Xem Nhiều 6/2023 #️ Tại Sao Ngày Giỗ Lại Phải Có Bát Cơm Trắng Và Quả Trứng Luộc? # Top 12 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tại Sao Ngày Giỗ Lại Phải Có Bát Cơm Trắng Và Quả Trứng Luộc? # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Ngày Giỗ Lại Phải Có Bát Cơm Trắng Và Quả Trứng Luộc? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể bạn chưa biết, ngày giỗ ông bà ta lấy tâm thành là chính, chẳng cần phân biệt lớn bé, giàu nghèo mà chỉ cần ‘bát cơm trắng và quả trứng luộc’ thế là đủ. Vì thế, đa số các gia đình trên dải đất hình chữ S dù là giỗ to hay nhỏ, nhiều hay ít, mâm cao cỗ đầy đến đâu thì trên bàn thờ luôn dâng một bát cơm trắng hoặc một liễn cơm trắng và một quả trứng (gà hoặc vịt) đã bóc vỏ, bên cạnh có thêm một chút muối trắng.

Theo quan niệm từ xa xưa thì:

– 1 quả trứng (gà hoặc vịt) tươi được luộc chín bằng nước sạch. – 1 chén muối đầy hay các cụ xưa còn gọi là ‘bồ muối’, ngày nay các gia đình Việt đã giản tiện bằng 1 đĩa muối nhỏ.

Ý nghĩa dân gian:

Bát cơm úp ngược:

Tượng trưng cho sự ấm no và đủ đầy. Cầu mong cho người đã khuất nơi chín suối không thiếu thốn và không đói khát.

Trứng luộc:

Với ý nghĩa biểu trưng tiếp nối thế hệ, dòng dõi ‘Con Rồng Cháu Tiên – 100 trứng nở ra’ và ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây’, hãy nhớ cội nguồn gốc rễ.

Muối + gừng:

Không chỉ có đĩa muối mà nhiều gia đình còn có thêm đĩa gừng với ngụ ý sâu sa ‘gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau’.

Thuyết Âm Dương ngũ hành:

Chẳng những theo quan niệm dân gian mà những loại đồ lễ này còn được chi phối bởi thuyết Âm Dương ngũ hành tương sinh tương khắc. Nó thể hiện tình cảm giữa người dương trần và người âm thế. Bởi có Âm có Dương mới hài hòa, mọi vật mới phát triển sinh sôi.

Bát cơm úp ngược:

Phần chìm là phần Âm, phần nổi là phần Dương.

Trứng luộc:

Lòng đỏ là phần Âm, lòng trắng là phần Dương. Hơn thế, nó còn mang mầm sống mãnh liệt, thể hiện sự sinh sôi nảy nở.

Bên cạnh đó, trong ngày giỗ các cụ xưa cũng có nhiều điều kiêng kỵ như sau:

– Kiêng không nếm đồ cúng.

– Kiêng không cúng các món ăn tươi sống.

– Kiêng không bày chén bán riêng.

– Kiêng không dùng bát đĩa chén cũ.

– Kiêng không cúng hoa quả giả.

– Kiêng không làm giỗ cho người mất trẻ.

– Kiêng không làm lễ giỗ online.

Tổng hợp

Tại Sao Ngày Giỗ Phải Có Bát Cơm, Quả Trứng?

Giỗ là lễ tưởng niệm, nhằm tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ (những người đã mất nói chung) đồng thời là dịp để con cháu họp mặt ôn lại truyền thống gia tộc, thăm viếng, chia sẻ, động viên nhau sống tốt đời đẹp đạo.

Sau đại tường (mãn tang tất cả con cháu xong) là ngày ngày kỵ giỗ hàng năm, người Phật tử có thể tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn mà xê xích tới lui một vài ngày cho phù hợp, thuận tiện.

Các cụ rất coi trọng giỗ, chứ không coi trọng cỗ.

Ngày giỗ lấy tâm thành là chính chỉ cần “bát cơm, quả trứng” cúng là đủ. Vì vậy, hầu như tất cả các gia đình ở Hà Nội, dù làm giỗ to nhỏ, nhiều ít, mâm cao cỗ đầy như thế nào thì gần cuối buổi lễ đều dâng lên bàn thờ một bát hoặc một liễn cơm và một quả trứng (hột) vịt hoặc gà luộc đã bóc vỏ, thêm một ít muối bên cạnh.

Theo phong tục xưa thì:

Nhất thiết phải có một bát cơm úp (xới 2 bát cơm đầy rồi úp vào nhau)

Một quả trứng gà tươi luộc chín

Một đĩa muối. Ngày xưa các cụ thường sắp một chén muối đầy có ý nghĩa như “bồ muối” nhưng hiện nay nhiều gia đình đã giản tiện hơn là đĩa muối nhỏ.

Ý nghĩa của bát cơm, con trứng và đĩa muối trong ngày cúng giỗ

Có rất nhiều quan niệm xoay quanh ý nghĩa của đồ lễ đơn sơ này.

Bát cơm úp tượng trưng cho sự đủ đầy, cầu mong người đã khuất không thiếu thốn và đói khát.

Nhiều gia đình còn đặt trên ban thờ đĩa nhỏ muối và gừng, với ngụ ý sâu xa “gừng cay muốn mặn xin đừng quên nhau”.

Trong mâm cơm cúng thường có quả trứng luộc, “quả” là có ý nhắc “ăn quả nhớ người trồng cây”; trứng ngụ ý truyền nối thế hệ, dòng tộc “từ trong trứng nở ra”.

Tuy nhiên, không chỉ là ý nghĩa dân gian, ý nghĩa của việc chuẩn bị bát cơm, trứng và đĩa muối còn được chi phối bởi thuyết Âm Dương, thể hiện sợi dây tình cảm giữa người đang sống và người quá cố.

Theo luận thuyết, sự vật có Âm Dương hài hòa thì mới phát triển sinh sôi. Ở bát cơm úp, phần chìm dưới bát thuộc Âm, phần nổi trên thuộc Dương. Quả trứng luộc cũng vậy, lòng đỏ bên trong thuộc Âm, lòng trắng bên ngoài thuộc Dương. Trong quả trứng còn mang mầm sống, thể hiện ý nguyện của con cháu là các bậc tiền bối qua đi sẽ luôn nảy sinh ra thế hệ mới kế tục.

Những kiêng kị trong ngày giỗ cần tránh

Không nếm thức ăn. Khi chuẩn bị mâm cỗ cho đám giỗ, không nêm nếm trước thức ăn rồi mới bày lên, như vậy là tỏ ý bất kính với người mất.

Không đặt lên mâm cúng các món sống như gỏi cá, món tanh như lươn, cũng không nên cúng các loại thịt như thịt chó, mèo, vịt…

Không cúng mắm tôm hoặc các món mà người mất khi còn sống không ăn được.

Bày chén bát riêng.

Khi cúng giỗ, cần chuẩn bị bát đũa mới, không dùng những đồ mà người sống đang dùng.

Không cúng hoa quả giả. Chuẩn bị hoa tươi quả ngọt để thắp hương cho người đã khuất là bày tỏ lòng thành kính với họ, vì thế đại kị dùng hoa giả, quả giả thắp hương trong ngày giỗ.

Đám giỗ cho người chết trẻ (chết yểu) theo tập quán thường không được tổ chức. Sau khi hết tang, chuyển di ảnh lên ban thờ coi kết thúc việc cúng giỗ. Tuy nhiên ngày nay các gia đình vẫn làm giỗ cho con cháu không may chết trẻ để bày tỏ lòng thương xót.

Không làm cúng giỗ online nếu ở xa, càng không nên dùng văn khấn giỗ bằng tiếng Anh nếu bạn là Việt kiều, đó là sự bất kính rất lớn với người đã khuất.

Làm đám giỗ, cúng gia tiên là phong tục thuần Việt hàng ngàn năm. Ngày nay, tuy đã có nhiều điều đơn giản hơn trong các nghi thức cúng giỗ, nhưng cơ bản vẫn giữ được những bản sắc riêng cần có. Việc thờ cúng cần được duy trì và tiếp nối qua nhiều thế hệ hơn nhằm lưu giữ nét văn hóa tâm linh của dân tộc.

Diễn Đàn Rao Vặt Tổng Hợp: Bạn Có Thắc Mắc Tại Sao Cúng Giỗ Phải Có Bát Cơm Quả

Ngày nay, dẫu cuộc sống có trở nên hiện đại cách mấy nhưng tục cúng giỗ những người đã khuất vẫn không thể lu mờ. Ta thường nghe lời các cụ dặn rằng trong ngày giỗ cần phải có “bát cơm, con trứng”. Vậy tại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng?

Cúng giỗ được coi là một phong tục của con dân Việt Nam ta. Thường thì sau lần mãn tang tất cả con cháu thì là những kỵ giỗ hàng năm. Việc làm giỗ như này không đơn giản chỉ là để nhớ, tưởng niệm và viết ơn người đã khuất mà cũng là dịp để con cháu về lại để thăm viếng mộ phần, ôn lại truyền thống gia tộc, chia sẻ, động viên nhau trong cuộc sống mai sau.

[size=30] Tại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng?[/size]

Cúng giỗ cần có gì? Vì sao?

Theo truyền thống của các cụ ngày xưa mỗi khi giỗ thì phải có “bát cơm, con trứng” là đủ. Phải có bát cơm úp (xới 2 bát cơm đầy rồi úp ngược vào nhau), một quả trứng gà tươi luộc chín và một đĩa muối. Vì các cụ không quan trọng việc làm cỗ mà chỉ quan tâm đến việc làm giỗ. Vậy tại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng mới được?

– Bát cơm úp ngược là tượng trưng cho sự đủ đầy, cầu mong người đã khuất luôn ấm no, không thiếu thốn và đói khát khi sang thế giới bên kia.

– Việc có một đĩa muối trên bàn, đây là một ngụ ý muốn cho gia đình, anh chị em trong gia đình luôn biết ơn, nhớ đến công lao người đã ra đi. “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

– Quả trứng luộc không thể thiếu khi cúng giỗ. “Quả” ở đây ý muốn gợi nhớ đến câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Còn “Trứng” là thể hiện truyền thống nối tiếp thế hệ ” chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”

Tại Sao Lại “Đói Giỗ Cha, No Ba Ngày Tết”?

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ Cha, no ba ngày Tết”. Cái ý “No ba ngày Tết” thì hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên vấn đề khó hiểu và gây tranh cãi tại sao lại “đói giỗ cha” hoặc “đói ngày giỗ cha”? “Thưa thầy, lớp chúng em vẫn tranh luận với nhau về ý nghĩa của câu tục ngữ đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết. Tranh luận nhiều nhưng mỗi người một ý. Em có đem câu này về nhà hỏi bố mẹ thì bố em cũng chịu. Bố em còn bảo: “Ông nội của con mất đã lâu, giỗ nhiều lần rồi nhưng con cái chưa phải chịu đói bao giờ cả”. Không riêng gì bạn Trần Thu Thảo, thú thực, bản thân tôi nhiều lúc cũng không rõ nguyên do từ đâu dẫn đến câu tục ngữ này. Hầu hết các sách sưu tầm văn hoá dân gian chỉ thống kê chứ chưa giải thích kỹ câu đó (trừ một số câu khá đặc biệt). Đầu năm 2010, khi cuốn “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010) xuất bản, tôi vội vã tra ngay. Mục từ này được giải thích như sau: “Hay bị đói là vào dịp giỗ cha (vì đâu còn lúc nào mà nghĩ tới chuyện ăn trong khi đang mải lo chuyện cúng giỗ); hay được ăn no là vào ba ngày Tết (vì đó là một thông lệ vốn có tự ngàn xưa)”. Cách cắt nghĩa như vậy cũng thật chưa rõ ý.” Tất tả chuẩn bị từ mấy ngày trước, lại phải tập trung lo lắng cho ngày chính giỗ, nên hầu như con cái nhà có đám ít được ăn uống chu đáo. Đấy là chưa nói, còn một số nơi bắt con cái phải nhập phép “tịnh cốc” (không được ăn mặn hay các loại ngũ cốc, chỉ uống nước lã đun sôi) để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ trong ngày này. Nhiều người con, cha mẹ mới mất, vì vẫn còn nhớ thương sầu thảm, cũng chẳng có bụng dạ nào mà ăn uống cả. Vậy thì dù là ngày giỗ cha, có mâm cao cỗ đầy thật đấy, nhưng chuyện họ phải mang bụng đói trong ngày này là điều có thực và cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.” Đây có phải là một câu nói cho vui không ạ?”. Đó là lời của bạn Trần Thu Thảo – lớp trưởng lớp Văn (2008-2011), Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội – hỏi tôi (nhân một sinh hoạt khoa học cuối năm có mời tôi làm báo cáo viên chính).

Mục “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Báo Lao Động Chủ nhật-2012) bài “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết” của chúng tôi Phạm Văn Tình (Viện từ điển học và bác khoa thư Việt Nam) nêu tình huống cụ thể ông từng gặp:

Thực ra cách giải thích của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương mà chúng tôi Phạm Văn Tình dẫn đã được “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào-tái bản lần thứ 4-NXB Văn hóa-2000) đưa ra trước đó 15 năm: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết:Một phong tục của dân khi xưa…Những ngày giỗ bố mẹ, con cái phải làm cỗ mời bà con họ hàng. Người kéo đến ăn thường đông hơn số người được mời. Người lớn lại đem theo cả trẻ con. Có những người khách không mời mà đến. Bởi vậy, chủ nhà có khi phải nhịn miệng mà thết khách cho vui lòng khách. Trong ba ngày tết, dù nghèo đói, nhà nào cũng cố phải có cỗ bàn, bánh trái, nhất là bánh chưng. Tới nhà nào chủ nhà cũng mời ăn.”

Như vậy, theo ý chúng tôi Phạm Văn Tình, Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích đúng, nhưng “chưa thật rõ ý”. Để “rõ ý” hơn, chúng tôi Phạm Văn Tình đã làm cuộc “điền dã”, đi “hỏi các cụ cao niên ở nhiều nơi tôi qua (Đông Cứu, Gia Lương, Hà Bắc; Yên Xá, Ý Yên, Nam Định; Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình…)…thì biết rõ một điều: Phong tục cúng giỗ ngày xưa (ở một số vùng Việt Nam) khá khắt khe. Giỗ song thân phụ mẫu là giỗ trọng (nhất là ba năm đầu, chưa hết tang). Vào ngày giỗ, con cháu phải theo tang chế (mặc đồ tang, con gái đội khăn xô, con trai đội nùn rơm, chống gậy), đứng trước bàn thờ cha (mẹ) từ sáng sớm. Con trai trưởng phải thường xuyên túc trực, theo dõi đèn nhang và cung kính đáp lễ mỗi khi có khách vào thắp hương tưởng nhớ người quá cố. Việc tiếp đón, mời cơm khách do người nhà gia chủ lo liệu, các con (nhất là con trai) phải nghiêm chỉnh thực hiện nghi lễ bên bàn thờ cho đến khi người khách cuối cùng (đến chia sẻ, ăn uống) chào ra về.

Cách khảo sát, lý giải của chúng tôi Phạm Văn Tình công phu, cặn kẽ hơn cả “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của Nhóm Vũ Dung. Tuy nhiên theo tôi, ý dân gian trong câu tục ngữ đang xét nói chuyện “đói” (do thiếu đói, không có gì để ăn), chứ không nói chuyện “đói” trong khi mâm cao cỗ đầy mà không có thời gian để ăn như cách lý giải của PGS. TS Phạm Văn Tình và Nhóm Vũ Dung. Càng không phải “hay đói là vào dịp giỗ cha” như Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giảng giải. Vì chẳng có ở đâu phong tục làm giỗ cha lại theo quy luật như thế. Giỗ cha là dịp lễ trọng (Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được bữa giỗ ông – tục ngữ). Nếu “đói vì mải lo chuyện cúng giỗ” thì cúng xong cũng phải được ăn chứ? Tục ngữ có câu “Trước cúng cha sau va vô miệng” cơ mà? (Chữ va [không phải và] có tính chất hài hước, ý chỉ con cháu ăn uống thực sự sau khi cúng giỗ). Giả sử có nhịn miệng đãi khách thì chủ ngồi tiếp, khách ăn ba, chủ nhà ít nhất cũng phải ăn một mới phải phép. Nếu nhịn hoàn toàn, ngồi nhìn khách ăn, khách nào dám gắp? Nếu là bận bịu, kể cả trong lúc “tang gia bối rối” chuyện đói có chăng cũng chỉ tạm thời mà thôi!

Áp Tết Ất Mùi 2015 HTC

Theo tôi, câu tục ngữ “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết” được hiểu như sau: Ngày giỗ cha rất quan trọng, nhưng không dứt khoát phải cỗ bàn thịnh soạn. Gặp năm mùa màng thất bát, đói kém, chiến tranh, loạn lạc… thì ngày giỗ cha có khi chỉ có nén hương, chén nước, bát cơm, quả trứng gọi là “cúng cáo”, nhớ ngày kỵ. Như thế không có gì là trái đạo lý. Bởi tín ngưỡng thờ cúng của người Việt không câu nệ mâm cao cỗ đầy, “Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng”. (Các cụ có thể “chước” đi cho). Thế nhưng ba ngày Tết lại là chuyện khác. Người ta có thể túng thiếu, quanh năm nhịn đói, nhịn thèm, nhưng ba ngày Tết cũng phải chạy vạy bằng được để ít nhất không được ăn ngon cũng phải ăn no, hoặc có gì đó khác ngày thường. (Có câu “Giàu hay nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”, hay “Đói cho chết, ngày Tết cũng phải no”). Ngày Tết được ăn ngon, ăn no, mặc đẹp, vui vẻ, nhàn hạ thì hy vọng cả năm cũng sẽ được như vậy. Bởi thế, Tết đến người ta không chỉ ăn cho no bụng mà còn ăn để lấy may cả năm. Trong câu tục ngữ “Đói giỗ cha no ba ngày Tết” dân gian đưa ra ngày rất quan trọng (giỗ cha) để so sánh, khẳng định một ngày khác còn quan trọng hơn nhiều: Tết là ngày quan trọng nhất trong tất cả những dịp lễ quan trọng trong năm; Có thể bị đói vào ngày giỗ cha nhưng ba ngày Tết dứt khoát phải được no. Tết không chỉ ý nghĩa với người sống mà còn với cả ông bà, tổ tiên. Kẻ ăn mày đến ngày giỗ cha có khi không có gì để cúng, nhưng Tết đến cũng phải cố tìm cách có được bữa tươm tất, no bụng. Không ai muốn (và không thể) “khất” được cái Tết. Không thể nhịn đói nằm co khi cả đất trời, thiên hạ đều náo nức đón Tết, vui Xuân. Đó chính là sự đặc biệt của cái Tết, đặc biệt hơn tất cả những ngày đặc biệt trong năm. Nếu hiểu “đói ngày giỗ cha” vì “mải lo chuyện cúng giỗ” hoặc phải làm phép “tịnh cốc” , “nhịn miệng đãi khách”, số “người kéo đến ăn thường đông hơn số người được mời” nên bị đói, sẽ sai bản chất vấn đề và không ăn nhập với ý nghĩa của “no ba ngày Tết”.

Ta còn gặp cách nói “đói giỗ cha” của dân gian trong câu “Cha chết không lo bằng gái to trong nhà”. Thực tế “cha chết” là đại tang, việc lớn lắm! (Có câu “Khóc như cha chết” cơ mà!) Thế mà dân gian lại đem so sánh và cho rằng không bằng chuyện “gái to trong nhà”. “Gái to” là gì? Là gái lớn, gái đã đến tuổi lấy chồng. Thủ pháp này cũng nhằm gửi đến một thông điệp, kinh nghiệm: có con gái lớn đến tuổi lập gia đình là nỗi lo lắng lớn, (ví như lo quá lứa lỡ thì, lo chẳng may “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, chửa hoang, tai tiếng, làng phạt vạ…) Sẽ là việc làm khá hài hước nếu chúng ta thắc mắc và cố đi tìm nguyên nhân tại sao, ở đâu lại có phong tục coi thường việc “cha chết” như vậy. Hay câu “Đau mắt không bắt giắt răng”. Đau mắt, mắt nhặm, kèm nhèm rất khó chịu! Thế nên dân gian chọn ngay “kiểu đau” này đặt trong mối tương quan, so sánh với “giắt răng” để nhấn mạnh: Đau mắt đã khó chịu rồi, giắt răng còn khó chịu hơn! (thức ăn hoặc dị vật giắt vào răng tuy không đau nhưng khó chịu vô cùng!) Hoặc câu “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, cách nói này cũng là nhằm nhấn mạnh để mọi người ghi nhớ Rằm tháng Giêng rất quan trọng.

Có thể nói “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết” (hay “Cha chết không lo bằng gái to trong nhà”; “Đau mắt không bằng giắt răng”; “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”) là những câu tục ngữ mà ý nghĩa, thông điệp chính của nó nằm ở vế thứ hai của câu chứ không phải ở vế đầu. Bởi vậy không nên băn khuăn, cố đi tìm nghĩa đen và cách lý giải nội dung vế đầu (chỉ đóng vai trò là thủ pháp nghệ thuật là chính).

“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”! Hàng ngàn năm qua, bất kể “thanh bình yên vui hay chiến tranh khốn khổ” … mỗi năm một lần, cái Tết cổ truyền Việt Nam vẫn đến rạo rực, tươi mới như mùa Xuân đất trời, thắp sáng niềm hy vọng vào ngày mai trong lòng muôn người, muôn nhà…bất kể sang giàu hay nghèo khó…

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Ngày Giỗ Lại Phải Có Bát Cơm Trắng Và Quả Trứng Luộc? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!