Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Phòng Thờ: 9 Điều Cấm Kỵ &Amp; Những Lưu Ý Quan Trọng mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
9 điều cấm kỵ trong không gian thờ
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”
Bởi vậy, 9 điều đại kỵ trong phong thủy phòng thờ phải kiêng kỵ tránh tại họa ập đến là:
Đặt gương đối diện bàn thờ
Đặt bàn thờ cạnh bếp, phòng vệ sinh hoặc phòng tắm
Đặt bàn thờ đối diện bếp, phòng vệ sinh hoặc phòng tắm
Đặt bàn thờ dưới gầm cầu thang
Đặt bàn thờ ngược hướng nhà
Đặt bàn thờ gần lối ra vào
Đặt bàn thờ trong phòng ngủ
Để ánh sáng và gió rọi thẳng vào bàn thờ
Đặt bàn thờ nhìn hướng Ngũ Quỷ
Kinh nghiệm thiết kế phòng thờ hợp phong thủy
1. Vị trí và hướng của phòng thờ
Vị trí phòng thờ nên đặt ở nơi kín đáo từ hướng cửa nhìn vào. Tốt nhất là nên đặt phòng thờ từ tầng 2 trở lên.
Hướng của phòng thờ tránh nhìn hướng Ngũ Quỷ và nên mang tính dương ngược hướng ánh sắng mặt trời.
2. Kích thước và màu sắc của phòng thờ
Phòng thờ có thể chiếm một không gian lớn trong căn hộ nhà bạn. Tùy theo kích thước của bàn thờ mà phòng thờ cũng có kích thước khác. Phòng thờ phải có kích thước đủ lớn và đủ không gian cho nhiều người sử dụng, không cần quá rộng.
3. Trang trí và bày biện
Trong phòng thờ không nên để quá nhiều đồ đạc mà tập tủng chủ yếu mang lại không gian thanh tịnh cho nên bạn chỉ nên bố trí vật dụng ở xung quanh phòng thờ. Chính giữa phòng thờ nên để trống để gia đình có thể hành lễ khấn bái.
Ngoài ra, các vật dụng trong phòng thờ và trên bàn thờ nên bố trí đối xứng.
4. Nguyên tắc chiếu sáng phòng thờ
Không gian ấm cúng và trang nghiêm của phòng thờ thích hợp khi sử dụng bóng đèn phát ánh sáng màu vàng dịu. Ánh sáng của đèn trong phòng thờ không được quá gắt mà phải dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng không gian thờ.
Những lưu ý khi thiết kế không gian phòng thờ
1. Cửa sổ phòng thờ
Nếu trong phòng thờ có cửa sổ để thông thoáng khí thì nên thiết kế xa bàn thờ tránh ánh sáng và gió trời rọi trực tiếp vào bàn thờ.
2. Rèm cửa sổ phòng thờ
Chọn rèm cửa sổ phòng thờ bạn nên chú ý đến màu sắc sao cho hài hòa với gam màu của căn phòng. Phòng thờ nên chọn rèm cửa màu đậm hơn so với màu sơn tường.
3. Phòng thờ kết hợp phòng khách
Đối với những căn hộ chung cư thì bàn thờ thường được đặt chung tại phòng khách. Bạn chỉ cần lưu ý không đặt bàn thờ sát nhà vệ sinh hoặc bếp ăn là được.
4. Tranh treo ở phòng thờ
Tranh phong thủy treo trong phòng thờ không chỉ mang mục đích trang trí mà còn đem đến những vượng khí và tài lộc nếu sử dụng hợp lý.
5. Gạch lát nền và trần của phòng thờ
Trần của phòng thờ nên cao hơn bàn thờ một mức lý tưởng để khi đốt nhang không bị đen. Phòng thờ nên làm trần bằng thạch cao sẽ không lo bám màu khói khi thắp nhang.
Gạch lát nền của phòng thờ cũng tương tự như trên, không nên sử dụng những màu sặc sỡ. Phòng thờ nên lát gạch có màu tối chủ đạo là màu gỗ hoặc lát nền bằng gỗ thì càng tốt.
6. Xây phòng thờ trên sân thượng
Phòng thờ được xây ở tầng cao nhât (tầng thượng) sẽ tránh được những hoạt động của gia chủ tác động là điều rất tốt. Tuy nhiên trên sân thượng phải có một phòng rộng và thoáng mát hạn chế ánh sáng mặt trời.
7. Phòng thờ ở tầng lửng
Phòng thờ hoàn toàn có thể đặt ở tầng lửng nhưng phải đảm bảo tránh nằm trên nhà vệ sinh hoặc đối diện cầu thang.
Bên cạnh đó, việc đặt phòng thờ ở tầng lửng khiến cho không gian thờ có thể nhỏ gây khó khăn hơn một chút cho việc sinh hoạt một chút.
8. Phòng thờ kết hợp phòng đọc sách
Không gian thờ cúng yên tĩnh hoàn toàn phù hợp sử dụng kết hợp với việc đọc sách. Hơn nữa, bạn có thể tĩnh tâm và tập trung hơn khi đọc sách trong phòng thờ mà không lo sợ tội thất kính.
Nguyên Tắc Đặt Bàn Thờ Phật Và Gia Tiên Phong Thủy Tránh Điều Cấm Kỵ
Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện cho đạo lý uống nước nhớ nguồn/ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thể hiện được sự biết ơn và kính trọng đối với các bậc thần linh luôn che chở và ghi nhớ công ơn sinh thành của những người đã mất.
Thờ cúng Phật và tổ tiên được tổ chức chu đáo sẽ giúp mang lại vận mệnh phú quý, giàu sang và may mắn cho gia đình.
Một số gia đình hiện nay sẽ đặt riêng bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên, tuy nhiên, các gia đình cũng có thể đặt chung để quy tụ không gian thờ cúng của gia đình về một nơi.
Dù có đặt chung hay đặt riêng, gia chủ cũng cần phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định như nguyên tắc về vị trí đặt bàn thờ, cách đặt bàn thờ để tránh một vài điều cấm kỵ.
Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên
Bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên sẽ được đặt ở nơi sang trọng và dễ nhìn thấy nhất ở trong gia đình. Khi đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên, các gia đình có thể đặt chung với nhau để tạo ra một không gian tâm linh, phù hợp với nhà chung cư hoặc các nhà ở có diện tích nhỏ hẹp.
Tùy theo thiết kế của từng ngôi nhà mà gia chủ có thể lựa chọn các vị trí khác nhau để đặt bàn thờ, tuy nhiên, bàn thờ luôn phải được đặt ở chỗ quan trọng, trang nghiêm, sạch sẽ, khô ráo,…
Thông thường, vị trí đặt bàn thờ hợp lý nhất là phòng khách vì đây là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình, tạo được cảm giác gần gũi, trang trọng và dễ nhìn thấy. Nếu đặt chung, bàn thờ Phật sẽ đặt ở vị trí cao hơn bàn thờ gia tiên.
Bàn thờ Phật nên đặt ở không gian tách biệt để tránh việc người nhà thường xuyên đi lại ảnh hưởng đến giấc ngủ của thần linh. Không nên đặt bàn thờ quá cao, chỉ nên đặt ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với gia chủ để tiện cho việc cúng vái, đặt lễ, dọn dẹp vệ sinh,…
Nếu đặt bàn thờ tổ tiên chung với bàn thờ Phật, các gia đình không nên cúng đồ mặn. Chỉ cần cúng hoa quả, trà, bánh… Bàn thờ luôn phải được giữ sạch sẽ, ngăn nắp…
Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý
Các gia đình đang sống ở chung cư sẽ rất khó để có thể bày biện được hai ban thờ cùng một lúc, vì vậy, gộp chung bàn thờ Phật và gia tiên được cho là phương án tối ưu nhất.
Đối với tượng Phật, các gia đình nên để Phật hướng ra cửa chính, lau chùi tượng thường xuyên. Nếu tượng Phật không may bị vỡ, các gia đình sẽ phải gói ghém lại và vào ngày mùng 1, 3, 5, 7, 9 đem đốt dưới nắng để tiễn đưa Phật quy vị. Nếu tượng bị nứt, gia đình nên bó lại gọn gàng bằng giấy đỏ chứ không dùng chổi quét,…
Khi mua bàn thờ, gia chủ không nên sử dụng gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ hay đồ vật trên bàn thờ. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại nhiều vì sẽ làm ồn ào, mất đi sự thanh tịnh của phòng thờ, không bàn thờ tại những nơi không sạch sẽ, đặc biệt đại kỵ đặt dưới chân cầu thang hoặc sát phòng vệ sinh, phòng tắm,…
Không được coi Phật ngang hàng với các vị thần như Thần Tài hay Ông Địa mặc dù các vị thần này cai quản tài lộc, tiền bạc. Phật lúc nào cũng phải ở vị trí cao nhất.
Các bạn mới chuyển đến nhà mới hoặc muốn thay mới bàn thờ gia tiên sẽ cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia về phong thủy.
Hiện nay, tại bàn thờ Gỗ Đẹp, các gia đình dễ dàng tìm kiếm được mẫu bàn thờ để thờ Phật và gia tiên có kích thước, mẫu mã hài hòa, giúp tôn lên sự trang nghiêm của phòng thờ gia đình.
Bàn thờ Gỗ Đẹp có các mẫu bàn thờ treo tường hiện đại, tủ thờ được làm bằng các loại gỗ tự nhiên với độ bền lên đến hàng chục năm. Để đáp ứng được nhu cầu của toàn quốc, Showroom Gỗ Đẹp đã có mặt tại các tỉnh thành Bắc – Trung – Nam.
Các bạn có thể liên hệ bàn thờ Gỗ Đẹp theo HOTLINE 1900 4793- 0908 193 000 hoặc truy cập vào website để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Và Điều Cấm Kỵ Trên Sông Nước
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có sông ngòi chằng chịt, mà có 7 tỉnh nằm ven biển gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang với tổng chiều dài bờ biển trên 600 km và nhiều hòn đảo lớn nhỏ. Nơi nào có đánh bắt, có người làm nghề hạ bạc, nơi đó có thờ cúng.
Trước kia, tại ĐBSCL, một số nơi như Đồng Tháp cứ sau mùa tát đìa, mùa khai thác cá, các chủ đìa đều long trọng tổ chức cúng cầu ngư tại Gò Tháp, có rước bóng rỗi về múa bóng thật linh đình. Tại xã An Thủy, Ba Tri – Bến Tre hiện nay vẫn còn miếu thờ Bà Thủy, tên là miếu Bà An Thạnh, được dân làng tôn kính và sùng bái.
Đối với ngư dân và những người làm nghề sông nước, tuy không phải là người trực tiếp đánh bắt nhưng những người “lấy ghe làm nhà”, lấy “sông nước làm quê hương”, đều coi ghe thuyền là người bạn thân thiết. Do đó, những người đi ghe thuyền, tàu bè đều có chung một tín ngưỡng là thờ Thủy Thần, cụ thể như Cá Ông, Bà – Cậu, Quan Âm Nam Hải…cũng giống như ngư dân.
Đoàn ghe thuyền du ngoạn trên sông Cần Thơ để thực hiện nghi thức tống phong xuân Ất Mùi 2015. Ảnh: DUY KHÔI
Thờ cúng Cá Ông: Thờ Cá Ông là một tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của ngư dân vùng ven biển và các đảo. Hầu hết các làng chài đều có lăng miếu thờ cá ông, hay cá voi, còn gọi là “Nam hải đại tướng quân”. Tương truyền khi tàu ghe bị nạn, sắp chìm, cá Ông thường xuất hiện nâng đỡ, đưa tàu thuyền và người vào bờ thoát nạn. Truyền thuyết dân gian cũng kể rằng trên đường bôn tẩu, đoàn tùy tùng của Nguyễn Ánh đã nhiều lần được cá Ông, cá sấu và 2 con rái cá cứu thoát nạn nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã phong cho cá Ông tước hiệu Nam Hải đại tướng quân; phong cho đàn cá sấu là “Tân Ngạc ngư long” và hai con rái cá là “Lang lại nhị tướng quân”. Nghi thức Nghinh Ông giống như nghi thức cúng đình thần, cũng long trọng rước linh vị và sắc thần, chỉ khác nhau ở chỗ lễ hội Nghinh Ông diễn ra trên tàu ghe. Ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông thể hiện lòng tri ân và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, xóm làng sung túc, người ra khơi bình yên trở về, đánh bắt được nhiều cá tôm.
Thờ cúng Bà – Cậu: Đây là tín ngưỡng phổ biến nhất của những người làm nghề hạ bạc và giới thương hồ ở Nam bộ. Hầu hết các ghe xuồng, tàu bè đều có bàn thờ Bà – Cậu với những kiêng kỵ, cúng kiếng thật chu đáo. Theo tín ngưỡng thờ Bà – Cậu, cư dân miền Trung vào Nam bộ đã chịu ảnh hưởng văn hóa của người Chăm, họ đồng hóa Bà Thiên y Ana với nữ thần sóng gió, tức Thủy Long. Nơi ở của Bà là Lục Cung Thủy Triều. Còn Cậu là cậu Trài (Tài) và cậu Quý “nhị vị công tử”, con trai của Bà, hóa thân từ Thiên y Ana.
Thờ cúng Quan Âm Nam Hải: Quan Âm Nam Hải là điểm tựa tâm linh của ngư dân, của những người đi sông đi biển. Theo tín ngưỡng dân gian, Phật Quan Âm, mặt nhìn ra khơi luôn ứng hiện để cứu độ dân lành và giúp mọi người hướng thiện, có lòng thành vượt qua những khổ ải trầm luân. Có khi ngài hóa thành nghìn thân để cứu vớt chúng sinh, có khi hóa thành vị Phật nhiều tay, nhiều mắt để quan sát và lắng nghe lời khẩn cầu của thế gian.
Ngoài các tín ngưỡng trên, ngư dân còn thờ cúng cô hồn và cúng người tử nạn trên sông nước. Đặc biệt tại Đồng Tháp ngoài việc thờ Thành hoàng bổn cảnh, bà con còn thờ Đại Càn Quốc gia Nam hải và thường cúng vào tháng Chạp khi mùa đánh bắt vào vụ.
Đối với thợ đóng ghe xuồng: Việc thờ cúng của thợ đóng ghe xuồng được coi là một nghi thức nhằm biểu hiện lòng tri ân đối với người khuất mặt và các vị thần hộ mạng. Các lễ cúng gồm có: Cúng ghim lô diễn ra khi đặt miếng ván dài đầu tiên từ đầu tới cuối mũi ghe; cúng lên nề khi chuẩn bị sửa chữa ghe xuồng (đại tu); cúng khai nhãn: sau khi đóng xong phần vỏ ghe, chủ và trại ghe làm lễ cúng cầu mong cho ghe thuyền đi đúng hướng, tránh được rủi ro và tai nạn; cúng hạ nề: sau khi đóng ghe xong, rút nề, thay bằng con lăn; cúng hạ thủy khi hoàn tất, đẩy ghe xuống nước; cúng xuất hành: sau Tết, chủ ghe chọn ngày lành tháng tốt cho ghe xuất hành bằng cách chạy một vòng qua khỏi bến cũ rồi quay lại. Sau đó, khởi hành lúc nào cũng được.
Hàng năm, thợ đóng ghe xuồng thường cúng Tổ vào ngày ngày 13 tháng 6 và 20 tháng Chạp. Đối với các chủ ghe thì cúng Bà Cậu vào ngày 14 và 23 hàng tháng. Trong khi đó người đi xe thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và 16.
Những điều kiêng kỵ: Ngư dân và người làm nghề sông nước rất tin tưởng vào Bà – Cậu, nơi trang thờ dưới ghe lúc nào cũng có dĩa trái cây, ba chung nước và thường xuyên nhang khói. Những người trên ghe không bao giờ dám xúc phạm, thậm chí không được nói những điều xui xẻo, nhảm nhí.
Những người đi sông, đi biển rất kiêng cử những lời độc địa chua cay, quái gở, đồng thời tránh dùng những tiếng úp, lật, rơi, rớt, đổ, ngã, sẩy, trở, lăn, té, nhào… Chủ ghe cũng tin vào các cổ lệ như ghe thuyền đóng xong, muốn xuất hành hay khởi công đều tránh giờ Mẹo vì đó là giờ sinh cùa Bà Cậu. Các chủ ghe và trại đóng ghe xuồng rất kỵ những ai sờ vào mắt ghe, nhất là người lạ mặt. Khi bán ghe, chủ ghe không bao giờ bán đòn dài và máng tát nước. Nếu bỏ nghề, có thể đem tặng cho người khác.
Trên đường đi, người ngồi trên ghe xuồng kỵ gặp rắn và ngỗng lội trước mũi ghe, kỵ chở mèo và rùa (thậm chí tài công và chủ ghe cũng không ăn thịt mèo và rắn). Trái lại khi gặp chó lội ngang sông là điềm hên, gặp đom đóm bay nhiều là điềm tốt lành. Ngoài ra, khi ngồi trên thuyền làm cá lỡ để rơi con dao xuống nước, phải lặn mò cho được vì việc mất dao dưới đáy nước là điều cấm kỵ.
Một vài nơi còn giữ tục nhuộm lưới, xông lưới, dọn rửa ghe thuyền hoặc cúng vái để giải trừ xui xẻo mỗi khi gặp chuyện không may hoặc lỡ phạm vào điều cấm kỵ.
Con mắt ghe – Một nét văn hóa độc đáo: Ghe thuyền vừa là phương tiện đi lại, làm ăn, vừa là công cụ gắn liền với phong tục, tập quán, lối sống của cư dân vùng sông nước. Người đi sông đi biển lúc nào cũng coi ghe thuyền là vật linh và quan tâm đến việc trang trí con mắt ghe sao cho thật sinh động, giống như truyền linh hồn cho ghe. Tuy nhiên, mỗi vùng miền đều có một quan niệm khác nhau về con mắt ghe.
Có truyền thuyết cho rằng vẽ giống mắt thuồng luồng sẽ xua các loài thủy quái. Lại có truyền thuyết nên vẽ giống mắt chim ó, khiến thủy quái không dám lại gần. Người sống bằng nghề sông nước lâu năm chỉ cần nhìn vào hình dáng, màu sắc của con mắt ghe là biết được xuất xứ của ghe thuyền từ đâu đến. Chẳng hạn như ghe thuyền ở ĐBSCL thường vẽ mắt tròn, tròng đen, nhãn trắng, toát lên thần thái hiền hòa.
Ngoài con mắt ghe, thợ đóng ghe thuyền còn tôn trọng những quy định thật nghiêm ngặt dù bất thành văn. Chẳng hạn như sau khi cúng ghim lô, miếng ván chuẩn đầu tiên đóng vào sườn ghe phải buộc vải đỏ, tuyệt đối không ai được nằm, ngồi trên miếng ván lô. Sau khi xong, chủ ghe thu lại những cây đinh hoặc bù lon đóng trên miếng ván lô cất kỹ, hoặc ném ra giữa sông rồi trám lại lỗ đinh bằng cây. Làm như thế sẽ không bị kẻ xấu hại. Có người nghĩ rằng nếu dùng đinh đóng lên miếng ván lô sẽ khiến cho thuyền dễ đụng, húc vào thuyền khác.
Mỗi người thợ đóng ghe thuyền đều có những kinh nghiệm và bí quyết riêng trong nghề. Bởi thế dân gian mới có câu “Làm ruộng ăn theo mùa. Làm ghe ăn theo mẹo”.
***
Tín ngưỡng và những kiêng kỵ trên tựu chung thể hiện tấm lòng cầu mong bình an đến với những người sống ở đầu sóng ngọn gió.
Hoài Phương
‘Tháng Cô Hồn’ Và 18 Điều Cấm Kỵ, 19 Điều Nên Làm Được Lan Truyền
Tháng 7 Âm lịch theo truyền thuyết dân gian là tháng mà “ma quỷ hoạt động mạnh nhất” thường gọi là tháng cô hồn. Khi đó, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn chốn địa ngục được lên “ngao du” ở cõi trần thế.
Theo đó, người ta cho rằng, ” tháng cô hồn” mọi người sẽ dễ gặp nhiều điều xui xẻo nếu lỡ “phạm” phải những điều kiêng kỵ. Các gia đình thường làm cỗ cúng cô hồn để quỷ đói không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.
Trong tháng này, ngày Rằm tháng 7 (còn gọi là lễ xá tội vong nhân) trùng với lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ.
1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến trong tháng cô hồn.
5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.
7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
15. Tháng cô hồn khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
1. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu siêu, cầu sức khỏe… Có thể cúng cô hồn bất kỳ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 Âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành của gia đình mình.
2. Nên làm nhiều việc thiện trong tháng tháng cô hồn.
3. Nên đi thăm mộ của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.
4. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, bạn chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay bạn.
Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
5. Nên hạn chế sát sinh các con vật.
6. Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.
7. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.
8. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng).
9. Nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.
10. Nên tránh xa các cuộc xung đột.
11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
12. Khi cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại.
Ngoài ra, vào đầu tháng 8 Âm lịch, nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.
13. Nên để đèn sáng nếu nằm trong phòng bệnh viện khi ngủ.
14. Trong tháng 7 Âm lịch, nếu đi đâu thì bạn nên đi về sớm.
15. Nên mặc áo màu. Tuyệt đối không được mặc đồ trắng và không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ.
16. Nên đi nhẹ, nói khẽ trong tháng cô hồn.
17. Nếu đi đâu về muộn bạn nên đi nhanh và không nhìn lại phía sau trong tháng cô hồn.
18. Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.
19. Nếu trước nay chưa cúng cô hồn bao giờ do không có điều kiện thì không cúng luôn, chớ nên cúng rồi lại bỏ.
Thông tin với báo giới trong nước, GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, dân gian đã kiêng thì mình nên tránh. Tuy nhiên, theo khoa học thì chưa ai chứng minh được rằng nếu không kiêng thì sẽ gặp họa.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói: ” Trong Phật giáo, hoàn toàn không có những quan niệm như 18 điều nên tránh trong tháng 7, cũng như quan niệm về ngày tháng đẹp – xấu. Trong 360 ngày thì ngày nào cũng là ngày tốt. Xui hay không xui là do tâm lý của con người”.
Cũng theo nguồn trên, chúng tôi Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á cho rằng: ” Ai cũng có thể có đức tin của mình song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà quá mức sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt, vận may một đi không trở lại”.
Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Phòng Thờ: 9 Điều Cấm Kỵ &Amp; Những Lưu Ý Quan Trọng trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!