Xem Nhiều 5/2023 #️ Tin Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam, Tháng 6 Năm 2022 # Top 11 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Tin Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam, Tháng 6 Năm 2022 # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tin Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam, Tháng 6 Năm 2022 mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có lẽ cũng đã khá lâu, hôm nay tôi mới lại viết bài đưa tin về tình hình xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam, nhà thờ đang được xây dựng tại thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Giữa những ngày nắng nóng, oi bức của ngày hè tháng 6 thấy các Bác, các anh hầu hết là những người cao tuổi lăn lóc có mặt ngoài trời giám sát, theo dõi, chỉ đạo công việc cho thợ thi công tôi thực sự cảm động.

Sau tết nguyên đán 2018 – 2019 Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam liên tục tổ chức họp mặt Ban xây dựng, nghe báo cáo về công tác triển khai, giám sát, quản lý xây dựng, vạch ra những ưu khuyết điểm, khắc phục khó khăn tiếp tục triển khai công việc trong năm Kỷ Hợi 2019. Gặp gỡ lãnh đạo Hội đồng họ Trương các tỉnh, thành phố và những thành viên tâm huyết để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tiếp thu những ý kiến đóng góp nhằm làm tốt công tác vận động và tiếp nhận tiền của, công sức đóng góp xây dựng nhà thờ, đẩy nhanh tiến độ thi công, quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu và giám sát tốt kỹ mỹ thuật công trình.

Theo kế hoặch xây dựng năm 2017: Trong năm 2018 và 2019 tập trung xây dựng hoàn thành nhà thờ chính, bao gồm nhà Tiền tế và Hậu cung. Các công trình phụ trợ tùy theo thực tế sẽ triển khai từng hạng mục và tập trung xây dựng sau khi khu nhà chính xây xong. Đầu năm 2019 sau khi tiếp nhận tâm tư nguyện vọng của bà con và sự quyết tâm phấn đấu của anh em trong ban xây dựng, Hội đồng họ Trương Việt Nam đã có những điều chỉnh khá mạnh mẽ cả về tổ chức lẫn lộ trình xây dựng.

– Quyết định đề bạt Anh hùng lao động Trương Văn Hiền – Tổng giám đốc Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An làm trưởng ban xây dựng thay thế ông Trương Quang Hào.

– Quyết định bổ sung ông Trương Đức Lộc – Nguyên Thường vụ tỉnh Ủy – Trưởng Ban tổ chức tỉnh Ninh Bình – làm phó trưởng ban xây dựng.

– Quyết định bổ sung ông Trương Văn Hòa – Doanh nhân – Phó chủ tịch Hội đồng lâm thời họ Trương tỉnh Thái Nguyên – làm Phó ban xây dựng.

– Bổ sung thành viên, củng cố Ban giám sát, Ban xây dựng và đặt lịch trực cụ thể từng ngày cho các thành viên tại công trình, bao gồm:

+ Ông Trương Văn Loan – Trưởng ban giám sát

+ Ông Trương Minh Họa – Phó chủ tịch Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh

+ Ông Trương Văn Hương – Ban Đối ngoại Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh.

+ Ông Trương Văn Dũng – Nguyên Đại tá, Chánh văn phòng Tỉnh đội tỉnh Ninh Bình.

+ Ông Trương Quang Chiến – Nguyên Trưởng phòng Văn hóa huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

+ Ông Trương Công Tiến – Ông Trương Văn Đoàn – thành viên

Và ông Trương Văn Hiền cử  thêm “đặc phái viên” Quang Hải từ Nghệ An ra  ngày đêm túc trực tại công trình 24/24 giờ.

Về lộ trình thi công: Với quyết tâm rất cao của ông Trương Văn Hiền, ngày 13/4 năm 2019 Hội đồng họ Trương Việt Nam quyết định cho phép thi công tất cả các hạng mục còn lại bao gồm: Tường bao, gác chuông, gác trồng. hồ sen, cổng tam quan v.v… song song với việc thi công nhà thờ chính.

Chính vì lộ trình xây dựng thay đổi, phấn đấu hoàn thành cơ bản toàn bộ khuôn viên khu vực nhà thờ trong năm 2019 nên công việc có phần dồn dập và đan xen khá phức tạp.

Ngày 15/6, đội thi công nhà gỗ tiếp tục cho lắp dựng tiếp phần khung gỗ nhà hậu cung, triển khai xây bờ đao, lợp ngói nhà Tiền tế và hoàn chỉnh những phần việc còn dở dang thuộc phần khung gỗ nhà thờ. Ban xây dựng cho rà soát lại thiết kế lan can đá hiên, thiết kế lan can bậc lên xuống để thống nhất cho thi công phần đá này. Tiếp tục đôn đốc tổ thợ xây dựng đi vào hoàn chỉnh nhà tả vu – hữu vu. Chuẩn bị cho thi công phần móng gác chuông, gác trống khi tổ thợ mộc tháo dỡ lán xưởng trả mặt bằng cho xây dựng. Phần hồ bán nguyệt: Thiết kế ban đầu là xây đá, để đáy đất trồng sen, xong do sau khi xem xét địa chất phát hiện thổ nhưỡng khu vực không thể giữ được mực nước trong hồ thường xuyên nên Hội đồng họ Trương Việt Nam thống nhất cho đổ bê tông đáy và tường xung quanh như một bể chứa nước lớn để giữ mực nước. Đến nay đã đổ bê tông xong cơ bản phần đáy và tường xung quanh, đang triển khai làm công tác chống thấm thoát nước. Đổ xong ke bê tông chịu lực trên móng tường bao toàn bộ khu đất. Hiện tại tập trung trên công trình có tới 5 nhóm thợ thi công các công việc khác nhau: thợ lắp dựng nhà gỗ, thợ  lợp mái, thợ đắp vẽ mỹ thuật, thợ xây hồ sen, thợ lắp đặt hệ thống điện nước.

Với quyết tâm rất cao, cố gắng hoàn thành nhà thờ chính đúng tiến độ và hoàn thành cơ bản những hạng mục còn lại kể cả sân vườn, song công việc cũng còn gặp rất nhiều khó khăn: Từ việc vận động bà con tiếp tục đưa tâm cung tiến để có tiền cung ứng kịp thời cho xây dựng đến những khó khăn trong thực tế thi công như thời tiết, con người, sự tham gia của các đội thợ thi công đến thống nhất lại các chi tiết chưa hợp lý trong thiết kế, quản lý, giám sát kỹ mỹ thuật v.v… là cả một núi công việc chồng chéo, việc nào cũng cần phải triển khai ngay trong thời gian gấp rút này, xong chắc chắn ngày khánh thành nhà thờ, ngày đoàn viên dòng tộc đã và đang đến rất gần. Hội đồng họ Trương Việt Nam tiếp tục kêu gọi những tấm lòng hiếu nghĩa của bà con, anh chị em họ Trương cả nước đưa tâm cung tiến sức lực, tiền của tập trung hoàn thành công trình tâm linh đặc biệt của dòng tộc.

Ninh Bình, ngày 15 tháng 6 năm 2019

Trương Ngọc Vui

Báo Cáo Tình Hình Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam – Clb Dn Họ Trương Tp Hcm

                   BAN XÂY DỰNG NHÀ THỜ

        HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM

BÁO CÁO 

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM

Kính thưa Bác Trương Văn Đoan – Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam

Kính thưa quý vị đại biểu, các cụ, các bác và các anh chị.

Trước khi đi vào báo cáo chi tiết việc thi công xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam, tôi xin nhắc lại tóm tắt tổng thể quy hoặch và dự trù kinh phí xây dựng:

– Quần thể tâm linh nhà thờ họ Trương Việt Nam có địa chỉ tại phường Đa Gía, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình. Mảnh đất nằm trong khu vực Cố đô Hoa lư, kinh đô của 3 triều vua Đinh, Tiền Lê, Lý.

– Tổng diện tích mặt bằng 6.742m2

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Hội đồng họ Trương Việt Nam. Mục đích sử dụng: Xây dựng nhà thờ họ. Thời hạn sử dụng: lâu dài

– Thiết kế tổng thể đã được Hội đồng họ Trương Việt Nam phê duyệt và Sở xây dựng tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép xây dựng tháng 4 năm 2017.

– Quần thể nhà thờ gồm các hạng mục chính: Nhà thờ (bao gồm cả Tiền đường và Hậu cung), nhà Tả vu – Hữu vu, nhà đa năng, gác chuông, gác trống, tường bao, cổng tam quan, cổng tứ trụ, hồ bán nguyệt và các hạng mục phụ trợ: sân thượng, sân lễ, núi non bộ, hệ thống thoát nước, cây xanh v.v…

– Tổng dự toán kinh phí theo thiết kế là 53.400.000.000đ.

Ngày 11 tháng 6 năm 2017 Hội đồng họ Trương Việt Nam đã tổ chức Đại lễ khởi công xây dựng nhà thờ trước sự chúng kiến của các quý vị khách quý đại diện chính quyền từ Trung ương đến địa phương và sự có mặt của gần 2000 bà con, anh chị em đại diện cho hơn 600 chi, tộc họ Trương trên cả nước.

Kính thưa quý vị đại biểu.

Thực hiện sự chỉ đạo của Hội đồng họ Trương Việt Nam, sau lễ khởi công Ban xây dựng đã cho san lấp mặt bằng, triển khai xây móng tường bao quanh toàn bộ khu đất. Ngày 8/11/2017 chính thức ép cây cọc bê tông đầu tiên xuống móng chính của nhà thờ. Đến cuối năm 2017 Ban xây dựng đã tổ chức thi công hoàn thành móng tường bao, cơ bản xong phần móng chính của nhà thờ, triển khai xây dựng nhà đa năng. Đầu năm 2018 một mặt Ban xây dựng tiếp tục thi công mặt nền bê tông nhà thờ, một mặt tổ chức triển khai cho thi công phần khung gỗ. Tháng 7/2018 vừa qua tiếp tục tổ chức thi công nhà tả vu và hữu vu.

Về phần móng tường bao, nền móng nhà thờ đến nay đã hoàn chỉnh cơ bản, nhà đa năng đã được đưa vào sử dụng. Hội đồng họ Trương Việt Nam cũng đã tất toán những hạng mục này, cụ thể:

– Thi công móng tường rào và nhà tạm bằng tôn của năm 2017 hết 530 triệu

Trong đó Doanh nhân Trương Xuân Sơn ở Thanh Hóa cung tiến 100 triệu.

– San lấp mặt bằng hết 354 triệu.

– Xây móng nhà thờ chính tổng chi phí hết 2 tỷ 992 triệu.

Trong đó Doanh nhân Trương Công Hiệp ở Hà Nội cung tiến 70 tấn sắt tương đương 840 triệu. Doanh nhân Trương Xuân Sơn ở Thanh Hóa cung tiến 295 triệu tiền ép cọc bê tông móng.

– Chi phí xây nhà đa năng hết 757 triệu đồng

Trong đó Doanh nhân Trương Công Hiệp cung tiến 10 tấn sắt bằng 120 triệu, Doanh nhân Trương Công Biên cung tiến 30 tấn xi măng bằng 30 triệu, Doanh nhân Đỗ Hồng cung tiến sơn để sơn nhà bằng 10 triệu.

Kính thưa các quý vị đại biểu.

Trong các hạng mục đã triển khai xây dựng thì trọng điểm vẫn là phần thi công xây dựng nhà thờ.

Cuối năm âm lịch 2017, đầu năm dương lịch 2018 nhờ sự giúp đỡ của Doanh nhân Trương Văn Hiền ở Nghệ An cho vay 4 tỷ, chủ tịch Trương Văn Đoan cho vay 1 tỷ và Giáo sư – Tiến sỹ Trương Việt Bình cung tiến 500 triệu, họ Trương chúng ta đã mua được 304 m3 gỗ lim xanh Công gô để làm nhà thờ, những ngày giáp tết nguyên đán 2018 Hội đồng họ Trương Việt Nam đã tổ chức lễ phạt mộc, chính thức khởi động bước thi công phần công việc trọng tâm là xẻ gỗ làm nhà thờ. Cuối tháng giêng năm 2018 đơn vị thi công triển khai làm lán xưởng, lắp dựng máy cẩu, máy xẻ và cuối tháng 2 âm lịch năm nay (2018) chính thức đi vào thi công. Đến nay qua hơn 4 tháng vừa xẻ vừa thi công phần mộc, đơn vị thi công đã xẻ hết 243m3 gỗ tròn, xẻ đến đâu gia công chi tiết ngay đến đó. Đã xẻ và bào tròn, làm nhẵn, lót sơn đủ 41cây cột nhà thờ, trong đó có cả hai cây cột bằng gỗ hương nghệ và gỗ cẩm vàng mà các doanh nhân họ Trương Nghệ Tĩnh cung tiến và ban xây dựng tổ chức tìm mua tại Hải Phòng. Còn 3 cột hậu cung đã cắt để riêng chưa xẻ, như vậy toàn bộ cột nhà thờ đã có đủ. Đã xẻ đủ các kẻ, bẩy, xà, hoành, cột lốc, trụ hiên, câu đầu, bò, đố, dui mè của nhà tiền tế và đang sàm mộng. Riêng Hậu cung mới đủ các loại cột, câu đầu… còn thiếu xà lòng, xà dằng, xà mích, xà dọc, câu đầu và một số cấu kiện nhỏ khác. Cụ thể đã xẻ 243 m3 gỗ tròn, được 180m3 gỗ thành khí, đạt trên 80% số cấu kiện thành phẩm cần có. Số lượng gỗ tròn còn lại 61m3, dự tính xẻ được trên 40m3 thành phẩm còn thiếu, trong đó nhà Tiền tế cần xẻ tiếp 16m3 và Hậu cung 27m3. Như vậy tổng số lượng gỗ tròn đã mua (bao gồm cả 2 cây gỗ xẻ cột mua thêm mà Nghệ An cung tiến) sẽ xẻ đủ số lượng cấu kiện nhà thờ (bao gồm cả nhà Tiền tế và Hậu cung) khả năng thiếu rất it, và chỉ thiếu ván thưng, ván cửa. Riêng phần chạm khắc trên các cấu kiện nhà thờ, do điều kiện mặt bằng và thời gian thi công ngắn, ban xây dựng đã thống nhất cho đơn vị thi công nhận phôi đưa đi gia công. Về tiến độ thi công: do một số yếu tố khách quan như thời tiết, mặt bằng, lán xưởng, phương tiện v.v… tiến độ thi công đã chậm hơn dự tính, ban xây dựng đã đôn đốc nhắc nhở và cùng đơn vị thi công tính toán, sắp xếp để thời gian tới đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành khung nhà chính kịp thời gian đã định để hội đồng tổ chức cất nóc vào trung tuần tháng 11 âm lịch 2018. Tỷ lệ xẻ từ gỗ tròn ra gỗ thành phẩm đạt 65% tổng khối lượng, tương đương và có thể cao hơn dự tính ban đầu của Hội đồng.

Bên cạnh việc tổ chức thi công phần gỗ, ban xây dựng đã thống nhất chi tiết phần cột hiên đá, chân tảng, lan can v.v… và mời một số đơn vị làm mẫu sống, báo giá để sắp tới thống nhất lựa chọn một đơn vị thi công, kịp thời đưa vào lắp đặt cùng với khung gỗ nhà thờ vào tháng 11 âm lịch năm nay, lên kế hoạch chuẩn bị cho thi công phần đá lan can ngoài sân rồng, bậc lên xuống, lan can lối lên xuống. đá ốp tường móng, gạch lát, ngói và xây tường nhà thờ vào đầu năm 2019.

Về vấn đề chuẩn bị đồ nội thất, căn cứ thiết kế nhà thờ Ban xây dựng đã lập tờ trình xin ý kiến Hội đồng họ Trương Việt Nam về phương án bố trí nội thất thờ cúng, tờ trình về việc xin nội dung chữ trên các hoành phi, câu đối, bài vị và tờ trình lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm nội thất thờ cúng cũng như phương án tổ chức triển khai thực hiện. Nhân dịp này tôi cũng xin thay mặt ban xây dựng báo cáo tóm tắt phương án bố trí nội thất nhà thờ như sau:

– Nhà thờ họ Trương Việt Nam là nơi phụng thờ Thủy tổ và cộng đồng những người họ Trương Việt Nam đã khuất. Do vậy nội thất nhà thờ dự định sẽ bố trí theo phong tục thờ cúng Tổ tiên tại các nhà thờ họ, bao gồm thờ cúng Thủy tổ, thờ cúng công đồng, thờ cúng bà cô ông mãnh, trong hậu cung bên cạnh việc thờ Thủy tổ sẽ thờ cúng cộng đồng quan văn, cộng đồng quan võ hoặc hai Danh nhân lịch sử tiêu biểu cho văn võ của dòng họ. Nội thất thờ cúng bao gồm có các sản phẩm như ban thờ, khám thờ, long ngai, lư hương và các đồ ngự dụng. Phía trước khu vực thờ trên các hàng xà, cột có treo cửa võng, cuốn thư, đại tự (hay còn gọi là hoành phi), câu đối. Riêng ngoài tiền tế còn bố trí hạc chầu, bát biểu, chấp kích, giá treo chiêng, trống v.v…Tại mỗi gian thờ dự định sẽ kê mỗi gian 3 ban thờ cao thấp theo tam cấp và ngũ cấp, trên các ban thờ (tùy từng gian) sẽ có các đồ thờ như khám thờ, long ngai, lư hương, bát hương, long đình v.v… Sau khi được sự cho phép của Hội đồng họ Trương Việt Nam, ban xây dựng sẽ kết hợp với Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh (địa phương cung ứng) thành lập một ban riêng, có trình độ về thờ cúng tâm linh, có chuyên ngành về đồ gỗ nội thất thờ cúng tổ chức thi công và giám sát thi công.

– Tháng 6/2018 Hội đồng họ Trương Việt Nam chỉ đạo cho triển khai xây dựng tiếp nhà tả vu và hữu vu. Sau lễ khởi công xây dựng nhà tả vu – hữu vu ngày 7/6/2018 chủ tịch Trương Văn Đoan đã họp ban xây dựng, rà soát lại thiết kế, thống nhất thay đổi một số chi tiết kích thước, vị trí, thống nhất phương án tổ chức thi công và lựa chọn đơn vị thi công. Qua 2 tháng triển khai và tổ chức thực hiện đến nay nhà tả vu đã xây xong tường nhà, đổ xong toàn bộ cột, chờ bê tông khô sẽ tiếp tục thi công phần khung mái, đơn vị xây dựng chuyển sang triển khai đào móng, thi công nhà hữu vu và đã đổ xong bê tông móng nhà Hữu vu. Dự định hai công trình nhà tả vu và hữu vu sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm nay.

Kính thưa quý vị đại biểu.

Trong quá trình tổ chức thi công, ban xây dựng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từng việc, từng ngày của chủ tịch Trương Văn Đoan, sự quan tâm động viên, góp ý, đôn đốc công việc của Bác Trương Văn Việt, Trương Văn Hiền ở Nghệ An, sự nhiệt tình và cung ứng kịp thời sắt xây dựng của Doanh nhân Trương Công Hiệp, xi măng của Doanh nhân Trương Công Biên ở Hà Nội, Trương Xuân Sơn ở Thanh Hóa… Bên cạnh đó, sự tích cực đóng góp quỹ xây dựng, tranh thủ về thăm nhà thờ và điện thoại hỏi thăm, chia sẻ của các bác, các anh chị em, bà con trên cả nước, đi đầu là các Doanh nghiệp Doanh nhân của dòng họ cũng là một nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối với anh em chúng tôi.

Ban xây dựng cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các anh đã bày tỏ tâm nguyện cung tiến cây xanh trồng trên đất nhà thờ, ban xây dựng sẽ sắp xếp bố trí để tiếp nhận trong thời gian tới.

Cùng với những thuận lợi, thời gian qua cũng có những khó khăn, vất vả mà anh em trong ban xây dựng đã cố gắng khắc phục để tổ chức thi công, giám sát công trình, quản lý nguyên vật liệu đảm bảo tiến độ và kỹ mỹ thuật. Một trong những khó khăn hiện hữu là thời tiết đang vào mùa mưa, đơn vị thi công xây nhà tả vu cứ ngớt mưa thì ra làm, mưa lại phải nghỉ, đôi khi có những việc làm cả khi đang mưa. Đơn vị thi công nhà gỗ mỗi lần lấy phôi gỗ phải mở bạt, lấy xong lại phải che đậy, do lán xưởng tạm thời, những khi mưa to gió tạt cũng phải nghỉ thi công. Phần gỗ xẻ tận dụng chưa làm vào khung nhà thờ do không có lán xưởng phải kê xếp ngoài trời, lấy bạt che tạm, cùng với điều kiện xe nâng phục vụ thi công không có nên chưa thể phân loại, bốc xếp cho gọn, Ban xây dựng dự định sau khi xẻ xong phần gỗ tròn sẽ tiếp tục cho xẻ tận dụng làm thưng vách, cửa và các vật dụng khác của nhà thờ.

Một khó khăn không nhỏ khác chính sự sắp xếp công việc của các thành viên trong ban, giữa công việc của nhà thờ với công việc của gia đình, việc sản xuất kinh doanh, việc tham gia các tổ chức xã hội khác v.v… luôn luôn bị chồng chéo, mặc dù đã rất cố gắng xong chắc chắn cũng có những công việc chưa được trọn vẹn như ý muốn, rất mong được sự cảm thông và giúp đỡ từ những tấm lòng tâm đức.

Những khó khăn trên ban xây dựng cùng các đơn vị thi công gắng sức khắc phục, xong một khó khăn lớn hơn và cấp thiết hơn đề nghị Hội đồng họ Trương Việt Nam, Hội đồng họ Trương, Câu lạc bộ họ Trương các tỉnh, thành phố cùng các Doanh nghiệp, doanh nhân và bà con cả nước chung tay gánh vác đó là vấn đề kinh phí. Trong tổng dự toán kinh phí trên 50 tỷ đồng, đến nay chúng ta mới nhận được và đã chi trả gần 25 tỷ đồng (bao gồm cả vay tiền mua đất và vay mua gỗ). Theo tôi được biết, nguồn quỹ xây dựng nhà thờ hiện nay luôn luôn bị thiếu, trong khi đó tiến độ thi công càng ngày càng gấp rút, thời gian để hoàn thành công việc ngắn dần. Từ nay đến cuối năm 2018 âm lịch chỉ còn 5 tháng, việc hoàn thành nhà tả vu, hữu vu cần thanh toán gần 1 tỷ 200 triệu. Tiền công cho đơn vị làm nhà gỗ it nhất cần 1 tỷ (tương đương 60% công việc). Phần đá cột hiên, lan can, bậc tam cấp, chân tảng lắp đặt cùng với phần khung gỗ nhà thờ trong tháng 10 âm lịch 2018 cần gần 500 triệu. Tiền gạch lát nền, ngói mái, gạch xây, công xây nhà thờ ước tính cần trên 1 tỷ đồng. Phần đá ốp móng, lan can sân thượng, bậc lên xuống v.v… lắp đặt trước và sau tết nguyên đán 2019 dự toán khoảng 1 tỷ 400 triệu đồng theo báo giá bình quân của các đơn vị xin cung ứng. Như vậy trước tết buộc phải thanh toán hơn 4 tỷ đồng và sau tết khoảng gần 3 tỷ chưa tính các công việc khác như xây gác chuông, gác trống, sân hành lễ v.v…Riêng đối với đồ gỗ đồ đồng nội thất, để có thể hoàn chỉnh và khánh thành nhà thờ vào cuối năm 2019, Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh (đơn vị đăng cai cung tiến) cần có kế hoạch kêu gọi bà con, anh em trên cả nước chung tay cung tiến. Dự toán đồ gỗ đồ đồng nội thất khoảng 2 tỷ 8 thì Bà con Hà Nam Ninh mới cung tiến và đăng ký cung tiến được khoảng 500 triệu đồng.

Kính thưa quý vị đại biểu và các bác, các anh chị.

Qua hơn một năm triển khai xây dựng nhà thờ, Ban xây dựng đã cố gắng tổ chức, thực hiện và hoàn thành những công việc mà Hội đồng họ Trương Việt Nam giao phó, trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, yếu kém. Công cuộc xây dựng nhà thờ vẫn đang tiếp tục diễn ra khẩn trương, càng gần về cuối, công việc lại càng chồng chéo, phức tạp, anh em trong ban xây dựng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sự chung tay góp sức của các Bác, các anh chị để sớm hoàn thành và hoàn thành tốt nhất công trình tâm linh đặc biệt này.

Chúc Hội nghị thành công

Chúc quý vị đại biểu, các bác các anh chị luôn luôn mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

Trân trọng cảm ơn.

Ninh Bình, ngày 12 tháng 8 năm 2018

TM Ban xây dựng

Trương Ngọc Vui

Truyền Thuyết Về Ông Tổ Nghề Xây Dựng Ở Việt Nam

Tìm hiểu về ngày giỗ tổ xây dựng

Truyền thuyết về ông tổ nghề xây dựng ở Việt Nam

Cúng giỗ tổ nghề xây dựng cũng là một ngày lễ được rất nhiều người theo nghề xây dựng coi trọng. Để tìm hiểu về ngày giỗ tổ nghề xây dựng cũng như sự tích về ông tổ nghề xây dựng, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của VnDoc.

Từ xa xưa, các ngành nghề đều có ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập nghề và được truyền bá rộng rãi trong xã hội. Đây là một hình thức văn hóa thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ sau. Ở nước ta trong các ngành nghề, có thể nói là ngành xây dựng (gồm các nghề: thợ xây, thợ mộc, thợ cơ khí) có đến 2 ngày cúng giỗ cách nhau 6 tháng. Đó là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Đa số thợ trong nghề đến ngày là lo cúng giỗ và biết ông Tổ là ông Lỗ Ban nhưng ý nghĩa và nguồn gỗc ít người hiểu rõ.

Sự tích ông tổ nghề xây dựng

Truyền thuyết ghi lại, vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, ở nước Lỗ có một người thợ mộc tài giỏi. Ông tuân lệnh nhà vua bỏ ra gần 3 năm ròng rã nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được một người, lợi dụng hướng gió mà thả bay lên trời thám thính tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Lỗ Ban danh tiếng vang lừng, được mọi người tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.

Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có ông Công Thư Ban chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện, nghiên cứu và chế tạo ra hai dụng cụ để phục vụ cho xây dựng chuẩn xác và mau chóng. Đó là “quy” giống như chiếc compa ngày nay, và “củ” là chiếc thước bọt nước cổ xưa.

Mạnh Tử có hạ bút tán dương ca ngợi công lao Công Thư Ban như sau: “Công Thư tử chi xảo, bất dĩ quy củ, bất năng phương viên hành”, có thể tạm dịch: “Công thư thật tinh xảo, không có thước compa và thước thủy thì không thể tạo thành mặt hình tròn và hình vuông phẳng được”. Cũng theo truyền thuyết, giới thợ lúc ấy gọi ông là Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày chỉ gọi là Lỗ Ban và Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp với 8 quẻ bát quái và sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt của nghề mộc (ngay cả nghề thợ hồ cũng sử dụng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà, khuôn cửa. Thước có chiều dài 1 thước Tàu (khoảng 44 cm) gồm 4 cung, 16 cửa xấu, tốt. Đến thời Lỗ Ban thuở Lục quốc phân tranh, ông đem đúc kết lại kinh nghiệm, hiệu chỉnh lại thước Lỗ Ban cũng chiều như cũ, nhưng có 8 cung, 32 của tốt, xấu, may, rủi, sinh tử, ly biệt…

Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.

Vào ngày lễ giỗ Tổ xây dựng được tất cả anh em thợ trong làng nghề tổ chức nghiêm túc và long trọng, nhất là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch. Ngày xưa, cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Lễ Tam sanh gồm 1 con gà trống trắng, một con heo đực và một vò rượu nếp trắng. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất đứng ra để bái lễ… Ngoài ra, các thợ mới vào nghề, đây là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề. Lễ vật cúng giỗ tổ cho một thợ mới là một chú gà trống, trai rượu nếp trắng, nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ vật và trao lại cho “tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “tân môn đồ” lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.

Giỗ tổ ngày 13 tháng 6 thì đơn giản hơn và thường cúng tại nơi làm. Lễ vật một bộ tam sên (một quả trứng luộc, một con tôm nướng, một miếng thịt heo quay), gà lược, chè xôi, rượu nếp trắng,… Sau đó, tất cả các thợ và khách quây quần lại với nhau, cùng vui ly rượu với những mẩu chuyện vui buồn trong nghề và truyền cho nhau những kinh nghiệm, bí quyết tay nghề để học hỏi lẫn nhau.

Các Nghi Lễ Cúng Xây Nhà Tại Việt Nam

CÁC NGHI LỄ CÚNG XÂY NHÀ TẠI VIỆT NAM

Ngày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời người, nên có rất nhiều nghi thức tâm linh cúng bái đi kèm được tiến hành trong quá trình xây dựng. Việc tiến hành các lễ này như thế nào là tuỳ thuộc vào phong tục tập quán địa phương, điều kiện sinh sống của chủ nhân.

Ở đây bài viết này xin giới thiệu một số nghi lễ phổ biến nhất khi xây nhà ở Việt Nam.

Lễ cúng động thổ: xuất phát từ quan niệm duy tâm rằng trên mảnh đất mà công trình sắp được xây dựng lên là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất, hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng, các đình, đền, miếu, mạo, chùa chiền …vv

Vì thế lễ cúng là sự trình báo về việc sắp phải xây cất công trình bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi! Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình!

Tất cả mọi thành phần, mọi tầng lớp con cháu người Việt Nam mỗi khi xây cất một công trình gì dù lớn, dù nhỏ đều làm lễ cúng này! có khi đơn giản chỉ là mâm cơm, đĩa trái cây cũng có khi là những vật phẩm lớn hơn như heo, gà, trâu, bò ,..v..v,v,…

Sau khi cúng chủ nhà lấy cuốc đào xới những phát đầu tiên

Sau khi gia chủ cúng xong thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn,Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lổ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ.

Lễ phạt mộc: lễ cúng cũng tương tự lễ động thổ nhưng do nhà thầu thi công tiến hành chủ yếu là cúng tổ sư nghề nghiệp cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ. Cúng xong người thợ cả lấy rìu đẽo vào một cây gỗ vài nhát làm phép.

Lễ cất nóc: là nghi thức cúng xây nhà bắt buộc, và đối với những công trình lớn, lễ cúng cất nóc này được các chủ đầu tư công trình xem trọng hơn nhằm mong muốn công trình thi công nhiều thuận lợi, khách hàng sở hữu công trình gặp được nhiều may mắn trong quá trình sinh sống và kinh doanh tại ngôi nhà.

Ngày nay, cất nóc chính là ngày đổ bê tông sàn mái (của nhà mái bằng, mái dốc). Nhiều người cho rằng, truyền thống làm lễ cúng cất nóc nhà của người Việt là ảnh hưởng bởi người Trung Quốc từ xưa, tuy nhiên, trên thực tế không phải vậy, đây là truyền thống có nguồn gốc từ người Âu Mĩ.

Lễ nhập trạch (an thổ): lễ báo cho Thổ Thần Biết là nhà đã làm xong. Lễ này có gạo rang trộn với nước sau đó rắc vào 4 góc nhà để có ý báo là đất đã liền lại như cũ.

Lễ động sàng: lễ dọn vào nhà mới. Lễ này xin thổ công cho phép chủ nhân kê gia cụ đồ đạc vào nhà mới.

Lễ cài sào (lễ hoàn thành): lễ mừng nhà đã hoàn tất, được tổ chức để cúng gia tiên thổ thần. Giữa buổi lễ chủ nhân phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà tại gian nhà giữa nơi cao nhất, trang trọng nhất và cũng dễ kiểm tra bảo vệ nhất. Chủ nhà tổ chức ăn uống linh đình mời họ hàng, làng xóm đến dự. Người tới dự thường chúc tiền, mừng câu đối, pháo… Nghi lễ này tương tự như ăn tân gia ngày nay.

Lễ an cư: lễ cúng để báo tổ tiên, thổ thần biết là đã làm ăn sinh sống yên ổn trong ngôi nhà mới.

Trong các nghi lễ làm nhà của người Việt, có hai lễ khó bỏ qua là lễ phạt mộc và lễ cài sào cũng là lễ bắt đầu và lễ kết thúc quá trình xây dựng một ngôi nhà mới. Thành ngữ “Từ phạt mộc đến cài sào” có ý nghĩa như câu ta thường nói ngày nay “từ A đến Z” hay “chìa khóa trao tay”.

*** Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày này tư duy của chúng ta trong việc cúng bái tâm linh cũng nên thoáng hơn bởi:

Ngày xưa, trong cuộc sống có nhiều yếu tố bất trắc, tai họa mà con người chưa lường trước được nên đã đặt ra nhiều nghi thức để cầu xin sự phù hộ từ các thế lực linh thiêng vô hình giúp đỡ. Nhưng ngày nay, công việc xây dựng đã ứng dụng nhiều biện pháp khoa học công nghệ cao nên việc xây cất nhà không còn quá khó khăn và nguy hiểm như trước.

Hãy để ngôi nhà bạn đúng là nơi để bạn trở về sau một ngày làm việc mệt nhọc, sống cuộc sống tiện nghi, hạnh phúc. Alonhadat theo KSXayDung

Ta cũng chỉ nên coi những việc cúng bái có tính chất linh thiêng đó là nét đẹp trong phong tục tập quán cổ truyền mà cha ông truyền lại, không nên lạm dụng những nghi thức một cách dập khuôn, trói buộc mình, gây cho mình những phiền toái bực dọc trong quá trình xây dựng. Ngay cả những quan niệm về phong thủy mỗi người có 1 quan điểm khác nhau. Có những thứ ngày mai không còn phù hợp.

Ta nên tránh những quan niệm cũ mà trái ngược với quy luật khoa học, với thẩm mỹ kiến trúc. Ngôi nhà là xã hội thu nhỏ là biểu tượng của gia đình, ngôi nhà là nơi phải đem lại sự tự tin, cảm giác thoải mái, sử dụng tiện nghi, không thể quá lệ thuộc theo bất kỳ một quan điểm nào khiến bạn không thoải mái.

Bạn đang xem bài viết Tin Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam, Tháng 6 Năm 2022 trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!