Xem Nhiều 3/2023 #️ Tìm Hiểu Cách Cắt Trùng Tang # Top 7 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tìm Hiểu Cách Cắt Trùng Tang # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Cách Cắt Trùng Tang mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chết ngày trùng tang là gì?

Trùng tang là hiện tượng có người ra đi vào thời điểm không đúng căn số. Kéo theo sau đó là nhiều người thân khác trong gia đình, thậm chí là họ hàng, dòng tộc cũng ra đi theo. Nếu như trong khoảng 3 năm mà lại có thêm tang sự, đặc biệt là đại tang, ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột, con cái mất thì rất có khả năng là gia đình đó đã bị trùng tang.

Những gia đình bị trùng tang trong cùng một thời điểm thì sẽ phải mang ít nhất là 2 vòng khăn tang để tiễn đưa người thân về nơi an nghỉ cuối cùng. Khi gặp phải trường hợp này các bạn nên lấy ngày giờ mất của người đầu tiên để xem liệu có xảy ra sai căn sai số gì không, từ đó có thể tìm ra cách phòng bị và giải trừ trùng tang để tránh xảy ra những mất mát về người tiếp theo.

Hiện tượng trùng tang cũng phân ra nặng và nhẹ. Trong đó, hiện tượng trùng tang liên táng là nặng nhất. Hiện tượng này có thể khiến cho một dòng họ từ đông đúc trở nên dần suy tàn, số lượng nhân khẩu thiệt hại ngày càng nhiều. Để tính xem bị trùng tang nặng hay nhẹ dân gian thường sử dụng phương pháp tính toán theo thứ tự ngày, tháng, giờ, năm.

Như vậy có thể hiểu là trùng tang nặng nhất là trùng tang ngày, trong họ 3 đời có 7 người chết theo. Tiếp sau đó chính là trùng tang tháng, tức trong họ 2 đời sẽ có 5 người chết theo. Và cuối cùng là trùng tang giờ, như vậy trong họ một đời sẽ có 3 người chết theo. Trùng tang nhẹ nhất là trùng tang năm.

Để tính trùng tang có nhiều cách. Tuy nhiên, các bạn cần phải nắm được nguyên tắc 3 trường hợp khi mất để có thể xác định chắc chắn xem gia đình mình có bị trùng tang hay không:

Nhập mộ: Những người ra đi đúng căn đúng số, sau khi an táng thì sẽ trở về với mẹ đất và không còn dây dưa gì với dương gian nữa. Trường hợp này người chết ra đi an lành, yên nhỉ. Các yếu tố như giờ, ngày, tháng, năm và tuổi của người mất có một yếu tố là nhập mộ thì cát lợi. Người ở lại cũng không cần phải lo lắng gặp phải hiện tượng trùng tang

Thiên di: Mặc dù người mất ra đi không phải căn số nhưng lại theo ý trời, không gây hung hiểm thì trong gia đình chỉ gặp tình trạng mất mát về tài sản hoặc kiện tụng, phân ly

Trùng tang: Đây là hiện tượng người ra đi không đúng căn số, không hợp mệnh, vẫn còn lưu luyến với trần gian nên muốn kéo theo người cùng đi. Chính vì vậy mà dẫn đến hiện tượng hàng loạt người thân trong nhà liên tiếp chết theo. Có khá nhiều người băn khoăn, nghi ngờ không biết liệu

trùng tang có thật không

. Mặc dù khoa học chưa chứng minh nhưng quan niệm tâm linh này đã được lưu truyền từ nhiều đời nay

Theo như quan niệm dân gian, Thần Trùng chính là cách gọi tên con quỷ dữ có hình dáng của một con chim mỏ đỏ. Đây là loài chim ác chuyên hành hạ người đã mất vào ngày trùng hoặc bắt những người thân, có trực hệ với người chết đi vào ngày trùng. 

Tuy nhiên, cũng có nơi cho rằng, Thần Trùng chính là một vị thần chuyên bắt các linh hồn lang thang rồi tra tấn ép họ phải khai ra tên người nhà. Những người nhà còn số có mệnh hoặc tuổi hợp với linh hồn thì có nguy cơ bị bắt cao hơn. 

Nhìn chung, mỗi vùng miền khác nhau lại có những quan niệm riêng về Thần Trùng bởi có rất nhiều hiện tượng khó lý giải xảy ra. 

Theo cổ nhân cho rằng Thần Trùng chính là một vị thần đáng sợ. Vào ngày trùng, Thần Trùng sẽ hành hạ người chết hoặc là bắt những người có mối quan hệ trực hệ với người chết, ngoại trừ con dâu, con rể, cháu ngoại và người giúp việc. Hiện tượng này gọi là “trùng tang liên táng”.

Nguồn gốc về Thần Trùng xuất hiện từ một câu chuyện xa xưa được lưu truyền như sau: Ngày ấy, tại Bắc Quốc xuất hiện 12 con quỷ dữ được Hán nhân gọi là “Thập nhị thời thần”. Chúng chuyên đi giết hại những người có cùng họ với người chết nhằm vào giờ độc. Trong bức tranh xưa mô tả 12 con quỷ này mang hình dáng của một con chim có mỏ màu đỏ nên còn được gọi là thần nanh đỏ mỏ. Khi thấy mồ người chết chúng sẽ đáp xuống rồi mổ thật mạnh tới nảy lửa khiến người chết đau đớn tới mức phải rên la. Vì vậy, trong tranh, người xưa ghi chú lại là “Thương tàn vật mệnh chi báo”.

Điều này đã gây không ít hoang mang, lo sợ cho người dân. Vì vậy họ đã nhờ tới các đạo sĩ. Trong đó, có một vị dùng phép “Thiên la địa võng” và vây bắt thành công 12 con quỷ này rồi nhốt trong hòm lớn, đậy nắp, dán bùa, thả bè cho tôi sông. Hòm theo sông ra biển lớn sau đó bị đánh dạt xuống vùng biển nước Nam và được người ngư dân tên Tín đang câu cá tưởng hòm châu báu nên vớt lên mở ra xem. Thế là 12 con quỷ được thả ra và tràn vào nước Nam hại rất nhiều người. Người Việt gọi chúng là Thần Trùng.

Mặc dù trong các tài liệu không đề cập tới bản chất của Thần Trùng. Tuy nhiên, dân gia vẫn truyền tai nhau về chúng và cho rằng chúng chính là nguyên nhân tạo nên hiện tượng Trùng tang liên táng. 

Ngoài ra, dân gian cũng cho rằng, theo lịch Địa Chi chia tháng, năm tương ứng với 12 con giáp. Bởi thế, tháng, năm nào cũng sẽ có 1 con quỷ dữ xuất hiện, nghĩa là luôn có Thần Trùng chờ sẵn. Trong đó có 4 ngày kỵ nhất là ngày Dần, Thân, Tý và Hợi. Tùy thuộc tuổi vong mà sẽ gặp phải Thần Trùng vào một trong 4 ngày này, nghĩa là gia đình có thể bị Trùng tang liên tháng. Ngoài ra, mỗi tháng cũng có ngày Thần Trùng khác nhau là: Dần, Thân, Tị, Hợi (tên Chi) và Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh (tên Can). Những ngày còn lại các bạn không cần lo lắng. Cụ thể:

Người tuổi Thân, Tý, Thị mất năm tháng ngày giờ Tỵ

Người tuổi Dần, Ngọ, Tuất mất năm tháng ngày giờ Hợi

Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu mất năm tháng ngày giờ Dần 

Người tuổi Hợi, Mão, Vị mất năm tháng ngày giờ Thân

Lưu ý, hiện tượng trùng tang sẽ càng nặng hơn nếu như gặp thêm năm, tháng cùng Can, Chi với ngày Thần Trùng.

Cũng có một số quan niệm cho rằng, có thể người chết không gặp Thần Trùng nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng nguy hiểm không khác gì Trùng tang liên táng nếu như con cháu chôn cất vào ngày đại xấu. 

Một số trường hợp bị thần trùng bắt 

Thần Trùng thường bắt những người hợp với bản mệnh của mình, tức là có thể hợp thành một thể thống nhất với nhau mà không gặp trở ngại gì. 

Cách Thần Trùng bắt người rất nhiều và những trường hợp bị bắt có thẻ là:

Bắt người có giờ, ngày tháng năm sinh hoặc mất trùng nhau. Ví dụ, nếu Thần Trùng là nam giới và mất vào ngày 03/09 năm Hợi, như vậy người bị chọn bắt đi sẽ là nữ giới, sinh cùng ngày tháng, năm Hợi

Bắt người có ngày tháng năm sinh hoặc nam mất đối lập. Đây là cách bắt dễ nhất vì nó có thể tạo ra sự cân bằng, đối lập giữa 2 linh hồn để mwor ra cửa sinh – tử. Ví dụ, Thần Trùng là nam giới và mất giờ Tý, ngày Sửu, như vậy người bị chọn bắt đi sẽ là nữ giới, sinh ngày Mùi, giờ Ngọ

Chọn người có trùng giờ Tam Tai, Tam Hợp. Ví dụ chọn người có năm sinh trùng với cung mệnh Thần Trùng

Cách hóa giải

1. Cách hóa giải thần trùng 

Muốn hóa giải Thần Trùng thì phải xác định được đối tượng, trường hợp bắt. Cụ thể:

Trường hợp người bị Thần Trùng bắt là người trong gia đình:

Cần phải xem người đã mất mất khi nào, có trùng với các khung giờ độc không. Nếu trùng thì cần phải tìm thầy lễ về để cúng giải hạn cho những người có tuổi hợp với tuổi của người đã mất. Đồng thời, người thân của người đã mất cũng nên tìm hiểu nhiều hơn về luật nhân – quả và cố gắng làm nhiều việc thiện để tích đức trả nghiệp. Cũng có trường hợp các thầy chọn cách hóa giải bằng biện pháp trấn yểm Thần Trùng

Trường hợp người bị Thần Trùng bắt là người ngoài đường:

Đối với trường hợp này cách hóa giải cũng tương tự như trên. Tuy nhiên, các thầy cúng sẽ phải làm thêm một nghi thức nữa, đó là nghi thức trục vong hay còn gọi là trục Thần Trùng về âm phủ

Ngoài ra, tất cả mọi người, kể cả người không nằm trong danh sách bị Thần Trùng nhắm tới cũng nên thường xuyên hành thiện tích đức để tránh vận hạn đến với mình.

2. Cách hóa giải trùng tang

Mặc dù hiện tượng đáng sợ này chưa có lý giải và không có công trình khoa học nào chứng minh được nhưng nhiều người vẫn tin tưởng bởi nó thực sự đáng sợ và đã từng xảy ra với không ít gia đình. Bởi vậy, khi gặp phải trường hợp này ai cũng đều cảm thấy cực kỳ lo lắng, hoang mang, không biết cách hóa giải trùng tang như thế nào. Điều đầu tiên cần làm khi gặp phải hiện tượng trùng tang đó là phải giữ được bình tĩnh và tìm cách hóa giải.

Để cắt trùng tang người nhà nên tới những ngôi chùa linh thiêng và xin một ít tro hóa vàng về, sau đó đem giải đều thành lớp ở phía dưới huyệt mộ trước khi đặt quan tài lên. Theo dân gian thì tro vàng tại chùa linh thiêng mang theo linh lực, có tác dụng trấn yểm các vong hồn, không cho vong hồn quay về dương thế quấy nhiễu người còn sống.

Hóa giải bằng lễ cắt trùng tang như thế nào?

Một cách hóa giải trùng tang hiệu nghiệm và thường được sử dụng nhất là tổ chức lễ cắt trùng tang. Người ta sẽ thực hiện làm lễ trấn trùng tang và “nhốt trùng” lên chùa. Như vậy, sẽ giải được hiện tượng trùng tang.

Có khá nhiều ngôi chùa nổi tiếng về việc nhốt và trấn trùng hư chùa Hàm Long ở Bắc Ninh là một ví dụ.

Các bạn cần nhớ là nếu sử dụng cách này thì sẽ không được lập bàn thờ tại gia, không thắp hương cúng bái người đã mất kể cả là ngày giỗ. Sau khi mãn tang, tức sau 3 năm thì lên chùa thỉnh về thờ tại nhà.

Tìm Hiểu Về Trùng Tang,Cách Tính Trùng Tang, Các Hóa Giải

Tìm hiểu về trùng tang

Chắc hẳn quý vị đã từng nghe về hiện tượng trùng tang, theo cách hiểu của người dân Việt, trùng tang là trường hợp người chết phạm phải năm, tháng hoặc giờ xấu. Do đó, linh hồn họ không siêu thoát, cứ quanh quẩn trong nhà trở thành trùng, rồi lần lượt bắt theo từng người thân trong dòng tộc

Vì sao có quan niệm về trùng tang?

Người ta sinh ra vào thời điểm nào là điều có thể biết trước. Sau khi thụ thai, trong bụng mẹ chín tháng mười ngày… ắt phải cất tiếng khóc chào đời. Nhưng khi nào thì chết vẫn là một bí ẩn. Vì vậy có câu: “Sinh có hạn tử bất kỳ”.

Ra đời chỉ có một cách là từ bụng mẹ chui ra, còn chết lại thiên hình vạn trạng: Chết già, chết do bệnh tật, chết do tai nạn, chết do thiên tai, chết do chiến tranh, đói rét, chết do tù đầy… Có người chết tại nhà, có người chết ở bệnh viện, có người chết đường, chết chợ. Có người thanh thản ra đi, có người “chết không nhắm được mắt”.

Thực tế cho thấy có trường hợp trùng tang vẫn bình an vô sự, ngược lại có trường hợp không trùng tang vẫn gặp rủi ro, tai họa, thậm chí chết người.

Người chết đã đành người thân còn sống cứ băn khoăn, áy náy không hiểu người chết đã “đúng số” chưa hay chết oan uổng… và ảnh hưởng của người chết với người sống như thế nào?

Đây là những câu hỏi và cũng là nguyện vọng chính đáng của những người còn sống với vong linh của người đã khuất và để giải tỏa cho chính mình. Chính vì thế mà khái niệm về trùng tang, nhập mộ đã ra đời.

Chưa có cơ sở về cách giải?

Theo sách vở ghi lại và cách làm của các thầy và kinh nghiệm dân gian thì việc giải trùng tang có nhiều cách khác nhau như: Gửi lên chùa để “nhốt trùng” lại; Chọn ngày, giờ an táng không phạm vào giờ kiếp sát; Làm huyệt giả; Đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất… thậm chí có cả bài thuốc trấn trùng, dùng linh phù để trấn… Tuy nhiên, đây là những cách giải huyền bí, không có cơ sở, khó thuyết phục.

Đối với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.

Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh.

Quan sát và chiêm nghiệm thực tiễn

Quan sát và chiêm nghiệm khá nhiều người chết và tình trạng xảy ra sau đó với người thân của người quá cố, chúng tôi thấy có 4 trường hợp xảy ra:

1. Người quá cố bị trùng tang kể cả đã làm giải trùng, sau đó có những người thân mất theo (thậm chí nhiều người liên tiếp). Trong trường hợp này người sống rất hoang mang, lo sợ và cho rằng trùng tang là có thật.

2. Người quá cố bị trùng tang có khi không làm giải trùng, nhưng sau đó người thân hoàn toàn bình an vô sự, thậm chí còn gặp may mắn. Trong trường hợp này người thân không tin có chuyện trùng tang.

3. Người quá cố không bị trùng tang, thậm chí có nhiều nhập mộ, nhưng sau đó người thân vẫn gặp rủi ro, bất trắc, thậm chí có người chết sau khi người quá cố qua đời. Trong trường hợp này, người sống trở nên mất lòng tin vào việc dự báo có trùng tang hay không.

4. Người quá cố không bị trùng tang và sau đó gia đình và người thân của người quá cố hoàn toàn bình an vô sự. Trong những trường hợp này người sống tin là người quá cố đã chết đúng số.

Như vậy cho thấy mọi việc đều có thể xảy ra theo chiều hướng đúng hoặc sai với việc dự báo (tính) trùng tang. Tất cả đều xảy ra một cách ngẫu nhiên, có thể trùng hợp hay sai lệch với việc người quá cố có trùng tang hay không, không theo một quy luật nào cả. Để giải quyết vấn đề, cần có một cơ quan, tổ chức nào đó dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội nên đứng ra nghiên cứu, thống kê vấn đề trùng tang để tìm ra bản chất vấn đề và hướng dẫn dư luận xã hội, tránh để rơi vào tình trạng mê tín dị đoan làm ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội.

Đừng “bày cỗ cho ma ăn”

Một triết gia đã từng nói: “Cái gì còn tồn tại, cái đó còn hợp lý”. Câu chuyện về trùng tang vẫn đang tồn tại, hiện hữu trong đời sống tâm linh và tập tục trong đời sống. Bởi vậy, không nên vội vàng “chụp mũ” đó là thứ mê tín dị đoan cần cấm kỵ trong khi chưa có minh chứng đủ thuyết phục đó là mê tín dị đoan phải loại bỏ. Hơn thế nữa, bản chất vấn đề là hướng thiện, mong cho linh hồn người chết được siêu thoát và sự bình an của người sống. Vậy sao lại cấm đoán. Làm như vậy e rằng chúng ta quá cực đoan và sẽ “phủ định sạch trơn”.

Còn nói trùng tang là một hiện tượng khoa học do sóng nhân điện như một số nhà cảm xạ, nhà khoa học giải thích e rằng chưa đủ cơ sở và cũng không thật thuyết phục. Thực chất đó cũng chỉ là sự suy diễn. Bởi lẽ nếu là khoa học thật sự thì phải có sự chứng minh, lý giải, tuân theo một quy luật chặt chẽ…

Nhưng thực tế cho thấy có trường hợp trùng tang vẫn bình an vô sự, ngược lại có trường hợp không trùng tang vẫn gặp rủi ro, tai họa, thậm chí chết người. Vậy giải thích thế nào, trong khi chúng ta thừa nhận “thực tiễn là thước đo chân lý”?

Điều cần nói thêm là theo sách vở để lại và tập tục trong dân gian có trùng tang và có cách giải trùng tang. Thực ra việc giải trùng tang cũng đơn giản, không tốn kém là bao. Có điều ngày nay một số “thầy” đã lợi dụng lòng tin theo tinh thần “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và “bị bệnh phải vái tứ phương” để khi chẳng may có người nhà bị trùng tang thì bày đặt ra phải lập đàn cúng tế, đốt vàng mã, “bày cỗ cho ma ăn”… để kiếm chác làm không ít người lâm vào cảnh vay mượn để làm (đối với người nghèo) hoặc gây lãng phí về của cải, thời gian (đối với người giàu) là việc cần lên án và loại bỏ.

Để tranh bị các “thầy” lợi dụng chúng ta có thể tự tính trùng tang và cách hóa giải cũng rất đơn giản, làm theo ý đồ của các “thầy” thì rất tốn kém, không ít nhà khuynh gia bại sản, có khi chết đói trước khi chết “trùng”.

Theo cách tính trùng tang sau khi con người chết đi sẽ xảy ra các trường hợp sau: – Thiên di: nếu ở Cung : Tý – Ngọ – Mão – Dậu : là dấu hiệu có sự di dời hình thức tồn tại do trời định, là lúc “trời” đưa đi. Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng.

– Trùng tang : nếu gặp các Cung: Dần – Thân -Tỵ – Hợi, Là dấu hiệu “ra đi” không hợp số phận, không dứt khoát, hãy còn “ảnh hưởng” tới trần ai. Dự báo sẽ có người thân chết theo. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.

Như vậy, “Trùng tang là tình trạng trong thời gian chưa mãn Đại Tang, hoặc chưa mãn tang bà con gần, lại tiếp theo 1 cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác”. Hoặc có thể gọi trùng tang là tang chủ phải mang ít nhất 2 vòng khăn tang trong cùng một thời điểm. Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại có nguy cơ liên táng là đáng lo ngại. Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải để tránh nguy cơ.

CÁCH TÍNH TRÙNG TANG NHƯ THẾ NÀO?

Sách Tam giáo Chính Hội viết: “Nam nhất Thập khởi Dần, thuận liên tiến, Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến, Niên hạ sinh Nguyệt, Nguyệt hạ sinh Nhật, Nhật hạ sinh Thời. Ngộ Tý – Ngọ – Mão – Dậu Thiên di. Dần – Thân – Tỵ – Hợi Trùng tang. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi Nhập mộ cát dã”. Nếu được Tứ nhập mộ thì tránh được trùng tang.

Điểm khởi đầu và thứ tự bấm Cung của Nam và Nữ khác nhau:

* Nam giới: Từ cung Dần khởi thuận chiều kim đồng hồ tính theo thứ tự Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi – Tý – Sửu. Nghĩa là: 10 tuổi tại cung Dần, tiếp 20 tuổi tại Mão, 30 tại Thìn, 40 tại Tỵ, Ngọ: 50 tuổi, Mùi: 60 tuổi, Thân: 70 tuổi, Dậu: 80 tuổi, Tuất: 90 tuổi…

* Nữ giới: Từ cung Thân khởi đi theo chiều ngược kim đồng hồ, theo thứ tự sau: Thân – Mùi – Ngọ – Tỵ – Thìn – Mão – Dần -Sửu – Tý – Hợi – Tuất – Dậu. Nghĩa là : 10 tuổi vào cung Thân, tiếp cung Mùi: 20 tuổi, cung Ngọ: 30 tuổi, cung Tỵ: 40 tuổi, cung Thìn: 50 tuổi, Mão: 60 tuổi, Dần: 70 tuổi, Sửu: 80 tuổi, Tý: 90 tuổi…

* Đồng thời cứ được 1 Nhập mộ trở lên là yên tâm, vì “nhất mộ sát tam trùng” (một Nhập mộ xoá được 3 Trùng tang). Hoặc được 2 Thiên di thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 Thiên di xoá được 1 Trùng tang).

Cách xem ngày Trùng tang- Nhập mộ- Thiên di

CÁCH TÍNH, XEM NGÀY NHẬP MỘ:

Có 4 bước tính theo thứ tự: Năm-Tháng-Ngày-Giờ:

– Niên nhập mộ: khởi đầu 10 tuổi từ Dần với đàn ông theo chiều Thuận chiều kim đồng hồ; đàn bà khởi đầu từ Thân và Ngược chiều kim đồng hồ. Khi hết tuổi tròn chục các năm lẻ tính vào cung tiếp theo đến tuổi năm người đó mất. Nếu vào cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được năm nhập mộ.

– Nguyệt nhập mộ: tháng Giêng năm mất được bấm liền vào sau cung tuổi cho đến tháng chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được tháng nhập mộ.

– Nhật nhập mộ: mồng Một tháng mất được bấm liền vào sau cung tháng cho đến ngày chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được ngày nhập mộ.

– Thời nhập mộ: giờ Tý ngày mất được bấm liền vào sau cung ngày cho đến giờ chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được giờ nhập mộ.

Theo tu vi , Nếu cả năm, tháng, ngày, giờ đều vào một trong các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được “Tứ nhập mộ”, tốt, tránh được lúc chết vướng phải giờ xấu.

CÁCH TÍNH, XEM NGÀY TRÙNG TANG:

Có 2 cách tính Trùng tang:

– Thứ Nhất, Trùng tang có thể là thời gian lúc mất, trùng năm (như người tuổi Dần mất năm Dần), trùng ngày (như người tuổi Sửu mất ngày Sửu), trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất giờ Ngọ).

– Thứ Hai, là cách tính Trùng tang theo Địa Chi giống như tính Nhập mộ kể trên.

Lập Bảng sau dễ nhớ và theo 4 bước:

* Đầu tiên tính tuổi chết theo chẵn chục (10, 20…) khi hết tuổi chẵn tính tiếp các tuổi lẻ theo thứ tự 1,2,3…đến tuổi mất, tính đến đâu thì ghi lại cung đó;

* Sau đó tính tiếp đến tháng chết vào cung ngay sau cung tính năm, khởi từ tháng Giêng, ghi lại cung đó;

* Rồi tính tiếp đến ngày chết vào cung ngay sau cung tính tháng khởi từ ngày mùng 1, ghi lại cung đó;

* Sau cùng đến giờ chết vào cung ngay sau cung tính ngày khởi từ Tý, ghi lại cung đó. Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra 12 giờ: Tý (23-01 giờ), Sửu (01-03 giờ)…Hợi (21-23 giờ).

Nếu căn cứ vào phép tính Trùng tang như trên thì cả nam và nữ những người chết mà có tuổi âm lịch (=năm Dương lịch hiện tại – năm sinh theo Dương lịch + 1) bằng: 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91… sẽ rơi vào trùng tang. Từ đó quy nạp ngược lại theo hệ Can Chi thì những người có tuổi:

– Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU thì rơi vào trùng tang;

– Hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN, THÂN , TỴ, HỢI thì rơi vào trùng tang;

– Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI có nghĩa là chết vào các năm “xung” (tứ hình xung) sẽ bị trùng tang. (xem bảng dưới)

Bảng tính trùng tang

CÁCH TÍNH TRÙNG TANG PHỔ BIẾN KHÁC : – Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.

– Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi. – Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng. – Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày. – Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ. Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung: – Dần – Thân – Tị – Hợi thì là gặp cung Trùng Tang – Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung Thiên Di – Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.

Chỉ cần gặp được một cung nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lễ trấn trùng tang.

Ví dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3, tháng 3 thọ 83 tuổi. Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tí. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên Di. Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên Di. Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di. Tính tiếp cho giờ, giờ tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung nhập mộ. Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.CÁCH HÓA GIẢI TRÙNG TANG: Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải, làm cho người “ra đi” không còn “khả năng” gây “ảnh hưởng” xấu đến người thân thiết đang sống.

Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.

* Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ Bùa trùng tang.

* Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh . VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc “liệm” thì còn cần phải tránh cả lúc “nhập quan”, “đóng cá” và đặc biệt là cả tránh lúc “hạ huyệt, lấp đất”.

* Trước khi liệm: Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu, chân, hai bên vai, hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn. Khi chôn: Vong Nam 7, Vong Nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín, để trên nắp quan tài trên vùng bụng, dùng một cái niêu đất úp lên trứng, sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.

* Sau khi chôn người ta lại dùng 108 cọc tre đực dóng trên mộ, 36 cọc tre hoá đóng ở nhà. Trên mộ cột thêm 1 con quạ hoặc gà mái đen.

* Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải…

* Trùng nặng thì người ta dùng con cóc màu vàng đang chửa để luyện thành thần tướng hộ vong.

* Trường hợp nặng hơn thì người ta dùng bộ gạo nếp nặn thành 12 ông thần trùng, sau khi làm phép thì dùng dao chặt đầu rồi nặn thành 1 hình nhân, dùng quan tài bằng lúc lác tẩm liệm rồi dùng 1 quả trứng vịt cắm 13 cây kim, đoạn dùng bè chuối; chọn giờ thiên giải thì thả xuôi ra sông.

* Ngoài ra có thể dùng Hùng hoàng, chu sa, thần sa gói trong giấy có ghi lời chú đặt vào quan tài để giải “trùng”

Nhưng thực ra, “sống” và “chết” chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, về “trùng tang” có lẽ là do tâm tưởng. Nên chuyện hoá giải trùng tang cũng là gỡ đi sự lo lắng trong tâm tưởng của con người. Các trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Như vậy, việc xác định trùng tang là dựa trên nguyên lý của dịch với học thuyết Âm dương – Ngũ hành chứ không phải sự mê tín, tuỳ tiện.

Tìm Hiểu Phong Tục Xả Tang Của Người Việt

Để tang được xem là cách con cháu làm tròn hiếu nghĩa với người đã khuất và được xem là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Vậy phong tục xả tang là gì? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.

Phong tục xả tang là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Phong tục này được xem là một trong những cách để làm trong đạo hiếu với người đã mất và thể hiện sự đau buồn vấn vương trước sự ra đi của một người.

Tùy vào thời gian để tang và nghi lễ xả tang được xem là một cách để thông báo cho mọi người xung quanh biết mình đang để tang cho ai và xả tang cho ai. Bởi vì trong quan niệm của người Việt thường kiêng kị việc ngại hỏi thăm đến vấn đề mất mát đau thương này.

Hơn nữa cách để tang, xả tang cũng như một ghi thức thể hiện sự thương tiếc của những người còn sống với người đã khuất. Với niềm mong muốn họ yên nghỉ, phù trợ cho con cháu sau này gặp được nhiều may mắn.

Thời gian để tang bao lâu

Thời hạn để tang bao lâu cho đến lúc xả tang chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ thân thiết xa gần của người còn sống với những người đã khuất. Thông thường sẽ có hai thời gian xả tang là đại tang và tiểu tang. Vậy đại tang là gì và tiểu tang là gì?

Thông thường thời hạn mãn tang của đại tang sẽ kéo dài khoảng 3 năm nếu như mối quan hệ của người còn sống với người đã khuất như để tang tứ thân phụ mẫu. Hiểu một cách đơn giản đại tang chính là con để tang cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng. Trong trường hợp cha đã mất thì cháu đích tôn để tang ông bà, hoặc nếu cha và ông đã mất thì chắt đích tôn sẽ để các cụ.

Vợ để tang chồng cũng được xếp thời hạn đại tang 3 năm.

Thời hạn mãn tang của tiểu tang sẽ được chia ra thành nhiều trường hợp như sau:

Cơ niên

Cơ niên có thời hạn để tang 1 năm thông thường sẽ là những mối quan hệ như cha mẹ với con trai, con dâu trưởng, con gái chưa chồng; con rể với cha mẹ vợ; chồng đẻ tang cho vợ; anh chị em chưa đi lấy chồng để tang cho nhau; Cháu trai, gái để tang cho ông bà; Cháu dâu để tang cho ông bà bên chồng.

Đại công

Đại công được hiểu là giỗ hết tang sau 9 tháng thông thường sẽ là các mối quan hệ thân thích đã đi lấy chồng như cha mẹ để tang cho con gái và con dâu thứ, anh chị em ruột đã đi lấy chồng để tang cho nhau. Hay mối quan hệ anh chị em con chú con bác.

Tiểu công

Xả tang của tiểu công là sau 5 tháng kể từ ngày mất, thường được áp dụng trong các mối quan hệ như sau:

Mối quan hệ dnh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau

Mối quan hệ chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau

Mối quan hệ con để tang cho dì ghẻ

Mối quan hệ cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím

Mối quan hệ cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa

đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột

Mối quan hệ chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.

Ti ma

Ti ma có thời hạn xả tang sau khi tròn 3 tháng thường dựa trên các mối quan hệ cha mẹ với con rể, con cô cậu, con dì để tang cho nhau, cháu để tang ông bác, chú, bà cô hộ; chắt để tang cho ông cụ họ.

Tuy nhiên trong thực tế người ta ít khi để tang đủ mà thường xin xả tang sớm nhất là đối với tiểu tang. Và để được xả tang sớm người ta sẽ làm nghi thức xả tang và mời thầy về làm lễ cúng sau khi hết 49 ngày.

Tìm Hiểu Về Cách Xin Đài Âm Dương

Gieo quẻ âm dương là cách bói toán dùng hai đồng tiền trinh bằng đồng để làm tin. Hình thức này chỉ là văn hóa tín ngưỡng, không thuộc giáo lý nhà Phật.

Cách xin đài âm dương

Đơn giản là cách bói toán dân gian…

Từ thời xa xưa, con người vẫn dùng phương pháp bói toán bằng cách gieo quẻ dùng một vật nào đó làm tín. Gieo quẻ âm dương là cách bói toán dùng hai đồng hoặc nhiều đồng tiền trinh làm bằng kim loại đồng. Đồng tiền trinh này giờ gọi là đồng tiền cổ.

Đồng tiền trinh hình tròn, giữa có lỗ rộng có thể xâu tiền thành dây.Một mặt phẳng. được quy định làm mặt”âm”. Mặt trên có khắc chữ Hán gọi là mặt “dương”.Cách gieo quẻ xem vận hạn dùng 5 đồng tiền ( có 32 quẻ) là phép gieo quẻ của Phật Bà Quan Âm. Thông thường, phổ biến toàn trong dân chúng nhất là cách gieo quẻ dùng hai đồng tiền trinh. Hai đồng tiền phải đẹp, sạch, sáng, rõ chữ , màu sắc kim loại đồng chính cống thì mới linh nghiệm.

Phép dùng hai đồng tiền trinh dễ, tiện. các thầy cúng hoặc người cúng lễ thạo dùng hai đồng tiền này để xin ý kiến của thần linh, các đấng siêu nhiên về những việc hệ trọng trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai ( như làm nhà, kinh doanh, thi cử,ốm đau,..).Nói chung là vạn sự mà người trần không thể biết được nên như thế nào, đúng hay sai hoặc họ chưa chắc chắn. Xin quẻ âm dương là cách họ lựa chọn theo ý thần linh báo .Họ căn cứ vào cách gieo quẻ.

a. Hai đồng đài đều xấp cả: nghĩa là không được, không đồng ý, không chấp nhận. b. Hai đồng đài đều ngửa cả : nghĩa là có sự thiếu sót gì đó, còn phải xem xét chưa phê chuẩn, chưa đồng ý. c. Một đồng xấp, một đồng ngửa: nghĩa là nhất âm nhất dương = sự việc được chấp nhận, bề trên đồng ý theo sự kêu cầu.

Thường thì gieo quẻ chỉ được phép tối đa 3 lần, sau 3 lần đó thì sự sai đúng thành vô nghĩa, không còn chuẩn xác nữa.

Nhiều người gieo đài âm dương, lần thứ nhất thì thấy hai đồng đài đều ngửa, lại xem là “Cười là tươi là tốt” mà không chịu tìm hiểu xem đã bị thiếu sót gì. Đến lần xin thứ hai cũng vẫn như thế, lại xin nữa đến lần thứ ba thì hai đài đều sấp cả. Cố van xin than vãn, cầu đảo, đến lần thứ tư thì được đài “nhất âm nhất dương” lấy làm phấn khởi lắm mà không biết rằng quẻ đó vô ích “quá tam ba bận, sai đúng bằng không”.

Ngoài ra người vô tín, vô tâm xin đài vô ích, dẫu cả ba lần gieo quẻ đều được Nhất âm Nhất dương, cũng giá trị chỉ là con số “0 ” mà thôi.

Phép bói này chưa có cơ sở khoa học vì khi gieo quẻ còn phụ thuộc vào tâm lí, cách cầm đồng tiền gieo .Đồng tiền gieo xuống là vô tình chứ khó có thể do bàn tay thần linh điều khiển được. Người gieo quẻ và xin gieo quẻ âm dương bị lệ thuộc mọi phán quyết vào đồng âm dương, mất đi sự chủ động, mất đi sự suy nghĩ, tính toán, phán xét của chính mình theo khoa học. Hai nữa, với đồng tiền đó, không thể muốn phán xét mọi sự trong cuộc sống là đều được. Nó sẽ điều khiển mọi suy nghĩ, hành động của con người và trở nên nguy hiểm nếu con người quá tin vào nó, lạm dụng nó.Từ đó, người dân hiền lành mê muội sẽ bị các thầy, các bà sai khiến, điều khiển, lợi dụng.

Không có trong giáo lý nhà Phật

Đạo Phật dùng tâm, đức tin và hành động theo đạo pháp, tuyệt đối không bao giờ dùng đồng tiền âm dương để điều khiển mọi hành động, suy nghĩ của con người.

Cũng theo quan điểm Phật giáo thì vấn đề sướng khổ, giàu nghèo… đều do nhân thiện – ác mà chúng ta gieo trồng từ nhiều đời, nhiều kiếp sống trước rồi đời này, đời sau chịu quả báo.

Trên thực tế, ở nước ta có nhiều ngôi đền, phủ, miếu nổi tiếng linh thiêng có nhiều khách thập phương đến lễ bái. Họ nhờ chủ nhang khấn vái và xin đài âm dương với nhiều thủ tục rườm rà và những “lời phán” của “bề trên” từ chủ nhang phát ra mà chưa ai chứng minh được thật hư thế nào.

Nhưng vậy tại sao lại có 32 quẻ bói của Phật Bà Quan Âm dùng 5 đồng tiền trinh? Lý giải về việc này: “Đó là kiểu của đạo giáo và lão giáo tôn thờ Phật Bà Quan Âm, vì vậy có quẻ Quan Âm. Ngoài ra, đạo mẫu có tôn sùng đức Quan Âm nên thờ Quan Âm làm thần chủ. Chứ việc gieo đài âm dương này không có trong giáo lý nhà Phật”.

Mặc dù, việc gieo quẻ âm dương không thuộc giáo lý nhà Phật nhưng trước đây có nhiều chùa ở miền Bắc. Nhất là các chùa ở quê thường dùng đài âm dương, song ngày nay hiện tượng này đã hạn chế nhiều

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Cách Cắt Trùng Tang trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!