Cập nhật thông tin chi tiết về ” Tết Trung Thu” Này Sao Phải Ở Nhà, Hãy Du Lịch Châu Á Cùng Dương Cafe mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Văn hóa đón Trung thu ở các quốc gia châu Á có gì đặc biệt?
1. Tết Trung thu ở Việt Nam
Tết Trung thu ở Việt Nam hay còn gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên. Câu chuyện gắn với tết này là câu chuyện giữa chị Hằng Nga và chú Cuội. Ngày lễ này thường được coi là tết của thiếu nhi. Vì vậy vào mỗi dịp Trung thu người lớn thường tặng cho con cháu mình như mặt nạ, đèn ông sao, súng nước,…để chơi trong đêm trăng rằm. Tết Trung thu thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch. Đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm. Đây là một trong những lễ hội cổ truyền được tổ chức rầm rộ nhất trong năm chỉ sau tết Nguyên đán.
Phong tục cúng trăng
Một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày tết này, đó chính là cúng trăng. Mâm cỗ cúng trăng truyền thống của người Việt Nam thường gồm 5 loại hoa quả tượng trưng cho ngũ hành trong trái đất. Bánh nướng, bánh dẻo là hai loại bắng không thể thiếu trong dịp tết này. Nếu vào dịp tết này mà không có cặp bánh Trung thu thì cảm thấy thiếu thiếu thứ gì đó. Cũng giống như bánh chưng và bánh giầy, bánh trung thu có hình tròn hoặc vuông. Nó biểu trưng cho đất trời hay biểu tượng cho sự viên mãn sung túc. Những chiếc bánh nướng có màu vàng óng hấp dẫn. Bánh dẻo lại có màu trắng ngà. Cả 2 loại bánh này đều có nhiều hương vị khác nhau rất đặc trưng như: đậu xanh, lá dứa, thập cẩm, xá xíu,…
Đây là khoảng thời gian mọi người trong gia đình sum họp đoàn viên với nhau. Do vậy mà người ta còn gọi đây là tết Đoàn viên. Dù có ở xa hay bận rộn đến dâu người Việt ta vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để về nhà đón trăng.
Các hoạt động bên lề
Không thể thiếu những hoạt động như múa lân, rước đèn. Nếu thiếu đi những hoạt động này thì mất đi không khí náo nhiệt của lễ hội này. Đoàn múa lân hay rước đèn gồm nhiều em nhỏ đi quanh làng xóm để trình diễn. Những đoàn múa lân còn đi đến từng nhà trong thôn. Sau đó, chủ nhà thưởng cho từng đoàn múa lân một chút tiền lẻ để lấy may mắn. Những đứa nhỏ cũng háo hức hòa theo không khí của ngãy lễ bằng những đồ chơi người lớn mua cho.
2. Tết Trung Thu ở Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia mang đậm văn hóa phương Đông. Tết Trung thu ở Trung Quốc đã có từ thời Đường Huyền Tông, vào đầu thế kỉ thứ 8. Trong ngày tết này ngày ấy, ngươi Trung Quốc chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là tết ngắm trăng.
Say này, người Trung Quốc lấy ngày này làm ngày tết đoàn viên. Cũng giống như người Việt Nam, người Trung Quốc rất coi trọng sự sum họp của gia đình trong dịp này. Vào những ngày vui như thế này, những người thân trong gia đình đều trở về quây quần bên mâm cơm . Họ cùng nhau trò chuyện và tận hưởng không khí sum họp vui vầy.
Bánh mooncake là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu ở Trung Quốc. Bánh này khá giống với bánh Trung thu của Việt Nam. Bánh cũng có hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn. Lớp bánh mỏng bằng bột, ở trong có nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối. Sau đó bánh được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều.
Trẻ em ở đây cũng được tham gia các hoạt đông như múa lân, rước đèn như ở Việt Nam.
3. Tết Trung thu ở Nhật Bản
Otsukimi trong tiếng Nhật có nghĩa là ngắm trăng. Lễ hội này đã xuất hiện ở Nhật Bản từ 1000 năm trước. Đây là thời điểm được coi là trăng tròn và sáng nhất. Người dân Nhật Bản tổ chức lễ hội này nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu.
Người dân Nhật Bản đón Trung thu như thế nào?
Người dân mặt trời mọc không còn sử dụng mặt trăng nữa, những tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ. Bánh Tsukimi dango là loại bánh được người dân nơi đây sử dụng trong dịp lễ này. Đây là loại bánh nhỏ xinh và tròn tượng trưng cho vâng cho trên trời. Trong dịp lễ này, người dân Nhật Bản thưởng trăng và thưởng thức loại bánh này. Tsukimi dango giống như bánh trôi nước, nhưng được nướng qua cho giòn. Khi ăn bánh người ta thường thêm chút mật đường ngọt lịm. Bên cạnh đó, lễ Trung Thu ở Nhật còn có sự góp mặt của khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen…
Đèn lồng cá chép là biểu tượng không thể thiếu trong những ngày này ở Nhật Bản. Trẻ em ở đây cũng được bố mẹ chúng sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Đèn lồng cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.
4. Tết Trung thu ở Singapore
Tết Trung thu ở Singapore là thời điểm lý tưởng để mọi người trao nhau những tình cảm yêu thương. Mọi người gửi đến nhau những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè và đối tác. Quà thường được người Singapore sử dụng nhiều nhất đó là bánh Trung thu.
Bánh Trung thu ở Singapore có hình dạng khá giống với bánh trung thu ở Việt Nam. Nhưng có một điều đặc biệt là hương vị thì hoàn toàn khác. Cũng là bánh nướng, bánh dẻo nhưng vị lại là trà xanh, bí đỏ hay sầu riêng. Bánh dẻo hiện nay không còn giữ màu trăng truyền thống mà được biến tầu thành nhiều màu sắc khác nhau.
5. Tết Trung thu ở Malaysia
Người Malaysia thường tự tay làm bánh và thắp đèn lồng vào những ngày rằm tháng 8. Trong dịp lễ hội này, bánh được bày bán khắp nơi. Bên cạnh đó, các hoạt động vui chơi sôi động làm cho các con phố trở nên tưng bừng và rộn ràng hơn bao giờ hết. Cũng giống như bao quốc gia khác, múa lân và đèn lồng là những thứ không thể thiếu ở nơi đây.
6. Tết Trung thu ở Thái Lan
Khác với các quốc gia ở trên, Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”. Lễ này được tổ chức đúng vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và BÁt Tiên. Họ cùng nhau cầu nguyện cho những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin rằng làm vậy thì các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.
Điều đặc biệt ở Thái, đó chính là, người Thái thường ăn bưởi và ăn bánh có hình trái đào. Họ tin rằng đây là những thứ tượng trung cho sự viên mãn và xum vầy.
7. Tết Trung thu ở Campuchia
Campuchia là quốc gia đón tết Trung thu muộn nhất. Ở đây, thường diễn ra vào 15 tháng 10 âm lịch. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía, súp sắn…
Vào sáng sớm, người dân Campuchia sẽ tổ chức lễ “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng). Đây là một trong những nghi lễ truyền thống ở Campuchia. Lễ vật đem cúng nguyệt gồm; hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.
Có một hoạt động rất đẹp trong này lễ hội, đó là lễ thả đèn gió. Đèn gió bay lên trời thể hiện cho những khát vọng, những ước muốn của người dân. Người ta tin rằng, khi thả đèn gió lên thần trăng, họ sẽ có được thần trăng ban nhiều phước lành và có cuộc sống viên mãn.
Tết Trung thu ở Lào còn được gọi là “nguyệt phúc tiết”. Hay còn có ý nghĩa là hội trăng phước lành. Đây là dịp mà mọi người đều ngắm trăng, thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, cũng là lúc các chàng trai cô gái ngảy múa ca hát thâu đêm.
9. Tết Trung thu ở Myanmar
Tết Trung thu ở Myanmar còn gọi là “Lễ trăng tròn” hay “Tiết quang minh”. Đêm rằm, đâu đâu cũng sáng rực ánh đèn lồng.Cả thành phố, tất cả mọi nơi đều sáng lên một màu đỏ rực. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.
10. Tết Trung thu ở Philippines
Cũng giống Singapore, Philippines có lượng lớn người Hoa sinh sống. Tết Trung thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại nước bản địa. Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.
Bánh trung thu ở Philippines cũng tương tự như ở Singapore. Chúng thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều “phiên bản” như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím), bánh trung thu chân trâu cốt dừa,…
Ngoài ra, trong ngày tết ngắm trăng, người Philippines tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Một trò chơi nổi tiếng ở đây có tên là Xúc xắc trung thu.
11. Tết Trung thu ở Triều Tiên
Triều Tiên là quốc gia khá “kín tiếng”. Nhưng ở đây vẫn tổ chức tết Trung thu, hay còn được gọi là “Thu tịch tiết”. Khác với các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc,..người Triều Tiên ăn bánh nướng xốp, còn gọi là muffin. Đây là món ăn truyền thống của họ trong dịp tết Trung thu. Bánh này có hình bán nguyệt, làm từ bột gạo, bên trong là mứt, nhân đậu, táo,..Vì lúc hấp, có sự giãn nở nên nó có tên như vậy. Trong những ngày này, họ hấp bánh và tặng biếu cho nhau.
Lúc trời bắt đầu tối cũng là lúc họ tổ chức các trò chơi. Họ cùng nhau ngắm trăng, cùng nhau chơi kéo co, vật hay biểu diễn ca múa. Còn các cô gái trẻ sẽ diện bộ trang phục đẹp nhất để tham gia ngày hội.
Tuyệt chiêu làm bánh trung thu từ cà phê thơm ngon
[contact-form-7 404 “Not Found”]
Hoặc liên hệ
CÔNG TY TNHH DƯƠNG CAFE ĐC: 107C Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội Hotline: 0912 104 901 Email: duongtamthanh@gmail.com – info@duongcafe.
Tết Trung Thu 2022 Vào Ngày Mấy Dương Lịch?
Tết trung thu hay còn gọi là rằm tháng 8 hay tết thiếu nhi được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết trung thu năm 2017 vào thứ Tư ngày 4 tháng 10 năm 2017 dương lịch.
Tết trung thu 2017 vào thứ Tư ngày 4/10/2017 dương lịch
Những việc thường làm trong ngày tết trung thu:
Tết trung thu mọi người thường mua bánh trung thu, hoa quả, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu quà ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng.
Tết Trung Thu là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he,… rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Ý nghĩa tết trung thu
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
Theo TTHN
Có Gì Khác Biệt Trong Mâm Cỗ Trung Thu Của Các Nước Châu Á?
Chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, trong mâm cỗ Trung thu của người Việt có bánh nướng và bánh dẻo. Cốm cũng là một món ăn trong mâm cỗ Trung thu của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cốm được làm từ lúa nếp non, có màu xanh ngọc, thơm dịu mùi sữa, ăn hơi dai và có vị ngọt vừa miệng. Trung thu vừa hay đúng vào mùa của cốm nên trong các món ăn Trung thu không thể thiếu cốm.
Với người miền Bắc Việt Nam, cốm là sự kết tinh của trời đất, là giọt mồ hôi của người nông dân, là cái hồn của cả dân tộc.
Trong mâm cổ Trung thu của người Việt xưa còn có canh khoai môn và gỏi bưởi.
Khoai môn trong quan niệm dân gian có tác dụng từ tà, nên người ta tin rằng ăn khoai vào ngày này sẽ xua tan những điều không may mắn. Người ta thường nấu khoai môn với tôm nõn để tạo nên món canh thật dễ ăn.
Gỏi bưởi thì được làm từ những múi bưởi mọng nước với các loại rau gia vị như rau mùi, rau răm… Một dĩa gỏi bưởi mang theo tứ vị chua cay mặn ngọt cũng không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu.
Mâm cỗ Trung thu của người Việt còn có các loại hoa quả đặc trưng như bưởi, chuối, hồng, dứa, táo… Trẻ con rất thích những mâm cỗ đầy, nhiều màu sắc, đẹo mắt. Mâm cỗ Trung thu được bày biện kết hợp màu sắc rất hài hòa giữa hoa quả với bánh trái, tạo hình còn vật đẹp đẽ và sống động.
Người Nhật gọi Trung thu là ngày ngắm trăng Tsukimi. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ với nhau bên mâm bánh. Ở Nhật vào đêm Trung thu cũng sẽ có các hoạt động như phá cổ đêm rằm, ca hát, nhảy múa, rước đèn rất sôi động.
Người Nhật có loại bánh gọi là Tsukimi Dango. Đây là loại bánh mà người Nhật cho rằng thỏ ngọc trên cung trăng cực kì ưa thích. Bánh Tsukimi Dango được cúng vào ngày rằm với mong cầu cho mùa lúa sắp tới được bội thu. Bánh có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật, tùy nơi làm. Nhưng phổ biến nhất là dạng hình tròn. Mâm bánh có từ 15 cái trở lên, xếp thành tháp.
Bánh Tsukimi Dango trong mâm cỗ trung thu Nhật Bản
Sau khi cúng xong, người Nhật đem nướng sơ lại bánh cho giòn rồi quết mật lên, ăn với bột đậu nành hoặc đậu đỏ. Bánh Tsukimi dẻo, dai, nướng lên thì giòn, ăn có vị bùi, ăn cùng khi uống trà thì cực kì tuyệt vời. Ngoài ra, mâm cỗTrung thu của người Nhật cũng có hạt dẻ, hoa quả và khoai môn. Mâm cổ thường có trọng tâm hình con chó làm bằng tép bưởi, được gắn hạt đậu đen làm mắt, xung quanh bày hoa quả và các loại bánh nướng.
Người Hàn Quốc coi Trung thu là một ngày lễ lớn. Người đi làm và học sinh đều được nghỉ vào dịp này.
Ngày Trung thu là ngày mà người nông dân tạ ơn tổ tiên vì một mùa màng bội thu, là ngày để người trong gia đình dù đi xa cách mấy cũng dành thời gian trở về nhà.
Trên mâm cỗ Trung thu của người Hàn Quốc luôn có bánh Songpyeon. Là loại bánh được làm bằng bột gạo mới, không dính, có nhân làm từ vừng và đậu. Bánh được nặn thành hình bán nguyệt, đặt lên trên một lớp lá thông rồi đem hấp để bánh có vị thanh khiết.
Trong ngày Trung thu, người Hàn còn ăn món canh khoai sọ. Canh khoai sọ được người Hàn chế biến cùng với ức bò hoặc gân bò, mang hương vị thanh đạm rất thích hợp để ăn vào màu thu.
Người Hàn cũng sẽ uống rượu gạo trong những ngày này.
Hay còn được gọi là lễ hội trông trăng. Điều đặc biệt là Tết Trung thu của người Campuchia được tổ chức vào rằm tháng 10 hằng năm. Mâm cỗ sẽ có cốm dẹp, chuối, khoai, mía…
Lễ hội diễn ra chủ yếu vào ban đêm khi diễn ra cuộc thi thả đèn gió với ngụ ý gửi những mong ướt, khao khát của con người đến với thần linh.
Bánh trung thu ở đây còn được gọi là bánh Hopia với nhiều phiên bản: bánh nướng đậu xanh, bánh khoai lang tím, bánh thịt heo…
Thoạt nhìn bánh Hopia rất giống bánh bao rán đơn giản của người Việt. Nó không có màu sắc bắt mắt, cầu kì nhưng bánh của Trung Quốc nhưng hương vị thì rất ngon.
Bánh Hopia mộc mạc nhưng cực ngon của Philippines
Trung Quốc là đất nước cha đẻ của ngày Tết Trung thu nên trong mâm cổ của đất nước này sẽ không thể sơ sài được.
Người Trung Hoa có nhiều món ngon trong mâm cổ ngày này, tùy vào vùng miền mà các món ăn có vị trí quan trọng nhất nhì khác nhau.
Đặc biệt nhất vẫn là bánh Trung thu, hay còn gọi là bánh Đoàn viên. Đó là loại bánh nướng hình tròn với nhân đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, trà xanh… và có trứng muối bên trong. Trên mặt bánh luôn được in những chữ với ý nghĩa cầu may và tốt lành.
Ngoài ra, trong mâm cỗ của người Trung Quốc, bên cạnh bánh trung thu còn có các món khác như vịt quay, bí ngô, ốc sông, khoai môn, rượu hoa quế lên men, cua lông…Đây đều là những món ăn có vào mùa thu ở Trung Quốc.
Du Lịch Châu Đốc Nên Đi Tham Quan Những Đâu? Kinh Nghiệm Du Lịch …
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Nổi bật trong những điểm tham quan mà bạn không thể bỏ qua khi đến thành phố được mệnh danh là “Vương quốc mắm” chính là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Một điểm du lịch, tham quan văn hóa tâm linh đặc sắc bật nhất của An Giang nói riêng mà Tây nói chung. Một điểm gắn liền với câu nói trong những chuyến hành trình du ngoạn thành phố Châu Đốc: “Chưa đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là chưa đến thành phố Châu Đốc”.
Toàn cảnh Miếu Bà Chúa Xứ về đêm
Tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến một công trình văn hóa, kiến trúc tâm linh đồ sộ được hình thành qua nhiều năm. Đặc biệt là được đọc hai câu đối danh tiếng mà chỉ cần nhắc đến là biết ngay Miếu Bà.
“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị
Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”.
Giải nghĩa:
“Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết
Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi”.
Bạn có thể tham quan Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vào bất kỳ lúc nào trong ngày, từ 7 giờ đến 22 giờ. Tuy nhiên, dù tham quan giờ nào thì bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây để tránh gặp sự rắc rối.
Từ chối, không nhận bất kỳ thứ gì của người nào bên ngoài khu vực miếu Bà.
Giữ gìn tài sản cá nhân, nhất là bóp ví, điện thoại, trang sức …
Không mua đồ cúng, vàng mã, nhan hay hoa bên ngoài khu vực miếu Bà, nếu có mua thì hỏi trước giá cả để hai bên cùng “thuận mua vừa bán”.
Muốn xin lộc bà thì vào bên phải khu vực chính điện, nơi thờ Bà.
Không nói năng lung tung khi vào viếng Bà.
Địa điểm: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Sau khoảng thời gian tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc mỹ thuật của Miếu Bà Chúa Xứ, điểm tiếp theo bạn có thể đến chính là lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn Lăng). Một công trình kiến trúc bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử hiếm hoi thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và gia đình của một danh tướng nổi tiếng dưới thời Nhà Nguyễn. Đặc biệt xem những áng văn chương lộng lẫy với liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế… gợi lại hình ảnh nước non một thời oanh liệt.
Cổng dẫn vào lăng Thoại Ngọc Hầu (Ảnh: _nny 101_)
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng nổi tiếng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 1761 (Tân Tụy) tại Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thoại Ngọc Hậu là người có nhiều công lao với nhà Nguyễn, nên sau khi chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long) thống nhất đất nước đã được phong tước Ngọc Hầu cho ông.
Một góc trong khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu
Cuộc đời và binh nghiệp của ông gắn liền với nhiều sự kiện đất nước, tuy nhiên nổi bật nhất là là công trình Kênh Vĩnh Tế đào vào ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819).
Lưu ý: Lăng Thoại Ngọc Hầu chỉ cách Miếu Bà Chúa Xứ khoảng 20m (cách một con đường).
Địa điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.
Tây An cổ tự (chùa Tây An)
Nằm ngay dưới chân núi Sam cùng với Miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An cổ tự (chùa Tây An), là một ngôi chùa Phật giáo được Tổng đốc An – Hà (An Giang và Hà Tiên) là Doãn Uẩn (1795 – 1850) xây dựng vào năm 1847 khi lập được đại công đánh đuổi quân Xiêm La và bình định quân Chân Lạp.
Khác với những ngôi chùa khác tại phố Châu Đốc, chùa Tây An được xây dựng theo phong cách kiến trúc hài hòa mang dáng vóc của những ngôi chùa Ấn Độ. Do vậy mà khi quan sát tổng thể, chùa lúc nào cũng tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy, hòa hợp với thiên nhiên.
Toàn cảnh chùa Tây An núi Sam
Điểm nhấn của ngôi chùa trong các hạng mục công trình là ngôi ngôi chính điện hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879) và hơn 150 pho tượng lớn nhỏ được tạc bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19.
Phía trước chính điện Tây An cổ tự (Ảnh: hngh_1505)
Ngày 10 tháng 07 năm 1980, chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.
Địa điểm: chùa Tây An – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.
Chợ Châu Đốc
Một trong những nơi tạo nên danh tiếng “Vương quốc mắm” cho thành phố Châu Đốc chính là chợ Châu Đốc. Một nơi không chỉ được mệnh danh là thiên đường ăn uống mà còn là trung tâm kinh doanh nổi tiếng các mặt hàng mắm cùng thủy hải sản khô có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Một nơi tuy nhỏ nhưng hàng năm có thể cung cấp hàng nghìn tấn mắm cho người tiêu dùng cả nước và các quốc gia lân cận như Lào, Camphuchia.
Chợ Châu Đốc (Ảnh: leslee_thái)
Đến tham quan chợ Châu Đốc vào lúc trời vừa sáng, bạn sẽ không ngờ rằng đây là nơi có thể tìm thấy hơn 100 món ăn, từ các món ăn chơi, ăn vặt đến các món ăn no hay ăn tráng miệng, tất cả sẽ dễ tìm thấy chỉ trong một nốt nhạc. Đó là chưa kể đến các món ăn còn là nguyên liệu chưa qua chế biến, còn đã chế biến thì con số phải lên đến 130 hoặc 140 món. Chính vì vậy mà dù đi đâu làm gì, bạn cũng nên đến chợ Châu Đốc một lần.
Đặc sản các loại mắm tại chợ Châu Đốc (Ảnh:dhangng)
Địa điểm: Chợ Châu Đốc – đường Bạch Đằng – phường Châu Phú A – thành phố Châu Đốc.
Làng bè nổi trên sông Châu Đốc
Đã đến thành phố được mệnh danh là “vương quốc mắm” thì không có lý do gì mà không đến tìm hiểu Làng bè nổi trên sông Châu Đốc – nơi được xem là biểu tượng kinh tế của thành phố Châu Đốc.
Làng bè nổi trên sông Châu Đốc (Ảnh: damductu)
Đến đây, trong không gian của những ngôi nhà nổi đang đung đưa theo dòng thượng nguồn Châu thổ của Cửu Long và hai nhánh sông Tiền sông Hậu. Bạn sẽ được hòa mình vào nếp sống văn hóa trên sông, tìm hiểu quy trình nuôi cá và nghe những câu chuyện thăng trầm trong nghề. Đặc biệt là được trải nghiệm những công việc thực tế như lấy nguyên liệu làm thức ăn cho cá, kiểm tra sức khỏe cá, cân đo trọng lượng cá đạt tiêu chuẩn … Những việc làm tuy đơn giản nhưng hết sức thú vị.
Địa điểm: Làng bè nổi trên sông Châu Đốc – sông Châu Đốc – thành phố Châu Đốc.
Các làng Chăm Hồi giáo
Với những người thích khám phá, tìm hiểu văn hóa thì đồng bào dân tộc các làng Chăm theo đạo Hồi (Chăm Islam) tại An Giang là nơi không thể bỏ lỡ.
Một thánh đường Hồi giáo của người Chăm An Giang (Ảnh: L.u.a.n.97)
Theo chuyến hành trình đường sông Châu Đốc về đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long huyện An Phú hoặc đường bộ qua phà Châu Giang. Bạn có thể tìm đến các làng Chăm nổi tiếng tại An Giang như làng Chăm Đa Phước, làng Chăm Châu Giang, làng Chăm Châu Phong … để hòa mình, ngắm nhìn văn hóa trong đời sống tín ngưỡng của người Chăm hồi giáo tại vùng đất Nam Bộ.
Tham quan nghề dệt thổ cẩm truyền thống (Ảnh: lequangtinh1993)
Bạn có thể đến các thánh đường, các ngôi nhà sàn, các gia đình có nghề truyền thống dệt thổ cẩm để láng nghe, chuyện trò với đồng bào nơi đây. Tuy nhiên, bạn nên chú ý một số điều sau đây.
Tôn trọng nếp sống, văn hóa của họ.
Không soi mói hoặc so sánh văn hóa, con người cũng như lịch sử.
Thánh đường là nơi tôn nghiêm, vì vậy muốn làm gì cũng phải có sự cho phép.
Không nhìn chầm chầm vào người phụ nữ hoặc có các hành động đi quá sự cho phép.
Kafin
Bạn đang xem bài viết ” Tết Trung Thu” Này Sao Phải Ở Nhà, Hãy Du Lịch Châu Á Cùng Dương Cafe trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!