Cập nhật thông tin chi tiết về Phật Tử Phải Nắm Rõ 7 Lưu Ý Thỉnh Tượng Phật Này Để Không Mắc Phải Những Điều Kiêng Kỵ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc rước, thỉnh tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử.
Thờ tượng Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài.
Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Phật và ý nghĩa của việc thờ Phật:
Phật là trạng thái đạt tới trạng thái giác ngộ rốt ráo, rạng ngời của những thiên linh, sinh linh và nhiều sinh thể khác trong đó có con người trên con đường tu học. Thành tựu ấy có được là do tu thân (sửa mình) mà thành.
Có rất nhiều bậc Phật khác nhau tương ứng với thành tựu tu tập, mỗi bậc Phật cũng thực hiện các hoạt động giáo hoá, phổ độ chúng sinh khác nhau, nên có các danh hiệu Phật khác nhau.
Năng lượng mà các vị Phật truyền đến chúng ta là khối lượng kiến thức khổng lồ, trong đó có kiến thức về bệnh và chữa bệnh, kiến thức về lao động và sáng tạo, kiến thức giúp chúng ta giải thoát khỏi vòng nhân quả luân hồi…
Bởi vậy, những người có nội tâm cân bằng và hài hoà sẽ khởi lòng tôn kính và biết ơn, vì người ấy có năng lực tự chứng nhận năng lượng sáng tạo.
Mặt khác họ truyền dạy kiến thức ấy cho những chúng sinh và cho người chưa biết, chưa hiểu nhằm tỉnh thức họ.
Phần lớn chúng ta chưa hiểu biết là do bản ngã còn lớn, vô minh còn dày, nên dựa vào lời khuyên ấy mà tôn kính, mà tu, mà học hỏi, tránh coi thường, xúc phạm các bậc thầy cao cả vì đó là bậc thầy của mỗi chúng ta.
Chính nhờ đức tin và nhờ các trải nghiệm mà sau đó, chúng ta có thể tích lũy đủ năng lượng tình yêu, đủ nội lực để giác ngộ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cái “Ngã” còn lớn, có tầm nhìn chủ quan hạn hẹp nên coi thường kiến thức tự nhiên.
Thậm chí họ còn phỉ báng, cố tình phá hỏng các hình tượng Phật, coi cái gì mình hiểu mới là đúng nhất.
Các vị Phật từ bi không trừng phạt ai cả, nhưng ý thức và hành động vô ý thức ấy là phạm vào luật nhân quả.
Với những người này, bản thân chúng ta nên biết cẩn thận, tu nhân tích đức trước tiên phải làm tròn đạo làm người đầu tiên.
Trong cuộc sống hàng ngày và cũng là đạo làm người, các cụ khuyên con cháu là tôn kính, bảo vệ, không làm hư hại tranh tượng Phật và các đấng cao cả.
Với người bình thường, không có tà tâm, ý nghĩ trong sáng thì có ý thức cẩn thận, nên nếu do tự nhiên khách quan mà phần vật chất bị xước, hỏng thì có thể sửa chữa, khắc phục.
Ý nghĩa sâu xa nhất của việc thỉnh, rước tượng Phật để thờ là để thông qua đó vị Phật “an cư, tồn tại” trong tâm của người rước đặt, người tiếp xúc được hiển lộ.
Việc rước, thỉnh tượng Phật về thờ không phải là việc ngẫu hứng, thích là làm được mà cần xuất phát từ sự thành tâm của mỗi người.
Người có tâm hướng Phật, muốn thờ Phật mới nên thỉnh tượng Phật về để thờ tại gia.
Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật là để cầu ban phước, trừ họa, che dấu để làm điều bất lương nhưng ý nghĩa này hoàn toàn sai.
Thờ Phật giúp con người ta hướng tâm, soi rọi tâm hồn, biết điều gì đúng điều gì sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời.
Cách thỉnh tượng Phật về thờ – 7 lưu ý khi rước, thỉnh tượng Phật:
Ngày tốt thỉnh tượng Phật thường được chọn là những ngày vía Phật Bà Quan Âm như : 19/02 là ngày Đản Sanh, 19/06 là ngày thành đạo, 19/09 là ngày xuất gia. Nhưng theo thực tế, việc thỉnh tượng Phật ngày nào không quá quan trọng, chủ yếu là Phật tử đã chuẩn bị nơi bài trí nghiêm trang và thành tâm đón Phật là được.
Khi rước, thỉnh tượng Phật ra khỏi cửa hàng, cơ sở sản xuất tượng… Phật tử đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi thỉnh Phật về nhà lập tức thượng an vị tượng Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế. Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.
Thờ tượng Phật thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa trái khô héo thì nên thay mới để cúng dường.
Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một- mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sanh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.
Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tôn tượng Phật bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ.
Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Phật. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”.
Nếu muốn thỉnh về thờ Phật tại gia, gia chủ chỉ cần tới chùa để các thầy hướng dẫn cách chọn tượng cho phù hợp với từng mục đích thờ cúng của mình và gia đình. Tượng Phật có nhiều loại như: tượng Bổn Sư Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật A Di Đà, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát… tượng Phật được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhựa composite, gỗ, đá, gốm sứ hoặc bằng đồng,… Nếu nhà chật có thể thay thế tượng bằng tranh Phật cũng được.
Thờ tượng Phật phải thành tâm, gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Rất nhiều quý Phật tử thưởng gửi tượng Phật vào chùa để cúng dường và góp phần công đức vào việc xây dựng nhà chùa.
Rước, thỉnh tượng Phật ở đâu ?
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở buôn bán và cung cấp tượng Phật các loại tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của tượng Phật thì tốt nhất mỗi Phật tử nên đặt chế tác tượng mới theo yêu cầu thay vì mua hàng bán sẵn để đảm bảo tôn tượng luôn mới nhất và hoàn hảo nhất.
Tại cơ sở điêu khắc Trần Gia (cơ sở chuyên tôn tạo, đúc tượng nổi tiếng tại Việt Nam) có trực tiếp nhận tạc tượng Phật theo yêu cầu của Phật tử, đảm bảo tượng Phật được kiểm soát từ nguyên liệu, thiết kế và các yếu tố tâm linh.
Với những thông tin ý nghĩa, những lưu ý và lời khuyên chi tiết về việc thỉnh tượng Phật về thờ tại gia hoặc tại các chùa, hy vọng quý Phật tử có thể rước, thỉnh tượng Phật về thờ theo đúng tinh thần nhà Phật.
Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi tôn tượng Phật đẹp do Trần Gia sản xuất.
Điêu khắc Trần Gia muốn gửi gắm vào đó sự an lạc đến với quý Phật tử khi các rước, thỉnh tôn tượng Phật về thờ tại gia.
Điêu khắc Trần Gia tự tin khẳng định có thể phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của quý Phật tử trên con đường hoằng pháp.
Tại đây quý Phật tử sẽ được cam kết cung cấp tượng Phật đẹp, chất lượng cao, thể hiện thần thái Đức Phật chắc chắn sẽ khiến quý Phật tử hài lòng.
Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng hình ảnh những tượng Phật đẹp nhất do cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia tôn tạo:
Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Tượng Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát.
Tượng Phật A Di Đà.
Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.
Tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ.
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.
Tượng tôn giả A Nan Đà – Ca Diếp.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : dieukhactrangia@gmail.com
Cách Thỉnh Phật Di Lặc Về Nhà Và Những Lưu Ý Cần Nắm Rõ
Ngày nay, việc thờ cúng tượng Phật tại nhà đã không còn là vấn đề quá xa lạ đối với nhiều người. Bởi vì, Đạo Phật đã được lan tỏa hết sức rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do đó, có rất nhiều người quan tâm về cách thỉnh những mẫu tượng Phật về nhà để thờ cúng. Trong đó, tượng Phật Di Lặc được nhiều Phật tử thỉnh về nhà nhiều nhất. Vậy cách thỉnh Phật Di Lặc về nhà thờ cúng cần lưu ý những điều gì?
1. Ý nghĩa thờ cúng phật Di Lặc
Thờ cúng tượng Phật là một trong những văn hóa đẹp trong tâm linh của người Việt. Trong đó, Phật Di Lặc được biết đến là một trong những biểu tượng vô cùng độc đáo trong Phật giáo.
Tương truyền rằng, Đức Phật Di Lặc chính là vị Phật thứ 5 sau Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, Ngài lại mang những dáng vẻ khác hoàn toàn so với những vị Phật khác.
Mỗi vị Phật sẽ có những đức hạnh riêng, chính vì vậy việc thờ cúng cũng sẽ có phần khác nhau. Điều này được xuất phát từ chính mong muốn của con người, được học hỏi những điều tốt đẹp, đức hạnh của Phật để cầu sự bình an, may mắn cho gia đình mình.
Phật Di Lặc còn được biết đến với cái tên khác là Phật Cười. Bởi vì, khi bạn quan sát sẽ luôn thấy Ngài nở nụ cười hoan hỷ. Thân hình Ngài được chú ý đặc biệt bởi chiếc bụng to thể hiện được tấm lòng từ bi rộng lớn.
Tương truyền rằng, những sự vui vẻ, chuyện buồn thuộc trần gian đều có thể chứa trong bụng của Ngài. Do đó, khi xoa bụng Đức Phật Di Lặc sẽ mang tới nhiều may mắn. Điều này đã thể hiện được đức hạnh của Phật Di Lặc chính là sự hoan hỷ và tấm lòng khoan dung, độ lượng. Chính vì thế, việc thờ Phật Di Lặc mang tới ý nghĩa về một cuộc sống vui vẻ, may mắn, bình an và có sự khoan dung của cuộc sống.
Ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc
Trong mỗi trường hợp khác nhau, Phật Di Lặc sẽ mang tới những ý nghĩa không giống nhau như:
– Tượng ông Di Lặc với các yếu tố như tiền vàng, bao tiền, gậy như ý,…mang tới ý nghĩa nhiều hơn về mặt tài lộc và sự may mắn.
– Tượng Phật Di Lặc với Đào tiên, cành Tùng, bình hồ lô: Đây là bức tượng mang tới ý nghĩa thiên về mặt sức khỏe, sự trường thọ. Trong đó, cây tùng còn mang tới ý nghĩa về mặt phong thủy, giúp xua đuổi tà ma.
– Tượng Phật Di Lặc ôm đá: Đây là hình ảnh Đức phật sẽ thu lượm những nỗi buồn của thiên hạ và gom về mình. Mặt tượng luôn thể hiện được sự vui tươi, hóa giải những nỗi buồn, sự u sầu thành nụ cười, niềm hạnh phúc.
– Phật Di Lặc đứng một chân cao chân thấp, đang ngồi hay chân chống lên: hình ảnh cho thấy được tinh thần luôn sẵn sàng cho công việc giáo hóa, ngoài ra nó còn thể hiện được những giáo lý mà người muốn truyền đạt.
2. Cách thỉnh Phật Di Lặc về thờ tại nhà
Sau quá trình lựa chọn tượng Phật Di Lặc, các bạn có thể sử dụng tượng để trang trí, thờ cúng dựa trên những lời sư thầy chỉ bảo. Được biết, trong Phật giáo Di Lặc là Đức Phật mang tới sự may mắn, hạnh phúc và tài lộc cho người thờ phụng.
Do đó, cần phải có cách thỉnh tượng Phật Di Lặc đúng cách để phát huy đúng mục đích mà mình mong muốn. Đâu tiên, khi đã chọn mua được mẫu tượng ông Di Lặc ưng ý bạn nên gửi tượng lên chùa để các sư thầy tụng kinh, làm phép, làm lễ khai quang điểm nhãn.
Trong khoảng thời gian chờ đợi, công việc của các bạn là về nhà và chuẩn bị bàn thờ Phật Di Lặc. Đây là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng nên các bạn không được làm qua loa, điều này sẽ dẫn đến sự thiếu tôn trọng đối với Đức Phật.
Những lưu ý khi chuẩn bị bàn thờ Phật Di Lặc
Để có thể tạo được không gian thờ cúng trang nghiêm, sang trọng thì các bạn nên sử dụng những đồ thờ cúng bằng sứ. Trong đó bao gồm: bát hương, chén nước, lọ hoa để đặt trên bàn thờ Phật. Nếu gia đình bạn có điều kiện, hãy sử dụng 1 phòng riêng để làm phòng thờ Phật Di Lặc.
Ngoài ra, khi đặt bàn thờ Phật cần chú ý chọn nơi trang nghiêm, khô thoáng trong ngôi nhà. Đặc biệt, bàn thờ Phật Di Lặc cần được đặt đối diện với cửa chính và cahcs mặt đất tối thiểu 70 cm.
Cách đặt bàn thờ ông Di Lặc sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nguồn năng lượng sẽ được kích hoạt từ Đức Phật. Đó là những luồng khí lành, vượng khí sẽ được thu hút vào trong nhà. Tà ma sẽ bị xua đuổi, thuần hóa được các luồng khí dữ thành những luồng khí thanh khiết.
Thỉnh Phật Di Lặc về thờ tại nhà
Sau khi gửi tại chùa các sư thầy làm lễ xong và việc chuẩn bị bàn thờ Phật đã tươm tất. Gia chủ sẽ cần phải lựa chọn một ngày đẹp để có thể làm lễ an vị Phật và thỉnh Đức Phật Di Lặc về để thờ. Trong khoảng thời gian này, gia chủ cần chú ý đến chế độ ăn của mình, đặc biệt là phải ăn chay.
Nếu gia đình có điều kiện hoặc gia chủ cẩn thận hơn thì có thể mời thầy cúng đến để tiến hành làm lễ. Đối với quá trình thỉnh ông Di Lặc về nhà, bạn sẽ cần phải đặt hướng của tượng quay về hướng Đông. Lý giải cho điều này chính là các Đức Phật thường quay về hướng mặt trời mọc để thiền định và giác ngộ.
Ngoài ra, bàn thờ Phật sẽ cần được đặt theo hướng Tây Bắc. Bởi vì, đây là hướng được tượng trưng cho trời hay còn được gọi là Tây Thiên cực lạc. Trong đó, tuyệt đối không nên đặt bàn thờ Phật hướng Đông Bắc và nhìn về hướng Tây Nam. Bởi vì đây là hướng ngũ quỷ, hướng rất xấu trong phong thủy.
Khi tiến hành đặt tượng Phật lên bàn thờ, tượng Di Lặc cần được kê trên một tấm đế và sau đó tiến hành thắp nhang thờ cúng. Bên cạnh đó, bàn thờ Phật Di Lặc cần được giữ sạch sẽ, hương khói đầy đủ trong những ngày lễ quan trọng.
3. Vị trí đặt bàn thờ Phật Di Lặc ở đâu?
Sau khi đã nắm bắt được cách thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà. Yếu tố đặt bàn thờ Phật là điều mà gia chủ sẽ cần lưu ý đến rất nhiều. Bởi vì, nếu đặt sai sẽ phạm phải sự bất kính và điều này dẫn đến việc thờ cúng không còn được linh thiêng.
– Nên đặt ban thờ tượng Phật Di Lặc hướng ra cổng chính
– Nếu trong nhà không tìm kiếm được vị trí để đặt bàn thờ theo hướng trên, bạn có thể chọn hướng Đông. Đây được biết đến là hướng mặt trời mọc và hướng mà đức Phật quay mặt ra để thiền định.
– Ngoài ra, hướng Tây Bắc cũng là một trong những hướng hết sức lý tưởng. Đây là hướng đẹp tượng trưng cho trời và gắn liền với ý nghĩa về miền Tây Thiên cực lạc của các chư Phật.
– Đối với việc đặt hướng bàn thờ theo tuổi, gia chủ nên chọn những hướng tốt như Sinh Khí, Diên Niên, Phục Vị và Thiên Y. Đây đều là những hướng mang tới tài lộc, may mắn, sức khỏe cho gia chủ.
4. Những lưu ý trong khi thờ cúng Phật Di Lặc
– Không nên cúng những món ăn mặn.
– Bàn thờ Phật Di Lặc cần được đặt cao hơn so với bàn thờ cúng tổ tiên, gia tiên của gia đình bạn.
– Nên có bàn thờ riêng cho Đức Phật Di Lặc, tuyệt đối không thờ cúng chung với những bàn thờ khác.
– Không nên đặt tượng Phật Di Lặc tại những nơi riêng tư như phòng ngủ.
– Tuyệt đối không được cất giữ tượng trong tủ.
– Lưu ý không nên đặt tượng Phật gần với nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp.
– Không nên đặt tượng Phật ở nơi dưới gầm cầu thang.
– Nếu bạn muốn thờ những vị Phật khác cần lưu ý thờ tối đa 3 vị Phật trong nhà. Ba vị Phật cần được đặt đồng cấp đồng đồng bậc với nhau.
Hiện nay, thị trường tượng Phật Di Lặc bằng đá đang có rất nhiều đại chỉ bày bán. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng mang tới sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Nếu như quý khách đang có nhu cầu mua tượng Phật Di Lặc bằng đá để thờ cúng thì hãy liên hệ qua địa chỉ: https://damynghenonnuocdn.com/ để được tư vấn miễn phí và những thông tin cần thiết.
Xưởng sản xuất đá mỹ nghệ Thành Đô với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cung cấp nhiều sản phẩm tượng Phật trên toàn quốc. Cam kết hàng chính hãng, chất lượng tốt nhất và có giá thành rẻ nhất thị trường hiện nay.
Thờ Phật Tại Nhà Cần Phải Biết Những Điều Kiêng Kị
Tục lệ tín ngưỡng của dân gian thường có rất nhiều điều kiêng kị, nhưng đó không phải là tín ngưỡng Phật giáo chân chính mà chỉ là những điều kiêng kị bị ngộ nhận là của Phật giáo.
Ví dụ như những cây hương thừa trong bát hương nếu hàng ngày không thu gọn thì trở nên dơ bẩn và dễ gây cháy rất nguy hiểm. Cho nên các bát hương đặt trước các tượng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều cần phải thu gọn, giữ cho bát hương luôn luôn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.
Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.
Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục.
Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.
Còn như các Sa-di ni, Tỳ kheo ni, cùng các Ưu bà di (nữ cư sỹ) ở gần đều sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.
Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hướng tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian.
Theo quan điểm “nhập gia tùy tục” mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm. Làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành.
Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp.
Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
Có người cho rằng có những bài chú, bài kinh nào đó thì người tu tại gia không được niệm, hoặc có những bài chú, bài kinh nào thì không được niệm vào một giờ nào đó.
Kỳ thực, với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Tốt nhất là trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói người tu tại gia không được tụng kinh nào đó hoặc không được niệm chú nào đó, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông thì không kể.
Trong một nhà cũng có thể có người tin Phật, có người tin Thần, phải chăng có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ ? Điều đó nên coi là không có vấn đề gì.
Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.
Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.
Có nhiều người không hiểu đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì sẽ xử lý như thế nào? Thậm chí có người mang đến giao cho nhà chùa.
Kỳ thực thì chỉ cần chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.
Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.v… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.
Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn, hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện, chỉ bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì, về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương.
Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập.
Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.
Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.
Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.
Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó.
Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.
Trước khi chưa có nhận thức xác thực đối với Phật pháp thì không được đọc sách báo ngoại đạo, nếu không sẽ dẫn đến sự chỉ dắt sai lầm về phương hướng.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Những Điều Kiêng Kỵ Khi Lấp Giếng Bạn Cần Phải Biết
Trong trường hợp đó, lấp giếng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những điều kiêng kỵ khi lấp giếng cũng như văn cúng lấp giếng sao cho bảo đảm nguồn vượng khí lớn nhất cho ngôi nhà.
Trường hợp nào thì nên lấp giếng?
Theo quan điểm phong thủy học phái Bát trạch, giếng nước có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở. Giếng nước trong ngôi nhà có tác dụng trong việc cân bằng sự âm dương, từ đó tạo sự hài hòa cho gia đình bạn.
Về nguyên lý cơ bản, giếng nước là phần cực âm của ngôi nhà, vì thế nếu như bạn quá nóng vội lấp giếng mà không tìm hiểu kỹ, rất có thể ngôi nhà của bạn sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng âm dương, dẫn đến tình trạng rối loạn trường khí trong ngôi nhà.
Giếng nước có vai trò quan trọng trong phong thủy
Chính vì hậu quả của việc mất cân bằng trường khí, mà thông thường sẽ không nhiều người chọn cách lấp giếng. Một trong những hậu quả dễ thấy nhất tác động trực tiếp đến cả gia đình sau khi lấp giếng là ảnh hưởng đến kinh tế hoặc biến động trong cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc lấp giếng là cần thiết, lúc ấy gia chủ cần phải nghiên cứu và phân tích cái giếng để có thể lấp giếng một cách chuẩn phong thủy mà có thể giảm thiểu sự biến động nguồn khí trong ngôi nhà một cách tối đa. Những trường hợp cần phải lấp giếng thường thấy nhất như:
Giếng vẫn có thể sử dụng nhưng gia chủ không có nhu cầu tiếp tục sử dụng và không có kế hoạch sử dụng giếng cho các mục đích khác.
Giếng bị hư, hỏng không thể khắc phục được.
Giếng không thể sử dụng, khai thác do yếu tố môi trường tác động: chất lượng nước không đáp ứng được yêu cầu sử dụng của gia chủ, nước bị ô nhiễm, bị phèn chua, nhiễm nước mặn,…
Giếng nước nằm trong phạm vi bị thu hồi đất hoặc giải phóng mặt bằng mà tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng không sử dụng, thì trong thời gian tối đa 10 ngày, cá nhân và tổ chức chịu trách nhiệm bàn giao mặt bằng phải tiến hành trám lấp giếng theo quy định.
Giếng nước bị vi phạm pháp luật về việc sử dụng tài nguyên nước và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu phải thực hiện thủ tục trám lấp giếng, thì trong thời gian tối đa 10 ngày (kể từ thời điểm có quyết định xử lý vi phạm hành chính), cá nhân phải lấp giếng.
Trình tự thủ tục trám lấp giếng như thế nào?
Gia chủ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các đơn vị thi công trám lấp giếng để có thể đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Trình tự thủ tục trám lấp giếng như thế nào?
Trình tự thủ tục trám lấp giếng có sự thay đổi tùy thuộc vào tính chất phong thủy của giếng nước. Để có thể đảm bảo được yếu tố phong thủy một cách tốt nhất, gia chủ cần thực hiện như sau:
*Đối với giếng nước bình thường, gia chủ không muốn sử dụng nữa
Đối với những giếng nước bình thường mà gia chủ không còn nhu cầu sử dụng nữa, gia chủ cần chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành lấp giếng. Gia chủ nên chọn ngày có trực trừ, trục hết những viên bi ở trong giếng lên. Trong trường hợp không thể trục hết bi lên, thì ít nhất cũng phải lấy được tấm rế lên.
Sử dụng dây lồ ô hoặc dây tre rỗng ruột to bằng cổ tay người lớn, chẻ đôi ra, sau đó bọc dây thép lại bên ngoài như khi chưa chẻ đôi. Cắm cây lồ ô hoặc cây tre vào lòng giếng, ngọn khuất được đặt dưới mặt đất, thường cách khoảng 1 mét.
Tiếp tục bỏ vào lòng cây 100 cây kim khâu và dây kim tuyến 6 màu (nếu có thể sử dụng chỉ ngũ sắc thì càng tốt). Đồng thời có thể bỏ thêm những đồ vật cũ, không sử dụng nữa bằng kim loại như đinh, sắt, vụn,…(trong phong thủy học, đây là phương pháp “thu nhỏ” giếng lại khi áp dụng ngũ hành tương sinh – kim sinh thủy).
Nên chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành trám lấp giếng
Khoảng 5 -7 năm sau cây luông sẽ tự hủy, long mạch của mặt đất cũng di chuyển một cách tự nhiên, không gây ra sự biến động, ảnh hưởng xấu đến bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Trong trường hợp gia chủ xây nhà trên giếng cũ, thì mặt dưới của nền nhà, ngay tại vị trí có giếng gia chủ nên sử dụng thêm một ống nhựa nối thông với đầu cây trên luồng và âm ở dưới đất, sau đó dẫn thông ra bên ngoài thông khí với trời, tránh tình trạng bị đè ép, sản sinh ra nguồn năng lượng xấu.
Trình tự thủ tục trám giếng như trên là đảm bảo yếu tố phong thuỷ nhất, tuy nhiên lại khá phức tạp và tốn thời gian. Có một cách đơn giản hơn là gia chủ có thể lấy một lọ nhỏ, cho chỉ ngũ sắc vào rồi đóng kín lại, thả lọ này vào giếng cũ rồi tiến hành lấp đất, trám giếng như bình thường.
Mặc dù ở một số khu vực, nhiều người sử dụng ống luồng bằng nhựa thay cho tre hoặc lồ ô. Nếu sử dụng luồng nhựa, gia chủ nên chọn loại ống có đường kính khoảng 3cm, sau đó xiên thủng nhiều lỗ trên ống luồng dọc theo chiều dài của ống. Sau đó cắm ống xuống giếng và lấp giếng bình thường. Lưu ý vẫn chừa đầu ống lên bên ngoài và cài nan để tránh trường hợp gạch đá hoặc các dị vật khác thường rơi vào khiến cho ống bị tắc.
Mỗi ngày quét nhà, chủ nhà có thể đổ vào một ít cát (khoảng 1 thìa nhỏ), từ từ đến khi đầy ống là được. Nên nhớ cần cẩn thận không để gạch, đá, sỏi rơi vào gây tắc ống luồng.
Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho rằng việc sử dụng ống luồng bằng lồ ô, tre nứa sẽ phù hợp hơn, chưa kể còn bảo vệ môi trường, sau này ống tự tiêu hủy mà gia chủ không phải tốn thời gian đào lên lại nữa.
*Đối với giếng hoang, đã lâu không còn sử dụng nữa
Trong quan niệm của dân gian, giếng hoang thường là nơi cư trú của các vong hồn, ma quỷ không siêu thoát được, vương vấn ở trần gian. Vì vậy khi bạn muốn lấp giếng hoang, cần phải để ý, cẩn thận nếu không sẽ bị người âm “quật” lại, ảnh hưởng xấu đến chính bản thân mình.
Trình tự thủ tục trám lấp giếng hoang như sau:
Để thực hiện lễ cúng thần giếng một cách thành tâm nhất, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ vật lễ cúng lấp giếng. Tuy nhiên, mâm lễ cúng lấp giếng không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm trái cây (nên chọn những trái cây tươi sáng, nhiều màu…), hoa tươi, một cặp nến đỏ, rượu, trà và một con cá chép sống là được. Sau khi cúng xong thì phóng sinh cá chép ra ao, hồ, sông,…
Vào trước ngày lấp giếng, bạn cần phải chuẩn bị sẵn 3 cục đất sét (thường to bằng nắm tay là được), đem đi phơi nắng tỏng đủ 21 ngày (hấp thụ được nguồn dương khí của mặt trời, từ đó có khả năng lấn áp khí âm cực đại trong giếng hoang).
Cắt tiết 3 con gà ác, lấy tiết gà thoa lên 3 hòn đất sét. Còn con gà (vẫn còn đầy đủ lông, xương cũng như các bộ phận trên cơ thể) đem đốt thành tro, hòa với nước mưa (là nguồn nước của trời, trong lành và tinh khiết nhất) và đổ xuống giếng hoang. Sau đó mới tiếp tục ném từng viên đất sét xuống.
Mâm lễ cúng lấp giếng cơ bản
Lưu ý ném lần lượt từng viên một, mỗi lần ném gia chủ nên khấn niệm với mong muốn xua đi những điềm bất hạnh, xui xẻo đã từng xảy ra ở đây (như có người chết đuối, té giếng, tự tử,…)
Khi lấp giếng, gia chủ cần phải đổ đầy sỏi hoặc đá xuống sao cho ngang mặt nước, tiếp theo là một lớp cát dày, rồi đến một lớp đất sét, sau cùng mới đến lớp đất thịt. Trình tự lấp giếng như vậy sẽ giúp cho mạch Thủy Long – Long Mạch trong ngôi nhà không bị ảnh hưởng, tắc nghẽn, từ đó mới có thể mang đến nguồn sinh khí cho gia chủ cũng như các thành viên còn lại trong gia đình.
Văn cúng giếng như thế nào?
“Hôm nay là ngày – tháng – năm ……………………… Chúng con tên ………………………Tuổi …………………… Kính lạy – Bản Xứ thành hoàng Đại vương chi thần.. – Đương Cảnh Thổ địa chánh thần. – Bản xứ Chúa Thủy Long – Long Mạch tôn thần. – Kính thưa chư vị, trước đây vì yêu cầu trong sinh hoạt, Gia đình chúng con đã xin phép đào cái giếng này. Nay vì ………… ( Nêu lý do ) Chúng con thành tâm cầu xin chư vị chứng giám cho Chúng con được HOÀN TRẢ LONG MẠCH lại cho tự nhiên. Xin Chư vị ghi nhận và kết nối Long Mạch, tạo sự kết nối Thủy Long, Dương Khí được kết phát như tự nhiên. An Trạch – Hưng Gia. Chúng con thành tâm Kính cáo. – Nếu đã lỡ lấp không đúng như vậy rồi thì phải làm 1 lễ cúng tạ lỗi, khấn xin Thuỷ Long Thần do trước đây tâm trí mờ mịt, không rõ lễ nghi, nên vô ý làm không đúng, nay thành tâm hối lỗi, cúi xin Thuỷ Long Thần nương nhẹ Long uy, Gia ân tác Phúc …”
Những điều kiêng kỵ, lưu ý khi lấp giếng
Khi gia chủ tiến hành quy trình, thủ tục trám lấp giếng thì nên để ý đến những yếu tố sau đây:
Không lấp giếng một cách quá vội vã, nhanh chóng
Các chuyên gia phong thủy học cho rằng, việc lấp giếng một cách từ từ và điều vô cùng quan trọng, có thể đảm bảo nguồn sinh khí khu đất xung quanh nơi bạn sinh sống không bị biến động quá lớn và đột ngột, ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Những điều kiêng kỵ, lưu ý khi lấp giếng? Sử dụng các vật phẩm phong thủy trấn yểm
Việc lấp giếng chắc chắn sẽ khiến cho không gian, môi trường sống trong ngôi nhà của bạn bị thay đổi. Chính vì vậy, việc sử dụng các vật phẩm phong thủy với chức năng trấn yểm sẽ phần nào giúp nguồn khí trong nhà ổn định hơn, không gây ra những biến động quá lớn khi lấp giếng.
Trong những vật phẩm phong thủy, đá thạch anh là một trong những lựa chọn được nhiều người sử dụng nhất. Với khả năng thanh tẩy cao, sở hữu nguồn năng lượng lớn mạnh, thạch anh phong thủy sẽ làm “bình ổn” trường khí trong ngôi nhà của bạn.
Đá thạch anh thường được sử dụng khi lấp giếng
Cách sử dụng thạch anh trấn yểm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn một ít thạch anh trong lớp than hoạt tính, ngăn cách giữa lớp đất sét và lớp đất thịt là được. Than hoạt tính có chức năng làm sạch, thạch anh có chức năng thanh tẩy, cả 2 yếu tố kết hợp với nhau hứa hẹn mang đến nguồn khí thanh tịnh và tinh khiết nhất cho ngôi nhà của bạn.
Như vậy, qua bài viết này, Nhadatinfo hy vọng người đọc hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giếng cũng như cách lấp giếng sao cho bảo đảm vượng khí ngôi nhà một cách tối đa nhất.
Bạn đang xem bài viết Phật Tử Phải Nắm Rõ 7 Lưu Ý Thỉnh Tượng Phật Này Để Không Mắc Phải Những Điều Kiêng Kỵ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!