Xem Nhiều 3/2023 #️ Sức Mua Vàng Của Người Dân Thái Nguyên Tăng Đột Biến # Top 9 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Sức Mua Vàng Của Người Dân Thái Nguyên Tăng Đột Biến # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sức Mua Vàng Của Người Dân Thái Nguyên Tăng Đột Biến mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Loại vàng được người dân mua nhiều chủ yếu là nhẫn tròn vàng ta; vàng miếng. Chủ tiệm vàng Hoàng Hải, nằm trên đường Lương Ngọc Quyến (T.P Thái Nguyên) cho hay: Từ sang sớm đến thời điểm này, lượng vàng bán ra của cửa hàng chúng tôi đã tăng gấp đôi so với ngày thường. Đặc biệt, số nhẫn tròn vàng ta (loại nửa chỉ, một chỉ), cửa hàng chuẩn bị từ hằng tuần trước đã gần hết, trong khi nhu cầu của người mua thì vẫn còn khá nhiều.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại cửa hàng của Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc đá quý Quý Tùng – một trong những doanh nghiệp kinh doanh vàng lâu năm của Thái Nguyên ở số 19, đường Lương Ngọc Quyến (T.P Thái Nguyên) thì lượng khách hàng đến mua vàng trong Ngày vía Thần Tài ở đây còn đông hơn rất nhiều so với tiệm kinh doanh vàng Hoàng Hải. Tại đây, khách hàng phải xếp hàng để chờ đến lượt được mua vàng.

Tương tự, tại nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc trên địa bàn T.P Thái Nguyên, lượng khách hàng đến mua vàng cũng nhiều hơn so với những ngày thường, tuy nhiên, giá bán vàng trong ngày này lại không tăng.

Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng… có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc. Chị Lê Hồng Minh, một người dân ở phường Đồng Quang (T.P Thái Nguyên) cho rằng: Mua vàng trong ngày này cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, ăn nên, làm ra. Vì thế, tôi đã mang tiền mừng tuổi của các con ra để mua một chỉ vàng gọi là cầu may đầu năm…

Nhiều năm nay, mua vàng cầu tài, cầu lộc trong ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch đã được nhiều người dân ở Thái Nguyên duy trì. Tuy nhiên, người dân cần mua vàng ở những điểm kinh doanh có uy tín để tránh mua phải vàng giả, vàng kém chất lượng…

Hoa Quả Tăng Giá Đột Biến, Rượu Nếp Cháy Hàng Từ Sáng Sớm Trong Ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) dân gian còn gọi là ngày Tết diệt/ giết sâu bọ. Vào ngày này, theo quan niệm dân gian, ngay khi thức dậy sáng sớm các gia đình thường chọn món ăn đầu tiên trong ngày là hoa quả, bánh trái có vị chung là chua, cay, nóng,… để “giết được sâu bọ”, giun sán trong người. Do đó, các mặt hàng hoa quả được dịp tăng giá và rượu nếp cũng vì thế đắt khách.

Theo khảo sát phóng viên tại một số chợ dân sinh sáng ngày 7/6 (5/5 Âm lịch), đã có khá đông người mua hoa, quả về thắp hương Tết Đoan ngọ. Loại trái cây được nhiều người mua nhất là vải thiều, mận hậu. Vì đây là 2 loại trái cây truyền thống thường được người dân mua về thắp hương vào ngày Tết Đoan Ngọ theo tục lệ cổ truyền.

Chị Hương, một tiểu thương bán hoa quả tại chợ Nam Đồng chia sẻ, mận là loại quả không thể thiếu cho mâm cỗ cúng của các gia đình ngày Tết Đoan Ngọ. Mận mang màu đỏ sẫm gần giống như màu rượu nếp, nên theo quan niệm dân gian, quả mận chính là loại quả thích hợp nhất cho ngày Tết giết sâu bọ.

“Từ sáng đến giờ tôi đã bán hết hơn 100kg mận. Mận hậu loại 1 là những quả to đẹp, đều quả và sáng mã được bán trong các cửa hàng trái cây có giá lên đến 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 35.000 – 40.000 đồng/kg so với vài ngày trước. Mận hậu loại 2 quả nhỏ, không đều quả có giá bán thấp nhất là 60.000 đồng/kg, tăng từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Ngoài mận thì dưa lê, dưa hấu và ổi cũng là những loại quả đắt khách”.

Theo chị Hương việc tăng giá là không tránh khỏi do giá mua tại chợ đầu mối đã tăng cao hơn ngày thường nên nếu không các tiểu thương bán hàng sẽ không có lãi. Tuy nhiên chị cũng cho biết, giá cả các mặt hàng hoa quả chắc chắn sẽ trở về với mức giá như ngày thường ngay sau ngày Tết Đoan Ngọ.

Bên cạnh mận, vải thiều cũng là mặt hàng được nhiều người mua trong ngày này. Vải thiều loại quả to đẹp, chín đều quả có giá bán lên đến 70.000 – 80.000 đồng/kg, tăng từ 20.000 – 40.000 đồng/kg. Các loại vải quả nhỏ, chín không đều cũng có giá thấp nhất là 50.000 đồng/kg, tăng từ 20.000 – 30.000 đồng/kg.

Ngoài việc được bán tại các cửa hàng, sạp hàng thì rượu nếp còn được bán nhiều tại những chiếc xe hàng rong để phục vụ ngày Tết Đoan ngọ. Tại một số chợ ở Hà Nội như như Cầu Giấy, Nghĩa Tân, Bưởi, Trung Kính…, rượu nếp được bày bán khá nhiều ngay từ chiều hôm qua (4/5 Âm lịch). Theo đó, giá của rượu nếp trắng từ 60.000 đồng – 70.000 đồng/kg, nếp cẩm có giá 90.000 đồng – 100.000 đồng/kg.

Theo chị Minh một người bán rượu nếp cẩm trên đường Thái Hà, Hà Nội cho hay, Tết Đoan Ngọ vào đúng dịp thời tiết nắng nóng nên khâu ủ men là quan trọng nhất, bởi rượu có ngon và thành công hay không chính là từ khâu này.

“Rượu nếp cẩm thường đắt khách hơn vì có màu đẹp và độ say nhẹ không như rượu nếp trắng. Mỗi dịp Tết Đoan Ngọ thì nhà tôi thường bán được khoảng 4 tạ rượu nếp các loại bao gồm cả bán buôn “.

Theo Infonet

Phong Tục, Nghi Lễ Của Người Dân Đi Biển

Sau Tết Âm lịch là những dân bạn biển bắt đầu vào nghề. Nhưng trước đó họ đã chuẩn bị đồ nghề của họ một cách kỹ càng. Vá lưới, lật đít ghe mà sơn sơn phết phết… xem lại dàn đồ câu, lưỡi móc có bén hay không…

Lễ cúng Thần biển ở Tam Kỳ – Quảng Nam

Khi Tết đến, lúc đó là vừa hết mùa Đông, nhưng biển vẫn còn gào thét ầm âm nơi xa. Ba ngày Tết trôi qua, không hẹn mà nên mọi ngư dân từ sông Gianh (Quảng Trị) cho đến Rạch Giá, Kiên Giang đều mong đến ngày làm một buổi lễ long trọng hơn lễ Tết nữa. Người ta gọi là lễ Cúng Ông, hay nôm na hơn là lễ hát Án. Họ hát bội trên sân đình thờ Ông. Ông đây là Nam Hải Đại Tướng Quân… nghĩa là Cá Voi lớn… Nhiều người ngoại quốc, tuy hiểu lờ mờ về buổi lễ này nhưng khi chứng kiến sự thành tâm của ngư dân với một loài cá lớn hơn Voi, mình mẩy đen bóng lưỡng, con mắt thật nhỏ nhưng hiền hòa khác xa mắt cá mập lừ đừ sát nhân. Còn trong khi đó cũng cùng mang danh biển Thái Bình, nước Nhật họ lại săn cá Voi làm thực phẩm thuộc loại cao cấp nhất trong loại cá cho thịt ngon.

Hát chầu Ông, hay hát Án là một nghi lễ đặc biệt cho ngư dân thuộc miền Nam Trung Phần, diễn ra trên sân đình hay lăng thờ Ông. Lễ thường diễn vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Hát cúng Ông (hay hát Án) gồm cả hát lễ và đóng tuồng tích nếu phường hộ ngư dân nào khá giả, còn nếu nghèo thì chỉ hát lễ mà thôị Nhiều gánh hát thường đi xe ngựa, xe thồ hay cả chiếc xe đò nhỏ đến những nơi mà ngư dân phường ngư nghiệp đặt mối từ năm trước. Một buổi lễ hội mà du khách phương xa khi đến dự, đời đời không bao giờ quên được.Trên xuân đình Xương Huân, duyên hải Nha Trang, hàng trăm người chen chút ngồi xếp bằng, chồm hổm có gió Lào thổi từ núi ra, nóng rát cả mặt… Họ đang say mê xem đoàn hát diễn tuồng tích kéo dài từ 3 ngày qua, từ sáng, đến trưa, rồi sẩm tối. Mệt thì nghỉ, ăn cơm hay ăn chút cháo cá, rồi ra sân đình xem tiếp ít khi phường này mời được 2 đoàn hát đến trình diễn…

Ngư dân tuyệt đối không bao giờ đụng đến chiếc ghe hay chiếc thuyền mà ra khơi, nếu không tham dự lễ cúng đình. Ghe lớn thì lễ hậu, có khi do cả một giòng họ khấn trả lễ… Rồi một đình trưỡng tụ tập tiền lễ này mà mướn đoàn hát làm lễ.

Có khi, trường hợp đặc biệt… Ông lụy… thì cả làng đều phải tiếp người con trưởng mà hành lễ. Người con trưởng, có nghiã là một ngư dân nào đó thấy Ông lụy trước hết… Nghèo ba năm, vì phải cư tang không làm việc… Sau đó Ông trả lại gấp bội phần, đánh chỗ nào thì trúng cá chỗ đó… toàn là cá ngon, đắt tiền.

Từ bãi biển Đại Lãnh đến Cam Ranh (Khánh Hòa) đã có đến 50 lăng thờ Ông… Đi càng xuống phương Nam thì có khá nhiều lăng. Lăng của Ông thường là ba gian. Giữa thờ Ông, bên trái thờ Thiên Y Thánh Mẫu, bên phải thờ bà Vạn Lạch… Phía sau lăng là nơi mộ táng xương Ngài.

Ngày trước, thời Pháp nền kinh tế mần ăn dễ dàng, thuyền ghe ra khơi là có cá, không ai dùng mìn nổ, hay thuốc độc đánh cá… nên chỗ nào cũng có cá. Có làng cúng lễ suốt 7 ngày 7 đêm liên tiếp, hàng quán ăn mọc lên khắp nơi, xe đò xe kéo nhộn nhịp… Ngày chánh lễ cúng Ông, thường do bô lão chọn xem lịch, đôi khi còn xin âm dương… nhưng thường thường chọn giờ nước lên (gọi là nước trào). Thoạt tiên, cả làng ăn mặc tề chỉnh làm lễ rước sắc phong của vua ban từ miếu về đến lăng, làm lễ xong thì rước sắc từ lăng trở về miếu… nơi này có ông từ trông coi miếu ngày đêm. Lương tiền có khi từ vua xuất quỹ làng mà trả, có khi làng mới chưa được vào sổ bộ của triều đình, nên dân làng dóng nhau trả lương cho ông từ giữ miếu. Làng mới lập làm gì có sắc phong… thôi đành… mượn làng kế vậy. Mượn thì phải trả lễ, nói nôm na là trả tiền thuê bằng sắc vậy… Nếu làng kế bên giận… thì rất khó mượn cho kỳ sau, đành làm lễ… trơn vậy thôi. Có nhiều làng ở xa đường xá, nghĩa là ngăn sông cách núi… thì bàu đoàn thê tử phải gồng gánh đến trình diễn buổi lễ, người phải khiêng trống, chiêng, giáo mác, người khiêng rương đựng áo quần sặc sở, phấn son. Người khiêng gồng gánh nồi cơm, ô nước vv… vv… Hát đình rất cực khổ, nhiều nơi đình không ra đình, chùa không ra chùa… chỉ có nóc mà ngói bị gió bão từ khơi thổi mất một khúc, phải giăng màn, ngăn một phần trước cho diễn viên đang múa hát, dàng sau thì đào đang thoa son điểm phấn thì cơn gió mạnh thổi giựt mất tấm màn… lòi ra đào đang đứng sượng trân ngó khán giả, còn khán giả thì cười ngoặt nghẽọ.. có khi gió thổi tốc cả cát biển vào miệng đang hả họng mà hát cho xong một khúc hát ân tình.

Diễn viên thì đủ mọi hạng người, có người làm nông dân, làm rẫy… bị thất bất sang bang, nghe rủ cần đào hát ăn cơm miễn phí thì đồng ý liền. Nhưng đi liền chừng hai năm… thì bị tổ nhập nghiệp không cách chi bỏ nghề được hết rồi có chồng, có con cũng dẫn theo đoàn hát luôn.

Nhưng khi hát trên một sân đình, có tuồng tích hẳn hoi trước báo oán hậu đoàn viên có khi được một sự linh thiêng huyền bí nào đó nhập về hát như say ngũ thì lúc đó dân làng cũng bị hớp hồn luôn, ngó trân trân… chính họ cũng bị ảnh hưởng bởi bầu không khí huyền hoặc. Nhiều điều không thể giảng theo khoa học được… như có lần giữa biển khơi, vào trưa nắng gắt… chân trời không có một chút mây mù gì báo điềm hết, mà bỗng nhiên thiên hồn địa ám, bàn tay xòe ra cũng không thấy được tất cả đen nghịt, bầu ttrời không có và biển cả cũng không có luôn, ghe xuồng tự nhiên được lực vô hình nào đó kéo chạy phăng phăng. Trái tim mọi người như vỡ tung ra… không thở được, phổi bị ép cực mạnh bởi một sức mạnh khôn tả. Niệm Phật, niệm Chúa… vô ích. Rồi sau đó bỗng nhiên bầu trời sáng chói chang về trưa ngọ như cũ thì lưới cá nhiều, trĩu nặng vô cùng… Thuyền công vội vào khoang lấy một loại cũi dầu… đốt cho khói bốc lên cao… đó là kêu những ghe gần đó đến ăn hàng tiếp… trên khơi sóng nước, ghe xuồng tấp nập… Mọi người la hét vui cười, cá về… cá về… cám ơn Ông cho, cám ơn Ông cho… lần sau tụi con… xin cúng lớn cho Ông… Lời hứa luôn luôn được tôn trọng… vì ngư dân họ đã gặp những giây phút kỳ bí ấy rồi, họ không dám giỡn mặt với biển cả ngàn trùng. Núi có Sơn Thần, Biển có Long Vương… vào nghiệp thì phải theo luật pháp của chư vị mới được… không một ai được sai trái.

Tục Cúng Trung Thiên Của Người Dân Xuân Bái

Cúng Trung Thiên là thời khắc linh thiêng cuối cùng của năm cũ sắp qua đi để bắt đầu một năm mới.

Đã từ lâu, người dân xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa vẫn giữ tục lệ cúng Trung Thiên như nét văn hóa đẹp nhằm mục đích trừ tà, diệt tịch và mong ước một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Các cụ cao niên trong xã cho biết, theo truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian mỗi năm đều có một vị thần quan trên thiên đình xuống thế gian để hành khiển công việc cõi trần. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, các vị thần lại “luân chuyển công tác”, người dân cúng thần để tỏ lòng tôn kính và biết ơn thần nhà trời suốt 1 năm đã cùng Đức phật, gia tiên gia hộ cho gia đình.

Người dân Xuân Bái bày cỗ cúng Trung Thiên lên bàn thờ giữa sân trước nhà hoặc giữa vườn. Nếu gia đình nào chưa có bàn thờ thì dùng mâm, bàn, ghế bày ra giữa trời. Mâm cỗ Trung Thiên thường có cơm, xôi, thịt gà, lợn (heo) luộc, chả phòng (giống như nem rán ở miền Bắc nhưng giòn hơn), canh măng, canh khoai tây hầm cổ, cánh, chân, thủ gà, ngan, bánh chưng, rượu, vàng mã và khó có thể thiếu nem chua- một đặc sản đậm hương vị tết của xứ Thanh.

Đến giờ cúng Trung Thiên, gia chủ hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình được phép làm lễ sẽ đến quỳ hoặc đứng trước bàn thờ thành tâm khấn vái để cám ơn quan thiên đình đã bảo hộ cho gia đình trong suốt 1 năm qua, đồng thời cung kính tiến thần cũ và cung kính nghinh đón thần mới về nhà.

Theo các cụ cao tuổi, nếu năm nào thiên đình cử một vị quan thông minh, thanh liêm thì hạ giới được sống no đủ, an vui. Còn ngược lại, nếu Ngọc Hoàng phái một thần năng lực kém cỏi, sáng đáp mây đi… chiều cưỡi mây về thì người dân dưới trần phải chịu nhiều thứ khổ như hạn hán, mất mùa, dịch bệnh, làm ăn khó khăn.

Trong tâm tưởng của người dân thì vào ngày 30 tết giữa trời diễn ra một cuộc bàn giao công việc giữa các quan thiên đình, người chủ trì việc bàn giao là Ngọc Hoàng. Người dân sẽ gửi gắm những ước nguyện tốt đẹp đến Ngọc Hoàng và quan mới tiếp quản công việc thế gian với tất cả tấm lòng thành kính.

Sau lễ Trung Thiên, người dân sẽ đổ về chùa Linh Cảnh- một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của địa phương- để lễ Phật, xin lộc và lời chúc mừng năm mới từ đại đức trụ trì.

Bạn đang xem bài viết Sức Mua Vàng Của Người Dân Thái Nguyên Tăng Đột Biến trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!