Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Nguyên Phi Ỷ Lan Qua Tài Liệu Mộc Bản Triều Nguyễn mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tìm hiểu Nguyên phi Ỷ Lan qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn
Mộc bản Triều Nguyễn là những bản gỗ khắc chữ Hán – Nôm ngược dùng để in ra thành sách, được sử dụng rộng rãi dưới thời phong kiến. Với những giá trị đặc biệt về nội dung, nghệ thuật, kỹ thuật chế tác và tính duy nhất của khối tài liệu này vào ngày 31/7/2009 tổ chức UNESCO đã công nhận Mộc bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thế giới. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chúng tôi xin giới thiệu đến các nhà nghiên cứu và độc giả một số tấm Mộc bản khắc về Nguyên phi Ỷ Lan – người phụ nữ có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển rực rỡ về nhiều mặt của vương triều nhà Lý cũng như nền văn hóa nước nhà.
Bản gốc, bản dập Mộc bản khắc về Nguyên phi Ỷ Lan
Từ cô gái hái dâu đến địa vị tôn quý nhất
Ỷ Lan là người họ Lê, quê ở hương Thổ Lũy (Thổ Lỗi), Thuận Thành, Bắc Ninh. Nguồn gốc chuyện tiến cung của bà đã được sử sách ghi chép lại như sau: “Ỷ Lan Nguyên phi người họ Lê, quê ở Thổ Lũy thuộc tỉnh Bắc Ninh. Vua Thánh Tông nhà Lý tại vị lâu ngày, tuổi đã tới 40 mà chưa có con nối dõi. Cầu tự nhiều nơi vẫn chưa thấy kết quả. Nhân đi tham quan tại các chùa nhiều nơi trong nước, tới đâu trai gái trong vùng đều rủ nhau tới chiêm vọng nhà vua không ngớt. Chẳng dè nhà vua bắt gặp một cô gái hái dâu đang đứng dựa trong đám cỏ lan. Liền triệu vào cung, và sau được nhà vua yêu quý, bèn đặt tên là “Ỷ Lan Phu nhân” (Phu nhân đứng dựa cỏ lan)”. (Sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, Quyển 3, mặt khắc 2).
Mùa xuân, năm 1066, Ỷ Lan Phu nhân hạ sinh hoàng tử Lý Càn Đức, được phong làm Thần phi. Năm 1068, bà lại sinh ra Minh Nhân Vương, Vua Lý Thánh Tông phong Thần phi làm Nguyên phi, đứng đầu các phi tần trong hậu cung chỉ sau Hoàng hậu.
Khác với các hậu phi khác, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc làm chính mà chỉ miệt mài đọc sách, khổ công học hỏi nên chỉ trong một thời gian ngắn triều thần đã kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của bà. Với hai lần buông rèm nhiếp chính, sử sách đã ghi nhận bà có công lao to lớn trong việc ổn định và phát triển đất nước dưới vương triều nhà Lý.
Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh cầm quân đi đánh giặc phương Nam đã trao quyền nhiếp chính, điều khiển chính sự ở triều đình cho Ỷ Lan. Cũng năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn, thử thách quá lớn đối với vị nữ nhiếp chính còn rất trẻ. Nhưng nhờ kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán, táo bạo, loạn lạc được dẹp yên, dân đói được cứu sống.
Vua đánh giặc lâu ngày không thắng bèn giao binh quyền cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Dọc đường về nhà vua nghe quan lại và dân chúng ca ngợi Nguyên phi có tài trị nước, an dân. Sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập chép:“Nhà vua nói: một người đàn bà còn làm được như thế, ta phái tu mi nam tử nghĩ sao? Thế rồi nhà vua đem quân trở lại đánh Chiêm Thành lần nữa. Quả nhiên thắng trận, bắt được vua Chiêm là Chế Củ”.(Quyển 3, mặt khắc 3).
Năm Nhâm Tý (1072), Lý Thánh Tông băng hà, Hoàng Thái tử Càn Đức lên ngôi, tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy, vua mới lên 7, Ỷ Lan tiếp tục buông rèm nhiếp chính lần 2, vừa giúp việc triều chính vừa làm nhiệm vụ dạy dỗ con thơ. Trong khi vua còn thơ ấu, Ỷ Lan điều khiển cả quốc gia, cùng Tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống đến (1075, 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi. Ỷ Lan đã cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Trong lúc Tổ quốc lâm nguy, Ỷ Lan đã cùng triều thần nhà Lý giữ vững giang sơn, xã tắc, công ấy đời sau còn nhắc mãi.
Ỷ Lan không chỉ sửa sang việc quốc chính, tăng cường quân đội, chăm lo việc mở mang dân trí, ban hành nhiều điều ích quốc lợi dân mà còn khuyên bảo vua làm điều thiện trị điều ác. Bà hiểu những gian nan của người nông dân khi việc nông trang không có trâu cày bừa, bà đã đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi. Vua Lý Nhân Tông đã ra lệnh phạt rất nặng những người trộm trâu và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng xóm vì tội không tố giác. Việc này đã được ghi chép lại trong sách Đại Việt sử ký toàn thư.
Là một người phụ nữ sáng danh trong lịch sử nước nhà – Nguyên phi Ỷ Lan ngoài tài trị quốc an dân, chống giặc ngoại xâm, còn đóng vai trò quan trọng trong việc chấn hưng Phật giáo. Bà là người sùng Phật, am hiểu về Phật pháp và đã cho xây dựng nhiều chùa chiền ở khắp nơi.
Tuy nhiên, trong cuộc đời của người phụ nữ huyền thoại này cũng không tránh khỏi những “góc khuất”, thậm chí là “tỳ vết”. Đó chính là việc bức hại Thái hậu Thượng Dương và 72 cung nữ vào năm 1073. Cũng vì thảm án kể trên mà những nhà chép sử khi xưa tỏ ra khá dè dặt khi đề cập đến Nguyên phi Ỷ Lan. Ngày nay, các nhà nghiên cứu nhận định rằng trong sự nghiệp làm chính trị và đặc biệt là dưới chế độ phong kiến thì đó cũng là chuyện thường thấy.
Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), Ỷ Lan qua đời, thọ 74 tuổi, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Phúc.
Ỷ Lan với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến
Bên cạnh công lao ổn định và phát triển đất nước, gần đây các nhà nghiên cứu bàn nhiều về một khía cạnh khác ít được nhắc đến trong cuộc đời lẫy lừng của Nguyên phi Ỷ Lan. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam có một “chương trình quy mô quốc gia” giải quyết tình trạng “không vợ, không chồng” của người dân.
Xuất thân là một thôn nữ, hiểu thấu những khổ đau của người phụ nữ nông dân vì nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu, bà đã cho xuất tiền ở kho Nội phủ chuộc họ về, gả cho những người đàn ông góa vợ hoặc người nghèo khó không đủ tiền cưới vợ. Sách Đại Việt sử ký của sử gia đời Trần là Lê Văn Hưu có viết “Năm Quý Mùi niên hiệu Long Phù năm thứ 3 (1103), mùa xuân, Thái hậu phát tiền ở kho Nội phủ để chuộc những con gái nhà nghèo đã phải bán đi ở đem gả cho những người góa vợ”. Cũng từ sự kiện này, sử gia Ngô Sỹ Liên đã có lời bàn: “Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ, đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu đổi mệnh cho họ cũng là việc chân chính vậy”. Việc này cũng được khắc trong Mộc bản triều Nguyễn.
Ở địa vị tột đỉnh hiển vinh nhưng Ỷ Lan vẫn không quên cảnh ngộ của những người phụ nữ nghèo hèn, những người đã và đang sống cuộc đời còn cơ cực hơn thuở hàn vi của bà. Thương cảm cho bao số phận cung nữ phí hoài tuổi thanh xuân trong cung cấm, bà đã cho xuất cung rất nhiều người và gả chồng, tạo lập gia đình cho họ.
Điều gì khiến một người phụ nữ có được những suy nghĩ khác lạ nhưng cũng đầy tính nhân bản trong thời kỳ phong kiến hà khắc về tình cảm cá nhân như vậy? Phải chăng chính cốt cách vốn có của bà cùng những cảnh đời bà đã gặp qua khi còn là thôn nữ, những hiểu biết về xã hội, về nhân tình thế thái đã giúp bà hiểu, đồng cảm hơn với những thân phận con người cùng khổ, đặc biệt là thân phận người phụ nữ. Thường thì sự giàu có về kinh nghiệm sống, giàu có về tri thức mới đem lại sự phong phú về mặt tâm hồn. Bên cạnh đó các nhà sử học còn cho rằng, sở dĩ bà có được một tâm hồn như thế một phần cũng nhờ vào tư tưởng bình đẳng của Phật giáo. Và trên hết đó là trái tim của một người phụ nữ vĩ đại không chỉ mong muốn giải phóng và mang lại hạnh phúc cho phụ nữ mà còn mang lại sự bình ổn về giới, nền tảng cơ bản để xã hội tồn tại trong một hình thái đẹp nhất – cân bằng âm dương. Để không ai bị ẩn ức, không ai bị cô đơn, không ai thấy mình là vật thừa của con tạo. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam quan tâm đến phụ nữ nói riêng và sự cân bằng về giới nói chung.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, bên cạnh những đấng anh hào thì dân tộc ta cũng đã sản sinh nhiều bậc nữ nhi mà những đóng góp của họ đã được sử sách và người đời ghi nhận, tạo nên truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam. Như trong bức thư gửi phụ nữ nhân ngày 8/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rạng rỡ”.
Hồ sơ H97/4, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, 2004, NXB Khoa học Xã hội.
Hà Văn Thư – Trần Hồng Đức, Tóm tắt Niên biểu lịch sử Việt Nam, 2009, NXB Văn hóa Thông tin.
Lê Thị Huệ (Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV)
Nguyên Phi Ỷ Lan Nguyen Phi Y Lan Doc
NGUYÊN PHI Ỷ LAN
Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế. Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ. Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài. Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu: – Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch. Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan âm nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về. Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên. Năm Đinh Tị (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước. Làm nên chiến thắng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn. Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết. Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quên mất rằng, trong sự nghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy.
Lễ Hội Truyền Thống Đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Tới dự có đồng chí Lý Duy Thanh – UVBTV huyện ủy, PCT UBND huyện; đồng chí Đặng Thị Huyền- UVBTV, trưởng BTC huyện ủy, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của Huyện, các xã, thị trấn cùng cán bộ, nhân dân xã Dương Xá và hàng nghìn du khách thập phương.
Ông Nguyễn Tiến Thoại- chủ tịch UBND xã Dương Xá phát biểu khai mạc lễ hội
Trong Lịch sử dân tộc, dưới triều đại phong kiến, Nguyên Phi Ỷ Lan là một trong những phụ nữ Việt Nam xuất chúng tiêu biểu có tài trị nước, an dân. Là người phụ nữ duy nhất hai lần nhiếp chính thay chồng và con điều hành triều chính, thực hiện tốt việc mở kho cứu dân đói, dẹp yên loạn lạc, rồi dạy dân cấy lúa, trồng màu, chăn tằm dệt lụa, đắp đê phòng lụt… góp phần đưa đất nước vào giai đoạn thịnh trị. Bà còn là người có công phát triển đạo phật hưng thịnh vào thời Lý.
Với công lao và đức độ của Bà, Bà được tôn phong là Mẫu Nghi thiên hạ, thượng đẳng tối linh thần và là Hoàng Hậu duy nhất có lăng tẩm và bia đá ghi danh tại quê nội Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hiện nay, theo thống kê, trên cả nước có 72 nơi lập đền thờ bà, nhưng chùa và đền thờ Ỷ Lan được xây dựng ở Dương Xá ngay chính trên quê hương bà là lớn nhất. Với hệ thống truyền thuyết cùng các địa danh gắn bó với việc Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông và những di vật cổ của thời Lý hiện còn đã đưa khu di tích chùa và đền thờ bà Ỷ Lan ở Dương Xá trở thành trung tâm văn hóa nổi bật nhất, quan trọng nhất trong hệ thống di tích, tưởng niệm người phụ nữ có tài kinh bang tế thế.
Lễ hội truyền thống được diễn ra trong 3 ngày 16, 17 và 18/ 3 tức ngày (19, 20 và 21/ 2 âm lịch). Tại Lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động Tế lễ mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh và các hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi, hấp dẫn, như: Hát quan họ tại Thủy Đình; thi đấu cờ tướng, tổ tôm điếm; thi đấu bóng chuyền da nam, nữ. C ác hoạt động tại lễ hội được xã Dương Xá tổ chức trang trọng, chu đáo theo tinh thần: vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn, tiết kiệm và không có mê tín dị đoan.
Một số hình ảnh tại lễ hội
Thi đấu cờ tướng
Thi đấu tổ tôm điếm
Thi đấu bóng chuyền da nữ
Hoàng Anh (TT Văn Hóa,Thông Tin và Thể Thao)
Phòng Kinh Tế
Tìm Hiểu Các Món Ăn Chay Ngày Tết Không Thể Bỏ Qua
Ý nghĩa mâm cỗ chay vào ngày tết
Sau một năm làm việc vất vả những ngày tết thường để gia đình sum họp quây quần bên nhau và tỏ lòng thành kính về với ông bà tổ tiên. Những món ăn được tự tay con cháu chuẩn bị và chế biến sẽ đem tới ý nghĩa vô cùng to lớn.
Đối với mỗi gia đình, vùng miền sẽ có những lựa chọn những món ăn với hương vị khác nhau. Mỗi một món ăn với ý nghĩa và gửi gắm tình cảm hướng tới những may mắn trong năm sau
Mâm cỗ chay ngày tết sẽ thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên của các con cháu gửi gắm. Đặc biệt mâm cỗ chay với thành phần thực vật không sát sinh sẽ đem tới sự thanh tịnh và cầu mong sự bình an và may mắn đối với toàn thể gia đình.
Các món ăn chay ngày tết không thể thiếu trong mâm cúng
Mâm cỗ chay hiện nay khá đa dạng và phong phú ngoài những món như rau củ quả luộc hay những món chay được đóng gói sẵn như giò, bánh chưng chay, dưa muối được bán tại siêu thị, chợ. Còn những món vô cùng đặc biệt mà các chị em có thể trổ tài nấu nướng trong dịp tết.
Đậu phụ: 2 -3 bìa
Nấm rơm: 150g
Mộc nhĩ, nấm hương
Hành tây: 1 củ
Cà rốt: 1 củ
Su hào: 1 củ
Giá đỗ: 100g
Bánh đa nem: 2 tệp
Hành, mùi, rau thơm
Miến, tỏi, gia vị, ớt, đường, dầu ăn, nước tương
Một ít rau sống gồm (xà lách, mùi, rau thơm)
Cách làm rau củ xào chay
Nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương được rửa sạch ngâm mềm thái nhỏ
Su hào, hành tây, cà rốt bỏ vỏ thái chỉ
Hành tây thái hạt lựu. Phần giá đỗ vắt bớt hết nước lấy phần bã.
Lấy bát to cho các hỗn hợp đã chuẩn bị và phần đậu phụ thêm miến thái nhỏ và gia vị vừa đủ bóp thật nhuyễn trộn đều đến khi quyện vào nhau.
Lấy bánh đa cho thêm 1 ít nước cho mềm khi cuốn rồi thêm hỗn hợp nhân đã chuẩn bị vào.
Cho chảo lên bếp đổ lượng dầu lớn đến khi sôi lăn tăn thì cho những chiếc nem cuốn vào rán đến khi chuyển sang màu vàng rồi bắc ra.
Nước chấm nem tùy vào từng khẩu vị có thể chấm với nước tương cho 1 ít tỏi ớt tăng thêm hương vị món ăn. Thưởng thức khi nóng kèm với rau sống.
Chạo nấm trộn thính
Sơ chế nấm rơm rửa sạch ngâm nước muối chần qua nước sôi, để ráo nước. Sau đó vắt sạch nước.
Xé nấm thành sợi mỏng. Bỏ nấm vào chảo nêm gia vị vừa đủ tầm 10 phút để ra đĩa để nguội
Lá chanh, ớt, tỏi băm nhỏ.
Cho nấm vào bát to kèm theo thính và lá chanh, ớt, tỏi băm nhỏ trộn đều. Lưu ý không nên cho quá nhiều thính tốt nhất mỗi lần trộn một ít.
Thưởng thức kèm với tương ớt và lá sung tăng hương vị cho món ăn.
Rau củ xào chay
Ngô non: 200g.
Su hào: 1 củ.
Đậu cove : 100g.
Cà rốt: 1 củ.
Nấm hương, hành lá.
Tỏi băm nhỏ
Nước tương, đường, muối, dầu ăn, hạt tiêu, bột năng.
Cách làm rau củ xào chay
Su hào, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ thái chéo nhỏ miếng vừa ăn
Đậu cove rửa sạch ngâm nước muối đảm bảo vệ sinh thái lát chéo.
Ngô non rửa sạch cắt dọc đôi hoặc ba tùy kích cỡ.
Nấm hương rửa sạch, ngâm nước nóng để mềm nấm dễ dàng khi chế biến hơn. Cắt bỏ phần gốc nấm.
Lấy nồi cho nước tầm 1/3 lượng nước đợi nước bắt đầu sủi bọt thì cho từng loại rau củ vào trần qua lưu ý tầm 1-2 phút để giữ độ giòn của rau củ. Mẹo nhỏ muốn rau củ có màu sắc đẹp và ngon hơn sau khi trần ngâm vào nước lạnh.
Chuẩn bị chảo cho 2 thìa dầu ăn rồi cho tỏi đập dập vào phi thơm. Khi tỏi có mùi thơm cho hỗn hợp rau củ được trần qua vào chảo đảo đều nêm thêm nước tương, muối 1 chút đường cho tròn vị.
Hòa 1 thìa bột năng với nước sau đố đổ vào chảo tạo độ sánh cho món ăn.
Khi hỗn hợp rau củ đạt độ chín rắc 1 ít tiêu và hành lá lên trên tăng thẩm mỹ và kích thích vị giác người ăn.
Canh rau củ thập cẩm
Khoai tây: 2 củ
Su hào: 1 củ
Ngô ngọt: 1 bắp
Cà rốt 1 củ
Nấm rơm: 100g
Súp lơ xanh hoặc trắng: 1 chiếc
Muối, bột ngọt chay
Rau mùi thơm trang trí
Cách nấu canh rau củ chay
Ngô sau khi được mua về rưa sạch cắt thành từng khúc khoảng 3 – 4 cm.
Nấm rơm rửa sạch ngâm với nước muối đảm bảo an toàn vệ sinh. Cắt bỏ phần gốc nấm rồi cắt làm đôi.
Khoai tây, cà rốt và su hào gọt vỏ cắt thành từng khúc vừa ăn. Phần súp lơ được tách thành từng cọng và rửa sạch.
Bắc nồi nước nóng cho ngô ngọt và su hào ninh khoảng 5 -7 phút để giúp nước dùng ngọt hơn. Sau đó cho thêm khoai tây và cà rốt cùng nấm rơm và súp lơ đun sôi hầm đến khi các nguyên liệu chín mềm. Nêm thêm gia vị và bột ngọt vào nước dùng cho đủ vị
Múc hỗn hợp rau củ ra bát cho một vài lá mùi rắc trên bát để trang trí và thêm vị thơm cho món canh.
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết về các món ăn chay ngày tết của Vnshop. Hy vọng những thông tin cung cấp phía trên sẽ bổ ích đem tới thực đơn trong những ngày tết phong phú và đa dạng. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về các món ăn truyền thống ngày tết của các vùng miền.
Chúc mọi người có một dịp tết vui vẻ hạnh phúc bên gia đình!
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Nguyên Phi Ỷ Lan Qua Tài Liệu Mộc Bản Triều Nguyễn trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!