Cập nhật thông tin chi tiết về Thượng Đế &Amp; Phật Mẫu mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
THƯỢNG ĐẾ & PHẬT MẪU
QUÍ NGÀI LÀ AI? Phàm làm con người trên quả địa cầu nầy, lắm lúc chúng ta ngồi suy tư về sự hiện hữu của mình, rồi tự dưng sẽ nhìn thấy cả một kỳ diệu trong việc cấu trúc nên hình thể con người. Từ các cơ quan như: Cơ quan thị giác, cơ quan xúc giác, cơ quan thính giác, cơ quan vị giác, cơ quan khứu giác… và các bộ máy như: Bộ máy tuần hoàn, bộ máy tiêu hóa, bộ máy bài tiết… cho đến hệ thần kinh chi chit trong cơ thể rồi đến các trung khu trên não bộ…Các chức năng của những bộ phận nêu trên họat động một cách vi diệu khiến chúng ta phải thừa nhận có bàn tay sáng tạo của Đấng Tạo Hóa đã vẽ nên hình! Đó là phần hữu hình, còn về mặt vô hình như: Tánh linh, mặc khải, cảm nhận, kiến thức, tư tưởng, ý thức, tiềm thức, vô thức, lương tâm, linh hồn….ai đã tạo nên? Phải chăng cũng là Đấng Tạo-hóa? Vượt ra ngoài phạm vi lớn hơn, với vũ trụ bao la, các vì tinh tú luôn luôn vận hành theo một trật tự vi diệu, vạn vật sinh tồn, thiên nhiên mầu nhiệm…Có thể nói, vũ trụ hãy còn nhiều bí mật mà loài người chưa đủ khả năng khám phá! Ắt phải có một Đấng Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ với quyền năng vô đối đã tạo nên. Từ các suy tư kể trên, qua kinh sách của đạo Cao Đài, qua các đàn cơ dạy đạo của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng, chúng ta đã được giải đáp rất nhiều về những bí mật của vũ trụ, về sự nhiệm mầu của Đấng Tạo Hóa, và về sự hiện hữu của hai Đấng tối cao, tối linh mà nhơn loại tôn thờ. Đó là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Diêu Trì Kim Mẫu mà người tín đồ Cao Đài gọi là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Vậy Thượng Đế, Ngài là ai? Ngài như thế nào? Ngài ở đâu? Ngài làm gì? Đó là những câu hỏi muôn đời và vẫn chưa có câu trả lời nào được con người chấp nhận một cách trọn vẹn. Ngoại trừ các bậc chơn tu đã giác ngộ mới nhận diện được Ngài, còn phần đông chúng ta chỉ cảm nhận Ngài qua đức tin trong tôn giáo của mình mà thôi. Điển hình như Pascal, một khoa học gia, một nhà toán học, một triết gia lớn của nhơn loại đã nói: “ Dù không thể dùng lý trí để chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế vì Ngài quá siêu việt đối với sự hiểu biết của con người, nhưng chúng ta cần phải tin tưởng vào Đấng sáng tạo tối cao.” Với Pascal, niềm tin ở Thượng Đế là nền tảng để khám phá mọi bí mật của thế giới vô hình, là yếu tố cần thiết để diện kiến được Ngài, là điều hữu ích cho kiếp làm người. Do đó Pascal đã khẳng định:
“Hãy quỳ xuống, anh sẽ thấy được Thượng Đế” Vậy thì:
I-THƯỢNG ĐẾ, NGÀI LÀ AI? Điều nầy giáo lý của các tôn giáo đã có lời giải đáp đặt trên nền tảng đức tin của từng tôn giáo. Riêng về tôn giáo Cao Đài, nhờ phương tiện thông linh bằng cơ bút, người tín đồ Cao Đài mới biết chắc rằng: Có một Đấng duy nhứt, tối cao, tối đại, tối linh …đã tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật. Đấng ấy trong thời Hạ Nguơn mạt pháp nầy đã giáng cơ mở Đạo và dạy Đạo. Ngài tự xưng là: Ngọc Hoàng Thượng Đế kim viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Tát. Với danh xưng nầy có nghĩa Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế nay gọi là Đấng Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Như trên đã nói, với phương tiện cơ bút, Đức Chí Tôn khai Đạo và dạy Đạo nên cũng nhờ váo đó nhơn loại ngày nay có thể biết rõ ràng về Thượng Đế. Chính Ngài đã giáng cơ giải thích về thân thế củ Ngài như sau: “Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới thì khí Hư vô sinh ra chỉ có một mình Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái. Bát Quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: Vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm và gọi chung là Chúng Sanh. Các con đủ hiểu rằng, chi chi hữu sanh cũng bởi do Chơn Linh Thầy mà ra. Hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống vì vậy lòng háo sanh của Thầy vô cùng tận. “ Một đàn cơ khác, Đức Chí Tôn giải thích thêm: “ Khai thiên địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một Chơn Thần mà đã biến Càn Khôn Thế Giới và cả Nhơn Loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy. Các con là chư Phật, chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con, có các con rồi
mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp. Pháp có, mới sanh ra Càn Khôn Vạn vật, rồi mới có người nên gọi là Tăng. Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.” Nói tóm lại, như trên đã trình bày: Khi trời đất chưa phân định, không gian lúc bấy giờ chỉ là Hư Vô Chi Khí. Với cái tên gọi như vậy, vì cái thể của nó trống không đối với mắt phàm của con người, nhưng kỳ thực trong cái không ấy vẫn chứa đựng một nguồn sống tiên khởi. Từ nguồn sống ấy biến ra muôn loài, vạn vật…Trong đó có con người. Con người gọi tên nguồn sống ấy bằng nhiều danh hiệu khác nhau, chẳng hạn như Đức Chúa Trời, Đức Chí Tôn, Đấng Tạo Hóa, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đấng A- La, Đấng Giê- Hô- Va…. Vậy Thượng Đế tuy vô hình nhưng thực sự hiện hữu.
II – THƯỢNG ĐẾ Ở ĐÂU? Nhờ Thánh Ngôn của đạo Cao Đài, chúng ta biết được nơi ngự của Đức Chí Tôn là Bạch Ngọc Kinh, là một tòa nhà to lớn làm bằng ngọc trắng được mô tả qua đàn cơ ngày 1-1 năm Bính Dần (1926) như sau:
Một tòa thiên các ngọc làu làu, Liền bắc cầu qua, nhấp nhóa sao. Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu, Thiên trùng nhiếp khảm hiệp Nam Tào. Chư Thần chóa mắt màu thường đổi, Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao. Dời đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi, Vững bền muôn kiếp chẳng hề xao.
Để có một khái niệm rõ ràng về hình ảnh của Bạch Ngọc Kinh, chúng ta hãy nhớ lại hình ảnh Tòa Thánh Tây Ninh được Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đứng ra xây cất theo mô hình do Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch giáng cơ vẽ ra, phỏng theo hình ảnh của Bạch Ngọc Kinh trên cõi Thiêng Liêng. Do đó Tòa Thánh Tây Ninh cũng được gọi là Bạch Ngọc Kinh tại thế. Ngoài Bạch Ngọc Kinh, Đức Chí Tôn còn ngự tại Linh Tiêu Điện ở Ngọc Hư Cung thuộc từng trời Hư Vô Thiên mỗi khi có Đại Hội Quần Tiên, nơi đó Đức Chí Tôn ngự trên đài cao để chủ tọa Đại Hội Ngự Triều. Linh Tiêu nhứt tháp thị Cao Đài, Đại Hội Quần Tiên thử ngọc giai, Vạn trượng hào quang tùng thử xuất, Cổ danh bửu cảnh lạc Thiên Thai.
III – THƯỢNG ĐẾ LÀM GÌ? Trong bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế mà người tín đồ Cao Đài tụng niệm hằng ngày có một đoạn cho chúng ta biết vài nét về quyền hành của Đức Thượng Đế. Bài kinh viết bằng Hán Tự và xin được diễn Nôm như sau: Đức Thượng Đế tạo ra vạn vật và dưỡng dục vạn vật, Trên thì chưởng quản 36 tầng trời và 3.000 thế giới. Dưới chưởng quản 72 địa cầu và Tứ Đại Bộ Châu.
…………………………………………………………………….
Là vua của Nhật, Nguyệt, Tinh và thời gian. Tức là vua của không gian và thời gian. Là chủ của Thần, Thánh, Tiên, Phật. Là Đấng Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng, Là Đấng Đại Thiên Tôn. Cũng cần nói thêm, trong bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu: “ Hóa dục quần sanh “ đã cho chúng ta thấy Thượng Đế luôn luôn quan tâm đến sự thăng tiến của vạn vật. Thật vậy, kể từ Nhứt Kỳ Phổ Độ, qua Nhị Kỳ Phổ Độ, rồi đến Tam Kỳ Phổ Độ, Thượng Đế đã mở ra nhiều mối Đạo ở nhiều nơi…. cũng không ngoài mục đích dạy dỗ con người tìm con đường trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống và thăng cao Thiên vị. Với hai chữ “Trở về “mà chúng tôi vừa mới nói, xin được nói rõ hơn, giáo lý Cao Đài cho biết, Linh hồn hay Chơn linh là điểm Linh Quang từ khối Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho để nhập vào phàm thể của mỗi người. Chơn Linh ấy làm con người có tánh Thánh hầu gìn giữ và dạy dỗ phàm thể. Bởi nguồn gốc Chơn Linh của mỗi con người là do một phần Chơn Linh của Đức Chí Tôn từ cõi Thiên nên Đức Chí Tôn hằng nói: “Thầy là các con, các con là Thầy “và chính vì thế, khi rời khỏi xác phàm, Chơn Linh con người tìm đường trở về gốc cũ ở cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Người tín đồ Cao Đài cho rằng cái chết của xác phàm tại trần gian là sự “Qui hồi cựu vị “hay ngắn gọn hơn là “Qui vị “để chỉ sự trở về của Linh Hồn.
IV – VỚI ĐẠO CAO ĐÀI, THƯỢNG ĐẾ VỪA LÀ CHA VỪA LÀ THẦY: Với một Đức Chí Tôn duy nhứt, nhưng trong giáo lý Cao Đài khi giáng cơ dạy Đạo, Ngài thường xưng là THẦY. Vậy Đức Thượng Đế có lúc là Cha, lại có lúc là Thầy. Đó là điều mà Đức Hộ Pháp có lần đã vấn Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là cố Đại văn hào của nước Pháp, lãnh lịnh Đức Chí Tôn làm Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo đạo Cao Đài. Đức Hộ Pháp hỏi : Cha và Thầy khác nhau, tại sao Đại Từ Phụ của chúng ta lấy danh xưng là Thầy ? Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn trả lời bằng một bài thơ chữ Pháp xin tạm dịch ra văn xuôi như sau : Ngài cùng trong một lúc là Cha và Thầy: Bởi vì chính Ngài sanh ra tất cả con người chúng ta.
Ngài nuôi dưỡng thân thể chúng ta bằng vật lành mạnh
Và tạo ra linh hồn chúng ta bằng phép ThiêngLiêng. Nơi Ngài,tất cả là thông thái và trí huệ. Sự tiến hóa của linh hồn là công nghiệp của Ngài không ngừng. Những vật chất hèn mọn là châu báu trước mắt Ngài. Những linh hồn hèn hạ, Ngài biến chúng thành ThầnThánh. Luật của Ngài là Bác ái, Quyền của NgàilàCôngchánh Ngài chỉ biết Đạo Đức và không biết thói xấu. CHA : Ngài ban cho các con sanh khí của Ngài. THẦY : Ngài di tặng cho họ cái Thiên Tánh riêng của Ngài Tóm lại, ngày nay, vào thời Nguơn Mạt Pháp, nhơn loại đang đắm chìm trong nền Văn minh vật chật, bỏ lơi con đường Đạo Đức khiến cho xã hội loài người càng ngày càng bất ổn, sống tranh giành, cấu xé, chiến tranh tàn sát nhau…và có cơ nguy dẫn đến chỗ tự diệt vong. Trước cơ nguy nầy, để cứu vớt toàn thể con cái của Thượng Đế, Ngài đã dùng huyền diệu cơ bút khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Việt Nam vào năm 1926. Với nền tân tôn giáo nầy, mọi kinh kệ, lễ bái, giáo lý, Pháp Chánh Truyền, Thể Pháp, Bí Pháp…nhất nhất đều do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế chỉ dạy qua cơ bút rõ ràng … Như vậy, Thượng Đế quả thực hiện hữu. Ngài đang chưởng quản cả Càn Khôn Vũ Trụ. Dưới mắt Ngài những vật hèn mọn là châu báu, những linh hồn hèn hạ, Ngài biến chúng thành Thần Thánh. Sự tiến hóa của linh hồn là công nghiệp không ngừng của Ngài. Luật của Ngài là Bác Ái, quyền của Ngài là Công Chánh. Ngài là Giáo Chủ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dưới tôn chỉ: Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt và với Thiên Đạo Ngài truyền Bí Pháp giải thoát con người, với Thế Đạo, Ngài đưa xã hội loài người lập đời Thánh Đức. Thượng Đế quả thật hiện hữu, Ngài là Cha của muôn loài, là Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ, nếu không trọn đức tin nơi Ngài, đó là một mất mát rất nhiều cho kiếp sống làm con người!
V-VÀI CẢM NHẬN
Đức Chí Tôn, với Càn Khôn Vũ Trụ Vạn Vật Ngài là Chúa Tể, với toàn thể nhơn loại Ngài là Đấng Cha chung, đặc biệt với người tín đồ Cao Đài, Ngài vừa là Cha, vừa là Thầy và cũng vừa là Giáo Chủ của đạo Cao Đài.Ở mỗi cương vị, Ngài có cách hành sử khác nhau: Là Chúa Tể, trên thì Chưởng Quản Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế giới, dưới thì Thất Thập Nhị Địa, rồi Tứ Đại Bộ Châu…Guồng máy quản trị của Ngài có chư Thần Thánh Tiên Phật tùng hộ …Tất cả thiên vạn sự đều chu toàn một cách vi diệu…mà con người khó thấu hết được! Đức Chí Tôn vừa là Cha Thiêng Liêng, vùa là Thầy nên việc gần gũi và dễ cảm nhận hơn khi Ngài nói: “ Một trường thi công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi” Vậy, mở Đạo là mở trường thi công quả, mở Đại Hội Long Hoa là mở cửa đón con cái trúng tuyển của Ngài vào Bạch Ngọc Kinh. Thầy mở trường dạy học trò với tất cả lòng thương yêu, với hồng ân Đại Ân Xá…Học trò một lòng sùng kính Thầy, nguỡng mộ Thầy, ngày đêm chăm chỉ tu học. Học trò đông, thi đỗ nhiều nên ngôi trường của Thầy là ngôi trường chung cho nhơn loại, đạo do Thầy mở vào thời Tam Kỳ Phổ Độ cũng là nền đạo chung của toàn thể nhơn loại. Do vậy, người tín đồ Cao Đài hãy mau truyền khắp nơi trên thế giới, để nhơn loại cùng nhau hiệp lực hoàn thành đời Thánh Đức. Đó là Thánh ý của Đức Chí Tôn đang mong chờ con cái của Ngài mau chóng làm cho nên hình tướng. Tóm lại, Đức Chí Tôn là Cha, Ngài đã bày tỏ tình Cha đối với con là Hồng Oai, Hồng Từ, Vô Cực, Vô Thượng…Là Thầy, Ngài muốn chính tay Thầy dìu dắt các con cho nên Đạo… Riêng việc tự đảm nhận vai trò Giáo Chủ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Ngài đã hạ mình một cách tận cùng, vì là Đấng Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ mà phải hạ mình tá danh là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát để điều hành mối đạo nơi quả Địa cầu thứ 68 hết sức nhỏ bé nầy… Tất cả cũng vì đàn con đang đắm chìm trên biển trần khổ. Với nỗi niềm nầy, có lần Ngài đã phân trần với đàn con của Ngài qua đàn cơ ngày 11 tháng 9 năm 1929 như sau: Các con coi, bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình độ rỗi nhơn sanh… là thế nào? Phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Đáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao, tối trọng., còn Thầy thì khiêm nhường…. là thế nào? Các con phải khiêm nhường sao cho bằng Thầy. Thầy lại nói, buổi lập Thánh Đạo, Thầy đến độ rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời không tội lỗi, đâu đến nhọc công Thầy. Sau đó, ngày 13 tháng 2 năm 1927 Thầy giáng cơ giải thích tiếp rằng: Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập ra phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Như vậy, chúng ta cả thảy đều thấy rõ: Chính Thầy trực diện dạy dỗ các con, chính Thầy dìu dắt các con trên con đường Đạo cho đến khi các con của Ngài được hội hiệp cùng Ngài trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Bằng từng ấy, chúng ta cũng đủ cảm nhận: Thầy đến với chúng ta với cả tình thương vô bờ bến, với ý chí không lực nào cản nổi để giải cứu con cái
của Ngài từ thể xác cho đến Linh hồn. Đó là nguyện ước của Thầy, tuy nhiên phần đạt đạo hãy còn ở chỗ chúng ta có quyết tâm cùng không. Bởi cớ đó nên Đức Chí Tôn quả quyết rằng: Nếu các con không tự lập ở cõi thế nầy, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẵm các con mà đỡ lên cho đặng. Ấy vậy vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó. Còn điều nữa cũng cần nghĩ thêm, là trong thời buổi nầy, Đức Chí Tôn đến khai đạo không phải để nhân loại sùng bái Ngài, mà là để cứu rỗi nhân loại và lập đời Thánh Đức cho nhơn loại. Điều nầy, Đức Hộ Pháp đã từng thuyết giảng rằng: Lạy Đức Chí Tôn không đem lợi ích gì cho Ngài đâu, mà lợi ích là cho chính mình đó. Ngoài ra Đức Chí Tôn cũng vì đàn con đang đau khổ nên không còn nghĩ đến cái oai linh cao vòi vọi của một Đấng là Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ mà sẵn sàng tá thế một cách hết sức giản dị để đem lại cho các con cái của Ngài mọi sự dễ dàng trên con đường tu luyện, Ngài không đòi hỏi phải tốn của hao tiền để thiết lập những ngôi đền đồ sộ để thờ kính Ngài. Chỉ dụng lấy TÂM thờ kính Ngài cũng đủ lắm rồi!
Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi, Không cần hạ giới vọng cao ngôi.
Sang hèn trối kệ, tâm là quí, Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi.
Vậy thì, với Thầy chúng ta chỉ còn biết: Thầy vì nhơn loại mà khai Đạo: Thương nên hết lời chỉ giáo, Thương nên tha thứ mọi tội lỗi từ xưa, Thương nên dùng chính tay mình để dìu dắt đàn con…và đáp lại: Ai thương Thầy thì lòng được rộng mở, thương Thầy tâm sẽ được sáng lên, thương Thầy thì chơn thần được thăng hoa…Càng thương Thầy sẽ thấy càng gần Thầy. Gần đến mức độ cảm nhận được sự huyền diệu vô biên như Thầy đã từng nói: Thầy là các con,các con là Thầy.
ĐỨC PHẬT MẪU, BÀ MẸ THIÊNG LIÊNG
Với con người, chúng ta chỉ nhìn thấy một thân xác là xác phàm. Đó là thân xác thứ nhứt, còn thân xác thứ hai là Chơn Thần do Phật Mẫu sanh và thân xác thứ 3 là Chơn Linh hay Linh hồn do Đức Chí Tôn ban cho. Vậy chúng ta ai ai cũng có hai Bà Mẹ: Mẹ phàm sanh con mang xác phàm, Mẹ Thiêng Liêng sanh con trên cõi Thiêng Liêng gọi là Chơn Thần hay còn gọi là Chơn Thân vì chính thân xác nầy mới là thân xác vĩnh cữu của mình. Thân xác thiêng liêng của một người dù là chất khí nhưng cũng có hình tướng giống xác phàm như khuôn đúc. Theo giáo lý Cao Đài, Thái Cực là ngôi của Đức Chí Tôn. Từ Thái Cực, Ngài phân ra Lưỡng nghi. Đó là Dương quang và Âm quang. Đức Chí Tôn chưởng quản khối Dương quang, còn phần Âm quang Đức Chí Tôn hóa thân ra Đức Phật Mẫu chưởng quản khối Âm quang. Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn thâu lằn Sanh quang của ngôi Thái cực, rồi đem Âm quang phối hợp với Dương quang để tạo ra các tầng Trời, các quả Tinh cầu và các Địa cầu mà lập thành Càn Khôn Vũ Trụ. Tiếp theo, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng vô hình. Vạn linh gồm có bát hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn. Đức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật tức là Chúng sanh. Chúng sanh gồm có: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm và Nhơn loại. Đối với cha mẹ phàm trần, người cha tạo cho con duy có nhứt điểm tinh, còn huyết khí đều do người mẹ đào tạo mới có. Về phần thiêng liêng, Đức Chí Tôn chỉ ban cho mỗi người một Chơn Linh, còn Phật Mẫu tạo nên trí não và xác thịt. Do vậy, muốn cầu xin cho đặng siêu thoát linh hồn thì không ai hơn là cầu Đức Chí Tôn và về phần xác thịt, khi đau đớn, khổ sở…thì cầu xin Đức Phật Mẫu. Thật vậy, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đã từng giảng: Thông thường, có nhiều điều ta đến xin Mẹ thì Mẹ cho, còn xin Cha thì không được. Do đó phái nữ cần quan tâm đến điều nầy cho lắm, mỗi khi bịnh hoạn, đau khổ, hoặc cầu nguyện sanh được con là một chơn linh cao siêu nhập thể… thì chỉ có Phật Mẫu mới có đủ quyền năng ban ơn ấy cho. Do kinh nghiệm bản thân, qua thời gian hơn 5 năm bị lưu đày trên đảo Madagascar, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đã từng gặp nhiều nguy biến, tuy nhiên tất cả đều vượt qua, đã vượt qua ngoài sức tưởng tượng. Từ đó Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đặt trọn niềm tin cứu độ nơi Đức Phật Mẫu và đến khi trở về Tòa Thánh Tây Ninh, Ngài thuyết giảng cho mọi tín đồ Cao Đài đều biết nếu lúc gặp nguy biến hay gặp lúc đau khổ, hãy quì xuống giữa không trung niệm danh Đức Phật Mẫu rồi cầu nguyện… ắt sẽ thấy được sự linh ứng kỳ diệu. Niệm danh của Phật Mẫu là : “Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn” Phật Mẫu là bà Mẹ Thiêng Liêng của vạn loài, Người chỉ biết yêu thương con cái của Người mà thôi. Dầu cho vạn vật, hễ đồng sanh với một bà Mẹ Thiêng Liêng ắt được coi đồng một mực, vì vậy tại Điện thờ Phật Mẫu, lúc vào bái lễ tất cả mọi người đều đồng đẳng, dù là Chức Sắc Thiên Phong cũng mặc đạo phục như một tín đồ bình thường. Trước mắt Mẹ tất cả đều là con cái của Ngài và Ngài luôn luôn lấy tình thương yêu và tâm công chánh đối với các con mà thôi. Với tình mẹ con sâu đậm như vậy, nên khi khai đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn giao trọn quyền cứu rỗi con cái của Ngài cho Phật Mẫu. Ngọc Hư định phép cũng nhiều, Phái vàng Mẹ lãnh dắt dìu trẻ thơ Hoặc: Ngồi trông con đặng phi thường, Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh. ( Kinh tán tụng công đức Diêu Trì Kim Mẫu ) Ngoài ra Đức Hộ Pháp còn khuyên tất cả mọi người trong kiếp sống hãy đặt chữ hiếu đối với cha mẹ phàm trần lên hàng đầu, vì Cha là hình ảnh của Đức Chí Tôn và Mẹ là hình ảnh của Đức Phật Mẫu tại thế. Quả thật, con người đến khi nhắm mắt lìa trần, chơn hồn sẽ bái kiến Đức Phật Mẫu ở tầng Trời thứ 9 tại Diêu Trì Cung. Lúc bấy giờ chơn hồn nhìn gương mặt Đức Phật Mẫu chẳng khác gì với gương mặt Mẹ sanh ra mình. Nếu là con có hiếu, gương mặt bà Mẹ tươi cười và chơn hồn cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Ngược lại, nếu là con bất hiếu, chơn hồn thấy gương mặt nghiêm nghị của Mẹ mình và tự cảm thấy đau khổ không thể nói hết được. Chính vì vậy Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc trong những lần thuyết đạo, Ngài thường hay nhắc nhở đến đạo Hiếu của con người, nhất là giới trẻ và Ngài cũng thường lặp đi lặp lại hai câu đề cao về chữ Hiếu của Nho giáo như sau: Thiên Địa tứ thời, Xuân tại thủ, Nhơn sanh bách hạnh, hiếu vi tiên. Nghĩa là: Trời Đất có 4 mùa, mùa Xuân đứng đầu. Con người có trăm hạnh, hiếu hạnh là trên hết. Vậy làm người chúng ta đã thọ ơn Cha Mẹ phàm trần, thọ ơn Cha Mẹ Thiêng Liêng. Do đó trong cuộc sống chúng ta bao giờ cũng đặt Đạo Hiếu lên hàng đầu bằng cách thực thi đúng mức: Với Cha Mẹ phàm trần lo phụng dưỡng. Với Phật Mẫu yêu thương sanh chúng, giúp đỡ người thế cô, tật nguyền Với Đức Chí Tôn luôn hạ mình làm tôi tớ vạn linh.
Đó là khuôn mẫu mà con người cần báo hiếu với các Đấng sanh thành mà Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã từng nhắc nhở trong những lần thuyết đạo
Hiền Tài Phạm văn Khảm
Total Views: 15164 ,
Bài Văn Khấn Cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế Chính Xác Nhất Và Cách Sắm Lễ
Văn khấn cúng ngọc hoàng thượng đế và cách sắm lễ cúng ngọc hoàng thượng đế không phải ai cũng biết. Chính vì vậy bài viết này Đá mỹ nghệ Ninh Vân xin chia sẻ tới các bạn cách sắm lễ và bài văn khấn cúng ngọc hoàng thượng đế.
Cách sắm lễ cúng học hoàng thượng đế
Sắm lễ cúng ngọc hoàng thượng đế cơ bản gồm những lễ sau : nhang, đèn cầy, hoa, trà hoặc nước lã .
Sắm lễ cúng ngọc hoàng thượng đế đầy đủ, đúng theo bài bản cổ truyền gồm “hương, đăng, hoa, trà, quả, phẩm”.
Lưu ý :
Trà dùng để cúng Ngọc hoàng thượng đế phải là loại trà khô, được để ra thành 9 chén nhỏ. Đặc biệt về món “lễ” cuối cùng là “phẩm” để cúng ngọc hoàng thượng đế phải là các loại đồ khô (như: bột khoai, bột bán kim, nấm mèo, đông cô, táo tàu, bùn tàu, tàu hủ ki, phổ tai.v.v…), với số lượng tính theo số lẻ, là 5, 7 hay 9 loại tùy theo gia chủ.
Vàng mã thì phải có ‘vàng’ thọ, ‘vàng’ ông trời, một cặp thùng giấy (giống thùng xách nước, một cái màu vàng kim, một cái màu bạc), một cặp mía màu vàng (còn nguyên ngọn) và đường đổ khuôn.
Đường để cúng Trời/Ngọc Hoàng thượng đế phải là loại đường mía, được thêm màu vàng, đỏ hay hồng, sau đó nấu đổ vào khuôn thành hình tháp lục giác, kỳ lân, hay lý ngư, thỏi vàng…
Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.
Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.
Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình).Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ.
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …… Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….)có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.
Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên.Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.
Đôi nét về Đá mỹ nghệ Ninh Vân
Cơ sở đá mỹ nghệ ninh vân chúng tôi chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt, bán sẵn, các sản phẩm đá mỹ nghệ như: Lăng thờ chung bằng đá, Khu lăng mộ gia đinh dòng họ gia tộc bằng đá, lăng mộ đá đẹp, mộ đá đôi, cổng tam quan đá đình chùa, cổng nhà thờ họ, mẫu mộ tháp đá, bàn thờ thiên bằng đá,cây hương thờ thiên ngoài trời, cột đá, đá kê chân cột, đài phun nước, linh vật,rồng đá, chiếu rồng, voi đá, ngựa đá, cuốn thư tắc môn mộ đá một mái, mộ ba mái đá, mộ đá không mái, mộ đá đơn, bình phong đá , …
Để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ.
Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Điện thoại tư vấn hỗ trợ khách hàng: 0904.576.345
Website: https://langdaninhvan.vn
Cách Cúng Dường Cao Thượng
Cách cúng dường cao thượng, quý báu hơn mọi cách cúng dường là thực hành giáo pháp mà Đức Phật đã giác ngộ và bi mẫn khai thị cho chúng ta.
Một điểm đặc biệt đáng lưu ý là trong tám muôn bốn ngàn giáo pháp của Đức Phật gồm trong Tam Tạng Kinh, Luật, và Vi Diệu Pháp không thấy đề cập đến những hình thức lễ bái, thờ phụng, cúng kính (hiểu theo nghĩa thông thường). Do đó mỗi quốc độ có một lối lễ bái cúng dường riêng. Các hình thức lễ bái này phản ảnh phong tục tập quán của từng địa phương. Cách thiết trí bàn thờ Phật, cách hành lễ, cách tụng kinh, những lễ cụ để điều hòa tiếng kinh câu kệ mỗi nơi một khác. Âm nhạc của quốc gia cũng ảnh hưởng đến lễ nghi thờ lạy ở chùa chiền. Bởi lẽ kinh điển không ấn định một hình thức lễ bái nào nên nhiều nơi, vì ảnh hưởng của các tôn giáo khác, của tục lệ cổ truyền, những nghi thức mang đầy tính cách dị đoan mê tín được thu nhập khiến người bàng quan dễ có một nhận định sai lầm về đạo Phật.
“Thực hành giáo pháp Như Lai đã chỉ bày chính là cúng dường Như Lai một cách cao thượng nhất”.
Hiện nay vẫn còn những lối cúng bái, tế lễ mà một số tôn giáo ngày xưa thường dùng đến, những nghi lễ ấy Đức Phật và hàng thánh nhân không chấp nhận. Ở Việt Nam trước kia và mãi đến ngày này, một vài địa phương vẫn còn giữ tục đốt vàng mã ở chùa. Nhiều người đến chùa lễ bái để cầu Phật ban phúc, cầu buôn may bán đắt, cầu sinh quí tử, cầu được mạnh khỏe… Nhưng dầu sao những lối tế lễ cúng bái mang đậm tính nhân gian ấy, những hình thức cúng lễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi phong tục tạp quán lỗi thời, không thể một sớm một chiều sửa đổi được. Chỉ mong sao những lễ nghi ấy không dẫn đến mê tín dị đoan khiến cho những người thiếu chánh tín bám víu, nô lệ vào những hình thức đó mà sinh ra tham lam, cố chấp, xao lãng con đường giác ngộ giải thoát.
Đức Phật chê trách những lối cúng bái nặng hình thức ấy. Vậy chúng ta phải cúng dường cách nào mới gọi là cúng dường cao thượng? Trong Kinh Mahāparinibbāna, Dīgha Nikāya nói về những ngày cuối cùng của Đức Phật, có chép lại rằng:
Một bữa nọ Đức Phật đến gần thành Kusinàrà, vào ngụ trong rừng Sàlà của đức vua Malla. Khi đến nơi Ngài nói với Đại Đức Ānanda:
– Này Ānanda, Như Lai mệt mỏi muốn nằm nghỉ, hãy trải chỗ nằm cho Như Lai, đầu xây về hướng bắc, giữa hai cây long thọ (Sālā).
– Xin vâng, bạch Thế Tôn.
Tùy theo căn cơ trình độ của mỗi người, Đức Phật dạy một pháp hành khác nhau nhưng vẫn đi đến cùng một mục tiêu giác ngộ, giải thoát.
Đại Đức Ānanda nghe theo lời Đức Phật, trải chỗ nằm đầu hướng về phía bắc, giữa hai cây long thọ. Rồi Đức Thế Tôn nằm xuống, nghiêng mình về bên phải, dáng nằm như con sư tử, chân trái gác trên chân phải, giữ chánh niệm và hoàn toàn giác tỉnh.
Lúc bấy giờ, mặc dù trái mùa, hai cây Sālā vẫn trổ hoa, hoa nở tràn đầy từ thân đến ngọn. Hoa rơi vãi trên thân Đức Thế Tôn để cúng dường. Hoa Mạn Thù (Mandarava) từ trên không nhẹ nhàng rơi xuống, rồi tung lên gieo vãi trên thân Như Lai, nhạc trời vang lừng, những bản thiên nhạc từ hư không trổi lên để cúng dường Như Lai.”Thế nhưng, này Ānanda không phải như vậy là tôn kính, sùng bái, cúng dường, làm vẻ vang Như Lai đâu. Nầy Ānanda, bất luận Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, thiện nam hay tín nữ nào thực hành đúng chánh pháp, sống chơn chánh trong chánh pháp, giữ gìn phẩm hạnh thanh cao, ấy là người tôn kính, sùng bái, cúng dường và làm vẻ vang Như Lai bằng cách cao thượng. Thế nên, này Ānanda, phải gắng công tu tập, thực hành theo chánh pháp, sống chơn chánh trong chánh pháp, giữ gìn phẩm hạnh thanh cao”. Cao quý thay! Tốt đẹp thay! Lời giáo huấn vàng ngọc cuối cùng của Đức Phật.
Cách cúng dường cao thượng, quý báu hơn mọi cách cúng dường là thực hành giáo pháp mà Đức Phật đã giác ngộ và bi mẫn khai thị cho chúng ta.
Cho đến giờ phút chót, Ngài vẫn còn tìm dịp nhắc nhở chúng Tăng: “Sau khi Như Lai tịch diệt, các con hãy lấy giới luật làm thầy. Thực hiện đúng đắn những lời giáo huấn của Như Lai. Đó là cách cúng dường Như Lai cao thượng nhất”. Vì vậy, khi thắp hương cúng dường Tam Bảo, không phải chúng ta dâng cúng đến chư Phật mùi thơm của hương trầm, hương hoa, mà bằng hương thơm của giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Bởi vì không có hương nào thơm bằng năm loại hương cao quí ấy. Chúng ta hãy dùng mùi thơm của giới, định, tuệ để kết thành tâm hương tỏa khắp mười phương cúng dường chư Phật. Nhưng làm thế nào để có được những thứ hương tinh khiết ấy?
Muốn có được hương thơm tinh khiết ấy để cúng dường chư Phật, muốn có mùi thơm cao quý ấy để làm phương tiện giác ngộ giải thoát hãy thực hành theo chánh pháp mà Đức Phật đã dạy.
Giáo pháp của Đức Phật rất nhiều nhưng tựu trung không ngoài công việc tu trì giới, định, tuệ để tận diệt tham, sân, si. Đức Phật đã tóm tắt giáo pháp của Ngài bằng bốn câu kệ sau đây:Sabba pāpassa akaranaṁKusalassa upasampadāSacitta pariyodapanaṁEtaṁ Buddhāna Sāsanaṁ. (Dhammapādā 183)Không làm các điều ácHãy làm những hạnh lành.Giữ tâm hồn trong sạchLà lời chư Phật dạy.Đây có thể xem là yếu chỉ tóm tắt của Phật giáo, một tuyên ngôn rõ ràng, giản dị, dễ thực hành, dễ thể hiện. Nếu sống đúng như vậy chính là cúng dường Đức Phật một cách cao thượng.
Thực hành giới, định, tuệ để giải thoát là làm đúng theo lời Phật dạy, là cúng dường Chư Phật một cách cao thượng.
Tùy theo căn cơ trình độ của mỗi người, Đức Phật dạy một pháp hành khác nhau nhưng vẫn đi đến cùng một mục tiêu giác ngộ, giải thoát. Như hàng tại gia cư sĩ, Ngài dạy thọ tam quy, trì ngũ giới, hành thập thiện, bố thí, tham thiền… để thoát khỏi luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau, dẫn đến an lạc, thanh tịnh. Thập thiện là:
– Thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
– Khẩu không nói dối, không chia rẽ, không nói vô ích, không nói hung ác.
– Ý không tham lam, không sân hận, không tà kiến.
Thực hiện những điều đó là cúng dường Đức Phật bằng cách cao thượng. Giới là bước đầu của Phật tử. Giới năng sinh định, định năng sinh tuệ. Giới trong sạch mới có định và định vững vàng mới có tuệ. “Ngũ giới bất trì nhân thiên lộ triệt”. Nên không có giới thì tái sanh làm trời, làm người còn khó huống chi là giác ngộ giải thoát. Giới là nền tảng căn bản. Giới nhằm cải thiện lời nói và hành động, mở đường cho sự chuyển hoá tinh thần. Nhưng muốn thanh lọc nội tâm phải có định và tuệ. Nghĩa là phải hành thiền. Vì chỉ có thiền mới có khả năng chấm dứt phiền não, khổ đau. Có hai loại thiền: Thiền chỉ hay thiền vắng lặng, phát triển định tâm, giúp tâm an trú vắng lặng khắc chế được năm chướng ngại tinh thần: tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên(dã dượi, buồn ngủ), trạo hối (dao động, hối tiếc) và hoài nghi. Thiền quán hay thiền minh sát, phát huy trí tuệ, bứng tận gốc rễ năm chướng ngại, trực giác chân tướng vô thường, khổ não, vô ngã của vạn hữu, đạt cứu cánh giải thoát. Thực hành giới, định, tuệ để giải thoát là làm đúng theo lời Phật dạy, là cúng dường Chư Phật một cách cao thượng.
Giáo pháp của Đức Phật rất nhiều nhưng tựu trung không ngoài công việc tu trì giới, định, tuệ để tận diệt tham, sân, si.
Tóm lại, cách cúng dường cao thượng, quý báu hơn mọi cách cúng dường là thực hành giáo pháp mà Đức Phật đã giác ngộ và bi mẫn khai thị cho chúng ta. Tuy thế những hình thức lễ bái không phải là không cần thiết, nó là cơ hội để phát khởi thiện tâm từ trong tiềm thức của con người, là thói quen để con người làm việc thiện, là những giây phút hạnh phúc, là cơ hội để thân, khẩu, ý xa dần với ngũ dục, là dip để cõi lòng mở rộng đón nhận ánh sáng chân lý. Bởi vậy trong những khi Phật tử đến chùa lễ bái, các vị có trách nhiệm hướng dẫn tinh thần cho Phật tử cần nhân dịp này nhắc nhở thiện nam tín nữ làm lành, lánh dữ, bố thí, trì giới, tham thiền… Có như thế việc đến chùa lễ bái của họ mới đem lại nhiều lợi ích cho kiếp hiện tại lẫn vị lai. Những hình thức lễ bái cúng dường thông thường nếu được hỗ trợ bằng cách thực hành chánh pháp, thì con đường đến nơi an ổn thanh tịnh không xa mấy: “Thực hành giáo pháp Như Lai đã chỉ bày chính là cúng dường Như Lai một cách cao thượng nhất”.
Truyền Thuyết Và Bài Văn Khấn Quan Thánh Đế Quân
Quan thánh đế quân vốn là hình tượng thánh trong tín ngưỡng của người Hoa nhưng du nhập vào Việt Nam vào thời Nguyễn. Cùng tạp chí tử vi tìm hiểu truyền thuyết và bài văn khấn Quan Thánh đế quân nhé!
Trong lịch sử, khi phong trào “phản Thanh phục Minh” nổ ra ở Trung Quốc, một đợt di dân tự phát lớn của các di thần nhà Minh sang nước ta. Qua các thương nhân đi trước, đa số người Hoa đến với vùng đất mới phương Nam và trong hành trang của họ là tư duy nhị nguyên, là hình mẫu chuẩn mực đạo đức phong kiến như đã nêu trên, mà Quan Công là điển hình, nên cũng không thể thiếu biểu tượng tâm linh là việc lập Quan Đế Miếu ( còn gọi là chùa Ông).
Quan Thánh Đế được người Hoa tôn kính gọi là Ông, họ Quan tên Vũ, tự Trường Sinh, sau đổi Vân Trường. Dân gian thường gọi là Quan Công, Quan Thánh, Quan Vũ (Võ), Quan Đế, Quan Vân Trường, Quan Xích Đế, Hán Thọ Đình Hầu và như trên đã nói do thành thần ngay sau khi tử trận (dân gian thường dùng từ “hiển thánh”) nên cũng gọi là Quan Thánh Đế. Ông sinh năm 162, quê ở Giải Lương, quận Bồ Châu, tỉnh Hà Đông (Trung Quốc xưa). Tương truyền Ông cao chín thước, râu dài hai thước (thước thời xưa khoảng 0,4m), mặc đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt, tay cầm thanh long yển nguyệt (nặng 82 cân), cưỡi ngựa Xích Thố.
Ông đến cùng Lưu Bị, Trương Phi và kết nghĩa anh em, thề sống chết có nhau (sự tích kết nghĩa vườn đào). Là vị tướng cuối nhà Đông Hán đầu thời Tam Quốc ở Trung Quốc, Ông đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục với hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của Thục, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông được hoàng đế Lưu Bị bổ nhiệm cai quản đất Kinh Châu (năm 216). Đến năm 219, nước Ngô tấn công Kinh Châu, Quan Vũ thất thủ mất thành, cùng với con là Quan Bình chạy về Phàn Thành, bị quân Ngô bắt được giải đến vua Ngô Tôn Quyền. Vua Ngô sợ hậu họa liền sai quân đem hai cha con Ông đi chém. Bấy giờ là năm Kiến An thứ 24, (tháng 10 năm 219), Ông hưởng dương 58 tuổi.
Lúc đầu người Hoa và cư dân ở Trà Đư đã chung tay xây dựng nên Quan Đế Miếu Trà Đư, sau đó do sự dịch chuyển của đơn vị hành chính mà được di dời về doi Thường Lạc, rồi bởi ảnh hưởng của địa hình phải chuyển đến vị trí ngày nay và mang tên Quan Đế Miếu Hồng Ngự. Từ điểm xuất phát đến vị trí hiện tại, qua hai lần di dời tên gọi Quan Đế Miếu vẫn được duy trì, chỉ riêng ở Thường Lạc, nền Miếu xưa nay đã được thay bằng chùa Phật (Chùa Thiên Quang), tức là có sự chuyển đổi công năng từ kiến trúc văn hóa tín ngưỡng của người Hoa thành của người Việt, một biểu hiện sự dung hợp về văn hóa của các cộng đồng dân cư ở địa phương.
Bài văn khấn quan Thánh Đế Quân
” Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát ( 3 lần)
…Con tên …, … tuổi, ngụ tại địa chỉ số nhà…, phường…, Thành phố… Vì ngưỡng mộ sự trung nghĩa và đức độ của Ngài mà nay đã thiết lập bàn thờ Ngài tại tư gia, (cơ quan) như vầy. Kính mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân nhập tượng, trấn trạch, duy trì chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của Ngài. Đệ tử thành tâm phụng thỉnh!” (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy).
Khi cần xin một điều gì, hay lễ vía Ông thì sắm cau, trầu, rượu, trái cây và dùng bài khấn sau:
” Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát.
Hôm nay nhân ngày …. gì đó, để tưởng nhớ tới công ơn trì gia, trấn trạch, của Ngài, đệ tử có bày chút ít hoa, quả, rượu, …thành tâm xin phụng thỉnh Ngài về hưởng dụng chứng giám.”
Bạn đang xem bài viết Thượng Đế &Amp; Phật Mẫu trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!