Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Tục Đón Tết Trung Thu Của Người Trung Quốc mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trung thu là một trong những ngày Tết quan trọng nhất đối với người dân Trung Quốc. Trong đêm rằm, họ có rất nhiều hoạt động sôi nổi.
Ngắm trăng
Trong ngày Trung thu, người Trung Quốc cổ đại đã có phong tục ngắm trăng. Các ghi chép lịch sử Trung Hoa cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề này, họ thường có buổi lễ tế thần mặt trăng vào đêm trăng tròn. Từ thời Chu, cứ đến rằm, nhân dân đều tổ chức lễ tế trăng và chào đón mùa đông. Trên bàn lễ họ bày biện rất nhiều thứ: bánh Trung thu, dưa hấu, táo, mận, nho… Trong đó, bánh Trung thu và dưa hấu là hai thứ không thể thiếu. Dưa hấu còn phải tỉa thành hình hoa sen.
Đến thời Đường, việc thưởng nguyệt, chơi trăng trong đêm đoàn viên trở nên thịnh hành. Sang thời Tống, phong tục này phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Sau thời Minh Thanh, tập tục ngắm trăng vẫn được duy trì như cũ, có nhiều nơi còn hình thành tục lệ thắp hương cầu khấn, dựng cây Trung thu, thắp đèn tháp, thả đèn trời, đi dạo dưới trăng, múa lân…
Ăn bánh Trung thu
Đêm rằm tháng 8, người dân Trung Quốc có thói quen ăn bánh Trung thu. Ban đầu, chiếc bánh này là vật cúng tế thần mặt trăng, sau này ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu trong đêm Trung thu bởi nó tượng trưng cho đoàn viên. Ngày nay, đã có những nơi chuyên sản xuất bánh Trung thu. Các nghệ nhân làm bánh nghiên cứu rất kỹ càng nhân bánh, vỏ bánh, chính vì vậy, càng ngày chiếc bánh Trung thu càng phong phú, đa dạng, tinh tế, thanh nhã.
Không chỉ có nhân bánh thơm ngon, vỏ bánh còn được in nhiều hình cầu kỳ bắt mắt: Hằng Nga bay lên cung trăng, đêm trăng ngân hà, tam đàn ấn nguyệt… Người dân cũng gửi gắm rất nhiều tâm tư tình cảm vào chiếc bánh. Họ dùng nó để thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ người thân cháy bỏng, hy vọng cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
Tế trăng
Tương truyền vào trời cổ đại, nước Tề có một cô gái dung mạo xấu xí nhưng từ nhỏ cô đã rất thành kính cầu khấn thần mặt trăng. Khi trưởng thành, nhờ tài đức xuất chúng cô được tuyển vào cung, song chưa bao giờ cô có được sự sủng ái của nhà vua. Nhưng vào đêm rằm tháng 8, nhà vua đi dạo dưới ánh trăng đã gặp cô, ông cảm nhận được vẻ đẹp có một không hai của cô bèn lập cô làm Hoàng hậu, cũng từ đây tục cúng thần mặt trăng ra đời. Các thiếu nữ cúng trăng chủ yếu mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng nga, trắng trong vĩnh cửu tựa mặt trăng.
Thả đèn dưới sông
Việc thả đèn xuống sông trong ngày Trung thu có ý nghĩa rất đặc biệt đối với thiếu nữ và các em nhỏ. Họ dùng giấy dầu làm thành chiếc đèn hình hoa sen, hình chiếc thuyền… sau đó thắp một ngọn nến, thả xuống sông hồ. Trước khi thả đèn phải thành tâm cầu nguyện, để chiếc đèn mang những nguyện ước của mình bay xa, cho ước vọng trở thành sự thật.
Giải câu đố
Đêm rằm Trung thu ở những nơi công cộng người dân treo rất nhiều đèn lồng, mọi người tập trung lại với nhau, cùng nhau giải những câu đố ghi trên đèn lồng. Đây là hoạt động mà nam thanh nữ tú rất ưa chuộng, trò chơi này đã làm nên vô số giai thoại tình yêu. Vì thế, giải câu đố trong đêm Trung thu trở thành phương pháp bày tỏ tình yêu của các đôi nam nữ.
Tết Trung Thu Của Người Hàn Quốc
Tết Chuseok (추석) – một trong ba dịp lễ lớn của xứ kim chi, bên cạnh Tết Nguyên đán (설날) và Tết Đoan ngọ (단오). Ở Việt Nam, Tết Trung thu thường dành cho trẻ em vui chơi, rước đèn, phá cỗ. Còn ở Hàn Quốc, Tết Chuseok được xem là ngày nghỉ lễ chính thức trong năm. Người dân được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 âm lịch) để có thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị cho ngày Tết này.
Giống nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Tết Chuseok của Hàn Quốc diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Tết Chuseok còn có tên gọi khác là 한가위 (Hangawi): “한” có nghĩa là lớn và “가위” là ở giữa.
1 – Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuseok (추석)
Nguồn gốc của ngày lễ Chuseok
Trong Hán tự, Tết Chuseok được gọi là “仲秋節” (trọng thu tiết) hoặc “仲秋佳節 (trọng thu giai tiết). Mang ý nghĩa là lễ hội diễn ra vào giữa mùa thu.
Từ thời xa xưa, cứ vào thời gian này hằng năm sẽ là mùa thu hoạch lúa chín. Đối với tổ tiên của người Hàn, đây là khoảng thời gian tâm hồn họ đầy ắp niềm vui nhất trong năm. Vào ngày 15/08 âm lịch – ngày trăng tròn và lớn nhất năm, họ sẽ tổ chức lễ hội. Khi đó họ ăn mừng, vui chơi và nhảy múa. Đây có thể được xem là nguồn gốc của Tết Chuseok ngày nay.
Chuseok được xem là một ngày lễ vào thời kỳ đầu của Tam Quốc. Theo Tam quốc sử ký, thời vua Yuri (24–27), quân vương thứ ba của triều Silla, đã chia cung nữ thành các nhóm thi tài với nhau. Nhà vua treo giải thách các đội dệt vải trong vòng 1 tháng (từ 15/07 đến 14/08 âm lịch) xem ai dệt được nhiều hơn. Vào ngày cuối cùng của cuộc thi tài (15/08 AL) đội thắng cuộc sẽ được quyết định và nhận phần thưởng hậu hĩnh từ vua. Đội thua phải chuẩn bị các món ăn và các tiết mục múa hát. Từ đó, Chuseok dần trở thành ngày lễ vui chơi trong văn hóa người Hàn.
Ý nghĩa ngày lễ Chuseok
Chuseok (“秋夕” – thu tịch) theo nghĩa đen có nghĩa là đêm trăng đẹp nhất mùa thu. Chuseok được xem là ngày tạ ơn đất trời, tổ tiên đã cho một mùa màng bội thu. Và là ngày để tận hưởng thành quả của một mùa đã qua. Đây cũng là thời kỳ công việc đồng áng của năm cũ khép lại. Và còn cầu mong mùa màng năm sau bội thu hơn.
Trong trồng trọt nói chung và trồng lúa nói riêng, thời điểm thu hoạch là khi mầm nở rộ và kết hạt. Điều này lặp lại theo chu kỳ từ năm này sang năm khác. Nói cách khác, nó tái sinh, giống như bản chất của mặt trăng lặp lại quá trình xoay quanh Trái Đất. Mặt Trăng hồi sinh vào lúc trăng non và cho thấy đỉnh cao sức sống vào ngày trăng tròn. Sau đó biến mất vào cuối tháng và cứ lặp lại chu kỳ đó mỗi tháng. Trong xã hội nông nghiệp, sự tái sinh của mặt trăng và bản chất tái tạo của nghề nông được coi là giống nhau. Do đó, trăng tròn tượng trưng cho sự dư dả, dồi dào và màu mỡ. Cũng vì vậy mà lễ hội trăng rằm rất được chú trọng.
2 – Hoạt động đặc trưng trong Chuseok
Tết Chuseok còn được gọi là “Tết đoàn viên”. Vào ngày này, dù có bận rộn như thế nào hay ở cách xa đến đâu, mọi người vẫn trở về nhà và tề tựu bên gia đình. Cả gia đình cùng nhau làm mâm lễ, cúng kiếng, trò chuyện, ăn uống, ngắm trăng cũng như tận hưởng thành quả sau một mùa thu hoạch. Ngoài ra, vào dịp này, người Hàn cũng chuẩn bị quà và gửi tặng bạn bè, người thân.
Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên
Chuseok là một dịp quan trọng để các gia đình Hàn Quốc thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Vào buổi sáng ngày lễ, họ quây quần bên nhau để tổ chức lễ cúng tưởng niệm tổ tiên.
Một năm có hai lần tổ chức Charye: một là trong dịp lễ Seollal (Năm mới) và hai là trong dịp lễ Chuseok. Sự khác biệt giữa hai lễ Charye này là: trong dịp Seollal, món ăn đại diện là Tteokguk (떡국 – canh bánh gạo). Còn trong dịp lễ Chuseok, món ăn đại diện là cơm nấu từ gạo mới thu hoạch (메밥), rượu truyền thống và songpyeon (송편). Sau lễ cúng, các thành viên cùng nhau ngồi bên bàn ăn để thưởng thức các món ăn ngon.
Bách thảo (성묘) và Tảo mộ (벌초)
Việc viếng mộ trong dịp lễ Chuseok là một trong những nghi thức thể hiện lòng hiếu kính với các bậc tổ tiên. Nghi thức này được biết với tên Seongmyo (성묘). Ngoài ra, trong dịp này, các gia đình cũng nhổ cỏ mọc xung quanh mộ, được gọi là Beolcho (벌초).
Hai nghi thức này có phần tương tự với phong tục tảo mộ ngày Tết của người Việt. Khoảng một tháng trước Chuseok, các con đường cao tốc của Hàn Quốc trở nên đông đúc vì các gia đình thăm viếng mộ tổ tiên. Sau khi vệ sinh phần mộ xong, họ sẽ bày một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa. Dâng mâm lễ lên cúng tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.
Olgesimni (올게심니) – Tục treo ngũ cốc khô trước cửa
Tục treo ngũ cốc hiện chỉ còn ở các vùng quê. Thường sau khi thu hoạch, nông dân sẽ lựa chọn lúa và các loại ngũ cốc để treo lên. Trước và sau lễ Chuseok, họ cắt và treo một ít lúa chín, cao lương và hạt kê lên cột hoặc cột cửa. Khi thực hiện tục Olgesimni, họ chuẩn bị rượu và thức ăn, mời những người hàng xóm đến. Những loại ngũ cốc dễ kiếm được dùng làm hạt giống hoặc bánh gạo để ăn sau khi mang đến đền thờ hoặc cho một gia thần (가신 – 家神), như thổ công (thổ địa). Olgesimni mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng năm nay và cầu mong mùa màng năm sau bội thu.
3 – Đặc trưng của Chuseok
Tết Chuseok thường rơi vào thời điểm những cơn mưa rào và tiết trời nóng bức của mùa hạ dần kết thúc. Thay vào đó là tiết trời thu mát mẻ, báo hiệu cho một mùa thu hoạch nữa đang đến gần. Chuseok là lễ hội mừng vụ mùa bội thu khi trái cây và ngũ cốc dồi dào. Mọi người sẽ sử dụng gạo mới thu hoạch để nấu cơm trắng, làm bánh gạo và rượu.
Songpyeon (송편) – Thông phiến
Songpyeon là món ăn không thể thiếu trong Chuseok. Là món bánh tiêu biểu được làm bằng bột gạo mới, nhân lá vừng, đậu,… Songpyeon được làm bằng cách nhào bột gạo mới với đậu xanh tươi, hạt mè, hạt dẻ, táo tàu, khoai lang, hồng, bột quế. Gọi là Songpyeon vì mỗi khi hấp bánh đều người Hàn thường đặt vào đó lá thông. Lá thông có tác dụng làm cho bánh có vị thanh hơn.
Vào đêm trước ngày lễ Chuseok, cả gia đình tập trung cùng làm Songpyeon. Bánh được tạo hình bán nguyệt với mong muốn gửi gắm mang đến tương lai tươi sáng và thành công của mọi gia đình.
Trong quan niệm của người Hàn, cô gái nào khéo tay làm ra những bánh Songpyeon có hình dáng đẹp, thì sẽ tìm ý trung nhân tử tế. Còn phụ nữ đã có gia đình thì sẽ sinh những đứa con xinh đẹp, ngoan ngoãn. Do đó, khi làm bánh Songpyeon, phụ nữ hay những thành viên còn độc thân đều rất tỉ mỉ và dồn hết tâm sức của mình để tạo ra những chiếc bánh Songpyeon xinh xắn.
Toranguk (토란국) – Canh khoai sọ
Ngoài Songpyeon, canh khoai sọ cũng là một món ăn không thể thiếu trong dịp lễ Tết Trung Thu của người Hàn. Theo Hán tự, khoai sọ được gọi là thổ noãn (“土卵” – trứng trong đất). Để loại bỏ đi lớp nhớt bên ngoài, khoai sọ sẽ được luộc qua nước vo gạo hoặc nước muối. Sau đó, khoai sẽ được hầm cùng với gân bò hoặc ức bò để tạo vị thanh đạm.
Baekju (백주) – Rượu trắng
Chuseok là tết Đoàn viên nên vào dịp lễ này người Hàn rất thích tụ tập ăn uống cùng gia đình, bạn bè. Ngoài rượu Soju thường thấy, trong bữa tiệc Chuseok không thể thiếu hương vị của rượu trắng. Rượu trắng thường được nấu và ủ men từ gạo mới thu hoạch trong vụ mùa vừa kết thúc.
4 – Những trò chơi truyền thống trong Chuseok
Ssireum (씨름) – Đấu vật Hàn Quốc
Ssireum là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Chuseok. Hoạt động này để các chàng trai được thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của mình. Ssireum thường được tổ chức trên bãi cỏ hoặc bãi cát theo hình thức đấu loại trực tiếp. Trong trận đấu, hai đô vật đối mặt nhau ở giữa một hố cát tròn và tìm cách vật ngã đối phương bằng sức mạnh và kỹ năng của mình. Người cuối cùng trụ lại sau cùng là người chiến thắng và được vinh danh là người đàn ông khỏe nhất làng – jangsa (장사). Jangsa sẽ được “lĩnh thưởng” vải, gạo hoặc một con bê.
Ganggangsullae (강강술래) – Điệu nhảy vòng tròn Hàn Quốc
Ganggangsullae cũng là một trong những hoạt động nghệ thuật tiêu biểu dịp Chuseok. Trong quan niệm của nhà nông, trăng rằm là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Trăng tròn cũng được ví như là đỉnh cao của sự thăng hoa về cái đẹp của thiên nhiên và của người phụ nữ. Thời điểm trăng tròn báo hiệu người phụ nữ đã đến kỳ “khai hoa nở nhụy”.
Trong đêm trăng tròn vụ mùa hoặc vào ngày lễ Chuseok, những người phụ nữ mặc hanbok (한복) nắm tay tạo thành một vòng tròn và cùng nhau hát.
Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc của điệu nhảy này. Tương truyền, Ganggangsullae bắt nguồn từ những người phụ nữ thuộc tỉnh Seonam Haean (서남 해안). Ngoài ra, có câu chuyện kể rằng Ganggangsullae có từ Triều đại Joseon (1392-1910). Lúc bấy giờ, quân đội Hàn Quốc cho phụ nữ trẻ trong làng mặc quân phục và đứng thành vòng tròn quanh núi. Quân đội Hàn Quốc đã giành không ít chiến thắng một phần nhờ có chiến thuật này.
Juldarigi (줄다리기) – Kéo co
Đây là trò chơi phổ biến dành cho mọi lứa tuổi nhằm gắn kết tính cộng đồng, tính tập thể của người chơi.
Mặc dù kéo co thường được tổ chức trong đêm giao thừa nhưng cũng được tổ chức vào lễ Chuseok tùy theo từng vùng. Đông Quốc tuế thời ký (동국세시기) ghi lại rằng: “Theo phong tục của đảo Jeju, nam nữ tụ tập vào rằm tháng 8 hàng năm để ca hát và nhảy múa. Nếu đứt dây giữa chừng thì cả hai bên đều rơi xuống đất. Những người xem cười thành tiếng. Đây được gọi là chiếu lý chi hý (조리지희).”
Các thôn xóm, các làng có thể chia đội để thi đấu với nhau. Các đội được phân chia đồng đều về số người chơi. Người chơi càng nhiều thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian càng dài. Âm thanh của tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười hòa trộn với nhau tạo bầu không khí ngày Tết Chuseok thêm rộn ràng, vui tươi.
Tổng hợp: Zila Team
—
LIÊN HỆ NGAY
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA
☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM ☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)
☞ CN2: ZILA – Tầng 1 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM ☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)
Email: contact@zila.com.vn Website: www.zila.com.vn Facebook: Du học Hàn Quốc Zila
Mâm Cỗ Đón Trung Thu Của Người Việt
Tết Trung Thu không chỉ có bánh nướng, bánh dẻo, có đèn ông sao mà còn rất nhiều thứ hoa quả bất kì em bé nào cũng thích.
Chẳng rõ từ khi nào Tết Trung thu đã trở thành lễ hội cổ truyền của dân tộc và là cái tết dành riêng các các bé thiếu thi. Bởi cứ đến dịp này, trẻ con tha hồ được thưởng những mâm cỗ ngọt đầy ắp hương thơm từ trái cây, từ bánh ngọt và đặc biệt được rước đèn ngắm trăng trong những tiếng trống, tiếng múa lân, sử tử rộn ràng khắp phố phường, ngõ xóm nước Việt.
Những phỏng đoán về nguồn gốc Tết Trung Thu
Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Người xưa có kể lại rằng, có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Xét ở góc độ khoa học, theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.
Nhưng dù Trung thu có từ khi nào, bắt nguồn từ đâu thì cái Tết này luôn thực sự có ý nghĩa đối với tất cả thiếu nhi và đối với bất kì ai trưởng thành đều có những kí ức riêng mang theo suốt cuộc đời.
Mâm cỗ Trung thu có những gì?
Theo phong tục người Việt, vào dịp Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để vui Tết, sắm đủ thứ lồng đèn lung linh ánh nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, dưa hấu, na… và các thứ hoa quả khác nữa.
Mâm cỗ Tết Trung được bày biện rất đẹp mắt với rất nhiều các loại bánh kẹo, hoa quả khác nhau (Ảnh: Internet)
Bánh Trung thu
Bánh Trung thu có sức cuốn hút mãnh liệt đến thế bởi hương vị bánh là sự hội tụ của cả tinh hoa đất trời mùa thu.
Bánh Trung thu cổ truyền có hai loại bánh nướng và bánh dẻo. Vỏ bánh dẻo sẽ không thể thơm nếu thiếu đi mùi hương hoa bưởi phảng phất nhẹ nhàng. Nghe nói, hoa bưởi phải được hái từ đầu mùa, chọn đúng những bông chưa vướng nước mưa, có thế hương hoa mới nồng, vị hoa mới đậm, đem về trưng cất thành tinh dầu đậm đặc nguyên chất nhất.
Làm nên những chiếc bánh trông trăng, chỉ cần người nghệ nhân thờ ơ hay dễ dãi một chút thôi thì sẽ đánh mất vị ngon đặc trưng cổ truyền. Chất bột đậu xanh nguyên chất làm nên nhân bánh dẻo, bánh nướng cũng phải kén đúng giống đậu trồng ở bãi đất phù sa Sông Hồng mới được.
Trước đây rất nhiều năm, bánh Trung thu thường chỉ mang hình vuông và hình con cá. Mỗi chiếc bánh tuy đơn sơ, giản dị nhưng với mỗi đứa trẻ ngây thơ đó là cả một thế giới. Nhân bánh ngày ấy cũng đa phần là thập cẩm chứ không đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và lắm sắc màu như bây giờ.
Hiện tại, dưới sự sáng tạo của con người, bánh Trung thu với hàng chục kiểu nhân, hàng chục kiểu dáng để người mua tha hồ lựa chọn nhưng dường như, càng hiện đại, con người lại thích hướng đến và giữ gìn những nét truyền thống. Chả thế mà lại có chuyện người ta chấp nhận xếp hàng cả ngày, đội mưa đội nắng chỉ để mua được những chiếc bánh gia truyền. Có lẽ, chỉ với những chiếc bánh này, người ta mới tìm lại được những hương vị giản dị, mộc mạc mà tinh tế. Và cũng ở đó, họ như tìm lại được chính mình của một thời niên thiếu.
Trong mâm cỗ Tết trung thu, ngoài bánh nướng và bánh dẻo còn rất nhiều các loại hoa quả đang mùa như bưởi, hồng, na, kẹo, mía…
Thông thường, trong mâm cỗ, quả bưởi được nhiều gia đình để nguyên và đặt cùng các loại quả khác. Nhưng có gia đình cầu kì hơn, dưới bàn tay khéo léo của các chị, các mẹ, sau một hồi trổ tài, những quả bưởi da bóng loáng đã biến thành “chú chó bưởi lông xù” rất đẹp mắt. “Chó bưởi” trở thành tâm điểm của mâm cỗ.
Chú chó bưởi trong mâm cỗ Trung thu
Ở Việt Nam có nhiều loại hồng nhưng loại được ưa chuộng nhất được người ta mua về xếp lên mâm cỗ là những quả hồng giấy tròn xoe, đỏ mọng ngọt lừ. Và những quả hồng ngâm tuy vỏ màu xanh nhưng khi chúng trút bỏ lớp vỏ bên ngoài sẽ để lộ lớp lõi hồng vàng ươm, thơm mát, giòn tan.
Khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu (Ảnh: Internet)
Phá cỗ xong, tiết mục rước đèn cũng đến. Trong ánh sáng lung linh đa sắc của những chiếc đèn ông sao, đèn đẩy loang loáng, xoay tròn… những đứa trẻ thi nhau hát những bài hát được học về trung thu, về rước đèn…
Nhưng tục này có lẽ chỉ ở các miền quê trẻ em mới được tận hưởng đêm thu căng tràn ánh sáng của trăng, khí trời thu mát mẻ. Ở thành phố, người ta tổ chức cho trẻ ở trường học, ở ngoài phố, ở những nơi mà ánh trăng chẳng thể ghé vào. Chính vì vậy, xét theo góc độ nào đó, phá cỗ trông trăng không còn mang ý nghĩa vẹn nguyên như thủa ban đầu.
Có Gì Trong Mâm Cúng Tết Trung Thu Của Người Hàn Quốc?
Tết Trung Thu của người Hàn Quốc là thời điểm mà tất cả mọi người dù bận rộn đến mấy, cũng sẽ trở về bên những người thân yêu để quây quần, đoàn tụ, cùng làm những món ăn ngon cúng ông bà, tổ tiên.
Mùa thu ở Hàn Quốc chính là mùa đẹp nhất với thời tiết cực kỳ mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên trở nên lãng mạn, yêu kiều, đầy chất thơ với sắc đỏ của cây phong hay màu vàng rực của những cây bạch quả vào mùa rụng lá. Chưa hết, mùa thu cũng là thời điểm diễn ra Tết Trung Thu của người Hàn Quốc, một dịp lễ lớn và đặc biệt của người Hàn.
Mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc có gì?
Tết Trung Thu (Tết Chuseok) đối với người Hàn Quốc cực kỳ quan trọng. Đây là thời điểm mà tất cả mọi người dù bận rộn đến mấy, cũng sẽ trở về bên những người thân yêu để quây quần, đoàn tụ, cùng làm những món ăn ngon cúng ông bà, tổ tiên nhằm thể hiện sự biết ơn đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Sau đó, họ sẽ cùng nhau thưởng thức các món ăn và ngắm trăng.
Những món ăn trong mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc rất cầu kỳ
1. Rượu baekju
Rượu baekju là loại rượu truyền thống của người Hàn Quốc được làm từ gạo nếp. Loại gạo nếp để làm rượu baekju phải là gạo mới vừa thu hoạch được trong vụ mùa. Khi thưởng thức loại rượu này, người ta sẽ không tự rót cho mình mà sẽ chỉ nhận rượu được rót mời từ những người cùng bàn.
2. Bánh songpyeon
Món bánh songpyeon cũng là món ăn nhất định phải có trong mâm cúng ngày Tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Loại bánh này na ná với bánh trôi của Việt Nam và cũng được làm từ gạo nếp mới.
Bánh được làm rất xinh xắn với nhiều màu sắc khác nhau
Chiếc bánh có hình nửa vầng trăng rất đẹp mắt với nhiều màu sắc được tạo nên từ sự phối trộn nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, mật ong, bột quế… tạo nên hương vị rất đặc biệt. Sau khi làm xong, bánh sẽ được hấp với lá thông để tạo mùi thơm hấp dẫn.
Người Hàn Quốc hiện vẫn lưu truyền một giai thoại rằng trong đêm trước tết Trung Thu, nếu người nào làm nên những chiếc bánh songpyeon đẹp thì nhất định sẽ gặp được một nửa còn lại tốt nhất hoặc sẽ sinh được những đứa trẻ xinh đẹp.
Cùng nhau làm bánh songpyeon để cầu duyên hoặc cầu sinh con xinh đẹp
3. Cơm trắng mebap
Cơm trắng mebap là món ăn cơ bản cho mâm cúng tổ tiên trong dịp Tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Món cơm này được nấu từ gạo mới vừa thu hoạch với hương vị thơm ngon, mềm, dẻo.
Cơm trắng mebap không thể thiếu trong dịp Trung Thu
Ngoài những món chính thì trong mâm cúng của người Hàn Quốc dịp tết Trung Thu sẽ có sự xuất hiện của nhiều món ăn khác cũng là những nông sản thu hoạch được trong vụ mùa mới nhất. Các món bao gồm các loại trái cây như táo đỏ may mắn, lê trắng tượng trưng cho sự bắt đầu, quýt, hạt dẻ, các món ăn như cá khô, gà, canh khoai sọ, đồ xào, hộp thịt SPAM, bánh nướng, bánh chiên…
Thứ tự các món ăn trong mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc
Những món ăn sẽ được bày biện trên các đĩa nhỏ được gọi là banchan trên chiếc bàn thấp ở phía trước bài vị của tổ tiên. Việc sắp xếp các món ăn trên bàn cũng cũng cần phải có thứ tự.
Thông thường các món ăn, rượu sẽ được bày thành 5 hàng trên bàn cúng. Hàng đầu tiên phía ngoài cùng là trái cây, và bánh kẹo; hàng thứ 2 sẽ là cá khô, canh; hàng thứ 3 sẽ được sắp 2 cây nến ở hai bên; hàng thứ 4 sẽ là các món canh thịt bò, rau, cá hấp và hàng thứ 5 là bánh songpyeon cơm trắng và rượi beakju. Hướng và vị trí để, đặt các món ăn cũng cần phải đặt theo ý nghĩa nhất định.
Mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc cũng được sắp xếp “theo bài”
Sau khi cúng xong, tất cả thành viên trong gia đình sẽ ngồi quây quần bên nhau để thưởng thức các món ăn, uống rượu beakju, ngắm trăng và trò chuyện rôm rả. Nhìn chung mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc khá cầu kỳ, công phu và được chăm chút rất kĩ bởi đây là dịp lễ quan trọng để họ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên của mình cũng như mong muốn cầu cho vụ mùa tới được may mắn.
Cúng xong các thành viên trong gia đình sẽ quây quần cùng nhau uống rượu, thưởng thức các món ăn
Vào dịp lễ Trung Thu, người Hàn Quốc sẽ tổ chức rất nhiều trò chơi và các hoạt động thú vị nên nếu đến đây vào dịp lễ này, du khách có thể được mở mang tầm mắt và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hàn không dễ bắt gặp trong ngày thường.
Bạn đang xem bài viết Phong Tục Đón Tết Trung Thu Của Người Trung Quốc trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!