Cập nhật thông tin chi tiết về Sài Gòn – Châu Đốc mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tour Du Lịch Miền Tây Châu Đốc Núi Cấm Trà Sư 2 ngày 1 đêm – Hành hương về vùng Thất Sơn huyền thoại thuộc Châu Đốc tỉnh An Giang. Hành trình đưa quý khách đến đến các danh thắng nổi tiếng như: Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn…Nằm trong dãy Thất Sơn hùng vỹ. Hành hương lên núi cấm viếng chùa Phật Lớn, chùa vạn Linh. Đến núi Sam viếng miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây AN…và đặc biệt khám phá rừng tràm Trà Sư tuyệt đẹp mùa nước nổi hàng năm.
SÀI GÒN – CHÂU ĐỐC – MIẾU BÀ CHÚA XỨ – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – NÚI CẤM
Hotline: 0914666386 – 0962060586
NGÀY 1: chúng tôi – THOẠI SƠN – NÚI CẤM – CHÂU ĐỐC (Ăn sáng, trưa, tối)
Buổi sáng: Quý khách tập trung tại điểm hẹn, 6h30 xe khởi hành đi Châu Đốc, quý khách ăn sáng tại nhà hàng , Mêkông Reststop Tiền Giang, sau đó tiếp tục hành trình theo quốc lộ 1A về miền tây đi ngang qua cầu treo Mỹ Thuận, phà Vàm Cống, tới TP Long Xuyên khách dừng chân dùng cơm trưa.
Buổi chiều: Đoàn tiếp tục hành trình đến Châu Đốc nghe giới thiệu về các danh thắng ở An Giang như: Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn… nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ. Đoàn tiếp tục hành trình lên núi Cấm, ngọn núi cao 716m, được mệnh danh là nóc nhà của miền Tây, trên núi có hồ Thủy Liêm, miếu Sơn Thần, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 32m luôn mĩm cười với khách thập phương (Có xe của khu du lịch đưa quý khách lên núi Cấm công ty bao vé hoặc Quý khách có thể đi bằng tuyến cáp treo dài 3,5 km (vé cáp treo tự túc) đi ngang qua hồ Thanh Long tuyệt đẹp và ngắm toàn cảnh dãy Thất Sơn hùng vỹ đẹp như tranh thủy mạc). Đoàn xuống núi, về thị xã Châu Đốc, Quý khách viếng chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh là trung tâm hành hương lớn nhất miền tây. Đoàn trở về dùng cơm tối, sau đó quý khách tự do nghỉ ngơi hoặc Quý khách tự thuê xe đạp lôi, hoặc taxi đi chợ đêm núi Sam hoặc dạo quanh thị xã về đêm.
NGÀY 2: CHÂU ĐỐC – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – chúng tôi (Ăn sáng, trưa)
Buổi sáng: Quý khách ăn sáng tại nhà hàng, sau đó xe đưa đoàn đi tham quan rừng tràm Trà Sư hệ sinh thái rừng tràm ngập nước đẹp nhất Đông Nam Á. Hành trình theo hướng Tịnh Biên đi ngang qua dãy thất Sơn Hùng Vỹ ngắm cảnh núi Cấm, Núi Két và các ngôi chùa Khơme có kiến trúc độc đáo. Đến huyện Nhà Bàng sau đó vào rừng tràm Trà Sư. Quý khách bắt đầu tham quan hệ sinh thái rừng tràm ngập nước tuyệt đẹp vào buổi sáng theo lộ trình. Quý khách tản bộ 500m từ bãi xe vào đến bến đò sau đó đi tắc rán (xuồng máy) khoảng 10 phút chạy dọc bờ kênh trong rừng tràm rợp mát đến trạm dừng đầu tiên. Quý khách chuyển sang đi đò chèo đây là hành trình thú vị nhất. Đò chèo nhẹ nhàng rẽ nước đi vào rừng tràm xanh mướt với khung cảnh tuyệt đẹp. Trên mặt nước phủ đầy một màu xanh lơcủa những mãng bèo màu xanh như những tấm thảm khổng lồ bao phủ khắm rừng tràm. Trong không khí mát mẻ xuồng lướt đi nhè nhẹ tạo cảm giác lâng lâng khó tả, cuộc sống như chậm lại. Quý khách như gạt bỏ những điều phiền muộng của cuộc sống, tận hưởng cảm giác sản khoái khi đi giữa thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp. Tại đây quý khách được tận mắt xem những chú chim dạn dỹ kiếm mồitrên những đám bèo màu xanh. Sau một vòng khám phá, đò đưa quý khách về lại bến đỗ và chuyển sang hành trình tiếp theo. Tắc rán đưa quý khách lướt đi trên con đường độc đạo giữa rừng tràm đến trạm dừng chân tiếp theo. Tại đây quý khách có thể lên đài quan sát ngắm toàn cảnh rừng tràm Trà Sư, đi bộ trên đường đất giữa rừng tràm săn những bức ảnh đẹp, chụp ảnh cây cầu bắt ngang qua bờ kênh. Sau đó đến khu vực nhà hàng gữa chốn thiên nhiên hoang dã được bố trí những cụm nhà sàn nhỏ giữa rừng rất lãn mạng. Quý khách dùng bữa trưa các món dân dã, đạm bạc như: Cá lóc nướng hay gà nướng muối ớt, gà hấp lá chúc, lẩu chua cá, rau ngỗ xào, cá rô đồng với thịt kho tộ….sau bữa trưa tắc ráng đưa quý khách về lại bến đò kết thúc chuyền tham quan rừng tràm Trà Sư.
Buổi chiều: Xe tiếp tục đưa quý khách đi chợ Châu Đốc – còn gọi là “vương quốc mắm” của miền Tây, bán nhiều đặc sản nổi tiếng như mắm thái, khô cá tra phồng, tung lò mò…Đoàn về thành phố HCM, xe dừng cho du khách mua đặc sản Sa Đéc như nem lai vung, bánh phồng tôm Sa Giang, quýt hồng…đoàn qua cầu treo Mỹ Thuận – Vĩnh Long theo quốc lộ 1A lên đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương về lại Sài Gòn. Về tới Sài Gòn, kết thúc tour miền tây Châu Đốc – Núi Cấm 2 ngày 1 đêm.
Giá tour Châu Đốc Núi Cấm Trà Sư 2 ngày 1 đêm
Tiêu chuẩn khách sạn : Khách sạn 3 sao Châu Đốc
Giá tour trọn gói cho người lớn : 1.650.000 đ/k
Giá tour trẻ em từ 4 – 11 tuổi : 1.251.000 đ/k
Lịch khởi hành :
Khởi hành thứ 7 hàng tuần
Note: Tour riêng cho nhóm: 4 – 5 khách: 1.968.000 đ/k, 6 – 8 khách : 1.868.000 đ/k, 9 – 11 khách: 1.668.000 đ/k ngày khởi hành do quý khách lựa chọn.
Giá tour du lịch Châu Đốc bao gồm:
+ Vận chuyển: Xe du lịch đới mới máy lạnh đưa đón tham quan theo chương trình
+ Ăn uống: Theo chương trình 2 bữa ăn trưa + 1 bữa ăn tối + 2 bữa ăn sáng.
+ Khách sạn: 1 đêm khách sạn tại tại Châu Đốc tiêu chuẩn 3 sao, 2 khách/1 phòng hoặc 3 khách/1 phòng đầy đủ tiện nghi.
+ Tham quan: Theo chương trình có hướng dẫn viên, vé vào cửa, tàu, đò tham quan, bao vé xe trung chuyển lên núi Cấm khứ hồi.
+ Quà tặng: Mỗi khách được tặng 1 chai nước suối 500ml.
Giá tour không bao gồm: Ăn uống ngoài chương trình, vé cáp treo núi cấm (Người lớn 155.000 đ khứ hồi, trẻ em 80.000 đ) các chi phí vui chơi, taxi, xe lôi, các phí giải trí cá nhân khác…
Giá tour cho trẻ em:
+ Trẻ em dưới 4 tuổi miễn phí gia đình tự lo nhưng 2 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em, nếu nhiều hơn phải mua ½ vé.
+ Trẻ em 4 – 11 tuổi mua 75% vé người lớn có phần ăn và chỗ ngồi riêng trên xe, trên tàu, ngủ chung với bố mẹ.
Một Thoáng Miếu Nổi (Phù Châu Miếu) Ở Gò Vấp, Sài Gòn
Phù Châu miếu, hay miếu Phù Châu, dân gian quen gọi là miếu Nổi, là một ngôi miếu cổ nằm trên con sông Vàm Thuật tại quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).
>> Chụp ảnh chùa Ông (chùa Minh Hương), Sài Gòn
Miếu Nổi được tạo dựng từ lúc nào, không có sách sử ghi chép, người ta ước chừng trong khoảng thế kỷ XVIII, hoặc đầu thế kỷ XIX. Theo truyền thuyết lưu lại, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông (gần nơi miếu áng ngự như bây giờ) đã lưới phải một xác chết phụ nữ. Ông bèn đem chôn trên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn. Cuộc sống của người chài lưới kể từ đó trở nên khấm khá. “Một đồn mười, mười đồn trăm”, thế là ngôi miếu bỗng được nhiều người biết đến.
Ban đầu Phù Châu chỉ là một miếu nhỏ bằng tre và lá dừa, do các nhà buôn đường thủy cùng các bô lão trong vùng dựng thành, thờ Ngũ Hành, Long Mẫu để cầu mong được thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, từng tấp nập khách thăm viếng, từng có thời gian bị bỏ hoang, nhưng sau nhiều sóng gió bể dâu, qua nhiều lần trùng tu, cho đến nay miếu Phù Châu đã trở thành một ngôi miếu khang trang, có kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt – Hoa, và là một trong những địa điểm tham quan nổi bật của Sài Gòn.
Ở thời điểm hiện tại lúc mình đi và viết bài này, miếu Nổi vẫn đang được trùng tu một số hạng mục.
Để đến miếu Nổi, bạn theo đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp) hướng về sông Vàm Thuật, đến cuối đường thì rẽ trái vào đường Trần Bá Giao, sẽ gặp nơi để gửi xe (nếu đi bằng xe máy). Sau đó, bạn đi xuyên qua miếu Sa Tân (bên hông) thẳng ra sau sẽ gặp bến đò đi miếu Nổi Gò Vấp (giá đò khứ hồi là 10.000 đ/ người). Bến đò này cách bến phà qua khu An Phú Đông quận 12 chỉ một đoạn ngắn.
Khu trung tâm thờ tự của miếu Nổi được chia làm ba phần: tiền điện, trung điện và chính điện. Trong đó, tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu; phía trước là Quan âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí; dọc bên tường treo hai bức phù điêu Thập Bát La Hán. Trung điện thờ Tề Thiên Đại Thánh. Chính điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu; trước điện kê bàn hương án, thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền; bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ Bao Công; đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ pháp; trên tường trang trí những bức phù điêu màu sắc rực rỡ hình tùng hạc, Phật Di Lặc.
Được biết, miếu Nổi Gò Vấp là một địa danh du lịch nổi tiếng của Sài Gòn. Đây cũng là địa chỉ cầu duyên, tạ lễ nổi tiếng của người dân địa phương.
Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
*** Ảnh chụp bằng điện thoại iPhone 7, chỉnh sửa qua ứng dụng (app) PS Express. Đoạn phim ghi lại bằng app Foodie qua iPhone 7.
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet.
Kinh Nghiệm Viếng Chùa Bà (Châu Đốc)
– Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??. Do vậy, nếu bạn không thể mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại chùa.
Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…
– Ăn xin: Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra, đừng nên cho tiền ăn xin vào ngày này nếu như bạn muốn bị hàng chục người ăn xin khác vây bạn như thể bạn là một “ngôi sao”. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.
– Lộc “trời cho”: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận lại ngay những lời lẽ thô tục.
– Giữ chặt ví tiền: Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương. Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.
– Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.
***
Cúng Thần Tài Cuối Nămsàigòn Weekly Online
Chuẩn bị đồ lễ cúng Thần Tài
Đồ lễ cúng Thần tài đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí mới được thần tài chú ý. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.
Đồ lễ cúng Thần Tài gồm:
– Hương: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.
– Nước: Cần rửa sạch chén và chỉ một chén nước là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.
– Hoa: Gia chủ có thể sử dụng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ.
– Quả: Không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ, nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam…
– Đèn, nến: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
– R.ư.ợ.u hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
– Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Bài văn khấn thần tài cuối năm
Kính lạy: Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, Tài thần (nếu làm ở nơi kinh doanh, hay ngoài sân), Gia tiên họ …., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh (nếu làm trong nhà, ở ban thờ gia tiên thì thêm phần này)
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm Ất Mùi.
Chúng con là………………………………………………..
Ngụ tại……………………………………… ………………
Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.
Lưu ý khi cúng thần Tài cuối năm
Tuyệt đối không để các con vật nuôi trong nhà kinh động bàn thờ Thần Tài. Để chúng quậy phá, làm ô uế bàn thờ, gia chủ sẽ đắc tội lớn.
Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay r.ư.ợ.u pha nước.
Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác. Gia chủ có thể dùng nước lá bưởi, hay r.ư.ợ.u pha nước để lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch.
Sau khi cúng lễ, gia chủ nên cất lại gạo và muối để giữ lộc. Bộ tam sên và bánh trái cúng thần Tài cũng chỉ nên chia cho người nhà để tránh mất lộc.
Vàng bạc đốt phía bên ngoài còn r.ư.ợ.u và nước thì đứng ngoài tưới vào nhà với ý nghĩa là cầu mong lộc chảy về cửa.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Bạn đang xem bài viết Sài Gòn – Châu Đốc trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!