Xem Nhiều 6/2023 #️ Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Bình Định # Top 13 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Bình Định # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Bình Định mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phong tục cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với thời xưa. Nó được rút gọn hơn về nghi lễ và hiện đại hơn về các nghi thức.

Phong tục cưới hỏi của người Bình Định trước kia và hiện nay

Trước đây, người dân trong tỉnh thường tổ chức cưới hỏi theo phong tục cưới hỏi của người Bình Định thời xưa truyền lại. Nó bao gồm đến 6 lễ trong một đám cưới. Đó chính là: Lễ Thăm Nhà, Lễ Nói, Lễ Hỏi, Lễ Đại Nạp, Lễ cưới, Lễ rước dâu, lễ hồi dâu. Từ năm 2018 cho đến nay, thức hiện nếp sống văn minh thì người Bình Định đã rút gọn các nghi thức để chỉ còn làm từ 2 đến 3 lễ trong một đám cưới. Nhiều nghi lễ đã được nhập và gộp lại thành 1 để giản đơn hóa.

Từ đó, phong tuc cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với xưa kia. Những sự thay đổi này phù hợp với sự tiến bộ trong đời sống và phong tục tập quán của họ. Các phong tục cưới hỏi của người Bình Định nghiêng về tính xã hội và đi vào dân gian nhiều hơn là thể hiện những phong tục cổ xưa. Trong phong tục đã có nhiều lệ ước thoải mái cho trai gái nhiều hơn và chuyện sui gia trao đổi bàn chuyện cưới hỏi cho con cái cũng không quá nặng, câu nệ, phép tắc như thời xưa.

Hiện nay, đám cưới của người Bình Định có tính cởi mở nhiều và ngày càng được đơn giản hóa. Nhất là sau khi thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin.

Vào nữa đầu thế kỷ XX, những đám cưới ở Bình Định bắt đầu được tổ chức theo kiểu tân thời. Nó chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoa từ phương Tây du nhập vào Việt Nam. Ở khu vực thành thị, có sự kết hợp giữa phong tục truyền thống và những nét tân thời trong đám cưới. Lời chúc đám cưới mong muốn đôi tân lang, tân nương sẽ có cuộc sống hạnh phúc cho đến khi “Răng long đầu bạc”.

Đám cưới của người Bình Định trước đây đều phải trải qua các bước bắn tin, lễ dạm ngõ hoặc lễ vấn danh sau đó mới tới lễ hỏi hay lễ cưới. Ngày nay, các lễ này đều hầu như không còn được tổ chức, mà được trao cho đôi trai gái tự quyết định. Cha mẹ của hai bên chấp thuận thì họ sẽ trao đổi với nhau để thống nhất ngày tổ chức đám cưới.

Lễ đại nạp và lễ hỏi trong phong tục cưới hỏi của người Bình Định

Lễ hỏi của người Bình Định cho đến ngày hôm nay vẫn còn được giữ gìn và phát huy. Để tiến hành lễ hỏi, ngoài quá trình chuẩn bị họ còn phải thống nhất được ngày giờ tổ chức lễ cưới nữa.

Trong giai đoạn này, còn có một nghi thức nữa trong đám cưới của người Bình Định chính là lễ đại nạp. Lễ đại nạp còn gọi là lễ nạp tài. Ngoài ra tùy theo địa phương, nó còn được gọi với những tên gọi khác là Lễ Đen hoặc là Lễ Nát tùy theo từng vùng miền. Trong lễ này, nhà trai sẽ trao cho nhà gái một khoản tiền nhỏ gọi là tiền nạp tài, cùng với những lễ vật cưới. Lễ Nạp Tài thường được diễn ra trong ngày đám hỏi hoặc ngày rước dâu.

Ý nghĩa của những khoản tiền và món quà này là để bày tỏ lòng biết ơn của bên nhà trai đối với bên nhà gái vì đã có công sinh thành và dưỡng dục cô dâu.

Ngày nay, nghi thức này đã được đơn giản hơn. Người ta thường gộp lễ đại nạp và lễ hỏi để tổ chức một lần.

Sính lễ cưới của người Bình Định

Cũng giống sính lễ cưới của các vùng miền khác của Việt Nam, sính lễ cưới quan trọng nhất và không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào của người Bình Định chính là trầu cau. Sỡ dĩ trầu cau trở thành sính lễ cưới quan trọng của người Bình Định là do nó chính là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, tình cảm gia đình.

Trong những câu chuyện kể từ thời xưa lưu truyền đến nay vẫn còn những câu thơ nói về tình nghĩa vợ chồng và ý nghĩa trầu cau:

Miếng trầu anh kết làm đôiLá trầu là vợ, cau tươi là chồngTrầu xanh, cau trắng, chay hồngVôi pha với nước, thuốc hồng với duyên.

Bài thơ này ví người chồng như quả cau, được sinh ra từ cây cau có thân tròn thẳng đứng. Nó đại diện cho người quân tử. Trái ngược lại là chiếc lá cau hơi bầu bầu là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam cần cù, chịu khó. Khi người xưa nhai trầu với cau thì họ thường giã nó chung với vôi tạo nên màu đỏ thắm tượng trưng cho tấm lòng son sắc, thủy chung của đôi vợ chồng

một số các sính lễ khác nữa. Đối với người Bình Định, tùy thuộc vào gia đình có khá giả không mà sính lễ cưới nhiều hay ít chứ không bắt buộc phải có đầy đủ như một số địa phương khác.

Các sính lễ cưới phổ biến trong phong tục cưới hỏi của người Bình Định thường gồm các tráp trà rượu, tráp trái cây, tráp bánh. Ngoài ra còn có tiền nạp tài và nữ trang cho cô dâu nữa.

Đám cưới của người Bình Định có sự khác biệt về phong tục ở vùng nông thôn và khu vực thành thị. Thông thường ở những vùng nông thôn khi họ hàng nhà trai đến nhà gái thì làm lễ gia tiên, tuyên bố lý do, xin rước dâu … Nhà gái đến nhà trai thì có thêm mục gửi gắm con gái. Đám cưới của người Bình Định ở khu vực nông thôn được tổ chức ôn hòa xen lẫn giữa phong tục truyền thống lẫn hiện đại

Đám cưới của người Bình Định ở khu vực thành thị ngày nay, ngoài nghi lễ làm ở hai bên nhà trai và nhà gái thì thường còn mời khách dự tiệc cưới ở các nhà hàng tiệc cưới nữa. Những đám cưới dạng này thường được tổ chức rất xa hoa và tốn kém.

Trang phục cưới của người Bình Định

Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương tây du nhập vào Việt Nam, hiện nay, đa phần các bạn trẻ của tỉnh Bình Định đều chọn âu phục cho đám cưới của mình. Cô dâu chọn những kiểu váy cưới phương tây xòa phồng kiểu công chúa hoặc váy cưới đuôi dài. Bên cạnh đó chú rể diện lên mình bộ áo vest với cà vạt hợp gu.

đều chọn áo vest như chú rể. Các bà mẹ trái ngược lại thích chọn chiếc áo dài.

Cách xem ngày và kén giờ cưới của người Bình Định

Ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên an, thiên hỷ … hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn … thì đối với người Bình Định, những ngày đó chính là những ngày tốt.

Ngày nào có những sao hung tinh như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì đối với người Bình Định, những ngày đó chính là những ngày xấu.

Người Bình Định kiêng kỵ nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, không chỉ trong đám cưới mà làm bất cứ việc gì người Bình Định cũng tránh những ngày này. Mỗi một tháng có ba ngày được người Bình Định gọi đó là 3 ngày nguyệt kỵ. Đó chính là ngày năm, ngày mười bốn và ngày hai mươi ba. Trong ba ngày này, làm việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng.

Trong một năm lại có 13 ngày, người Bình Định gọi 13 ngày này là ngày Dương Công Kỵ Nhật. Làm bất kỳ chuyện gì cũng phải tránh những ngày này. Những ngày này chính là:

       –  Ngày 13 tháng Giêng.       –  Ngày 11 tháng hai.       –  Ngày 9 tháng ba       –  Ngày 7 tháng tư       –  Ngày 5 tháng năm       –  Ngày 3 tháng sáu       –  Ngày 8 và 29 tháng bảy       –  Ngày 27 tháng tám       –  Ngày 25 tháng chín       –  Ngày 23 tháng mười       –  Ngày 21 tháng mười một       –  Ngày 19 tháng chạp

Còn như kén giờ thì lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới … thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ hoàng đạo của người Bình Định  dựa vào 4 câu thơ sau:

Dần, Thân gia Tý, Mão Dậu DầnThìn, Tuấn tầm Thìn: Tý Ngọ Thân;Tỵ Hợi thiên cương tầm Ngọ VịSửu Mùi tòng Tuất định kỳ chân.

Lại cần phải nhớ hai câu:

Đạo Viễn Kỷ thời thông đạtLộ dao hà nhật hoàn trình

Lúc tính giờ trước hết phải biết đó là ngày gì. Sau đó dùng 2 câu thơ dưới để tính ra giờ ở 4 câu thơ trên.Nếu tính giờ mà gặp phải cung nào có chữ “đạo, viễn, thông , đạt ,dao hoàn” thì giờ ấy là giờ hoàng đạo.

Nếu thấy bài viết hay , chia sẻ ngay với bạn bè

Pinterest

Linkedin

Tumblr

Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt Nam

Trình tự phong tục cưới hỏi của người Việt Nam

Chuẩn bị sính lễ ăn hỏi

Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, trước khi nhà trai sang nhà gái để xin dâu, trưởng họ bên nhà trai sẽ đứng ra kiểm tra lại sính lễ – mâm quả rước dâu, sau đó đích thân đậy nắp lại và phủ vải đỏ lên, tượng trưng cho sự may mắn.

Kế đó, mẹ chú rể sẽ trao tay mâm quả, sính lễ cho các chàng trai trong đội bưng quả để mang đến nhà gái.

Trao sính lễ, mâm quả

Ở nhà gái, trưởng họ nhà trai đi đầu đoàn sẽ xin phép được làm nghi lễ rước dâu, nếu được nhà gái đồng ý thì đoàn nhà trai sẽ xếp hàng bưng mâm quả, sính lễ từ cổng nhà gái để vào làm thủ tục.

nhà trai tiến vào, các cô gái bê tráp của nhà gái cũng xếp hàng, cùng song hành thành 2 hàng và trao nhau những mâm sính lễ phủ vải đỏ. Lưu ý đội hình bê tráp nên là những nam thanh nữ tú còn độc thân. Một số gia đình còn có phù rể, là người đi đầu đoàn bê quả, mang khay rượu và nữ trang đi vào.

Mang mâm quả lên bàn thờ gia tiên

Sau khi đội bưng quả trao nhau, những khay sính lễ sẽ được đặt ở bàn thờ gia tiên họ nhà gái. Thường khay trầu cau được đặt ở chính giữa, vị trí trang trọng nhất.

Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, mtộ mâm quả cưới thường khoảng 4-6 mâm, hoặc 6-8 mâm vì số lượng mâm quả không quá quan trọng, nhưng bên trong nên đầy đủ các lễ vật như:

Trầu cau

Mâm trái cây

Bánh phu thê

Trà rượu

Xôi gấc, xôi gà

Tiền, vàng,…

Trình sính lễ

trong lễ rước dâu là chủ hôn họ nhà trai xin phép mở nắp tráp, giới thiệu danh sách lễ vật với quan viên hai họ.

Ra mắt cô dâu

Sau khi sính lễ đầy đủ, bố hoặc mẹ cô dâu dắt con gái từ khuê phòng ra chào, ra mắt hai họ và chuẩn bị làm lễ.

Thắp hương gia tiên

Tiếp theo trong trình tự phong tục cưới hỏi người Việt Nam, sau khi cô dâu ra mắt quan viên hai họ, chủ hôn của họ nhà gái cùng thắp hương để cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên. Việc này thường do người đàn ông có uy tín, tiếng nói trong họ nhà cô dâu thực hiện (bố, bác cả, trưởng họ cô dâu).

Một số nơi còn có tục đốt nến (đèn long phụng), đèn này thường do họ nhà trai mang đến để làm lễ. Sau khi chủ hôn thắp hương xong thì cô dâu chú rể làm lễ khấn bái gia tiên.

đặc trưng của đám người người Việt, thể hiện lòng hiếu lễ, biết ơn của con cháu đến tổ tiên, cội nguồn.

Trao nhẫn cưới

Bố mẹ sẽ lần lượt trao tín vật cho cô dâu, chú rể trước quan viên hai họ, như của hồi môn chúc phúc cho đôi tân lang tân nương. Kế tiếp, những người thân trong gia đình cô dâu cũng thay nhau gửi quà mừng đến đôi trẻ trong ngày vui.

Mời rượu, trầu cau

Một phong tục cưới hỏi người Việt Nam quan trọng nữa là cô dâu chú rể làm lễ mời rượu, mời trầu cau. Thường người rót rượu sẽ là chàng phù rể, còn cô dâu chú rể cùng nhau xé cau, xếp trầu và mời rượu. Đôi tân lang tân nương sẽ mời rượu hai chủ hộn trước rồi đến bố mẹ hai bên, cùng các cụ, ông, bà của hai họ.

Lại quả (Trả lễ)

Sau khi nhận sính lễ, nhà gái sẽ trả lại mâm quả cho nhà trai, khoảng 1/2 số sính lễ. Trường hợp quả đậy bằng nắp thì lật người nắp lên, che bằng khăn thì lật một nửa khăn lên.

Tiệc nhà gái

Tiệc ở nhà gái thông thường được tổ chức ngắn gọn, tối giản với trà, bánh để tiết kiệm thời gian sao cho cô dâu, chú rể về nhà trai làm lễ đúng giờ lành. Có một tập tục nhỏ trong lễ rước dâu là lì xì lấy may cho đội bưng quả.

Rước cô dâu về dinh

Đây là giờ phút các chàng rể mong chờ nhất trong lễ rước dâu. Sau khi hoàn tất các thủ tục ở nhà gái thì mẹ chồng sẽ là người dắt con dâu ra xe hoa, đi cùng là chú rể và phù rể, phù dâu.

Đoàn rước dâu cũng có nhiều người bên họ nhà gái, thường là họ hàng thân thiết, bạn bè cô dâu, thường theo quy luật đi lẻ về chẵn.

Về nhà trai

Sau khi đoàn rước dâu về đến nhà trai, làm lễ ra mắt ở bàn thờ gia tiên nhà trai, nhận quà mừng của người thân, họ hàng bên nhà trai. Kế đến, mẹ chồng ra dắt cô dâu vào phòng tân hôn, làm thủ tục trải giường.

Theo phong tục cưới hỏi người Việt Nam, giường cưới cho đôi tân lang, tân nương thường là giường mới toanh, chưa ai nằm lên, thường do mẹ chồng trải, hoặc những bạn trẻ họ hàng, bạn bè thân trải để lấy hên, ý nghĩa sau này sinh con có nếp có tẻ.

Chuẩn bị những gì cho ngày lễ cưới?

Lập ngân sách

Đây là bước đầu tiên cho việc chuẩn bị một đám cưới. Kế hoạch rõ ràng, cụ thể là điều nên làm, sau đây gợi ý một số vấn đề khi chuẩn bị ngày cưới:

Tổ chức đám cưới ở đâu?

Dự kiến bao nhiêu khách mời?

Làm thiệp mời cưới

Trang phục ngày cưới là gì?

Mâm cỗ đám cưới gồm những gì?

Tự trang trí đám cưới hay thuê dịch vụ trang trí đám cưới?

Thuê dịch vụ trang điểm cho cô dâu và hai họ

Thuê xe đưa rước dâu hay mượn xe của người quen

Cuối cùng, hãy xác định ngân sách cần phải có cho kế hoạch cưới, bao gồm ngân sách cố định và ngân sách dự phòng (chi phí phát sinh).

Chọn ngày cưới

Trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, chuyện lựa chọn ngày làm đám cưới rất quan trọng và được bố mẹ của hai bên gia đình quyết định. Chính vì thế, các cặp đôi nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn.

Bên cạnh đó, hai bạn cũng nên chủ động chọn ngày làm tiệc cưới sao cho phù hợp với thời gian biểu của cả hai, đồng thời cũng tính đến cả thời gian rảnh rỗi của phần lớn khách mời (ở thành phố thường là thứ 7, chủ nhật).

Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp các bạn biết được thời gian chuẩn bị cho đám cưới còn bao lâu để có kế hoạch triển khai các công việc cần làm một cách tốt nhất và kịp thời nhất.

Khám sức khỏe

Sai lầm của nhiều cặp đôi là thường bỏ qua bước khám sức khỏe trước hôn nhân vì chủ quan và tin tưởng vào người bạn đời của mình.

Tuy nhiên, khám sức khỏe trước hôn nhân lại là việc rất quan trọng và hết sức cần thiết, tránh những vấn đề phát sinh về sức khỏe sinh sản hay việc mắc các bệnh truyền nhiễm, nhằm lưu giữ gia đình hạnh phúc.

Chính vì thế, dù bận rộn đến đâu, các cặp đôi vẫn nên chọn ngày để đi khám sức khỏe cùng nhau trước cưới bao gồm sức khỏe tổng quan và cả sức khỏe sinh sản.

Chọn trang phục

Câu hỏi mà rất nhiều cặp đôi thường băn khoăn là nên may hay đặt dịch vụ thuê áo cưới. Điều này tùy thuộc vào thời gian chuẩn bị đám cưới và ngân sách cưới, cũng như sở thích của hai bạn.

Bạn có thể lựa chọn trang phục áo dài truyền thống theo phong tục cưới hỏi người Việt Nam hoặc chọn đầm Soiree theo phong cách châu Âu

Chụp ảnh cưới

Tính xong phần trang phục đám cưới, hai bạn cần nghĩ ngay đến công đoạn chụp ảnh cưới, bao gồm: Quyết định nên thuê studio hay tự chụp? Lựa chọn các địa điểm chụp ảnh cưới? Xác định phần ngân sách dành cho chi phí chụp ảnh cưới?…

Chọn nhẫn cưới

Nhẫn cưới sẽ gắn bó với bạn suốt chặng đường hôn nhân, vì vậy chuẩn bị chu đáo để mua nhẫn là việc làm quan trọng, không thể bỏ qua.

Cô dâu chú rể nên dành thời gian 2 – 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng.

Mỗi mẫu nhẫn đặt làm riêng có thể mất cả tháng, nên việc mua sớm sẽ giúp bạn không bị thúc ép vì ngày cưới đang tới gần.

Lập danh sách khách mời

Làm thiệp cưới

Thiệp cưới là một vật phẩm thông báo buổi lễ của bạn đến với những người thân và bạn bè xung quanh. Ngoài ra, thiệp cưới còn mang đến nhiều ý nghĩa tuyệt vời và là minh chứng trọng đại trong ngày cưới của bạn. Khi người thân, bạn bè nhận được thiệp cưới chắc hẳn mọi người cũng sẽ vui mừng và chúc mừng cho hạnh phúc của bạn.

Đặt tiệc cưới

Lên kế hoạch trăng mật

Nếu như đám cưới là giây phút trọng đại trong cuộc đời mỗi người để tuyên bố với tất cả thế giới rằng hai bạn đã thực sự là của nhau thì tuần trăng mật lại là cột mốc đánh dấu những tháng ngày đầu tiên trong đời sống vợ chồng. Nhiều người quan niệm, tuần trăng mật ngọt ngào, mặn nồng sẽ đưa đến một đời sống vợ chồng hạnh phúc, viên mãn.

Phong Tục Đám Cưới Của Người Huế

Phong tục đám cưới của người Huế cũng khá giống như phong tục cưới của người miền Trung. Đám cưới người Huế diễn ra đơn giản và tiết kiệm, không quá phô trương.

Phong tục đám cưới của người Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, lễ hỏi cho đến tân hôn, vu quy … Nhìn tổng thể, các đám cưới ở Huế thường diễn ra một cách tiết kiệm và đơn giản. Đám cưới người Huế Không quá phô trương, những trong mỗi chi tiết của buổi lễ lại khá cầu kỳ. Với người Huế, họ quan niệm rằng “Trọng lễ nghi, khinh tài vật”. Nghĩa là coi trọng các phong tục lễ nghi, không coi trọng lễ vật, tiền tài.

Lễ chạm ngõ trong đám cưới của người Huế

Lễ chạm ngõ hay lễ dạm ngõ của người Huế được tổ chức rất giản đơn. Bên nhà trai chọn ngày sang thăm bên nhà gái để biết nhà cửa, thường không có nghi thức đặc biệt gì trong lễ này. Trong lúc gặp mặt, hai nhà sẽ cho biết ngày tháng năm sinh của người con trai và con gái để từ đó tìm ra ngày lành, tháng tốt để cưới.

Sau khi có được ngày tháng năm sinh, nhà trai sẽ tìm thầy tướng số để xem ngày lành. Người Huế rất coi trọng ngày cưới, có khi họ còn lên chùa hỏi ý kiến của những vị cao tăng đắc đạo để tìm ra ngày cưới tốt cho con cháu của mình.

Sau khi chọn được ngày giờ, hai bên thông gia sẽ thông báo cho nhau bằng một cuộc thăm hỏi đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

Lễ hỏi của người Huế

Lễ hỏi còn gọi là lễ đính hôn được người Huế tổ chức trước đám cưới một thời gian. Người Huế chỉ xem lễ hỏi là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và họ hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ.

Ngoài trầu cau, chú rể cũng cần phải chuẩn bị một chiếc nhẫn để đeo cho cô dâu trong lễ hỏi, chiếc nhẫn này gọi là nhẫn đính hôn. Đám cưới của người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong đám cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu nhà trai có khả năng tài chính tốt thì có thể có thêm các mâm bánh kem, báo dẻo … tuy nhiên sẽ không có mâm heo quay như phong tục cưới của những địa phương khác.

Hồi xưa, sau khi tổ chức lễ hỏi, theo phong tục của người Huế, người con trai phải đến nhà của người con gái để làm rể một thời gian. Thời gian làm rể có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm thì nhà gái mới đồng ý gã con gái cho. Trong thời gian làm rễ, người con trai phải phụ giúp nhà gái làm ruộng, cày cuốc, …

Các nghi thức trong phong tục cưới của người Huế

Đám cưới người Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, lễ rước dâu diễn ra ở nhà gái và lễ đón dâu. Đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương nhau, tay cầm lồng đèn hay cầm hoa.

Lễ cúng tơ hồng trong đám cưới của người Huế

Lễ cúng tơ hồng thường được tổ chức ở nhà gái. Bàn thờ Tơ Hồng có thể lập ở trong nhà hay ngay giữa sân. Trên bàn thờ Tơ Hồng có lư hương, đèn, nến, trái cây, xôi gà, rượu và cơi trầu. Cô dâu chú rể đứng hàng ngang trên chiếu trải trước hương án để lạy 4 lạy, vái 3 vái, rồi quỳ nghe người đại diện đọc văn tế Tơ Hồng. Khi người đọc xong văn tế, chú rể và cô dâu lại lễ tạ Nguyệt Lão rồi cùng uống chung một ly rượu và ăn một miếng trầu đã có sẵn trên bàn thờ Tơ Hồng. Uống chung ly rượu này có nghĩa là hai người sẽ là một và sống tới khi đầu bạc răng long.

Lễ tơ hồng và lễ gia tiên của người Huế đều được thực hiện trong ngày cử hành lễ cưới.

Lễ rước dâu trong đám cưới của người Huế

Sau khi hoàn tất lễ tơ hồng và lễ gia tiên bên nhà gái xong, sẽ làm lễ rước cô dâu về nhà chồng. Cô dâu về nhà chồng phải đúng giờ, gọi là giờ nhập trạch hay còn gọi là giờ tốt. Có về đúng giờ thì chuyện làm dâu sẽ thuận lợi và tốt đẹp. Nếu rước dâu để trễ mất giờ tốt sẽ sinh ra những chuyện không hay sau khi cưới.

làm lễ gia tiên tại nhà trai. Lễ gia tiên tại nhà trai mang ý nghĩa là bên nhà trai giới thiệu đến tổ tiên của mình người con dâu là thành viên mới trong gia đình.

Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi, hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Đôi bạn trẻ phải nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm. 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của phương Đông.

hành xử. Không hề có chuyện ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới, Trao đổi ngôn từ giữa hai bên thông gia và giữa bà con thân thích đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.

Trang phục cưới trong của người Huế

Áo dài truyền thống được xem là trang phục cưới chủ yếu của người Huế. Chiếc áo dài được xem là được xuất thân từ mảnh đất kinh thành Huế trước khi trở thành chiếc quốc phục của Việt Nam. Vì thế, trong đám cưới của người Huế, họ đều rất ưa chuộng chọn trang phục áo dài trong lễ cưới. Những bộ váy Soiree, váy cưới kiểu Tây, váy cưới hiện đại cũng được các cô dâu người Huế mặc khi thực hiện những Album ảnh cưới. Những kiểu váy này giúp họ có những tấm ảnh cưới đầy phong cách và hiện đại hơn so với việc chỉ mặc những bộ áo dài và chụp tại những cố đô cổ kính.

kế lại những bộ cổ phục của triều Nguyễn và mặc nó trong lễ cưới của mình.

Cô dâu sẽ chọn áo Nhật Bình. Áo Nhật Bình là trang phục ngày thường của Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu và Hoàng Quý Phi trong triều đình Huế thời phong kiến. Tùy theo phẩm cấp màu áo Nhật Bình có màu sắc và hoa văn khác biệt.

Áo Nhật Bình cho cô dâu và áo Tấc dành cho chú rể được xem là trang phục cưới cổ truyền độc đáo của thời phong kiến triều đình nhà Nguyễn tại kinh thành Huế. Các bạn trẻ người Huế chọn trang phục này trong ngày cưới vừa thể hiện sự mới lạ vừa hướng đến cội nguộn của các vua chúa thời xưa của vùng đất mình sinh sống

Nếu thấy bài viết hay , chia sẻ ngay với bạn bè

Pinterest

Linkedin

Tumblr

” Lễ Lại Mặt ” Trong Phong Tục Cưới Của Người Việt

1003 lượt xem

Cuộc sống càng hiện đại, tân tiến, người ta càng muốn tìm về những truyền thống xa xưa. Các cô dâu chú rể cũng rất chú trọng một số phong tục quan trọng của đám cưới được ông bà truyền lại.

Họ tin là điều này sẽ mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho cuộc sống vợ chồng sau này. Một trong những Phong Tục Cưới của người Việt Nam mà các cô dâu chú rể quan tâm nhất hiện nay là lễ lại mặt.

Lễ lại mặt là nghi thức thực hiện sau đám cưới, thường thì cách đám cưới khoảng 3-5 ngày để cô dâu và chú rể về gặp ba mẹ ruột của cô dâu.

Lễ lại mặt xuất hiện trong phong tục đám cưới của người Việt từ xưa, nó có ý nghĩa giúp cô dâu xoa dịu nỗi buồn xa nhà, nhớ cha mẹ và người thân. Sau đám cưới ít nhất 3 ngày gia đình nhà trai cùng với chú rể và cô dâu đi tới nhà gái để cô dâu gặp gỡ người thân của mình.

 

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.

Ngày xưa, trong phong tục cổ, ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, trong lễ lại mặt, nếu nhà trai chuẩn bị một cái đầu lợn bị cắt lỗ tai thì tức là có hàm ý muốn trả lại cô dâu cho nhà gái vì đã thất tiết. Còn ngày nay, bình thường lễ vật thường là đầu lợn, bánh trái, hoa quả, trà rượu hay trầu cau đơn giản. Lễ vật càng hậu hĩnh càng chứng tỏ sự hài lòng của nhà trai về cô con dâu mới.

Lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

– Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.

– Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.

– Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.

Bạn đang xem bài viết Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Bình Định trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!