Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Hiện Hiệu Quả Các Giải Pháp Kiềm Chế Tai Nạn Giao Thông mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TIN LIÊN QUAN
Cảnh giác trộm cắp khi mở cửa sổ hóng gió
Báo Công an Nghệ An: Thăm và tặng quà CBCS Đảo Mắt
Chú trọng công tác tuyên truyền
Ngay từ đầu năm, thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm TTATGT trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đồng loạt triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng người đã sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhờ đó, tình hình TTATGT đã có chuyển biến rất tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông được nâng lên, dần hình thành văn hoá sử dụng rượu, bia lành mạnh, đặc biệt là giảm thiểu TNGT do vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về ATGT
Tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm
Với vai trò nòng cốt, Công an tỉnh Nghệ An đã chủ động xây dựng triển khai nhiều văn bản, kế hoạch triển khai công tác TTKS xử phạt vi phạm về TTATGT như: Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm TTATGT, trật tự xã hội; triển khai thực hiện Nghị định số 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; phối hợp tăng cường công tác quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách… Đặc biệt, thời gian qua, Công an tỉnh đã phối hợp với Cục CSGT lắp đặt, đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát tự động với 28 cụm trên tuyến Quốc lộ 1A và địa bàn TP Vinh. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để giám sát và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
6 tháng đầu năm 2020, lực lượng CSGT đường bộ đã tổ chức 13.551 ca TTKS giao thông với 50.259 lượt CBCS tham gia, phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính về TTATGT 32.337 trường hợp. Trong đó, người điều khiển xe ôtô: 12.003 trường hợp; người điều khiển môtô – xe gắn máy 20.126 trường hợp, xe máy điện 208 trường hợp. Tạm giữ 501 ôtô, 6.123 môtô; ra quyết định xử phạt 26.985 trường hợp, chuyển kho bạc Nhà nước thu phạt hơn 31 tỉ đồng; tước giấy phép lái xe có thời hạn 3.891 trường hợp. Một số lỗi vi phạm chính gồm: Chạy quá tốc độ quy định 3.984 trường hợp; trong hơi thở có nồng độ cồn vượt mức cho phép 898 trường hợp (so với cùng kỳ giảm 1.521 trường hợp); không chấp hành đèn tín hiệu giao thông 756 trường hợp; không có giấy phép lái xe 5.373 trường hợp; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông 7.952 trường hợp; thiết bị an toàn kỹ thuật không đảm bảo 3.519 trường hợp; xe ôtô chở quá khổ 663 trường hợp, xe ôtô chở quá tải 950 trường hợp; xe chở rơi vãi 718 trường hợp; trong cơ thể có chất ma túy: 61 trường hợp; xử lý 54 trường hợp vi phạm đường sắt; 80 trường hợp vi phạm đường thủy nội địa.
Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT
Bên cạnh đó, Thanh tra Sở GTVT đã phối hợp tốt với Công an các huyện, thành, thị tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm về vận tải hành khách, hàng hóa và các vi phạm về TTATGT… Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, tập trung xử lý các phương tiện quá khổ, quá tải, vi phạm kích thước thành, thùng xe; hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, xe hợp đồng; xe ôtô từ 5 – 7 chỗ ngồi hoạt động kinh doanh vận tải không phép (xe dù)… Đặc biệt, tập trung kiểm tra, xử lý xe buýt dừng, đỗ trái quy định, chạy tốc độ thấp ở khu vực nội thành TP Vinh; xe phù hiệu hợp đồng nhưng chạy theo hình thức tuyến cố định. 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở đã kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm 740 trường hợp với số tiền hơn 2,5 tỉ đồng; tước giấy phép lái xe 266 trường hợp; tước giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường 31 trường hợp; phù hiệu 29 trường hợp; cắt thành, thùng 52 xe vi phạm. Thông qua hệ thống giám sát hành trình Sở GTVT đã xử lý đối với 216 phương tiện. Trong đó, thu hồi chấp thuận khai thác tuyến 4 xe; thu hồi phù hiệu và không cấp lại trong 6 tháng tiếp theo với 4 xe; thu hồi phù hiệu 1 tháng đối với 85 xe; cảnh cáo đối với 127 xe.
Trong thời gian tới, để công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực hơn nữa, các cấp, ngành và lực lượng chức năng sẽ tiếp tục chú trọng đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; có chiến lược truyền thông về văn hóa giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thanh, thiếu niên. Tuyên truyền các quy định về xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ theo nội dung Nghị định 100 của Chính phủ. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động TTKS và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về TTATGT, tập trung xử lý các vi phạm về nồng độ cồn, vi phạm tải trọng xe, lái xe sử dụng ma túy; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, an toàn kỹ thuật phương tiện, bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông; các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ cao dẫn đến TNGT.
.
Giải Pháp Hạn Chế Tai Nạn Giao Thông
Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông hiện đại, khang trang, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, Vĩnh Thạnh nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông (TNGT), đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn.
Tai nạn giao thông tăng
Theo Ban ATGT huyện Vĩnh Thạnh, 6 tháng qua, TNGT trên địa bàn huyện tăng so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, trên địa bàn huyện xảy ra 6 vụ TNGT, làm chết 6 người, bị thương 2 người, thiệt hại tài sản trên 11,3 triệu đồng. So với cùng kỳ 2017, tăng 3 vụ, số người chết tăng 3 người… Hầu hết nguyên nhân của các vụ tai nạn trên chủ yếu là do người điều khiển phương tiện có rượu, bia, đi không đúng phần đường, thiếu chú ý quan sát, vượt sai quy định, điều khiển xe quá tốc độ cho phép… Bên cạnh đó, đời sống người dân được nâng lên, phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Điển hình như quốc lộ 80 đi qua địa bàn huyện Vĩnh Thạnh còn nhỏ hẹp, có đoạn xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại.
Cán bộ, công nhân viên và đoàn viên thanh niên huyện Vĩnh Thạnh ra quân tuyên truyền, cổ động nhân dân chấp hành các quy định về ATGT khi ra đường.
Để hạn chế TNGT, 6 tháng qua, ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh tổ chức 558 cuộc tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường thủy, với 2.064 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Qua đó, lập biên bản vi phạm hành chính 452 trường hợp; tạm giữ 96 phương tiện, 356 giấy phép lái xe. So với cùng kỳ năm 2017, tăng 185 cuộc tuần tra, kiểm soát; tăng 647 lượt người tham gia; lập biên bản vi phạm hành chính tăng 92 biên bản… Địa phương đã ra quyết định xử phạt 341 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), với số tiền gần 387 triệu đồng, tăng 64 trường hợp so với cùng kỳ…
Giải pháp
Ông Võ Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, Trưởng Ban ATGT huyện, cho biết: “Những vụ TNGT xảy ra ngoài nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan là do tinh thần, ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế, không nhận thức được hậu quả tác hại do TNGT gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ những nguyên nhân này, năm 2018, Ban ATGT huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt quy định về ATGT khi tham gia giao thông. Trong đó, lực lượng công an làm nòng cốt phối hợp cùng các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường thủy khi tham gia giao thông, nhằm hạn chế thấp nhất TNGT trong những tháng cuối năm 2018”.
Huyện Vĩnh Thạnh chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn. Cụ thể, từ năm 2015 đến nay, địa phương đã xây dựng trên 96,770km đường giao thông nông thôn, đạt 105% chỉ tiêu; đầu tư xây dựng 67 cầu giao thông nông thôn, đạt 124% chỉ tiêu… với tổng kinh phí thực hiện 117,590 tỉ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp 47,344 tỉ đồng. Công tác này tiếp tục được địa phương huy động sức dân thực hiện trong những tháng cuối năm 2018.
Theo Ban ATGT huyện Vĩnh Thạnh, nhằm kềm chế TNGT, huyện Vĩnh Thạnh thực hiện quyết liệt một số giải pháp. Cụ thể, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông sử dụng có hiệu quả các thiết bị nghiệp vụ và phương tiện hiện có để tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến tỉnh lộ 919 và các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về TTATGT đường bộ và đường thủy nội địa; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông; phổ biến những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGT nghiêm trọng để cảnh báo, hướng dẫn, nhắc nhở người tham gia giao thông thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát giao thông thường xuyên phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề ATGT, phổ biến cho học sinh biết và chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT. Phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ (Trạm Cảnh sát giao thông Thới Thuận) tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến quốc lộ 80; xử lý nghiêm các vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt không đúng quy định; lạng lách, đánh võng, tổ chức, cổ vũ đua xe trái phép; chở các thực phẩm bẩn vi phạm quy định về môi trường; đón trả khách không đúng nơi quy định; vượt đèn đỏ, vi phạm các quy định về hoạt động vận tải khi điều khiển phương tiện…
Ông Võ Văn Phương cho biết: “Vĩnh Thạnh đưa ra nhiều giải pháp nêu trên nhằm ngăn chặn TNGT có thể xảy ra trong những tháng cuối năm. Trong đó, các ngành, các cấp tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không chấp hành pháp luật về đảm bảo ATGT khi ra đường; tiếp tục vận động, tuyên truyền các hộ dân, chủ phương tiện xe cơ giới chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông để góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa phương, đặc biệt đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông…”.
Bài, ảnh: HÀ VĂN
Các Giải Pháp Đồng Bộ Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông
Để góp phần bảo đảm trật tự ATGT thì mỗi người hãy tự nâng cao ý thức trong việc tham gia giao thông, cũng như vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Có như vậy, số vụ TNGT cũng như số người thương vong vì TNGT mới có thể nhanh chóng kéo giảm; để thực hiện được mục tiêu trên, cần làm những việc như sau:
Một là: Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: dán 1 vị trí nào đó ở nhà sao cho hàng ngày, hàng giờ nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành). Đồng thời, ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự ATGT. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông đường bộ.
Hai là: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu, bia thì không trực tiếp lái xe mà sử dụng các phương tiện công cộng khác cho an toàn.
Ba là: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.
Bốn là: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khoẻ lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.
Năm là: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con. Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.
Sáu là: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự ATGT.
Bảy là: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Tám là: Luôn có thái độ ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hoá như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ TNGT.
Chín là: Cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.
Một Số Giải Pháp Và Hoạt Động Nhằm Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc.
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc. TNGT tăng cao nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành rước khách, uống rượu say, ùn tắc giao thông…Từ thực trạng vấn đề trên, tôi xin đề xuất những giải pháp và hoạt động sau nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu TNGT:
Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật.
Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa… trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.
Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
Họ và tên: Nguyễn Quốc Trưởng
Địa chỉ liên hệ: số 43, Hùng Vương,
phường 7, TP Mỹ Tho, Tiền Giang.
Email: quoctruong12@yahoo.com
Bạn đang xem bài viết Thực Hiện Hiệu Quả Các Giải Pháp Kiềm Chế Tai Nạn Giao Thông trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!