Cập nhật thông tin chi tiết về Thuật Toán Tính Âm Lịch mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thuật toán tính âm lịch
Hồ Ngọc Đức
Bài viết sau giới thiệu cách tính âm lịch Việt Nam và mô tả một số thuật toán dùng để chuyển đổi giữa ngày dương lịch và ngày âm lịch. Các thuật toán mô tả ở đây đã được đơn giản hóa nhiều để bạn đọc tiện theo dõi và dễ dàng sử dụng vào việc lập trình, do đó độ chính xác của chúng thấp hơn độ chính xác của chương trình âm lịch trực tuyến tại
[If you cannot read Vietnamese: Old version in English]
Quy luật của âm lịch Việt Nam
Âm lịch Việt Nam là một loại lịch thiên văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là “hội diện” vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.
Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).
Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ “nhuận”.
Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau Trung Quốc lại bắt đầu ngày yyyy-02-19, chậm hơn lịch Việt Nam 1 ngày.
Ví dụ 1: Âm lịch năm 1984
Chúng ta áp dụng quy luật trên để tính âm lịch Việt nam năm 1984.
Sóc A (ngay trước Đông chí năm 1983) rơi vào ngày 4/12/1983, Sóc B (ngay trước Đông chí năm 1984) vào ngày 23/11/1984.
Giữa A và B là khoảng 355 ngày, như thế năm âm lịch 1984 là năm thường. Tháng 11 âm lịch của năm trước kéo dài từ 4/12/1983 đến 2/01/1984, tháng 12 âm từ 3/1/1984 đến 1/2/1984, tháng Giêng từ 2/2/1984 đến 1/3/1984 v.v.
Ví dụ 2: Âm lịch năm 2004
Sóc A – điểm sóc cuối cùng trước Đông chí 2003 – rơi vào ngày 23/11/2003. Sóc B (ngay trước Đông chí năm 2004) rơi vào ngày 12/12/2004.
Giữa 2 ngày này là khoảng 385 ngày, như vậy năm âm lịch 2004 là năm nhuận. Tháng 11 âm của năm 2003 bắt đầu vào ngày chứa Sóc A, tức ngày 23/11/2003.
Tháng âm lịch đầu tiên sau đó mà không chứa Trung khí là tháng từ 21/3/2004 đến 18/4/2004 (Xuân phân rơi vào 20/3/2004, còn Cốc vũ là 19/4/2004). Như thế tháng ấy là tháng nhuận.
Từ 23/11/2003 đến 21/3/2004 là khoảng 120 ngày, tức 4 tháng âm lịch: tháng 11, 12, 1 và 2. Như vậy năm 2004 có tháng 2 nhuận.
Thuật toán chuyển đổi giữa ngày dương và âm
Trong tính toán thiên văn người ta lấy ngày 1/1/4713 trước công nguyên của lịch Julius (tức ngày 24/11/4714 trước CN theo lịch Gregorius) làm điểm gốc. Số ngày tính từ điểm gốc này gọi là số ngày Julius (Julian day number) của một thời điểm. Ví dụ, số ngày Julius của 1/1/2000 là 24515455.
Dùng các công thức sau ta có thể chuyển đổi giữa ngày/tháng/năm và số ngày Julius. Phép chia ở 2 công thức sau được hiểu là chia số nguyên, bỏ phần dư: 23/4=5.
Đổi ngày dd/mm/yyyy ra số ngày Julius jd
a = (14 - mm) / 12 y = yy+4800-a m = mm+12*a-3 Lịch Gregory: jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - y/100 + y/400 - 32045 Lịch Julius: jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - 32083Đổi số ngày Julius jd ra ngày dd/mm/yyyy
Lịch Gregory (jd lớn hơn 2299160): a = jd + 32044; b = (4*a+3)/146097; c = a - (b*146097)/4; Lịch Julius: b = 0; c = jd + 32082; Công thức cho cả 2 loại lịch: d = (4*c+3)/1461; e = c - (1461*d)/4; m = (5*e+2)/153; dd = e - (153*m+2)/5 + 1; mm = m + 3 - 12*(m/10); yy = b*100 + d - 4800 + m/10;Nếu ngôn ngữ lập trình bạn dùng không hỗ trợ phép chia số nguyên bỏ phần dư (VD: JavaScript), bạn có thể định nghĩa một hàm INT(x) để lấy số nguyên lớn nhất không vượt quá x: INT(5)=5, INT(3.2)=3, INT(-5)=-5, INT(-3.2)=-4 v.v. Khi đó, INT(m/10) sẽ trả lại kết quả của phép chia số nguyên. (Nhiều ngôn ngữ có sẵn hàm floor() cho phép làm việc này.)
Các phép chuyển đổi giữa ngày tháng và số ngày Julius có thể được thực hiện với mã JavaScript như sau:
function jdFromDate(dd, mm, yy)
var a, y, m, jd; a = INT((14 - mm) / 12); y = yy+4800-a; m = mm+12*a-3; jd = dd + INT((153*m+2)/5) + 365*y + INT(y/4) - INT(y/100) + INT(y/400) - 32045; if (jdfunction jdToDate(jd)
var a, b, c, d, e, m, day, month, year; a = jd + 32044; b = INT((4*a+3)/146097); c = a - INT((b*146097)/4); } else { b = 0; c = jd + 32082; } d = INT((4*c+3)/1461); e = c - INT((1461*d)/4); m = INT((5*e+2)/153); day = e - INT((153*m+2)/5) + 1; month = m + 3 - 12*INT(m/10); year = b*100 + d - 4800 + INT(m/10); return new Array(day, month, year);Tính ngày Sóc
Như trên đã nói, để tính được âm lịch trước hết ta cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào.
Thuật toán sau tính ngày Sóc thứ k kể từ điểm Sóc ngày 1/1/1900. Kết quả trả về là số ngày Julius của ngày Sóc cần tìm.
function getNewMoonDay(k, timeZone)
var T, T2, T3, dr, Jd1, M, Mpr, F, C1, deltat, JdNew; T = k/1236.85; T2 = T * T; T3 = T2 * T; dr = PI/180; Jd1 = 2415020.75933 + 29.53058868*k + 0.0001178*T2 - 0.000000155*T3; Jd1 = Jd1 + 0.00033*Math.sin((166.56 + 132.87*T - 0.009173*T2)*dr); M = 359.2242 + 29.10535608*k - 0.0000333*T2 - 0.00000347*T3; Mpr = 306.0253 + 385.81691806*k + 0.0107306*T2 + 0.00001236*T3; F = 21.2964 + 390.67050646*k - 0.0016528*T2 - 0.00000239*T3; C1=(0.1734 - 0.000393*T)*Math.sin(M*dr) + 0.0021*Math.sin(2*dr*M); C1 = C1 - 0.4068*Math.sin(Mpr*dr) + 0.0161*Math.sin(dr*2*Mpr); C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*3*Mpr); C1 = C1 + 0.0104*Math.sin(dr*2*F) - 0.0051*Math.sin(dr*(M+Mpr)); C1 = C1 - 0.0074*Math.sin(dr*(M-Mpr)) + 0.0004*Math.sin(dr*(2*F+M)); C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*(2*F-M)) - 0.0006*Math.sin(dr*(2*F+Mpr)); C1 = C1 + 0.0010*Math.sin(dr*(2*F-Mpr)) + 0.0005*Math.sin(dr*(2*Mpr+M)); if (T Với hàm này ta có thể tính được tháng âm lịch chứa ngày N bắt đầu vào ngày nào: giữa ngày 1/1/1900 (số ngày Julius: 2415021) và ngày N có khoảng k=INT((N-2415021)/29.530588853) tháng âm lịch, như thế dùng hàm getNewMoonDay sẽ biết ngày đầu tháng âm lịch chứa ngày N, từ đó ta biết ngày N là mùng mấy âm lịch.Tính tọa độ mặt trời
Để biết Trung khí nào nằm trong tháng âm lịch nào, ta chỉ cần tính xem mặt trời nằm ở khoảng nào trên đường hoàng đạo vào thời điểm bắt đầu một tháng âm lịch. Ta chia đường hoàng đạo làm 12 phần và đánh số các cung này từ 0 đến 11: từ Xuân phân đến Cốc vũ là 0; từ Cốc vũ đến Tiểu mãn là 1; từ Tiểu mãn đến Hạ chí là 2; v.v.. Cho jdn là số ngày Julius của bất kỳ một ngày, phương pháp sau này sẽ trả lại số cung nói trên.function getSunLongitude(jdn, timeZone)
var T, T2, dr, M, L0, DL, L; T2 = T*T; dr = PI/180; M = 357.52910 + 35999.05030*T - 0.0001559*T2 - 0.00000048*T*T2; L0 = 280.46645 + 36000.76983*T + 0.0003032*T2; DL = (1.914600 - 0.004817*T - 0.000014*T2)*Math.sin(dr*M); DL = DL + (0.019993 - 0.000101*T)*Math.sin(dr*2*M) + 0.000290*Math.sin(dr*3*M); L = L0 + DL; L = L*dr; L = L - PI*2*(INT(L/(PI*2))); return INT(L / PI * 6)Với hàm này ta biết được một tháng âm lịch chứa Trung khí nào. Giả sử một tháng âm lịch bắt đầu vào ngày N1 và tháng sau đó bắt đầu vào ngày N2 và hàm getSunLongitude cho kết quả là 8 với N1 và 9 với N2. Như vậy tháng âm lịch bắt đầu ngày N1 là tháng chứa Đông chí: trong khoảng từ N1 đến N2 có một ngày mặt trời di chuyển từ cung 8 (sau Tiểu tuyết) sang cung 9 (sau Đông chí). Nếu hàm getSunLongitude trả lại cùng một kết quả cho cả ngày bắt đầu một tháng âm lịch và ngày bắt đầu tháng sau đó thì tháng đó không có Trung khí và như vậy có thể là tháng nhuận.
Tìm ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch
Đông chí thường nằm vào khoảng 19/12-22/12, như vậy trước hết ta tìm ngày Sóc trước ngày 31/12. Nếu tháng bắt đầu vào ngày đó không chứa Đông chí thì ta phải lùi lại 1 tháng nữa.
function getLunarMonth11(yy, timeZone)
var k, off, nm, sunLong; off = jdFromDate(31, 12, yy) - 2415021; k = INT(off / 29.530588853); nm = getNewMoonDay(k, timeZone); sunLong = getSunLongitude(nm, timeZone); nm = getNewMoonDay(k-1, timeZone); } return nm;Xác định tháng nhuận
Nếu giữa hai tháng 11 âm lịch (tức tháng có chứa Đông chí) có 13 tháng âm lịch thì năm âm lịch đó có tháng nhuận. Để xác định tháng nhuận, ta sử dụng hàm getSunLongitude như đã nói ở trên. Cho a11 là ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch mà một trong 13 tháng sau đó là tháng nhuận. Hàm sau cho biết tháng nhuận nằm ở vị trí nào sau tháng 11 này.
function getLeapMonthOffset(a11, timeZone)
var k, last, arc, i; k = INT((a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853 + 0.5); last = 0; i = 1; arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone); do { last = arc; i++; arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone); } while (arc != last && i Giả sử hàm getLeapMonthOffset trả lại giá trị 4, như thế tháng nhuận sẽ là tháng sau tháng 2 thường. (Tháng thứ 4 sau tháng 11 đáng ra là tháng 3, nhưng vì đó là tháng nhuận nên sẽ lấy tên của tháng trước đó tức tháng 2, và tháng thứ 5 sau tháng 11 mới là tháng 3).Đổi ngày dương dd/mm/yyyy ra ngày âm
Với các phương pháp hỗ trợ trên ta có thể đổi ngày dương dd/mm/yy ra ngày âm dễ dàng. Trước hết ta xem ngày monthStart bắt đầu tháng âm lịch chứa ngày này là ngày nào (dùng hàm getNewMoonDay như trên đã nói). Sau đó, ta tìm các ngày a11 và b11 là ngày bắt đầu các tháng 11 âm lịch trước và sau ngày đang xem xét. Nếu hai ngày này cách nhau dưới 365 ngày thì ta chỉ còn cần xem monthStart và a11 cách nhau bao nhiêu tháng là có thể tính được dd/mm/yy nằm trong tháng mấy âm lịch. Ngược lại, nếu a11 và b11 cách nhau khoảng 13 tháng âm lịch thì ta phải tìm xem tháng nào là tháng nhuận và từ đó suy ra ngày đang tìm nằm trong tháng nào.function convertSolar2Lunar(dd, mm, yy, timeZone)
var k, dayNumber, monthStart, a11, b11, lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap; dayNumber = jdFromDate(dd, mm, yy); k = INT((dayNumber - 2415021.076998695) / 29.530588853); monthStart = getNewMoonDay(k+1, timeZone); monthStart = getNewMoonDay(k, timeZone); } a11 = getLunarMonth11(yy, timeZone); b11 = a11; lunarYear = yy; a11 = getLunarMonth11(yy-1, timeZone); } else { lunarYear = yy+1; b11 = getLunarMonth11(yy+1, timeZone); } lunarDay = dayNumber-monthStart+1; diff = INT((monthStart - a11)/29); lunarLeap = 0; lunarMonth = diff+11; leapMonthDiff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone); lunarMonth = diff + 10; if (diff == leapMonthDiff) { lunarLeap = 1; } } } lunarMonth = lunarMonth - 12; }Đổi âm lịch ra dương lịch
Cách làm cũng tương tự như đổi ngày dương sang ngày âm.function convertLunar2Solar(lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap, timeZone)
var k, a11, b11, off, leapOff, leapMonth, monthStart; if (lunarMonth 365) { leapOff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone); leapMonth = leapOff - 2; if (leapMonth = leapOff) { off += 1; } } k = INT(0.5 + (a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853); monthStart = getNewMoonDay(k+off, timeZone); return jdToDate(monthStart+lunarDay-1);Tính ngày thứ và Can-Chi cho ngày và tháng âm lịch
Ngày thứ lặp lại theo chu kỳ 7 ngày, như thế để biết một ngày d/m/y bất kỳ là thứ mấy ta chỉ việc tìm số dư của số ngày Julius của ngày này cho 7.
Để tính Can của năm Y, tìm số dư của Y+6 chia cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tính Chi của năm, chia Y+8 cho 12. Số dư 0 là Tý, 1 là Sửu, 2 là Dần v.v.
Hiệu Can-Chi của ngày lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, như thế nó cũng có thể tính được một cách đơn giản. Cho N là số ngày Julius của ngày dd/mm/yyyy. Ta chia N+9 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tìm Chi, chia N+1 cho 12; số dư 0 là Tý, 1 là Sửu v.v.
Trong một năm âm lịch, tháng 11 là tháng Tý, tháng 12 là Sửu, tháng Giêng là tháng Dần v.v. Can của tháng M năm Y âm lịch được tính theo công thức sau: chia Y*12+M+3 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v.
Ví dụ, Can-Chi của tháng 3 âm lịch năm Giáp Thân 2004 là Mậu Thìn: tháng 3 âm lịch là tháng Thìn, và (2004*12+3+3) % 10 = 24054 % 10 = 4, như vậy Can của tháng là Mậu.
Một tháng nhuận không có tên riêng mà lấy tên của tháng trước đó kèm thêm chữ "Nhuận", VD: tháng 2 nhuận năm Giáp Thân 2004 là tháng Đinh Mão nhuận.
Tài liệu tham khảo
Sửa đổi lần cuối: 18/08/2008
Cách Tính Ngày Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Theo Âm Lịch
Theo quan niệm dân gian, đối với ngày cúng thôi nôi cho bé trai là theo lịch âm. Và bé trai mình sẽ làm thôi nôi sụt đi một ngày so với ngày sinh thật của bé theo ngày âm lịch. Ví dụ: bé sinh vào ngày 15/3 âm lịch, các mẹ sẽ làm mâm cúng thôi nôi vào ngày 14/3 âm lịch.
Tuy nhiên, ngày nay, cách tính ngày cúng thôi nôi đơn giản hơn, khi mà các bậc phụ huynh bận rộn công việc có thể quên làm lễ thôi nôi cho bé vào ngày âm lịch thì có thể làm mâm cúng thôi nôi cho bé trai vào ngày dương lịch và đúng vào ngày sinh nhật của bé. Ví dụ: Bé trai sinh ngày 3/4/2017 dương lịch thì có thể làm thôi nôi cho bé vào ngày 3/4/2018 nha.
Riêng đối với cách tính ngày cúng thôi nôi năm nhuận, có 2 tháng sát nhau ( ví dụ có 2 tháng 6 âm lịch) bé trai sinh vào tháng 6 âm lịch đầu thì sẽ làm thôi nôi vào tháng 5 âm lịch và nếu bé trai sinh vào tháng 6 âm lịch sau thì mình làm vào tháng 6 âm lịch năm sau.
Chuẩn bị lễ vật mâm cúng thôi nôi cho bé trai:
Nghi thức thôi nôi là một ngày quan trọng đối với trẻ vì vậy cha mẹ phải chuẩn bị thật chu đáo để lễ cúng thôi nôi được diễn ra thật tươm tất.
Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa – Ông Táo: Mâm cúng Mụ (cúng thôi nôi):
Gà luộc hoặc Vịt luộc (Phong tục miền Tây sẽ cúng Vịt Luộc)
Dĩa trái cây ngũ quả
12 dĩa xôi nhỏ
1 dĩa xôi lớn
12 chén chè nhỏ (bé trai làm chè đậu trắng – bé gái làm chè trôi nước)
1 tô chè lớn (bé trai làm chè đậu trắng – bé gái làm chè trôi nước)
Nước, Rượu, Hoa, Nhang
15 cây nến
Bộ giấy tiền cúng thôi nôi và một hình thế cho bé trai
Ngoài những lễ vật trên các mẹ có thể chuẩn bị thêm cho bé những vật dụng để cho bé bốc ví dụ như : đồ chơi, gương, lược, kéo, sách, điện thoại, tiền… Quan niệm của dân gian, tục lệ này sẽ hé mở phần nào về nghề nghiệp trong tương lai của bé.
Ông Tổ Ngành Kế Toán
Tin tức
Tại khu vực Lưỡng Hà, nghề kế toán đã xuất hiện khoảng hàng ngàn năm trước đây. Theo các di chỉ khảo cổ, có thể nói cái nôi của ngành nghề này xuất hiện ở Ai Cập,người Ả Rập cổ đại là những người đầu tiên áp dụng hệ thống kế toán để ghi chép lại các sự kiện phát sinh trong mua bán, trao đổi hàng hóa. Nhưng kế toán Ai Cập chỉ dừng lại ở việc ghi chép đơn giản mà thôi, nguyên nhân do tình trạng mù chữ và sự vắng mặt của đồng tiền đúc đã ngăn cản sự phát triển của ngành nghề này.
Và thông qua việc sử dụng đồng tiền đúc vào khoảng 600 TCN dẫn đến việc xuất hiện hệ thống ngân hàng trong xã hội Hy Lạp cổ xưa nên các chủ ngân hàng đã giữ những sổ tài khoản thông qua việc trao đổi,cho vay…do đó người Hy Lạp cũng đã có đóng góp quan trọng đối với ngành kế toán.
Tại La Mã, thông qua tục lệ là những chủ gia đình luôn ghi chép lại các khoản thu chi hàng ngày của gia đình qua sổ nhật ký chi tiêu gia đình. Quân đội và vương triều của đế chế La Mã cung rất coi trọng nghề kế toán. Họ luôn giữ gìn cẩn thận các tài liệu ghi chép về tiền, hàng hóa và các sự kiện giao dịch và tính toán chúng mỗi ngày. Các khoản chi tiêu công của hoàng đế Augustus cũng được tính toán và ghi chép.
Cha đẻ nghề kế toán trong thời kỳ Phục hưng:
Người Ý được coi là cha đẻ của kế toán hiện đại trong thời kỳ Phục Hưng ( thế kỷ 14-16). Ngày 10/11/1494, Luca Pacioli – nhà toán học vĩ đại người Ý – đã phát hành cuốn sách đầu tiên về phương pháp ghi sổ kép, ông đã được coi là cha đẻ nghề kế toán hiện đại. Và hiện này cứ vào ngày 10/11 hàng năm được xem là ngày quốc tế ngành kế toán.
Một điều thú vị nữa đó là theo tín ngưỡng của người Phương Tây, St Matthew – vị thánh Tông Đồ – 1 trong 4 tác giả sách tin mừng Công Giáo được coi là vị Thánh bảo trợ nghề kế toán, ghi chép sổ sách và thu thuế do trước khi trở thành một vị thánh Tông đồ ông từng là một nhân viên thu thuế ở ngôi phố cổ của thành phố Capernaum.
Ngành kế toán có thể được xem là lĩnh vực thú vị nhưng một số người cũng cho rằng kế toán chỉ toàn số nhàm chán. Làm việc trong ngành kế toán thì phải luôn tuân thủ các quy tắc cứng nhắc và nghiêm khắc, nhưng trên thực tế, người làm kế toán dựa nhiều vào những ước tính và phán đoán có cơ sở, những thứ đòi hỏi sự đánh giá cẩn thận và khả năng tưởng tượng tuyệt vời.
Văn Khấn Ngày 30 Tết Âm Lịch
Chia sẻ cách bày mâm cúng ngày 30 Tết và bài văn khấn ngày 30 Tết đơn giản, chính xác nhất.
Vào ngày 30 Tết, gác lại mọi lo toan, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng Tất niên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến.
I. Mâm cúng 30 Tết
Lễ vật cũng như mâm cỗ cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện của gia chủ. Thông thường, mâm cỗ cúng Tất niên cần sắm lễ như sau:
Mâm ngũ quả, hương (nhang), hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Cách bày mâm cúng ngày 30 Tết và bài văn khấn ngày 30 Tết đơn giảnII. Bài văn khấn ngày 30 Tết Âm Lịch
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A di đà Phật! (Lạy)
Nam Mô A di đà Phật! (Lạy)
Nam Mô A di đà Phật! (Lạy)
Bạn đang xem bài viết Thuật Toán Tính Âm Lịch trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!