Cập nhật thông tin chi tiết về Tín Ngưỡng Thờ Đức Thánh Trần Trong Tâm Thức Người Việt. mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang chủ
Tin tức – Sự kiện
Văn hóa – Xã hội
Lượt xem: 19029
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần trong tâm thức người Việt.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đấu tranh sinh tồn, dân tộc Việt Nam đã sinh ra rất nhiều nhà chính trị, quân sự, văn hóa … lỗi lạc có công với dân, với nước. Tên tuổi của họ gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Quang Trung, … Trong số đó, Trần Hưng Đạo nổi lên là nhân vật tài hoa đức độ, một nhân cách lớn, một thiên tài quân sự – người mà tên tuổi đã gắn liền với chiến công ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông (thế kỷ 13-14), đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và ông đã được nhân dân “thánh hóa” với cách gọi đầy tôn kính: “Đức Thánh Trần”, cũng chỉ có ông chứ không phải ai khác được mọi thế hệ xưng tụng làm “Cha”.
Đức Thánh Trần tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 10 tháng Chạp năm 1228 (hay năm 1230 hoặc 1232?) tại hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300), ông là con trai thứ của An Sinh vương Trần Liễu, anh trai vua Trần Thái Tông ( Trần Cảnh). Về gốc tích ra đời của ông, song song với dòng chính sử chép về Trần Quốc Tuấn là một dòng dã sử truyền miệng đầy chất huyền thoại kể về Đức Thánh Trần do Thanh tiên đồng tử trên Thiên Đình phụng lệnh Ngọc Hoàng đầu thai xuống hạ giới, giáng sinh vào nhà Thân vương, mang theo kiếm phi thiên thần và tam bảo của Lão Tử, ngũ tài của Thái Công, sau làm một vị tướng đệ nhất Trung Hưng, đến khi tuổi già được hóa làm danh thần để cai trị việc nhân gian, con cháu đời đời được ghi vào sổ phúc đức… ngay sau đó Thân Vương phu nhân sinh ra Vương, trong lúc sinh Vương gió thoảng hương đưa, sinh hào quang khắp nhà, rạng sáng hôm sau có một vị đạo sĩ đến cửa xin yết kiến. An Sinh Vương nói “Tiên sinh từ xa tới đây, chẳng hay có việc gì quý báu chăng? Người đạo sĩ trả lời “Đêm qua tôi thấy một ngôi sao sa tới đây, cho nên hôm nay đến xin yết kiến và báo cho Thân Vương biết”. An Sinh Vương người nhà đem công tử ra để đạo sĩ coi. Coi xong đạo sĩ quỳ xuống chắp tay vái mừng Thân Vương mà nói “Tốt thay, công tử quý hóa này mai đây ắt có những tài kinh bang tế thế, giúp rập quốc gia”… Vương mới đầy tuổi đã biết nói, sáu tuổi đã bày trận đồ bát quái, biết đọc thơ ngũ ngôn. Lớn lên càng thông minh đĩnh ngộ, tư bẩm sáng suốt lại được An Sinh Vương Trần Liễu cho mời các danh sư trong nước về dạy văn võ. Vì vậy Quốc Tuấn nổi tiếng là người học rộng hiểu nhiều đặc biệt là binh thư, binh pháp, cưỡi ngựa, bắn cung…
Vào năm Thiên Bảo thứ 5 đời vua Trần Nhân Tông (1283) ngài được tấn phong tước Quốc Công, giữ chức Tiết chế thống lĩnh binh quyền. Với tài thao lược, trí dũng song toàn, ngài đã lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến đấu và giành thắng lợi trước quân Nguyên Mông – đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, giữ vững chủ quyền của quốc gia. Ngài cũng là tác giả nổi tiếng của thiên hùng văn Hịch Tướng sĩ và hai cuốn binh thư là “Binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tông bí truyền thư”. Sau khi mất, Ngài được triều đình phong tặng danh hiệu: “Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương”.
Ghi nhận công lao to lớn của Ngài, ngày 18/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 22C NV/CC, quy định những ngày Tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó có ngày kỷ niệm lịch sử Trần Hưng Đạo là ngày 20/8 âm lịch. Từ đó đến nay, ngày 20/8 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Lễ quan trọng của dân tộc ta.
Tháng 2 năm 1984, Hội Hoàng gia nước Anh đã tổ chức một cuộc họp với sự có mặt của 478 nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự của nhiều nước trên thế giới. Hội nghị đã đề cử danh sách 98 tướng, soái xuất sắc từ thời cổ đại cho tới ngày nay rồi tiến hành bỏ phiếu lựa chọn 10 vị tướng, soái kiệt xuất để in trong cuốn Bách khoa toàn thư nước Anh. Trong 10 vị tướng, soái được lựa chọn có hai người con ưu tú của Việt Nam, đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong thời kỳ Trung đại với số phiếu 478/478 đạt tỷ lệ 100% (Người đã đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới – quân Nguyên Mông – ghi chú thêm trong phiếu bầu) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ hiện đại với số phiếu 478/478 đạt tỷ lệ 100%.
Có thể nói Trần Hưng Đạo mất đi để sống mãi như một nhân vật lịch sử. Nhưng đối với nhân dân Ngài không hề mất: sinh làm tướng giúp dân giúp nước, chết làm thần giúp nước giúp dân.
Việc Ngài được “thánh hóa” là hiện tượng hợp với tâm thức và ước nguyện của người Việt: là thần thánh hóa người có công với dân, với nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông bờ cõi, được muôn đời ngợi ca bởi tấm gương trung hiếu, khí phách kiên cường, tài năng quân sự và tấm lòng tín nghĩa. Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Đại Vương, Đức Thánh Trần, là Cha. Việc thờ phụng Đức Thánh Trần hiện nay đã trở thành một hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến của nước ta: Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.
Cũng như các tín ngưỡng dân gian khác, Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của nhân dân, nội dung nổi bật của Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
“Tháng tám giỗ cha – tháng ba giỗ mẹ” đã trở thành một tập quán tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trong số các vị Thánh bất tử, chỉ duy nhất Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là nhân vật lịch sử có thật, được cho là linh thiêng bậc nhất. Có thể hiểu điều này giống như lòng ngưỡng mộ và tôn sùng mà nhân dân dành cho vị Anh hùng gắn với những chiến công hiển hách thế kỷ XIII.
Đền Thiên Trường – Phường Lộc Vượng – TPNĐ
Trải qua hơn 700 năm, các truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội thờ phụng Đức Thánh Trần đã hình thành và phát triển khắp nơi trên đất nước ta. Có nhiều hình thức tôn vinh mang tính phổ biến đã tạo nên sức sống trường tồn, bền bỉ và có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với con người.
Xung quanh Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần không chỉ có các di sản văn hóa hiện hữu mà là cả một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đa sắc màu, thấm đẫm giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian cổ truyền, đó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, là các hình thức diễn xướng âm nhạc, ca hát, các hình thức trang trí, kiến trúc. Các cuộc tế lễ, dâng hương tưởng niệm Trần Hưng Đạo được tiến hành theo kịch bản được xây dựng công phu và được cử hành nghiêm trang, trọng thể với các nghi lễ vừa linh thiêng, kính cẩn vừa huyền bí.
Nhìn chung, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có tục thờ Đức Thánh Trần ở các địa điểm: đền, điện, phủ, miếu, đình, chùa theo nhiều hình thức như: thờ chính, thờ vọng hoặc rước chân nhang. Ở phía Bắc, nơi thờ nhiều nhất là tỉnh Nam Định, kế đến là Thái Bình, Hà Nội… ở các tỉnh phía Nam tuy ít hơn nhưng gần như tỉnh, thành phố nào cũng có.
Trong tâm thức của nhân dân Việt Nam đến nay, vẫn coi ngày giỗ Đức Thánh Trần là một ngày lễ trọng – ngày hội. Từ Nam chí Bắc, dân chúng nô nức đi chảy hội đền Trần.
Đoàn rước kiệu từ đình Tức Mặc thờ thành hoàng làng lên đền Trần chầu đức Vua, đức Thánh Trần
Tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần, chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, hàng năm cứ vào dịp tháng Tám âm lịch, chính quyền và nhân dân địa phương lại long trọng tổ chức kỷ niệm ngày kỵ của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với nhiều nghi lễ tín ngưỡng như rước kiệu, tế lễ, hát văn và nhiều trò chơi dân gian khác như: múa rồng, múa lân, biểu diễn võ thuật, đấu vật, chơi cờ người, chọi gà…
Nghi thức tế nữ quan tại đền Cố Trạch – Phường Lộc Vượng – TPNĐ
Đức Thánh Trần là biểu tượng bất diệt của bản trường ca về chủ nghĩa yêu nước, yêu dân tộc; là hình mẫu về sự hy sinh, cống hiến vì nhân dân, vì đất nước. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần chính là tuân thủ quy luật “sinh vi tướng, tử vi thần” trong văn hóa Việt, có giá trị to lớn trong giáo dục nhân cách và đạo lý làm người; giáo dục, vun bồi lòng yêu quê hương, yêu giống nòi, bài học về ý thức tự lực tự cường dân tộc, về việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Trần Hưng Đạo, trước khi từ lịch sử bước sừng sững vào tâm thức tín ngưỡng dân gian, đã để lại không chỉ những chiến công lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông mà cao hơn, là để lại một di chúc chính trị – quân sự có giá trị vượt qua mọi thời đại lịch sử, vượt qua không gian và thời gian: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là kế thượng sách để giữ nước”. Khoan thư sức dân không đơn giản là một kế sách mà là triết lý tồn tại cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, là chân lý của mọi thời đại. Đó là tư tưởng thân dân, đặt con người vào vị trí cao nhất trong nghệ thuật trị quốc. Tư tưởng chủ đạo ấy khai thông mạch nguồn dân tộc, làm thăng hoa sức mạnh con người Việt Nam, tạo nên khí phách Việt Nam.
Đất nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, trong tâm thức người dân đất Việt, Đức Thánh Trần và các vị tiền bối của dân tộc ta đã, đang và sẽ mãi là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ, nghị lực và tài năng cho các thế hệ sau này của đất nước noi theo cùng thi đua sống, lao động và học tập góp phần nâng cao vị thế, tầm vóc và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sưu tầm, biên tập
Vũ Thị Tuyết Mai
BQL khu DTLSVH Đền Trần – Chùa Tháp TP Nam Định
1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thời Trần và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Định – Sở VHTTNĐ 2004.
2. DTLSVH đền Trần, chùa Tháp tỉnh Nam Định – NXBVHDT 2011
Tweet
Các Loại Bàn Thờ Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Của Người Việt
Bàn thờ tổ tiên
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau.
Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt Trời, mặt Trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.
Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà lầu). Trên bàn thờ thì bày biện đồ thờ cúng như: bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn. Sau khi tàn hai phần ba tuần hương, thì có thể hạ lễ.
Theo đạo Phật, con cháu nhớ tới ngày húy kỵ của người đã khuất mà cúng chay thì ông bà càng hưởng nhiều phước lộc, không bị đọa đày địa ngục, chóng được siêu thoát, ngược lại con cháu cậy có nhiều tiền của giết nhiều súc sanh cúng cùng tiền vàng quần áo giả thì ông bà càng đọa chìm trong địa ngục, mà con cháu không biết, cứ nghĩ là mình cúng ông bà mình nhiều quần áo, ô tô, tiền vàng là ông bà mình sung sướng lắm.
Cách bài trí bàn thờ
Lớp trong
Chiếc rương thật lớn, cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự (大佀). Đôi khi, chiếc rương được thay bằng chiếc bàn to, kê trên 2 chiếc mễ (1m).
Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ. Mâm to đựng cỗ, mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Chiếc thứ 2 phải bé hơn chiếc thứ 1.
Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai (chiếc ỷ) để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng.
Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 ly nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ…
Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ.
Lớp ngoài
Hương án thật cao
Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.
Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ
Hai cây đồng để thắp nến, có thể thay thế bằng hai con hạc đồng. Đồng có thể thay bằng sứ.
Có thể trang trí thêm đồ vật như hoành phi, câu đối… vào chính giữa bàn thờ hoặc hai bên.
Thắp hương
Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,… mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,… Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).
Loại hương thẳng gồm 2 phần: chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm. Có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương.
Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn.
Khi thắp hương, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất (gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái(tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải.
Cúng Tổ tiên
Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc – Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Bàn thờ vọng
Sự hình thành
Bàn thờ vọng là một loại bàn thờ mà những người sống ở xa quê, ít có điều kiện về nhà con trai trưởng dịp giỗ Tết lập nên. Ngày xưa, bàn thờ vọng chưa phải là phong tục chủ yếu bởi đa số người ta đều sống và sinh cơ lập nghiệp ngay tại quê hương, chỉ có một số trường hợp đặc biệt gọi là biệt quán, li hương.
Đến thời phong kiến, các quan trong triều đình tập trung vọng bái thiên tử tức vái lạy từ xa. Những người ở nơi biên ải cũng lập hương án hướng về phía kinh đô để làm lễ khi nghe tin vua chúa mất mà chưa đến dự đám tang được.
Những người làm quan cũng lập một hương án hướng về quê hương để làm lễ khi nghe tin có người thân mất mà chưa kịp về chịu tang. Sau đó, họ cáo quan xin về cư tang 3 năm. Kể từ đó, bàn thờ vọng được hình thành, chỉ có những người sống xa quê mới lập bàn thờ vọng.
Những người ở gần quê, dù giàu hay nghèo cũng phái về nhà người con trai trưởng hoặc trưởng họ làm lễ trong dịp giỗ Tết, chú hoặc ông chú vẫn phải đền nhà cửa trưởng làm lễ dù cửa trưởng chỉ thuộc hàng thấp như cháu, chắt… Do đó, không có tục lập bàn thờ vọng đối với đời thứ ba ngay tại quê.
Nếu người con trưởng mất hoặc sống xa quê, người con thứ kế tiếp con trưởng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ tại nhà con trưởng là bàn thờ vọng.
Cách lập bàn thờ vọng
Trước khi lập bàn thờ vọng, chủ nhà phải về quê để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hoặc một vài nén hương đang cháy giở, hoặc xin một chút tro cát trong bát nhang gia tiên,cha mẹ mà mới mất vài năm thì cũng xin tro cát trân nhang, và gói thành từng gói riêng và ghi tên vao ko lộn và mang đến bàn thờ vọng để thắp tiếp.
Nếu có phòng riêng, để bàn thờ đặt ở một phòng riêng biệt để tăng vẻ tôn nghiêm. Nếu không có phòng riêng thì đặt kết hợp phòng khách, phải đặt cao hơn chỗ tiếp khách.
Bàn thờ đặt hướng về quê chính để gia chủ vái lạy thuận hướng về quê chính. Không nên đặt tại những chỗ uế tạp, cạnh lối đi, trừ trường hợp nhà quá hẹp. Những người mà sống trong khu tập thể thì chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao.
Bàn thờ bà cô ông mãnh
Bà cô ông mãnh là từ mà dân gian dùng cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy “hợp” người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều.
Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước được.
Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng được thờ riêng 1 bàn thờ.
Bàn thờ bà cô ông mãnh được đặt dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Cũng có thể đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên nhưng bát nhang phải thấp hơn thờ gia tiên 1 bậc. Cũng có thể lập riêng bàn thờ nhưng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên.
Bài trí bàn thờ bà cô ông mãnh rất đơn giản, sơ sài. Chỉ đặt bài vị (hoặc ảnh), bát nhang, chén nước, bình hoa, đôi đèn… Người ta cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.
Nếu người cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ lâm râm khấn mà không cần lễ. Nếu thuộc hàng dưới thì phải khấn và lễ. Khi gia đình gặp chuyện về sức khỏe, vật chất… người ta cúng bà cô ông mãnh để được phù hộ độ trì cho mọi sự được hanh thông và tốt hơn.
Bàn thờ người mới chết
Những người mới mất chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang. Được bài trí tương đối sơ sài: một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), lọ hoa, chén nước, ngọn đèn…
Trong vòng 100 ngày (tính từ ngày an táng xong), người ta đều thắp hương cơm canh trước khi gia đình ăn cơm, mời người mới mất thụ hưởng. Lúc này, linh hồn người chết còn quyến luyến người thân, “hồn vía còn nặng” chưa thể siêu thoát được, vẫn còn luẩn quẩn xung quanh nhà.
Những người sống không muốn tin vào sự thật là họ vừa mới mất đi một người thân, làm vậy để dịu nỗi buồn. Nhưng có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức lễ chung thất).
Sau 3 năm khi người mới mất được bốc mộ bát nhang người mới mất sẽ được rước lên bàn thờ tổ tiên (phong tục của người miền bắc (ninh bình). Sau lễ trừ phục (còn gọi là đàm tế) bàn thờ người mới mất sẽ được loại bỏ cùng những đồ thờ riêng, đưa ảnh chân dung và bát nhang lên bàn thờ tổ tiên, đặt hàng dưới. Trường hợp không có bàn thờ tổ tiên thì sẽ vẫn giữ lại như cũ, chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ.
Tìm Hiểu Tục Lệ Cúng Giỗ Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Của Người Việt
Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt. Ngày này, con cháu thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Cùng tìm hiểu tục lệ cúng giỗ cổ truyền trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt xưa.
Ý nghĩa tục lệ cúng giỗ trong thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa bình dị và giàu tính thực tiễn. Không giống như sự cực đoan trong nhiều tôn giáo khác. Bởi vậy, tục thờ này dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau. Đây không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.
Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: ” Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích “. Khi làm cúng giỗ cho người thân, người ta thường sẽ nêu những nguyện vọng, lời cầu xin như: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống được bình yên, suôn sẻ… Không biết có hiệu quả không, nhưng ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên đã thành công. Con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.
Như đã đề cập phía trên, quan niệm về một nơi là “âm phủ” khiến con người sợ hãi. Xuất phát từ sự thành kính, đền ơn đáp nghĩa, con cháu thờ cúng tổ tiên, ông bà để họ không trở thành quỷ đói. Ngoài ra, việc thờ cúng này sẽ tạo cảm giác linh hồn các người thân luôn bên cạnh con cháu. Họ mách bảo cho con cháu và giúp đỡ chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa.
Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng không thể thiếu với mọi lớp người. Có thể nói, tục cúng giỗ là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Mang đạo lý nhân ái “Uống nước nhớ nguồn” trong tiến trình lịch sử.
Những ngày quan trọng trong cúng giỗ
Phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ thường là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm trọn bổn phận với người mất. Suốt từ lúc cáo giỗ cho đến hết ngày giỗ, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương. Trong cúng giỗ lại chia thành nhiều gia đoạn, ngày khác nhau.
Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước.
Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản… thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt.
Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu. Vì khi những đồ lễ này người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà sẽ đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu. Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt táng.
Khi một người thân mất đi, nhưng người ở lại sẽ tiến hành cúng giỗ người đó
Giỗ Hết gọi là Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Vào ngày Giỗ Hết, người thân cũng chuẩn bị mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản, vàng mã… Vàng mã được đốt cho người quá cố cũng nhiều hơn ngày Giỗ Đầu.
Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Diện mời đến ăn giỗ dịp này thường đông hơn lễ Tiểu Tường, cỗ bàn cũng làm linh đình và công phu hơn. Khách đến ăn giỗ vẫn mặc đồ tang phục, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang hai năm trước và Tiểu Tường.
Sau ngày lễ này hết hai tháng, đến tháng thứ ba người ta sẽ chọn ngày tốt để Trừ phục tức có nghĩa là Bỏ tang, người thân sẽ đốt hết những áo quần tang, gậy chống. Sau đó, người đang sống sẽ trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tổ chức hay tham gia các cuộc vui đình đám. Đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng, vì nó là một bước ngoặt đối với người đang sống và vong linh của người đã mất.
Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm. Đây là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.
Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.
Cúng giỗ mấy đời thì dừng lại?
Ngày nay, khi xã hội hiện đại càng ngày càng phát triển, các chuẩn mực về gia đình xưa cũ cũng dần được thây thế. “Tứ đại đồng đường” hay “Tam đại đồng đường” đã không mấy được áp dụng, thay vào đó là những gia đình đơn lẻ. Việc thờ cúng tổ tiên cũng dần thay đổi theo tiến trình này.
Trong các phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, con trai trưởng mới là người thờ phụng chính ông bà tổ tiên. Nếu vậy, nhưng người anh em tách riêng thành một gia đình cá thể thì sao, họ có thờ phụng tổ tiên không? Câu trả lời là có, nhưng được lược giản đi rất nhiều. Họ không thờ riêng từng thế hệ các đời trước, may chăng là thờ bố mẹ, còn lại là thờ chung “gia tiên”.
Với người thờ thờ chính trong gia đình thì sẽ thờ nhiều đời. Thế hệ con thờ cha mẹ gọi là thờ một đời. Thế hệ cháu thờ ông bà nội ngoại gọi là thờ hai đời. Thế hệ chắt thờ ông bà cố gọi là thờ ba đời. Thế hệ chút (người miền Nam gọi là cháu sơ) thờ ông bà sơ gọi là thờ bốn đời.
Theo thông lệ xa xưa, khi ông bà trở thành đời thứ năm thì việc thờ phụng sẽ dừng lại. Mục đích là đểi vong linh theo cát bụi thời gian, siêu thoát. Các bài vị sẽ mang đi đốt hay đi chôn, đúng với câu “Ngũ đại mai thần chủ”. Nhưng hiện nay, cũng rất ít người có thể giữ được tục này. Thường, các gia đình chỉ thờ tới đời thứ ba đã dừng lại.
Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388
Văn Khấn Lễ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) Chuẩn Nhất
Đức Thánh Trần là vị nhân thần Trần Hưng Đạo, còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Ông là vị tướng, nhà quân sự, nhà chính trị tài ba lỗi lạc, có công lớn đối với dân tộc Việt Nam, được nhân dân Việt Nam phong thánh và lập đền thờ nhiều nơi. Hàng năm, lễ Đức Thánh Trần được tổ chức ở nhiều nơi, tùy vào địa phương mà thời gian, nghi thức có phần khác nhau.
Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)
Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)
Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)
– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều
– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.
– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con là: …..Ngụ tại: …..
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ….. Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)
Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)
Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)
Tham khảo: Văn Khấn Cổ Truyền – NXB Văn Hóa Thông Tin
Bạn đang xem bài viết Tín Ngưỡng Thờ Đức Thánh Trần Trong Tâm Thức Người Việt. trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!