Xem Nhiều 5/2023 #️ Thế Nào Là Phóng Sinh? Mua Chim, Cá Về Thả Có Được Gọi Là Phóng Sinh? # Top 5 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Thế Nào Là Phóng Sinh? Mua Chim, Cá Về Thả Có Được Gọi Là Phóng Sinh? # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thế Nào Là Phóng Sinh? Mua Chim, Cá Về Thả Có Được Gọi Là Phóng Sinh? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rằm tháng Bảy, nhiều người tổ chức lễ phóng sinh để cầu nguyện cho gia đình, thân quyến. Ở nhiều chùa, chim cá vừa được thả ra, ngay lập tức có người bắt, vớt trở lại để bán tiếp. Phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy tội trước mắt!

Chị Quỳnh Liên (Tp.HCM) kể, mấy hôm trước chị theo bạn đi phóng sinh ở chùa Diệu Pháp, thấy cảnh bạn thả cá phía trước, phía sau có người đi theo vớt, rồi lại mang bán cho hàng cá trước cổng chùa, rồi người khác lại mua thả, rồi lại vớt… Chị cứ băn khoăn tự hỏi “hành động phóng sinh như thế, còn ý nghĩa gì?”.

Nhiều người lên chùa còn chứng kiến hiện tượng người bán chim phóng sinh cắt cụt cánh chim, làm cho chim yếu rồi đem bán cho khách đi chùa làm lễ phóng sinh. Nhưng số con bay được thì ít mà số con chết hoặc bị bắt trở lại thì nhiều. Trước những hình ảnh phản cảm đó có rất nhiều ý kiến phản đối nhưng tình trạng này vẫn diễn ra nhất là dịp lễ, Tết và Rằm tháng Bảy ở nhiều nơi.

Tiến sĩ Phật học, sư cô Nguyên Hương cho biết, việc bắt chim, đánh cá vì mưu sinh là việc làm không có lựa chọn khác cho một số người. Họ vì nghề nghiệp kiếm ăn và nuôi sống gia đình mà làm… nhiều khi miễn cưỡng. Nhưng những người chờ sẵn để bắt những con cá, con chim phóng sinh để trục lợi thì đó là việc làm tham lam và thiếu hiểu biết trầm trọng, có thể gọi là ác nghiệp.

Theo TS. Nguyên Hương, người đi chùa hay có ý định làm lễ phóng sinh không nên mua từ những người này, không được tiếp tay cho những kẻ cơ hội trục lợi từ hành động mang tính từ bi của mình. Đức Phật khuyên mọi người làm gì cũng nên xuất phát từ cái tâm và phải có hiểu biết đúng đắn.

Trong đạo Phật phát triển sau này, phóng sinh chỉ là một phương tiện để tu tập. Về mặt hình thức phóng sinh có nghĩa là mình đừng có cùm kẹp mà để cho các loài vật được tự do. Còn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận… ra khỏi con người mình để mình được tự do. Ý nghĩa sâu xa của việc phóng sinh trong đạo Phật là như vậy chứ không phải là mua mấy con chim, con cá đem đi phóng sinh. Hiểu như vậy là rất hình thức và thô thiển.

Phóng sinh thế nào cho đúng?

Nhiều người hiểu nhầm nghi lễ phóng sinh như hiện nay là làm theo lời Phật dạy. Nhưng thực chất, đây là một nghi lễ xuất hiện sau này, ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc vì người Trung Quốc một thời coi trọng lễ nghi. Đạo Phật khi vào Trung Quốc cũng phải dùng phương tiện, nghi lễ đó để chuyển tải thông điệp từ bi và tôn trọng sự sống muôn loài. Nhưng do người đời vì ít suy nghĩ sâu xa, chỉ sao chép nghi lễ hình thức mà quên mất ý nghĩa thực sự của hành động.

Vậy nên hiểu về phóng sinh thế nào cho đúng? Có nên phóng sinh hay không? Sư cô Nguyên Hương cho biết: “Thay vì phóng sinh theo kiểu nghi lễ, chỉ nên phóng sinh tùy duyên, nghĩa là thấy chúng đang gặp nạn thì cứu giúp ngay khi đó. Ví dụ như việc giúp một chú chó bị dính băng dính vào miệng đến hoại tử trong thời gian qua, giúp một con chim sập bẫy đang đau đớn, mua một con thú rừng bị bắt để trả lại sự sống cho nó… Những trường hợp khẩn cấp như vậy, chúng ta phải hành động ngay chứ không cần phải đem vào chùa làm các nghi lễ, hình thức”.

Theo TS. Nguyên Hương, khi cứu giúp một chúng sinh nào đó, người có tâm cũng phải làm hết sức lặng lẽ và tế nhị. Chọn nơi vắng vẻ, hay môi trường thích hợp với con vật mình định cứu giúp. Nơi đó con vật phải có cơ hội để sinh tồn và sống sót.

Làm bất cứ việc gì cũng nên đặt cái tâm và sự hiểu biết vào đó chứ không nên làm theo phong trào. Có nhiều người đã bỏ tiền triệu để mua chim phóng sinh nhưng lại cổ vũ việc ăn thú rừng, chim chóc, động vật quý hiếm khác…

“ Chúng ta có rất nhiều cơ hội để làm thiện, thay vì dùng tiền mua cá, mua chim phóng sinh, chúng ta có thể tới thăm và tặng quà cho những cụ già neo đơn hay trẻ mồ côi và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác khi có cơ hội” – TS. Nguyên Hương cho biết.

– nguồn: infonet –

o0o

Thả Cá Phóng Sinh Ngày Ông Công, Ông Táo Sao Cho Đúng Cách?

Video TNGT 9/1: Người đàn ông đứng cạnh đường sắt bị tàu hỏa tông tử vong Video TNGT ngày 8/1: Xe máy kẹp 3 tông đuôi xe tải, 2 người tử vong tại chỗ Xôn xao clip sang đường sai gây tai nạn, vác gậy đánh người ở Bình Phước Đào cổ thụ giá trăm triệu ra phố chờ đại gia “rước” về nhà chơi Tết Nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trước giờ thông xe 1 Video: Bình Minh bị võ sĩ người Ấn gốc Phi đánh suýt nhập viện 2 Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Tăng mạnh, lập đỉnh mới 3 Lời khai bất ngờ của tài xế taxi chặn đường, sát hại dã man nữ đồng nghiệp 4 Lái xe “điên” đâm vào chợ ở Hải Phòng không nồng độ cồn, âm tính với ma túy 5 Giá vàng hôm nay 9/1/2021: Lao dốc phiên cuối tuần, thành quả bị xóa sạch 6 Xổ số Vietlott 9/1/2021: Tìm người may mắn trúng hơn 31 tỷ đồng 7 Tuyên bố bất ngờ của ông Biden về việc phế truất ông Trump 8 Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 9/1/2021 9 Vì sao tỉnh Quảng Trị muốn thay nhà đầu tư Khu bến cảng Mỹ Thủy? 10 Đóng cửa trung tâm đăng kiểm “làm ngơ” cho xe chất lượng kém 11 Giá vàng hôm nay 10/1/2021: Tuần tới vàng giảm mạnh xuống sát 50 triệu? 12 Xe “điên” lao thẳng vào khu chợ ven đường, nhiều người bị thương Xót xa hai cháu nhỏ bị bỏ rơi trên bờ đê sông Hồng giữa trời giá rét Làm thế nào để nhận biết trẻ dậy thì sớm? Làm đẹp đón Tết, cẩn trọng kẻo rước họa Đạt điểm cao nhưng bị nghi ngờ gian lận, nữ sinh cấp 2 bất ngờ tự tử Cà Mau: Hơn 1,6 tấn cá sặc bổi bất ngờ chết nghi do sét đánh Đà Nẵng: Giao thông “đi trước một bước” và thương hiệu thành phố cầu Quế Ngọc Hải: “Những chỉ trích giúp tôi trân quý hơn giây phút thành công” ThS. BS. Nguyễn Trung Cấp: “Tôi chỉ muốn được gọi là bác sĩ Cấp” Đạo diễn Lưu Trọng Ninh: “Đàn bà không phải là những niềm đau”

Phóng Sinh Như Thế Nào Cho Đúng Cách ?

Ý nghĩa của việc phóng sanh

Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội. Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.

Trong kinh “Tạp bảo tạng” quyển 4 có ghi chép sư phụ của một Sa di biết Sa di này sẽ chết trong vòng 7 ngày, nên cho phép anh ta về thăm nhà, 7 ngày sau sẽ trở lại, nhưng không giải thích rõ lý do. Anh ta lên đường về nhà, thấy nước trong một cái ao thoát ra một khe hở, đe dọa một ổ kiến ở bờ ao. Bầy kiến nháo nhác chạy trốn nhưng không kịp với tốc độ nước tháo ra. Anh Sa di thấy vô số con kiến ắt phải chết đuối bèn lấy áo cà sa của mình bồi đất vào để đắp lỗ hổng ở bờ ao, cứu thoát bầy kiến. Sa di về thăm nhà 7 ngày, rồi trở lại ra mắt sư phụ. Sư phụ thấy Sa di kinh ngạc vô cùng, hỏi anh ta mấy ngày qua có xảy ra chuyện gì đặc biệt không. Tưởng rằng sư phụ nói mình phạm giới, làm việc bậy bạ nên lo sợ nói rằng không làm việc gì sai trái. Sư phụ là A la hán dùng thiên nhãn biết rõ là anh Sa di này đã làm một việc thiện nhỏ là cứu sống một bầy kiến, nhờ vậy mà khỏi phải chết yểu, được sống cho đến già.

Các tín đồ Phật giáo đều biết rõ căn cứ của phóng sinh. Có hai bộ kinh. Một là “Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới”, trong đó có nói : “Mọi người hãy lấy từ tâm mà phóng sinh, vì tất cả đàn ông là cha của mình, tất cả đàn bà là mẹ của mình, mình chính là từ ở đó mà sinh ra. Vì vậy chúng sinh trong sáu cõi đều là cha mẹ ta, giết họ mà ăn là giết cha mẹ, và giết cả bản thân mình nữa. Tất cả đất và nước là thân trước của ta, tất cả lửa và gió đều là bản thể của ta, cho nên thường làm việc phóng sinh, đời đời thọ sinh. Nếu người đời khi thấy việc giết hại súc vật thì nên cứu chúng thoát khỏi khổ nạn, thường giáo hóa nói về giới Bồ Tát, cứu độ chúng sinh”.

Bộ kinh thứ hai là “Kinh Kim Quang Minh” quyển 4 (phẩm con ông trưởng giả Lưu Thủy) kể lại chuyện ngày trước Phật Thích Ca tu hạnh Bồ Tát. Thời ấy Phật Thích Ca làm con ông trưởng giả Lưu Thủy. Một lần Người đi qua một cái hồ lớn. Trời đại hạn. Có người đắp đập trên thượng nguồn để bắt cá, làm cho mức nước hồ thấp xuống, hàng vạn cá lớn, cá bé có nguy cơ bị chết. Con trưởng giả muốn cứu bầy cá, nhưng không thể lên tận nguồn để phá đập chắn, bèn tâu với quốc vương phái đến 20 con voi lớn, chở nước tới, đổ đầy hồ, cứu sống đàn cá.

Kinh “Phạm Võng” là chỗ dựa lý luận của phóng sinh. “Kim Quang Minh” là chỗ dựa để xây ao phóng sinh. Các bộ kinh Đại Thừa khác như “Lục độ tập kinh” quyển 3, ghi chép việc mua rùa để phóng sinh. Cuốn “Đại Đường Tây Vực Ký” của Huyền Trang cuốn 9 kể chuyện Tháp Nhạn. Ở nước Magadha thuộc Trung Ấn Độ có một ngôi chùa Tiểu Thừa, do một vị Tỳ kheo tu không giữ giới ăn ba loại thịt thanh tịnh là các loại thịt không thấy giết, không nghe giết, không vì mình mà giết. Có một ngày, một Tỳ kheo không có thịt ăn, chính lúc đó ở trên trời có một bầy nhạn bay qua, Tỳ kheo bèn nói với đàn nhạn “Hôm nay, có vị Tăng không có thịt ăn, vì không ai cúng dường. Các vị Đại Bồ Tát biết là thời cơ đã đến rồi”. Bầy nhạn nghe thấy như vậy, đều sa xuống mà chết. Vị Tỳ kheo ấy vốn không tin Đại Thừa, không tin chim nhạn có thể là Bồ Tát, nên nói ra câu trên để chế diễu Đại Thừa. Không ngờ chính các Bồ Tát đã hiển hiện làm nhạn để giác ngộ cho anh. Các Tỳ kheo Tiểu Thừa trong chùa lấy làm xấu hổ và bảo nhau : “Đây là các vị Bồ Tát, ai mà dám ăn”. Từ nay về sau phải dựa vào Đại Thừa, chúng ta sẽ không ăn ba loại thịt thanh tịnh. Rồi xây tháp thờ chim nhạn.

Có thể thấy phóng sinh có gốc rễ ở giới sát. Cũng có thể nói phát triển giới sát thêm một bước, thành ra phóng sinh. Giới sát chỉ là ngăn không làm ác, là hành vi thiện thụ động. Phóng sinh cứu mạng là hành vi thiện tích cực. Nếu chỉ ngăn ác, mà không hành thiện thì không phải là tinh thần của Phật pháp Đại Thừa. Vì vậy mà Trung Quốc, từ thời Bắc Tề Lương đến nay, có phong trào không ăn thịt không sát sinh. Phong tục phóng sinh cũng từ đó được phát triển dần dần từ triều đình đến dân thường, từ chúng Tăng đến người trần tục đều coi trọng ăn chay.

Chính phủ Dân quốc hiện nay cũng định kỳ cấm giết hại súc vật một số ngày trong năm, từ trung ương đến địa phương để cầu mưa, xua đuổi tai họa, người ta cũng tổ chức phóng sinh và cấm giết hại súc vật. Võ Đế nhà Lương xuống chiếu cấm sát sinh để cúng tế. Tỳ kheo Tuệ Tập đời nhà Lương, nguyện tự đốt hai cánh tay, đi khắp nơi khuyên phóng sinh. Đời Tùy, đại sư Trí Khải phát động phong trào xây ao phóng sinh, giảng các kinh “Kim Quang Minh” và “Pháp Hoa” để tuyên truyền xin bỏ tiền mua lương thực để nuôi cá. Đời Trần Tuyên Đế, Vua sai quan Tế Tửu Từ, Khắc Hiếu viết “Bài Bia về việc thiền sư Trí Khải” tu ở chùa Thiền núi Thiên Thai tổ chức phóng sinh. Điều đó mở đầu cho việc ghi chép các hội phóng sinh và các ao phóng sinh ở Trung Quốc. Từ đó về sau từ đời nhà Đường, nhà Tống đến nhà Minh, đời nào cũng có phát triển việc phóng sinh. Đời vua Đường Túc Tôn, có viết bài bia về ao phóng sinh. Đến đời Tống, hai đại sư Tuân Thức và Tri Lễ cũng ra sức tán thán việc phóng sinh.

Cuối đời nhà Minh có đại sư Liên Trì là một trong những cao tăng rất tích cực tuyên truyền việc phóng sinh. Đại sư viết các bài “Như Lai không cứu nghiệp sát”, “Ăn thịt”, “Ăn chay” in trong tập “Trúc song tùy bút”, lại viết các thiên thư như “Mặc áo lụa ăn thịt”, “Giữ giới sát được sống thọ”, “Ao phóng sinh”, “Thầy thuốc giới sát sinh”, “Vì bệnh ăn thịt”. Trong tập “Trúc song tùy bút”, lại có các bài “Sát sinh là tội ác lớn trong đời người”, “Làm người không nên sát sinh”, “Làm người không nên ăn thịt chúng sinh để khuyến khích giới sát và phóng sinh”. Ngoài các bài viết về “ăn chay”, ông còn viết các bài “Nghi thức phóng sinh”, “Giới sát phóng sinh”, để bày vẽ các nghi thức phóng sinh cho mọi người. Thời hiện đại có sách của đại sư Hoàng Nhất, các tập tranh về “Bảo vệ cuộc sống” của Phong Tử Khái “6 cuốn”. Ngoài ra còn có Cư sĩ Thái Niệm Sanh đề xướng việc giới sát phóng sinh biên tập những câu chuyện về chủ đề “Động vật cũng có linh tính và cảm ứng” thành sách với nhan đề “Động vật còn như vậy”. Nhưng trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật tiến bộ, mật độ nhân khẩu tăng nhanh, không gian sống bị thu nhỏ lại, muốn có một ao phóng sinh, một khu vực phóng sinh tuyệt đối an toàn là tương đối khó khăn. Ở nước Mỹ và Đài Loan hiện nay có các khu vực bảo vệ dã thú. Ngoài ra cũng có người do lòng thương yêu loài vật và muốn bảo vệ thiên nhiên đã khuyến khích dân chúng không nên giết, bắt bừa bãi, tránh phá hoại sự điều hòa phối hợp tự nhiên của sinh vật, tránh nguy cơ diệt chủng đối với loài động vật hiếm. Điều này phù hợp nhưng không hoàn toàn tương đồng với tinh thần phóng sinh của đạo Phật. Nếu chúng ta thả tất cả động vật được phóng sinh vào các khu bảo vệ động vật… thì sẽ có nguy cơ bão hòa, số động vật tăng nhan tới mức phải hạn chế.

Do đó, chúng ta đến đâu để phóng sinh ? Nếu là cá thì có người câu hay thả lưới, nếu là chim, thì có người dùng súng bắn, hay dùng lưới vây bắt. Ở các chợ bán chim, bán cá ngày nay, thường không phải là động vật hoang dã, mà đại bộ phận là do người ở các ao cá, vườn chim. Những động vật này căn bản không thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên, phóng sinh chúng cũng như sát sinh. Phóng sinh loài nhỏ, chúng sẽ bị những loài lớn ăn thịt. Phóng sinh loài lớn, chúng sẽ bị săn bắn đưa vào bếp các quán ăn. Hơn nữa, giống chim, loài cá đều có thói quen của chúng. Có những loài cá nhất định phải sống trong những hoàn cảnh nhất định như chất nước, độ sâu, độ chảy, mua giống cá sông thả vào biển hay mua và thả cá biển vào sông đều thành vấn đề. Loại chim nuôi ở công viên, không quen săn mồi trong hoàn cảnh tự nhiên không biết rau quả nào trong rừng có thể dùng làm thức ăn. Nếu thả chúng vào rừng sẽ bị đói hoặc bị các động vật khác hoặc các loài chim ăn thịt.

Trong tình hình như vậy, có cần phóng sinh hay không, có nên phóng sinh hay không ? Điều này rõ ràng là một sự thực không may mắn. Sự hạn chế của hoàn cảnh tự nhiên làm cho cuộc vận động phóng sinh ngày càng khó khăn.

Thực ra, ý nghĩa phóng sinh là ở nơi động cơ của phóng sinh mong muốn kéo dài thọ mạng của sinh vật. Còn kéo dài được bao lâu thì chúng ta phải có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu như muốn thả chim thì phải nghiên cứu xem thả loài chim gì, thả ở đâu, thả vào lúc nào mới an toàn, có kết quả.

Đối với loài cá, tôm, cua v.v… cũng phải như vậy. Trước hết phải nghiên cứu tập quán sinh thái, nguồn gốc của chúng, rồi chọn thời cơ thích đáng nhất để thả chúng ở những nơi an toàn thích hợp nhất. Nhưng nếu không may, hôm nay chúng được thả, sang ngày hôm sau chúng bị bắt thì cũng đành chịu vậy.

Mục đích của chúng ta là phát động lòng từ bi, tinh thần cứu tế của người phóng sinh. Còn số phận của động vật được phóng sinh ra sao, thì còn tùy thuộc vào nhân quả họa phúc và nhân duyên của chúng nữa. Miễn là khi phóng sinh chúng ta thành tâm cầu cho chúng được thoát nạn. Hãy vì chúng mà nói Tam Quy, nói Phật pháp, phát nguyện hồi hướng. Chúng có thể nhờ đó mà thoát ly được các thân khác loài, chuyển tái sinh làm người, sinh lên cõi trời, vãng sinh tịnh độ, phát tâm Bồ đề, độ thoát chúng sinh sớm thành Phật đạo. Trong việc phóng sinh, chúng ta chỉ cần tận tâm, tận lực mà làm. Như vậy là tốt.

Phóng sinh là tốt nhưng phải biết cách

Vào những dịp Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy hay những dịp cầu nguyện cho bản thân hay gia quyến, người ta hay tổ chức phóng sinh chim, cá. Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng Từ bi bình đẳng, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh (con vật) trước khi phóng sinh. Phóng sinh là thể hiện lòng từ bị của người con Phật, tâm không mong cầu lợi ích cho riêng bản thân mình nhưng phước báu lại to lớn vô cùng.

Tuy nhiên, việc làm tốt đẹp này đang ngày càng mất đi nét đẹp. Thả chim phóng sinh là một việc thiện và dễ làm, nhưng chính hành động đó đã tiếp tay cho đội quân chuyên đi săn lùng bắt các loại chim vào những dịp lễ, vô tình tiếp tay cho những người đi đánh bắt gây thêm nghiệp sát. Để có được một con đến tay người thả, ắt sẽ có nhiều con bị chết vì mệt mỏi, bệnh tật. Việc phóng sinh không đúng cách còn có thể gây những tác động không tốt đối với môi trường sống trong vùng. Vậy, chúng ta phóng sinh thế nào cho đúng?

Phóng sinh là khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, mình bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Người học Phật tăng trưởng lòng từ bi là điều rất cần thiết nhưng từ bi phải có trí tuệ. Ở góc độ tương đối, khi thực hiện phóng sinh, chúng ta có thể hành theo ý nghĩa sau:

– Phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh,…). Vì nếu không như vậy, việc phóng sinh tuy có tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Tâm từ bi không khởi sinh, còn nói gì đến chuyện nuôi dưỡng!

– Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chánh kiến chứ không chạy theo số đông.

– Phóng sinh là tự do, không phân lượng lớn nhỏ, ít nhiều, không chọn ngày giờ tốt xấu, không nên chờ dịp này hay dịp khác,…. Vì các loại lươn, cá, ốc, thú rừng,… bị săn bắt phục vụ cho người ăn thịt lúc nào, ngày nào cũng có; mà thời lượng nào thì sự nguy cấp cũng đều như nhau. Nên khi ta phát tâm từ bi thì liền thực hiện – tùy vào khả năng từ một, hai con đến muôn ngàn con cũng phải lập tức cứu thoát chúng – càng nhanh càng tốt, mà chẳng cầu được ai biết đến.

– Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.

– Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng Đại từ Đại bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh. Nhưng chúng ta cũng không nên quá chấp vào hình thức, tiến hành những nghi lễ rườm rà, câu nệ. Khi phóng sinh, thao tác phải nhanh nhẹn, rốt ráo; nghi lễ ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ; không nên nặng phần hình thức, tránh cho các sinh vật phải chịu kéo dài nỗi khổ sợ hãi, ngột ngạt, tù túng vì bị giam cầm; có khi chúng phải mất mạng trước khi được ta phóng thích.

Nguồn: Phật pháp ứng dụng

Hà Nội: Cua Ốc, Chim Phóng Sinh “Lên Ngôi” Tháng “Cô Hồn”

Cua ốc, chim phóng sinh đắt khách

Ngày rằm tháng 7 (ngày 15/7 Âm lịch) được xem là ngày lễ rất quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Trong ngày này, ngoài cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các “cô hồn” và thả đồ phóng sinh với ước muốn được an lành, may mắn.

Rảo qua các chợ đầu mối, từ những tiểu thương bán hàng rong đến tiểu thương ngồi bán trong chợ ai ai cũng bận rộn bày bán những mặt hàng đồ cúng chúng sinh khiến thị trường này rất tấp nập. Từ cá lớn cá bé, cua, hến, ốc tới chim phóng sinh được người mua kẻ bán í ới từ sáng tới chiều muộn.

Cá vàng được người dân chọn để thả phóng sinh khá nhiều giá từ 20.000 đồng/con nhỏ

Chị Thảo – tiểu thương bán cá cho biết, trong 1 buổi sáng chị bán được hơn 200 con cá vàng

Đến ốc nhỏ được nhiều người chọn để thả phóng sinh, 1 kg có giá 30.000 đồng.

Người tiêu dùng thường chọn những con cá nhỏ với số lượng trên 10 con để thả

Lươn cũng được chọn làm vật cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7

Cua được nhiều người mua để thả phóng sinh

Tại chợ Hòa Bình, chợ Đại Từ, chợ Long Biên… người mua có thể tìm thấy đủ loại cá lớn bé. Tuy nhiên theo những người bán cá thì khách thường chọn mua loại cá nhỏ với giá thấp và mua số lượng 10 con trở lên để phóng sinh. Giá những loại cá nhỏ chỉ khoảng 8.000 đồng/con.

Bên cạnh cá thì người đi cúng rằm tháng 7 thường mua chim lên chùa, ra bãi đất rộng để thả. Giá chim phóng sinh được bán lẻ là 7.000 đồng/con nhưng theo anh Thông, một người bán hàng trên chợ Hàng Da: “Nhiều nhà còn mua tới cả hàng trăm con để mang ra chùa thả”.

Chim phóng sinh được bày bán nhiều tại chợ, hoặc phố Hoàng Hoa Thám

Chim câu có giá từ 45.000 đồng/con

Chim sẻ có giá 7000 đồng/con; chim ri có giá 8000 đồng/con; chim bồ câu có giá từ 45.000 đồng/con.

Dạo qua các chợ lớn nhỏ tại Hà Nội, không khí mua sắm cho ngày rằm tháng 7 rất tấp nập. Trong dịp rằm này, ở các chợ như: chợ Hàng Da, chợ Hôm, chợ Ngã Tư Sở, chợ Linh Đàm… sức mua mạnh nhất là tại các quầy hàng hoa cúng, hải sản, chim và trái cây.

Cô Chiến – tiểu thương bán hoa quả tại chợ Hàng Bè cho biết, trong thời điểm này, lượng người mua trái cây tăng đột biến, khiến giá hoa quả cũng nhích nhẹ, đặc biệt là quả phật thủ.

Theo quan niệm xưa, phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm. Trong những ngày gần đây, loại quả này được người dân khá ưa chuộng. Chị Chiến chia sẻ: “Khoảng 3 ngày trở lại đây, trung bình 1 ngày cửa hàng hoa quả của chị tiêu thụ khoảng 40 quả phật thủ. Nhu cầu mua loại quả này của người dân tăng mạnh”.

Không chỉ được bán ở các chợ, phật thủ còn theo các gánh hàng rong bày bán rất nhiều ở các vỉa hè dọc trên các con phố. Giá một quả trung bình từ 70.000 – 100.000 đồng/quả. Quả đẹp hơn có giá từ 150.000 đồng/quả.

Quả phật thủ là loại quả được mua mạnh nhất trong dịp này

Bác Luyến (Hàng Gà, Hà Nội) chia sẻ: “Bác thường mua quả phật thủ để cúng, nhất là ngày rằm tháng 7. So với mọi năm, quả phật thủ năm nay giá không cao hơn là bao”. Bác bật mí cách chọn quả đó là phải chọn loại có các ngón tay khi chín có màu vàng đẹp mắt, mỗi trái dao động từ 5 đến 20 ngón. Khi các ngón của quả khụm lại khít với nhau, tượng trưng cho bàn tay cầu nguyện, rất đẹp và có ý nghĩa.

Với mặt hàng trái cây cúng rằm, hút hàng nhất là quýt, giá nhích lên, ngày thường 40.000 đồng/kg tăng lên 62.000 đồng/kg quýt đường, còn các loại trái cây được ưa chuộng khác giá cũng tăng nhẹ, như: vú sữa 45.000 đồng/kg tăng lên 55.000 đồng/kg, mãng cầu 30.000 đồng/kg tăng lên 45.000 đồng, na từ 45.000 đồng/kg tăng lên 60.000 đồng/kg, nhãn 40.000 đồng/kg tăng lên 55.000 đồng/kg, ổi 27.000 đồng/kg tăng lên thành 35.000 đồng/kg, nho 50.000 đồng/kg tăng lên thành 65.000 đồng/kg…

Tương tự như hàng trái cây, mặt hàng hoa cúng tại các chợ cũng sôi động hẳn vì lượng người mua nhiều lên. Không chỉ những gian hàng hoa tại các chợ mà nhiều điểm bán hoa ven đường cũng luôn tấp nập.

Hoa cúc 40.000 đồng/10 bông, hoa hồng 30.000 đồng/10 bông

Chị Hường, một người bán hoa trên đường Nghi Tàm, Hà Nội cho biết: “Thời điểm này, hoa cúc vàng là loại hoa bán chạy nhất. Tuy nhiên, giá của các loại hoa cúng cũng không tăng cao lắm. Một bó cúc vàng khoảng 40.000 đồng 10 bông”.

Tại các quầy bán gà, thịt lợn trong chợ thì tình hình trái ngược hẳn. Theo chị Nội – người bán thịt gà, vịt ở chợ thì “mấy năm trở lại đây, người dân Hà Nội có xu hướng cúng chay trong dịp rằm nên khách mua hàng “mặn” những ngày này không nhiều”.

Giá các mặt hàng gà, vịt, thịt lợn vì thế vẫn bình giá chứ không tăng. Gà ta có giá dao động khoảng 120.000 đồng/kg, giá thịt nạc 95.000đồng/kg, thịt đùi 110.000đồng/kg.

Vào mùa Vu lan, sức mua các loại rau củ để chế biến món chay thịnh hành như nấm, cà rốt, củ sắn, cà chua, các loại khoai, bắp, cải ngọt cũng đều hút hàng nên tại các chợ, đơn vị bán lẻ luôn trong tình trạng khan hiếm hàng, mà có thì giá có xu hướng tăng cao. Chỉ mới tuần trước, giá nấm rơm tại các chợ lẻ là 100.000 đồng/kg, nhưng thời điểm này tăng lên 120.000đồng/kg. Dứa 15.000 đồng/quả, rau muống 10000 đồng/mớ, cà chua 30.000 đồng/kg, khoai tây 25.000 đồng/kg, cải thảo 18.000 đồng/kg, cải ngọt 17.000 đồng/kg.

Bột trừ tà, vòng dâu tằm đắt khách

Bên cạnh đó, thời điểm này, rất nhiều người Hà Nội lùng mua bột trừ tà, vòng dâu tằm để trừ tà ma, cầu mong bình yên cho tháng “cô hồn” nói riêng và cho cả năm nói chung.

Anh Trì, tiểu thương bán đồ hàng mã tại chợ Hôm cho biết, bột trừ tà được nhập khẩu từ Thái. Theo quan niệm của nhiều người, trong tháng này mua bột này về tránh được nhiều vận hạn. Giá bán bột tẩy uế, bột trừ tà dao động từ 250.000 – 500.000 đồng/bộ. Dù giá không rẻ nhưng được biết loại sản phẩm này được người mua rất đông.

Bên cạnh đó, hiện nay trên mạng đang nở rộ bán vòng dâu tằm cho bé dịp tháng cô hồn. Vòng dâu tằm có giá bán từ 25.000- 40.000 đồng/chiếc. Loại có gắn thêm bi bạc cho bé trai (7 vía) có giá bán từ 150.000- 160.000 đồng/chiếc, vòng cho bé gái (9 vía) từ 170.000-200.000 đồng.

Theo người bán, vòng giúp bé tránh được điều không tốt, giúp bé tránh giật mình, quấy khóc đêm. Theo 1 người bán vòng online cho hay, trong thời điểm này, cửa hàng tiêu thụ mỗi ngày 50 chiếc vòng. Nhiều người từ tỉnh xa cũng đặt hàng mua về.

Bạn đang xem bài viết Thế Nào Là Phóng Sinh? Mua Chim, Cá Về Thả Có Được Gọi Là Phóng Sinh? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!