Vì lý do đó, Phật Giáo Hòa Hảo xuất hiện ngay trong lòng nông dân để giác ngộ họ, giúp họ tiến lên tự giải thoát lấy mình, phóng giải dân tộc rồi góp phần vào việc giải thoát nhơn loại.

Cho nên việc đầu tiên phải gây cho họ một lòng tin ở mình, ở dân tộc mình bằng cách phác họa cho mọi người một lý tưởng nhơn sinh. Lý tưởng đó Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo tổng hợp ba luồng tư tưởng lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo. Tinh thần từ bi bác ái của nhà Phật, tinh thần nhơn ái của Khổng Tử, tinh thần tiêu dao không màng danh lợi của Lão Tử, được phô diễn trong lời vàng tiếng ngọc, khi thì như hiệu lịnh, khi thì như nhắn nhủ khuyên răn, khi thì như cảnh báo được nhìn thấy trong Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Ngài:

Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng văn thơ đi thẳng vào lòng người, cho mọi người thấy cảnh khổ não của xã hội Việt Nam và toàn nhân chủng, rồi giác ngộ họ tìm đường giải thoát, đó là chủ trương đại bi và đại giác. Khi con người có giác ngộ rồi, ai nấy đều phải lo làm tròn bổn phận làm người đề tự cứu mình, gia đình mình, quốc gia dân tộc mình rồi đến nhơn loại, như Ngài hằng mong:

đó là chủ trương đại hành và đại Đạo.

Trong các hạnh thi thiết cứu đời, Ngài nhận thấy chỉ có hạnh Vô úy thí là cao quý nhất, nếu thực hành được sẽ tạo nên nhiều công đức, sớm hội đủ điều kiện trở nên người hiền. Với các hạnh Tài thí và Pháp thí phải tích lũy công đức lâu ngày e không đủ thời giờ để thành người hiền vì cơ hoại diệt gần kề. Một cơ hội hiếm có cho người tu hiền ở thời kỳ nầy lập lấy thân danh trong giai đoạn dân Việt Nam đứng lên hy sinh xương máu đấu tranh giành độc lập cho đất nước “Lập thân danh tuần trải nơi nơi, Chờ thời đại mới là khôn khéo” và Ngài đã nhận thấy:

Chúng ta may mắn được có chư Phật Thánh lâm trần dìu dắt trong cơn vận nước suy vong, trao cho chúng ta phương tiện để thực hành hạnh Vô úy thí.

Đức Huỳnh Giáo Chủ tuyên bố: “Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam sẵn sàng cùng đoàn thể mình cuơng quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống”. (Trích báo Quần Chúng 14-11-1944).

Ngài tha thiết kêu gọi thanh niên tráng sĩ rường cột của nước nhà, hăng hái cùng nhau đứng lên giết giặc giành lại tự do, hãy noi theo chí hướng của các bậc anh hùng tiền bối:

Ngài biểu hiện ý chí chiến sĩ bằng hạnh sống chung với binh sĩ, ngày ngày có mặt trong cơ ngũ, cùng ăn chung, cùng nghỉ chung với chiến sĩ, không phân biệt cấp bậc tớ Thầy. Ngài cũng băng đồng lội nước, xông pha vào đường tên mũi đạn, không có một cử chỉ nào cách biệt với anh em quân nhân.

Trong nhà Phật có từ ngữ “thân giáo”, là lấy tự thân làm gương sáng mà Đức Huỳnh Giáo Chủ là ngọn đuốc soi đường cho nhơn dân bá tánh thiệt hành Tứ Ân (Ân Tổ tiên Cha mẹ, Ân Đất nước, Ân Tam bảo, Ân Đồng bào và Nhơn loại), hòa vận mình vào vận mệnh của dân tộc, như Ngài tuyên thuyết:

Sự tăng trưởng con số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhanh chóng không phải chỉ ở nội dung giáo lý dễ hiểu, dễ thực hành mà còn ở tác phong của người truyền giáo nói là làm đi đôi.

Chủ trương cách mạng của Phật Giáo Hòa Hảo khắp các mặt ngấm ngầm đề ra, mà vị cứu thế muốn dùng văn thơ đi thẳng vào lòng người. Chúng ta thấy Phật Giáo Hòa Hảo với chủ trương chấn hưng tôn giáo, cải tiến tâm lý quần chúng, cải thiện xã hội, để gây một tin tưởng lớn vào lòng người ở tương lai.

Phật Giáo Hòa Hảo chú trọng đến việc suy đồi của đạo Phật ở trong nước diễn ra trong các chùa chiền hay trong hàng ngũ tăng đồ mà chúng ta có thể thấy được trong Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ, như Ngài thống trách:

Trong dân gian nhiều người đi chùa chỉ hiểu mơ hồ rằng nếu năng tới lui lễ bái, dâng cúng lễ vật tiền bạc thì được phước, ngược lại thì gặp tai ương. Hầu như phần đông không hiểu rằng cốt tượng, chuông mõ chỉ là hình tướng giúp cho con người dễ tập trung tư tưởng mà suy gẫm về nền giáo lý nhà Phật, chỉ là để nhắc nhở mọi người tu khỏi xao lãng việc tu hành. Nó chỉ là phương tiện chớ không phải là cứu cánh.

Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng khuyên dạy: “Thầy cảnh tỉnh giác ngộ điều gì chánh đáng thì khá vâng lời. Cần nhất ở chỗ giữ giới luật hàng ngày. Còn sự lễ bái là điều phụ thuộc là món trợ đạo để nhắc nhở các trò nhớ phận sự mà làm”.

Tu là phải hành, mà hành thì phải công trì bái sám. Vậy chúng ta nên biết lối tu hành của nhà Phật, buộc người tu xét nét từng Sát-na, phải giữ cái tâm cho tụ, không để cho “Tâm viên ý mã”, cũng giống như con buơm buớm chờn vờn bay từ hoa nọ đến hoa kia. Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy:

Ngài cũng dạy trong mục Chánh Niệm: “Ghi nhớ sự chân chánh. Còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, thành cũng tưởng, bại cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng. Thất tình lục dục bắt buộc con người phải phí biết bao nhiêu tâm cơ, bao nhiêu trí não phụng sự nó. Danh lợi, cảm tình, uy quyền, phú quí… được hằng ngày ghi nhớ. Vì thế con người mãi mãi lăn lộn trong sáu đường không thoát khỏi vòng sanh tử.

Để thoát chỗ luân hồi bỏ cuộc đời lầm than hoạn họa, hãy rán tưởng niệm phương pháp hành Đạo, bỏ các điều phù phiếm, ghi nhớ công lao Đức Phật đối với quần sanh, bia tạc vào lòng những điều Phật giáo. Phải nhớ rằng xác thân do tứ đại (đất, nước, lửa, khí) tạo thành và sớm muộn gì nó cũng sẽ bị tan rã. Đặng vậy, ta mới bỏ được các sự xúc động, các mối dục tình tránh điều lụy khổ do nó gây nên”.

Phương pháp hành Đạo của Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy có hiệu nghiệm là:

Hai câu nầy đủ để nói lên hết cái cách mạng về tu hành của Phật Giáo Hòa Hảo; thiết tưởng chúng ta không nên quá dài dòng cho lắm, e làm giảm cái cô đọng và bao quát của hai câu gồm mười bốn chữ nầy.

Đức Huỳnh Giáo Chủ phê phán việc tu hành của người tu theo đạo Phật đã làm sai lạc đường lối vô vi chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

Ngài cho chúng sanh thấy:

Ngài cảnh báo cho kẻ ưa làm điều dối mị, nếu không lo cải sửa sẽ chịu hậu quả khôn lường:

Thấy cái sai trái, Ngài khuyên nên sửa đổi:

Thế mà người đời có mấy ai giác ngộ sửa sai:

Nguyên nhân sâu xa đi sai lạc Chánh Pháp là vì:

Nhằm mục đích chấn hưng Phật Giáo “Tùy phong hóa dân sanh phù hạp, Chấp bút thần tả ít bổn kinh” và Đức Huỳnh Giáo Chủ “Dạy bổn đạo lấy câu trung đẳng, Chẳng nói cao vì sắp rốt đời” cũng như Ngài khuyên “Lời Ta dạy hãy nên suy nghiệm” và “Nghe cạn lời chớ có mờ hồ, Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc Đạo”.

Sấm Giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ được truyền tụng, gây tin tưởng cho kẻ đang chịu nhẫn nại là được phước về sau. Chịu đựng ở đây không có nghĩa là ngồi một chỗ mà chờ ngày tận thế, nhưng phải nhập thế, phải sốt sắng lo làm ăn và lo tu hành, làm tròn bổn phận đối với Tổ tiên Cha mẹ, đối với đất nước, đối với Tam Bảo, đối với xã hội. Là tín đồ thì ai cũng thuộc ít nhiều về lời giảng dạy để khi gặp trường hợp khó khăn về sinh kế, về thiên tai thì đem ra mà dẫn chứng để lấy lòng tin.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, dân Việt Nam bị băng hoại, con người bon chen theo danh lợi, ích kỷ, giả dối, không chí hướng và nhất là không nghĩ đến giống nòi mà chỉ nghĩ “Sớm lo lòn cúi chiều ăn ngủ, Nào biết liệu toan gỡ nợ nần”. Bởi vậy việc cấp thiết là thức tỉnh và hun đúc họ có một tinh thần “tri hành hợp nhứt”.

Về phưong diện tu hành, Ngài thức tỉnh người mê mau trở lại con đường chân chánh, làm cho họ có một đức tin trong sạch soi sáng bằng trí tuệ, mới khỏi mắc vào mê tín dị đoan, hầu vững bước tiến:

Phải có ý thức về bổn phận đối với Tổ tiên, đối với đất nước, nuôi chí hướng kiên cường:

Luôn luôn vững lòng chặt dạ “Rèn lòng giữ dạ sắt đinh”, không vì lời phê phán bất chánh của kẻ tiểu nhơn gièm pha mà bỏ việc dở dang “Dầu ai mua oán chác hờn mặc ai”, mà phải kiên định lập trường:

Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên tín đồ của Ngài phải đem cái ý chí kiên cường ra mà rèn luyện tình cảm:

“Phải điêu luyện khối tinh thần cho mạnh mẽ đặng tự lập con đường rõ ràng duy nhứt của mối Đạo mình đang theo đuổi để lấy đó làm cương mục mà bài trừ những thành kiến, cố chấp thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu ngạo, tật đố, gièm xiểm, dua nịnh, ích kỷ, tự tâm, sự mê đắm trong bể dục tình và sự phiền não nó làm cho náo loạn cõi lòng”. Vậy phải hiểu rõ vấn đề tình cảm cũng là quan trọng. Nếu không làm chủ được tình cảm mà để cho nó phóng túng thì dẫu cho kế hoạch có hay ho thế nào cũng không giúp ích gì cho ta.

Đức Huỳnh Giáo Chủ không chỉ chú trọng tới sự suy đồi của Phật Giáo mà còn chú trọng đến sự suy đồi của xã hội về nhiều phương diện. Xã hội Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc băng hoại và thối nát; cuộc sống đạo đức theo quan niệm của Khổng Giáo không còn giữ được kỷ cương. Cờ bạc, rượu chè, đàng điếm nổi lên khắp mọi nơi, mê tín dị đoan đè nặng lên mọi tầng lớp xã hội.

Phật Giáo Hòa Hảo ra đời dùng quyền uy tinh thần để tâm phục mọi người bằng giác ngộ. Với tôn chỉ hành đạo của Phật Giáo Hòa Hảo: không được uống rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời theo đàng điếm. Các thứ vàng mã, thầy bùa, thầy pháp, làm chay đàn, bị xem như những thứ tin nhảm, mê hoặc lòng người làm sai lạc nền Chánh Tín trong đạo Phật:

Đọc Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ chúng ta thấy những chất liệu mà Ngài lấy ra để xây dựng nền giáo lý cho đạo Phật Giáo Hòa Hảo hoàn toàn Việt Nam, đơn sơ, thuần hậu, không cầu kỳ, không trí thức đến độ kiểu cách, không quá sâu sắc đến độ bí ẩn. Chất liệu đó rút tỉa từ cuộc sống bình dị của người nông dân miền Nam, từ căn bản Khổng Giáo, Phật Giáo được trộn lẫn vào nhau trong một tinh thần cởi mở tự nhiên. Chúng ta có thể nói rằng Phật Giáo Hòa Hảo là kết tinh trọn vẹn của văn hóa dân tộc vì trong Phật Giáo Hòa Hảo chúng ta thấy được mầu sắc Khổng Giáo trong đời sống đạo đức hằng ngày, tín ngưỡng Phật Giáo và thờ cúng Tổ tiên trong sinh hoạt tôn giáo cũng như tình tự quê hương dân tộc trong cuộc sống tình cảm.

Trong lúc nước nhà gặp khó khăn, xã hội băng hoại, lòng người chao đảo chia rẽ, lại thêm bị ảnh hưởng chiến cuộc bên ngoài gây cho nội tình không mấy tốt đẹp cho đất nước làm con người hoang mang sợ sệt. Trong tình cảnh đó Phật Giáo Hòa Hảo ra đời, là một thứ dầu mầu nhiệm nuôi ngọn lửa lòng cho dân Việt. Thế nên dù không ai bảo ai nhưng lòng của mỗi người đều tin tưởng rằng tuy nay nước nhà gặp cơn bĩ cực, nhưng rồi đây sẽ có một ngày tương lai sáng lạng “hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai”.

Một cảnh thái bình được vẽ ra “Trên vua minh chánh cầm cân, Dưới quan liêm khiết xử phân công bình” và “Trên kẻ trí lấy công bình phán đoán, Dưới vạn dân trăm họ được im lìm”. Cái cảnh mà chúng dân lạc nghiệp, muôn nhà thạnh thới, nhơn vật hòa đồng “Cỏ cùng cây điểu thú chim muông, Nhơn với vật huờn lai bổn tánh”, mà ai muốn hưởng được cảnh đó ngay bây giờ phải trau tâm trỉa tánh, tu sửa thân tâm.

Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo muốn đưa nhơn loại sống cảnh đại đồng “thế giới lân Hòa Hảo” và “gieo Đạo khắp đại đồng”. Nhơn loại không còn hiềm khích lẫn nhau, một lòng yêu thương đùm bọc, cùng nắm tay nhau trên đường tiến bộ “Ấy là xong bốn biển hiệp một nhà, Không ganh ghét dứt câu thù hận oán” và mãi mãi “đi vào vòng hạnh phúc”.

Bạn đang xem bài viết Phần 1 Giáo Huấn Của Kinh Thánh trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!