Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Tục Đám Hỏi Miền Nam mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mỗi vùng miền khác nhau sẽ mang một phong tục đám hỏi riêng mang nét đặc trưng khu vực đó. Ở miền Nam thì phong tục đám hỏi mang tính chất phóng khoáng hơn hai miền Bắc và Trung nhưng không kém phần trang trọng.
KHÁC BIỆT NHẤT CHÍNH LÀ MÂM QUẢ
Khác với miền Bắc, ở lễ ăn hỏi miền Nam, nhà gái thường yêu cầu số lượng tráp lễ là số chẵn và hầu hết thường yêu cầu 6 tráp. Bởi với người miền Nam, số 6 là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Một điểm cần phải đặc biệt lưu ý là số vật phẩm trong các tráp lễ phải là số lẻ. Và đây là biểu tượng cho sự sinh sôi, lớn lên và hình thành gia đình trong sự đầm ấm, tài vượng. Đám hỏi là việc nhà trai đem tài lộc đến để có thể rước người con gái (hay là rước hạnh phúc) về cho gia đình mình.
Người Miền Nam nói chung thường có quy tắc là số lượng mâm quả Đám Cưới sẽ phải nhiều hơn mâm quả Đám Hỏi, ví dụ, nếu Đám Hỏi chuẩn bị 4 thì Đám Cưới phải là 6 quả, còn nếu Đám Hỏi chuẩn bị 6 thì Đám Cưới sẽ là 8 quả. Tuy nhiên, đối với người miền Tây, khi tổ chức Lễ Đám Hỏi họ yêu cầu 20 quả rất hoành tráng, nhưng đến khi tổ chức Lễ Cưới thì rút gọn lại chỉ còn 6 quả. Vì vậy nói chung là đối với mâm quả cưới thì phải “nhập gia tùy tục”, giữa hai gia đình thỏa thuận thống nhất với nhau. Nếu gặp phải tình huống này thì nên chuẩn bị mâm quả theo ý kiến nhà gái sẽ tốt nhất.
Trong số các mâm quả sẽ có mâm quả có bánh phu thê gồm có hai phần tượng trưng cho âm và dương, thể hiện sự gắn kết keo sơn của đôi nam nữ. Những chiếc bánh phu thê với sự chúc phúc thành đôi hay sự se duyên vợ chồng dành cho cặp đôi đã trở thành một lễ vật không thể thiếu trong tráp ăn hỏi của người miền Nam.
Sẽ có rất nhiều lựa chọn mâm quả sao cho phù hợp với yêu cầu mỗi nhà, sau đây wikicachlam gợi ý 2 mâm quả được sử dụng phổ biến cho đám hỏi tại miền Nam bao gồm:
Mâm quả thứ 1:
Mâm quả Trầu – Cau
Mâm quả Trà – Rượu – Đèn
Mâm quả Trái Cây
Mâm quả bánh Su Sê (hoặc bánh pía, bánh bông lan, bánh phu thê)
Mâm quả bánh kem
Mâm quả Xôi Gấc – Gà
Mâm quả thứ 2:
Mâm quả Trầu – Cau
Mâm quả Trà – Rượu – Đèn
Mâm quả Trái Cây
Mâm quả bánh Su Sê (hoặc bánh pía, bánh bông lan, bánh phu thê)
Mâm quả Heo Quay (hoặc Heo Sữa Quay)
Mâm quả Xôi Gấc – Không có gà
Wiki Cách Làm
Mâm Quả Đám Hỏi Phong Tục Miền Nam Gồm Những Gì?
Lễ ăn hỏi của người Việt ở miền Nam truyền thống hiện nay còn được gọi tên gọi là nghi lễ đính hôn.
Nghi lễ đính hôn này chính là nghi lễ ăn hỏi theo phong tục truyền thống hiện đại. Với sự kết hợp giữa những nét đẹp văn hóa dân tộc. Cùng với tiệc cưới sang trọng của phương tây. Nhằm mang đến một lễ ăn hỏi long trọng và thiêng liêng nhất. Chính vì thế, dù là gia đình nhà trai hay gia đình nhà gái thì đám hỏi luôn được chuẩn bị một cách chu đáo nhất có thể. Nhà trai trong đám hỏi cần những gì, Linh Nga Bridal sẽ gợi ý mâm quả đám hỏi của phong tục miền Nam.
1. Mâm quả Trầu – Cau
Người miền Nam quan niệm mâm trầu cau chính là sự thưa hỏi chính thức của nhà trai đối với bên nhà gái. Do đó, trầu cau luôn được xem là sính lễ quan trọng số 1 trong các đám hỏi. Khác với người miền Bắc, người miền Trung và miền Nam thường chuẩn bị số cau lẻ. Cứ mỗi quả cau lại cần 2 lá trầu. Thường thì người ta sử dụng 105 quả cau và 210 lá trầu với ý nghĩa trăm năm hạnh phúc.
Tráp rượu và thuốc lá được xem như lời mời của con cháu tới các vị tổ tiên về chứng giám và chúc phúc cho cặp đôi sắp cưới. Hương vị cay nồng của rượu biểu tượng cho cuộc sống hôn sẽ có nhiều khoảnh khắc buồn bực, khó khăn thế nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn luôn sát cánh và nồng nàn bên nhau.
3. Mâm quả Trái Cây
Miền nam là vùng đất của các loại trái cây thế nên mâm hoa quả được xem là lễ vật không thể thiếu trong các đám hỏi ở đây. Mâm hoa quả thường bao gồm các loại trái cây như táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài,… Mâm lễ vật này tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân đầy đủ, sung túc và ngọt ngào.
4. Mâm quả Xôi Gấc
Chuẩn Bị Lễ Vật Cho Đám Hỏi Theo Phong Tục Của Miền Trung Và Miền Nam
Ở mỗi vùng miền của đất nước, lễ vật cho đám hỏi luôn có những cách chuẩn bị khác nhau. Đó là phong tục tập quán và bản sắc riêng của từng vùng miền. Ngày nay, nhiều bạn trẻ vẫn còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi chuẩn bị lễ vật đám hỏi. Vì thế, để đám hỏi được diễn ra tốt đẹp, mecuti sẽ giúp các đôi uyên ương tìm hiểu trước nghi thức trong hôn nhân theo vùng miền để từ đó có những cách sắp xếp sao cho chu đáo và đúng lễ nghĩa nhất.
Lễ vật đám hỏi ở miền Nam
Ngược lại với truyền thống tại miền Bắc, các gia đình miền Nam thường yêu cầu lễ vật đám hỏi có số lượng tráp là chẵn, mà phổ biến nhất là 6 tráp (số 6 biểu tượng cho tài lộc).
Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại phải là lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi.
– Các mâm quả phổ biến thường có: + Trầu cau + Bánh phu thê, bánh pía, bánh cốm + Gà hoặc lợn quay + Xôi + Rượu, thuốc và chè + Hoa quả
– Ngoài các mâm quả, nhà trai phải chuẩn bị một khay nhỏ hơn, đựng tiền cheo (gọi là lễ đen) để mang tới thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
– Với những nhà khá giả, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một khay đựng áo dài và đồ trang sức cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài, đeo đồ trang sức do nhà trai đem tặng rồi mới ra chào họ hàng hai bên.
Nghi lễ lên đèn sẽ được tiến hành như sau: Trưởng tộc mở một chai rượu do nhà trai đem đến rồi hướng mặt về phía bàn thờ để đốt nến. Khi đã cháy đều, ông trao cho đôi trẻ mỗi bên một ngọn, sau đó đại diện hai họ sẽ nhận lại cặp nến từ đôi uyên ương rồi xá hai xá và cắm vào lư chân đèn. Cắm xong hoàn chỉnh, ngay ngắn thì cô dâu chú rể mới lạy tổ tiên bốn lạy.
Lễ vật đám hỏi ở miền Trung
Người miền Trung quan niệm “trọng lễ nghi, kinh (khinh) tài vật”. Vì vậy, lễ ăn hỏi thường không được tổ chức rầm rộ mà chỉ đơn giản là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình, họ hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ. Đặc biệt, người miền Trung không có tục thách cưới và lễ vật đám hỏi miền trung cũng khá đơn giản, gồm có: mâm trầu cau, rượu, trà, nến tơ hồng, bánh phu thê, bánh quế. Nếu nhà trai cầu kỳ hơn thì sẽ chuẩn bị thêm bánh kem, bánh dẻo, bánh nướng…
Phong Tục Đám Hỏi Miền Trung Có Gì Đặc Biệt?
1. Lễ ăn hỏi miền trung có gì đặc biệt?
Như đã giới thiệu ở trên, người miền Trung không quá coi trọng hay đặt nặng về vấn đề vật chất, nhưng lại vô cùng trọng lễ nghi, vì thế nên lễ ăn hỏi của người dân nơi đây khá đơn giản, không quá cầu kỳ hay đòi hỏi cao về vật chất, thay vào đó lại rất nặng về các lễ nghi.
Thủ tục lễ ăn hỏi miền trung cần được đảm bảo diễn ra theo đúng truyền thống với những nét cầu kỳ và mang nhiều đặc điểm văn hóa trước đây.
2. Lễ đám hỏi miền trung gồm những gì?
2.1. Mâm lễ đám hỏi miền trung
Mâm quả trầu cau: đảm bảo đầy đủ với 105 quả cau tượng trưng cho tình cảm keo sơn, gắn kết của đôi vợ chồng và lời chúc phúc trăm năm hạnh phúc.
Mâm quả trà và đôi rượu kèm theo phong bì tiền và vàng.
Bánh kem đính hôn
Nem chả: yêu cầu số lượng chẵn cặp
Mâm ngũ quả: được kết rồng phượng cầu kỳ, bắt mắt.
Ngoài ra, cũng có nhiều gia đình có thêm bánh xu xê.
2.2. Một số lễ vật đám hỏi ở miền trung khác
Cô dâu sẽ mặc áo dài và đeo trang sức do nhà trai đem tặng vào ngày ăn hỏi, sau đó sẽ ra chào họ hàng 2 bên gia đình. Ngoài nhẫn, vòng tay, hoa tai bằng vàng, mẹ chồng sẽ trao thêm phong bì tiền để mừng dâu, còn phong bì ở quả trà rượu sẽ dành cho bố mẹ của cô dâu, số tiền này thường được nhà gái cho lại đôi vợ chồng.
Khi ra về khay đựng quả cần được lật ngửa nắp nhằm biểu thị lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.
3. Thủ tục đám hỏi miền trung
Trưởng đoàn dẫn lễ sẽ đi đầu, tiếp đến là những người cao tuổi theo vai vế từ trên xuống dưới. Ở hàng cuối cùng sẽ là chú rể và đội bê tráp.
Đoàn rước lễ của nhà trai vào thì đội bê tráp của nhà gái sẽ ra để đón khách và nhận lễ. Lúc này đội bê tráp bên nhà trai sẽ trao tráp cùng phong bao lì xì đã chuẩn bị trước đó cho đội bê tráp nhà gái. Đội bê tráp nữ cũng sẽ trao lại phong bao lì xì cho đội tráp bên nhà trai. Mâm tráp sẽ được để ở trên bàn mà nhà gái đã chuẩn bị trước.
Cha mẹ cô dâu hoặc chú rể sẽ đón cô dâu để làm lễ. Đại diện 2 bên gia đình sẽ có những phát biểu trước họ hàng 2 bên để minh chứng cho lễ ăn hỏi của cặp đôi.
Nhà gái sẽ đặt một phần lễ vật lên bàn thờ tổ tiên và thắp nhang tổ tiên. Khi đã hoàn tất nghi thức này, cô dâu sẽ đi rót trà mời khách cùng với bánh ngọt.
Bước cuối cùng của thủ tục ăn hỏi là nghi thức lại quả: sau khi kết thúc lễ ăn hỏi thì nhà gái sẽ chia lại một phần cho nhà trai, phần này sẽ được gọi là lễ lại quả. Bạn nên đặc biệt lưu ý, việc chia lễ vật sẽ phải sử dụng tay mà không được dùng dao.
Bạn đang xem bài viết Phong Tục Đám Hỏi Miền Nam trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!