Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm Tháng Giêng mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày 15/1 hay ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng với phong tục người Việt Nam và cũng có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết này.
Ngày 15/1 hay ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng với phong tục người Việt Nam và cũng có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết này.
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là “Tết Nguyên Tiêu” là ngày lễ lớn trong phong tục của người Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng mấy ai biết rằng, nguồn gốc của ngày tết này xuất phát từ lòng hiếu thảo của một cung nữ thời Tây Hán bên Trung Quốc.
Người xưa có câu: ”Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng”. Rằm tháng giêng cũng gọi là ”Tết Nguyên Tiêu”, nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. ”Nguyên” là thứ nhất, ”tiêu” là đêm. Tên gọi Nguyên Tiêu còn gắn liền với sự tích nàng cung nữ hiếu thảo Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc thời Tây Hán.
Tương truyền Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm nọ, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên, chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình. Thì ra, cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu, từ khi vào cung đến nay cô chưa được gặp mặt người thân, mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động, liền hứa rằng nhất định sẽ tìm cách để cô đoàn tụ với gia đình.
Tết Nguyên Tiêu nổi tiếng với lễ hội đèn lồng.
Một ngày nọ, Đông Phương Sóc xuất cung, bày một gian hàng xem bói trong kinh thành Trường An. Nhiều người tranh nhau nhờ xem quẻ. Quẻ của mỗi người đều là ”ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân”. Trong phút chốc, cả kinh thành Trường An hoảng sợ, mọi người tranh nhau cầu xin, tìm cách giải trừ tai ương. Đông Phương Sóc bảo rằng:
“Chiều tối ngày rằm tháng Giêng, Hoả thần sẽ phái một thần nữ áo đỏ xuống phàm trần tra xét. Thần nữ chính là sứ giả phụng theo ý chỉ thiêu đốt kinh thành Trường An. Ta sao lục lại lời kệ đưa cho mọi người, có thể vào ngày hôm đó nghĩ ra được biện pháp”.
Nói xong liền vất xuống đất một tờ thiếp đỏ rồi sải bước ra đi. Mọi người vội nhặt lên đem đến hoàng cung bẩm báo Hoàng thượng. Hán Vũ Đế cầm xem, chỉ thấy bên trên viết rằng:
“Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm”.
Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến. Đông Phương giả vờ suy nghĩ rồi nói:
“Thần nghe nói Hoả thần rất thích ăn bánh trôi, nàng Nguyên Tiêu trong cung chẳng phải là người thường nấu cho bệ hạ ăn đó sao”?
“Đêm rằm tháng Giêng bệ hạ bảo nàng Nguyên Tiêu làm bánh trôi, bệ hạ thắp hương dâng cúng, truyền lệnh cho nhà nhà trong kinh thành đều làm bánh trôi đồng loạt dâng cúng Hoả thần. Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa, làm như vậy có thể qua mặt được Thượng Đế. Ngoài ra, thông báo cho dân chúng ngoài thành vào đêm rằm tháng Giêng vào thành xem hoa đăng, để tiêu tai giải nạn”.
“Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa…”.
Hán Vũ Đế nghe qua liền mừng rỡ, thực thi y lời Đông Phương Sóc. Đến ngày rằm tháng Giêng, trong thành Trường An treo đèn kết hoa, người người vui chơi vô cùng náo nhiệt. Cha mẹ nàng Nguyên Tiêu cũng dẫn em gái của nàng vào thành. Khi họ nhìn thấy trên đèn treo trong cung viết hai chữ ”Nguyên Tiêu” liền hét lớn: ”Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!” Nàng Nguyên Tiêu nghe được và cuối cùng đoàn tụ với gia đình.
Cứ như thế náo nhiệt suốt cả đêm, kinh thành Trường An quả nhiên vô sự. Hán Vũ Đế rất vui mừng liền hạ lệnh từ đó về sau, mỗi năm đến rằm tháng Giêng đều làm bánh trôi dâng cúng Hỏa thần, cả thành treo đèn đốt lửa. Vì bánh trôi do nàng Nguyên Tiêu làm rất ngon nên ngày đó còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Bánh Nguyên Tiêu cũng gọi là thang viên – viên tròn trong nước, xuất phát từ ý nghĩa sum họp và sự tốt lành sinh lợi.
Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền một sự tích Tết Nguyên Tiêu khác như sau. Ngày xưa, có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15 tháng Giêng xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.
Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định này của Ngọc Hoàng nên đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.
Bánh Nguyên Tiêu.
Bánh Nguyên Tiêu rất giống với bánh trôi của Việt Nam ta, nhưng cách làm lại khác: nhân bánh được cán mỏng và cắt miếng, sau cho vào chiếc sàng rung trong có chứa sẵn bột gạo nếp, rung đến đâu bột nếp bám đầy nhân đến đó cho đến khi vê thành chiếc bánh tròn, cỡ bằng quả bóng bàn. Bánh Nguyên Tiêu đã trở thành nét văn hóa đẹp trong truyền thống Trung Hoa, tựa như chiếc bánh chưng xanh của người Việt.
Sự Tích Và Ý Nghĩa Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)
Sự tích 1: Truyền thuyết về con thiên nga
Sự tích xưa ghi lại câu truyện về một con thiên nga vốn là giống thiên nga trên trời, được Ngọc hoàng yêu quý. Một hôm, thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới rong chơi.
Thật không may, một người thợ săn nhìn thấy và đã vô tình bắn chết con thiên nga. Việc này đến tai Ngọc Hoàng thượng đế, người rất tức giận và thay vì trừng phạt người thợ săn, Người ra lệnh trừng phạt tất cả muôn loài dưới hạ giới. Ngọc Hoàng sai một đội quân Thiên binh thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 hàng năm xuống thiêu rụi mặt đất, không cho con người và động vật sống.
May thay, trên thiên đình vẫn có những vị thần không tán thành cách làm của Ngọc Hoàng, lệnh trừng phạt này quá khắt khe và nặng nề. Họ đã liều mình, bí mật xuống hạ giới và bầy cho chúng sinh kế để thoát nạn. Thế là vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đã bị phóng hỏa, thiêu rụi. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong.
Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 hàng năm đã được nhân dân chọn làm ngày Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng trong ngày này. Mọi người nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn. Đèn lồng cũng vì thế mà phát triển ra nhiều loại khác nhau như đèn lồng cá chép, đèn rồng, phượng,…
Sự tích 2. Nàng cung nữ hiếu thảo Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc thời Tây Hán.
Tương truyền Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm nọ, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên, chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình. Thì ra, cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu, từ khi vào cung đến nay cô chưa được gặp mặt người thân, mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động, liền hứa rằng nhất định sẽ tìm cách để cô đoàn tụ với gia đình.
Một ngày nọ, Đông Phương Sóc xuất cung, bày một gian hàng xem bói trong kinh thành Trường An. Nhiều người tranh nhau nhờ xem quẻ. Quẻ của mỗi người đều là ” ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân“. Trong phút chốc, cả kinh thành Trường An hoảng sợ, mọi người tranh nhau cầu xin, tìm cách giải trừ tai ương. Đông Phương Sóc bảo rằng:
” Chiều tối ngày rằm tháng Giêng, Hoả thần sẽ phái một thần nữ áo đỏ xuống phàm trần tra xét. Thần nữ chính là sứ giả phụng theo ý chỉ thiêu đốt kinh thành Trường An. Ta sao lục lại lời kệ đưa cho mọi người, có thể vào ngày hôm đó nghĩ ra được biện pháp“.
Nói xong liền vất xuống đất một tờ thiếp đỏ rồi sải bước ra đi. Mọi người vội nhặt lên đem đến hoàng cung bẩm báo Hoàng thượng. Hán Vũ Đế cầm xem, chỉ thấy bên trên viết rằng:
” Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm“.
Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến. Đông Phương giả vờ suy nghĩ rồi nói:
” Thần nghe nói Hoả thần rất thích ăn bánh trôi, nàng Nguyên Tiêu trong cung chẳng phải là người thường nấu cho bệ hạ ăn đó sao“?
” Đêm rằm tháng Giêng bệ hạ bảo nàng Nguyên Tiêu làm bánh trôi, bệ hạ thắp hương dâng cúng, truyền lệnh cho nhà nhà trong kinh thành đều làm bánh trôi đồng loạt dâng cúng Hoả thần. Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa, làm như vậy có thể qua mặt được Thượng Đế. Ngoài ra, thông báo cho dân chúng ngoài thành vào đêm rằm tháng Giêng vào thành xem hoa đăng, để tiêu tai giải nạn“.
Hán Vũ Đế nghe qua liền mừng rỡ, thực thi y lời Đông Phương Sóc. Đến ngày rằm tháng Giêng, trong thành Trường An treo đèn kết hoa, người người vui chơi vô cùng náo nhiệt. Cha mẹ nàng Nguyên Tiêu cũng dẫn em gái của nàng vào thành. Khi họ nhìn thấy trên đèn treo trong cung viết hai chữ “Nguyên Tiêu” liền hét lớn: “Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!” Nàng Nguyên Tiêu nghe được và cuối cùng đoàn tụ với gia đình.
Ý nghĩa của đêm rằm tháng giêng
Rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ quan trọng sau dịp Tết Nguyên Đán, theo tín ngưỡng, tôn giáo và ngành nghề, thì lễ bái của từng gia đình lại khác nhau, có gia đình theo Đạo Phật thì họ sẽ Bái Phật, có gia đình cúng Thổ Công Thần Tài hoặc âm hồn các đẳng… Nhưng điểm chung nhất và điều bắt buộc phải có ở mỗi gia đình đó là cúng Gia Tiên, bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn những người trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt trong năm.
Theo lời các cụ xưa kể lại rằng, rằm tháng Giêng vốn là ngày Tết Trạng Nguyên. Vào dịp đêm trăng sáng đầu tiên của năm, vua mở đại tiệc ở vườn thượng uyển, mời các Trạng Nguyên đến tham dự, trong bữa tiệc họ sẽ cùng ngắm hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và ca tụng ân huệ của nhà vua đã đem lại thái bình cho muôn dân bách tính.
Kể từ đó, những buổi họp mặt vào ngày rằm tháng Giêng càng được mở rộng, các buổi họp mặt được của các văn nhân thi sỹ tổ chức. Buổi họp mặt không chỉ dừng lại ở vườn thượng uyển của nhà vua, mà được mở rộng ra nhiều nơi hơn, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng khi không có vua thoải mái hơn, những bài thơ, câu đối xứng trở trên phong phú hơn.
Tết Nguyên Tiêu trở thành một nét văn hóa sinh hoạt tao nhã mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời trong khung cảnh thơ mộng hữu tình: Trong ngày này, ngoài việc ngắm trăng, đọc thơ, ăn bánh trôi thì còn có rất nhiều những hoạt động lý thú khác như vui chơi, giải trí, múa lân….
Ở Việt Nam, phật giáo được du nhập vào theo đó những phong tục tập quán của người Việt được gắn kết với các quốc gia khác, hòa nhập nhưng không hòa tan, biết gìn giữ những nét văn hóa Việt và tiếp thu thêm những nền văn hóa mới vào Việt Nam, và ngày rằm tháng Giêng là một ví dụ cụ thể. Đây là một ngày lễ có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa, nước ta đã du nhập thành một ngày Tết mang đậm bản sắc riêng của người Việt, thấm nhuần tư tưởng Phật Pháp.
Tết nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên trong năm mới, đây là thời điểm thích hợp để mỗi gia đình chúng ta có thể cầu nguyện cho một năm an lành, hạnh phúc, vì thế lễ hội này được rất nhiều sự quan tâm và tham gia của rất nhiều người giới phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ ” Lễ phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” qua câu tục ngữ đó đã nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng trong tâm thức của người Việt.
Đặt Gà Cúng Rằm Tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu
Có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Với người Việt, Tết Nguyên tiêu là ngày cúng lễ vô cùng thiêng liêng dịp đầu năm mới.
Đặt gà cúng – Rằm Tháng Giêng ở Việt Nam xa dần điển tích nguyên thủy của Trung Hoa mà nhập vào Phật giáo. Dù kinh điển nhà Phật không nói đến ngày rằm Tháng Giêng nhưng trong dân chúng thì đây là dịp lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành.
Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.
“Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng
Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”
Cúng rằm tháng Giêng thế nào?
Ngoài tới chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe đầu năm trong dịp rằm tháng Giêng, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Để đón Tết Nguyên tiêu, các gia đình thường sắm hai lễ: một là cúng Phật, cúng thần linh, hai là cúng gia tiên vào giờ ngọ.
Cúng Phật thường có mâm lễ chay tinh khiết và hương hoa đèn nến. Phật tử có thể tụng một thời kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư trước bàn thờ Phật để cầu bình an cho gia đạo, hoặc dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật:
Bài văn cúng Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) ở Chùa
“Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
Phật tại chân như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo (3 lần, 3 lạy)”
Riêng cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn hoặc chay và phải có bánh trôi (chè trôi nước) trong mâm cúng lễ. Cúng bánh này, người Việt muốn gửi gắm ước nguyện về một năm mới hanh thông, trôi chảy. Cúng rằm còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã và rượu.
Văn khấn Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng) ở nhà
“Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)”
Dịch vụ cung cấp Lễ Vật Cúng, Xôi Gà Cúng Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng):
– XÔI CHÈ CÔ SEN– ĐC: 161/11 Đường Số 5 (Lê Đức Thọ) – P. 15 – Q. Gò Vấp – TP. HCM– Hotline: 01272 777 137 (Mr Hữu) – Email: XoiCheCoSen@gmail.com -Website: chúng tôi – www.XoiCheCoSen.com
Văn Khấn Sắm Lễ Cúng Tết Nguyên Tiêu Rằm Tháng Giêng
Ngày rằm tháng Giêng – 15 tháng 1 lịch âm, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là Tết Nguyên tiêu ( hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên). Vào ngày này, người Việt Nam thường đi lễ chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm. Đây là lễ tiết quan trọng nhất trong năm, do đó thành ngữ có câu:
“Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng
Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”
2. Sắm lễ Tết Nguyên Tiêu ngày Rằm Tháng Giêng:
Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Vào ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm 2 lễ cúng Phật và cúng Tổ Tiên
2.2. Sắm lễ Cúng Ông Bà Tổ Tiên
Mâm cỗ chay hoặc mặn ( tốt hơn nên cúng chay)
Nếu gia đình nào không có điều kiện làm 2 lễ cúng riêng biệt có thể làm chung một mâm cúng cũng không sao. Nhưng bắt buộc phải làm mâm cúng chay .
3. Văn Khấn Tết Nguyên Tiêu ngày Rằm Tháng Giêng
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.
Con kính lạy Hoàng thiền Hậu thổ chư vị Tôn thân.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thân.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Thúc bá đệ huynh, Cô di tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………….
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm…………….. …………………………………………………………………… gặp tiết
Nguyên tiêu, chúng con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ……… nghe………………………………………. lời khẩn cầu của
con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Con kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ chứng giám lòng thành đồng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được vạn sự an lành, bốn mùa không hạn ách, tam tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Bạn đang xem bài viết Sự Tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm Tháng Giêng trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!