Cập nhật thông tin chi tiết về Tham Quan Miếu Nổi Ở Tp.hcm: Nơi Tạ Lễ, Cầu Duyên Rất Linh Thiêng mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Miếu nổi ở chúng tôi hay Phù Châu Miếu là nơi tạ lễ, linh thiêng của người dân Sài Gòn. Miếu nổi ở TPHCM đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng. Ngoài ra cảnh đẹp ở Miếu Nổi này sẽ là điểm du lịch rất được các bạn trẻ yêu thích.
Miếu Phù Châu (phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo. Miếu được xây dựng trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 giữa sông Vàm Thuật, do đó còn có tên là miếu Nổi.
Phù Châu Miếu được xây dụng cách đây hơn 300 năm khoảng vào thời vua Gia Long. Miếu có diện tích khoảng 550 mét vuông và được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ hình bàn chân có diện tích khoảng 2500 mét vuông nổi giữa sông Vàm Thuật. Dưới chân cồn đất có nhiều đá xanh lồi xung quanh. Do địa hình khá đặc biệt nên còn có tên gọi dân gian là Miếu Nổi. Khách muốn sang Miếu Nổi phải đi bằng đò. Ngồi trên thuyền bạn có thể ngắm nhìn Cảnh đẹp ở Miếu nổi TPHCM rất nên thơ.
Miếu Phù Châu nằm trên cồn đất nhỏ diện tích khoảng 2500 mét vuông, bốn bề là sông nước. Hai bờ sông, bờ Tây là khu dân cư (thuộc phường 5, Gò Vấp), bờ Đông là vùng chuyên canh (thuộc phường An Phú Đông, quận 12), bao gồm cả hai bến đò Miếu Nổi và Bến Cát, nay còn lưu giữ đôi chút khung cảnh miệt vườn của vùng đất Gia Định xưa.
Mặt tiền của Phù Châu Miếu quay về hướng Nam, được cất theo kiểu chữ tam gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp có lợp mái. Mái lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, gồm hai tầng chồng khít lên nhau. Trên nóc mỗi toà nhà đều trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Trên bốn đầu đao cong lên có gắn hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng và các họa tiết: hoa cúc dây, lá nho, sông nước… Các bức tường được quét vôi màu hồng đậm, các mí cửa sơn màu đỏ.
Khu trung tâm thờ tự của miếu nổi ở TPHCM chia làm ba phần: tiền điện, trung điện và chính điện.
– Tiền điện: chính giữa thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là Quan âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Dọc bên tường treo hai bức phù diêu Thập Bát La Hán.
– Trung điện: chính giữa thờ Tề Thiên Đại Thánh. Xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm lọng theo mô típ: tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc: “Thánh Gia bảo điện”. Nối liền trung và chính điện là một sân thiên tỉnh hẹp có đặt hai lư hương to cẩn sành nhiều màu.
Nếu bạn muốn đi chúng tôi tham quan cảnh đẹp ở Miếu Nổi có thể liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi bán vé máy bay giá rẻ và đặt phòng khách sạn tại TPHCM uy tín, chất lượng nhất.
Thông tin liên hệ:
– Vé máy bay, đặt phòng khách sạn: Viber, Zalo 0934.574.577
– Dịch vụ gia hạn visa cho người nước ngoài; Viber, Zalo 0988.512.577
– Tour du lịch trong nước: Viber, Zalo 0966.089.350
Nguồn: Wikipedia và VnExpress
5 Nơi Tạ Lễ Linh Thiêng Cuối Năm Ở Miền Bắc
Mỗi năm, cứ vào dịp tháng Chạp, nhà nhà, người người hăm hở lên đường tạ lễ ở những nơi đã “xin lộc” đầu năm. Ở bài viết này Giang Anh tổng hợp và giới thiệu các điểm tạ lễ cuối năm linh thiêng tại Miền Bắc. 1. Đền Bà Chúa Kho, bắc ninh.
Đền Bà Chúa Kho, bắc ninh, cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, hàng ngàn người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm tạ lễ để trả lễ. Các quầy viết sớ, sắm lễ ở đây luôn trong tình trạng đông cứng người.
Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp… Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.
Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP bắc ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.
Theo tương truyền, Đền Bờ thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn.
Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng. Đền thờ cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thuỷ điện Hoà Bình. Đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền thờ cũ, lúc nào cũng tấp nập khách thập phương đến hành lễ. Đền chúa Thác Bờ Hoà Bình rất linh thiêng để cuối năm mọi người đến tạ lễ .
Đền Bảo Hà nằm tựa lưng vào núi Cấm, mặt hướng ra dòng sông Hồng, tạo nên quang cảnh trên bến dưới thuyền tuyệt đẹp. Kiến trúc của đền không quá cầu kỳ với cổng tam quan, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái… nhưng vẫn toát lên vẻ linh thiêng, cổ kính. Ngoài lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng), đền Bảo Hà còn có lễ Tết muộn (Tết tất niên).
Không chỉ người dân mà du khách thập phương muốn cầu tài, cầu lộc đều tìm về phủ Tây Hồ. Đến dịp cuối năm, Phủ Tây Hồ lại đông như trẩy hội với dòng người hành hương tạ lễ.
Theo quan niệm của người Việt, khi đã “kêu cầu” vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải trả lễ. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa, miếu, phủ tấp nập dòng người đổ về tạ lễ cuối năm.
Chùa Hà Nơi Linh Thiêng Cầu Duyên: Đi Thì Lẻ Bóng Về Thì Có Đôi
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà. Trước kia chùa Hà thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội).
Chùa Hà
Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Tòa phật điện của chùa được bố trí theo nhiều lớp. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu “Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương”. Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện. Gian chính giữa đặt Mẫu Thượng Thiên trang phục màu đỏ, bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn trang phục màu xanh, bên phải là tượng Mẫu Thủy trang phục màu trắng, ngoài ra còn có tượng các ông hoàng, bà chúa, tượng cô cậu khác.
Cầu duyên tại chùa Hà
“Có người yêu chưa? Chưa có á, thật không? Xinh thế này mà chưa có thì vô lý nhỉ. Thôi đi chùa Hà đi, đảm bảo sang năm cưới ngay”. Đó là lí do chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) quanh năm đông khách viếng thăm, chủ yếu là các bạn trẻ.
Cũng có người đến cầu chùa Hà rồi được duyên, đã cưới được mấy năm, có con cái, sống rất phúc. Người ta còn mách nhau đến đó phải mua lễ như thế nào, muốn cầu tài lộc thì đặt lễ ở chính điện, còn nếu cầu duyên thì dâng hương ban thờ Mẫu mới linh nghiệm.
Bài văn khấn cầu duyên tại chùa hà
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải
Con tên là:…………………….Ngụ tại:………………………………..
Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):…………………………………. Con đến chùa (hoặc đề, phủ…):……… thành tâm kính lễ cầu xin Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái.
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A di đà Phật.
Cẩn cáo
Sau khi khấn xong: Quan sát thấy cháy 2 phần 3 nén nhang thì hóa tiền vàng. Khi về nhà, ngay ngày hôm đó bố trí thời gian (ban ngày, hoặc buổi tối, hoặc ban đêm), niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật.
Nam mô bạc già phạt đế, bệ xái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hát đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.
Lưu ý: Khi niệm chú này nên niệm đi niệm lại nhiều lần tùy theo thời gian cho phép. Khi niệm nên nghiêm trang, nói thầm thì chỉ mình nghe thấy, người bên cạnh không nghe thấy được, không nói ý nghĩ niệm chú cho người khác nghe, tóm lại là bí mật.
“Duyên số” chả chừa ai, nên không chỉ có những người nhỡ thì, nhan sắc hạng trung, mà rất nhiều chàng trai cô gái thuộc dạng “công tử bạch mã”, “má phấn môi son” trẻ trung xinh xắn cũng đến chùa Hà. Người thì có “hoàn cảnh” là cứ yêu được một thời gian lại chia tay, không đi đến đích cuối cùng. Người lại chưa từng một lần được biết đến hương vị tình yêu, mặc dù học thức, tiền bạc, ngoại hình chả kém cạnh gì ai. Tất cả đều tại chữ “duyên” chưa đến. Bên cạnh đó, có cả những người đã lấy chồng lấy vợ cũng đến để cầu mong vợ chồng được hòa thuận, ăn ở trọn đời, trọn kiếp với nhau. Cũng không ít người sau khi lỡ dở một lần đò, đến để cầu mong sớm gặp được người thứ hai ưng ý.
Tuy vậy, ngoài tin đồn cầu duyên linh thiêng, chùa Hà cũng được cho là nơi chỉ cầu được duyên chưa đến, chứ nếu duyên đến rồi, cầu thì chỉ có… tan mà thôi. Có bạn chia sẻ trên một diễn đàn mạng: “Nếu mà thật sự muốn đi cầu thì cũng nên tìm hiểu tập tục của nó trước khi làm chứ một cặp lên chùa mà lại cầu tình duyên tức là cặp đó chia tay luôn mỗi người muốn một duyên mới đấy“. Cũng không rõ có bằng chứng gì về việc các đôi yêu nhau cùng lên chùa cầu duyên rồi trở về đều chia tay nhau hay không, song việc này cũng trở thành một kinh nghiệm “xương máu” mà các bạn trẻ Hà Nội tuyệt nhiên tránh.
Tp.hcm: Lễ Dâng Y Và Sớt Bát Gieo Duyên Tại Tổ Đình Vạn Thọ
PSO – Nhằm tạo thắng duyên cho thiện nam tín nữ Phật tử được thực hành hạnh bố thí cúng dường, trên tinh thần hộ trì Tam bảo. Cũng như hồi hướng công đức phần nào báo đáp “Tứ trọng ân”, người thân hiện tại và người quá vãng nhân dịp mùa Vu Lan trở về. Sáng 28/7/2019(nhằm 26/6 kỷ Hợi), tại Tổ đình Vạn Thọ, (số 247 Hoàng sa, phường Tân Định, quận 1, chúng tôi đã trang nghiêm tổ chức lễ sớt bát, dâng y gieo duyên cúng dường đến 80 chư Tăng Ni đang an cư trên địa bàn Phật giáo quận 1.
Chứng minh và tham dự buổi lễ có HT.Thích Thanh Sơn, Chứng minh BTS Phật giáo chúng tôi cùng chư tôn đức Tăng đang an cư tại trường hạ truyền thống Tổ đình Vạn Thọ và chư Ni đang an cư tại chỗ ở các tự viện trong quận đồng về tham dự.
Tại buổi lễ, sau khóa lễ tụng kinh Pháp Hoa, chư Tăng đã trang nghiêm cử hành lễ trì bình khất thực quanh khuôn viên Tổ đình Vạn Thọ, đây là cơ hội cho Phật tử gieo duyên với Tam bảo thông qua hình thức tái hiện hình ảnh giáo đoàn thời Phật vân du khất thực hóa duyên.
Tại lễ sớt bát, dâng y Hòa thượng Chứng minh có lời khen ngợi các Phật tử đã nhịn ăn bớt mặc phát tâm cúng dường thực phẩm, thuốc uống, tịnh tài và y ca-sa đến chư Tăng Ni trong mùa An cư. Đó là cách thể hiện tấm lòng hộ trì Tam bảo. Là một trong hai trách nhiệm hộ pháp và hành pháp mà thời còn tại thế Đức Phật thường dạy cho chúng đệ tử tại gia. Hòa thượng còn nói thêm “Tứ trọng ân” là bốn ân lớn và trọng trọng đại trong đời. Đó chính là Ân Cha Mẹ, Ân Tam bảo Sư trưởng, Ân quốc gia xã hội và Ân chúng sinh vạn loại. Mà người con Phật luôn ghi nhớ báo đáp.
Buổi lễ đã hoàn mãn trong niềm hỷ lạc vô biên của bốn chúng đệ tử Đức Phật.
Một số hình ảnh của buổi lễ:
Đông Tà
The post chúng tôi Lễ dâng y và sớt bát gieo duyên tại Tổ đình Vạn Thọ appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.
Bạn đang xem bài viết Tham Quan Miếu Nổi Ở Tp.hcm: Nơi Tạ Lễ, Cầu Duyên Rất Linh Thiêng trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!