--- Bài mới hơn ---
Bài Văn Cúng Sao Giải Hạn Đầu Năm
Văn Cúng Gia Tiên (Nhân Lễ Cúng Tân Gia)
Bài Văn Cúng Lễ Tạ, Lễ Hóa Vàng Ngày 3 Tết Năm Mới 2022 Canh Tý
Bài Văn Cúng Khai Trương Chuẩn Nhất
Mùng 7 Tháng Giêng, Cúng Khai Hạ Để Kết Thúc Tết Nguyên Đán
Sàigòn ngày 3/11/2016 (4/10 Bính thân)
Phan Bá Lương (2/16)
Đây thực chất là bài văn “cúng thần linh” trong các dịp tế lễ Tổ tiên ở gia đình hay dòng tộc. Theo nguyên tắc thì “cúng thần linh” phải được cúng trước và khi nào xong việc “cúng thần linh” mới được cúng Tổ tiên (không phải vừa mới đốt nhang khấn vái thần linh xong thì xoay sang đốt nhang và khấn vái Tổ tiên như nhiều nơi vẫn thường làm). Lý do phải cúng thần linh trước là vì những vị thần linh này có những uy lực nhất định mà không không linh hồn thường nào dám lại gần, nếu cúng thần linh chưa “lễ tất” mà cúng tiếp Tổ tiên thì không có Tổ tiên nào dám bước vào dự, và như vậy lễ cúng Tổ tiên thành vô nghĩa.
Ở miền nam lễ cúng này thường được gọi là “cúng đất đai”; khác với miền trung “cúng đất đai” là cúng người khai khẩn đầu tiên mãnh đất mà ta đang ở theo tinh thần uống nước nhớ nguồn, việc cúng này miền nam lại gọi là “cúng tiền chủ”.
Có một chuyện vui là vì được gọi là “cúng đất đai” nên có người cho rằng “phải để mâm cúng này ở dưới đất” mới đúng.
Thần linh ở đây bao gồm cả “thần ngoại, tức thần ở ngoài phạm vi nhà” và “thần nội, tức thần ở trong nhà”. Thần ngoại thì thật là rộng lớn, vô cùng (chúng ta không thể nào biết hết được), còn thần nội chỉ có “Ông táo” (gồm ba thần hiệu Đông trù tư mạng táo phủ thần quân, Thổ địa long mạch tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần) và “Thần tài” (có thần hiệu Ngũ phương ngũ thổ long thần, Tiền hậu địa chủ tài thần).
Tôi vừa tìm được một bản “Văn cúng đất đai” có nội dung như sau (không ghi lại phần đầu về lý do, ai tổ chức, địa điểm, ngày tháng v.v…):
KỈNH THỈNH TẾ VU 1-Khai hoàng đại đế, hậu thổ nguyên quân bổn sứ thành hoàng đại vương tôn thần, đương canh Thổ Địa phước đức chánh thần. 2-Đông Trù Tư Mạng Táo Phủ Thần Quân đương niên tôn thần. 3-Đương niên Hành Kiến, Hành Binh tôn thần. 4-Thái Giám Bạch Mã lợi vật tôn thần. 5-Kiêm niên thái tuế chí đức tôn thần. 6-Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ thổ Long thần. 7-Ngũ hành tiên nương huyền vũ tôn thần. 8-Hậu thổ nguyên quân tôn thần. 9-Ốc tiêu sơn hạTiêu diện đại sĩ Diệm, khẩu quỷ vương tôn thần. 10-Cửu tiên Huyền Nữ tôn thần. 11-Tả ban bổn sứ Thần Quang chư tôn thần. 12-Chánh Đức Tài Thần, Hỉ thần chi Thần. 13-Đại hạng, tiểu hạn chi thần. 14-Thủy long ngọc nữ chi thần. 15-Cao Sơn chi thần. 16-Cung thỉnh Bản gia tiên sư bản viên thổ công Chư vị tôn thần. Tả ban chư dương hữu ban chư âm. Chư tam thập lục thổ. liệt vị thổ thần, nội gia viên trạch, ngoại gia viên cư. Đồng lai lâm hưỡng. Phục Duy Bái Thỉnh
Trước hết, thử tìm xem các thần hiệu được nêu ở trên thuộc về những vị thần nào, trong dân gian được thờ cúng ra sao …:
1-Khai hoàng đại đế, hậu thổ nguyên quân bổn sứ thành hoàng đại vương tôn thần, đương canh Thổ Địa phước đức chánh thần. Không biết đây là mấy vị thần, nhưng có thể suy đoán là ba vị thần, đó là:
1a. Khai hoàng đại đế. Không tìm thấy thần hiệu này, mà chỉ thấy có thần hiệu Ngọc hoàng thượng đế, là vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình theo quan niệm của Trung Hoa và Việt Nam. Tùy theo các triều đại, vị vua thần này được gọi dưới nhiều danh hiệu khác nhau như Hoàng thiên, Hạo thiên, Thiên đế, Thái nhất, Thái vi ngọc đế, Tinh chủ thái vi viên, Phạm thiên ngọc đế, Tử vi ngọc đế, Ngọc hoàng đạo quân, Thiên Đế, Ngọc Đế, Đế Tề…
1b. Hậu thổ nguyên quân bổn sứ thành hoàng đại vương tôn thần. Ở đây viết sai “bổn xứ = đất của ta” thành “bổn sứ = sứ giả của ta”. Tương tự như trên, cũng không tìm thấy thần hiệu này, mà chỉ thấy có thần hiệu Bản cảnh Thành hoàng hay Thành hoàng Bản cảnh, là vị thần trông coi một khu vực nào đó. Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Bản cảnh là cõi đất nơi mình được thờ. Trong nhiều trường hợp, thần không phải là con người bằng xương bằng thịt, nên đa phần không có tượng mà chỉ thờ một chữ “thần” và thường cũng chỉ có mỹ hiệu chung chung là “Quảng hậu, chính trực, đôn ngưng” (tức rộng rãi, ngay thẳng, tích tụ), gồm thần Thổ công trông coi việc bếp (có thần hiệu là Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân); thần Thổ địa trông coi việc nhà cửa (có thần hiệu là Thổ địa long mạch tôn thần); và thần Thổ kỳ trông coi việc chợ búa (có thần hiệu là Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chánh thần). Ba vị Táo quân xưa nay vẫn trấn nhậm một chỗ không có thay đổi, vì vậy mà không cần nêu “đương niên = đang ở năm nay”. Ngoài ra, như đã nêu trên, đây là ba vị với thần hiệu riêng biệt nhưng luôn đi chung với nhau; nêu và thỉnh mời chỉ một vị là thiếu sót lớn.
-Năm Tý: Thái tuế chí đức tôn thần Chu vương Hành khiển (Hk), Thiên ôn Hành binh chi thần (Hb), Lý tào Phán quan (Pq).
-Năm Sửu: Triệu vương Hk, Tam thập lục thương Hb, Khúc tào Pq.
-Năm Dần: Ngụy vương Hk, Mộc tinh Hb, Tiêu tào Pq.
-Năm Mão: Trịnh vương Hk, Thạch tinh Hb, Liễu tào Pq.
-Năm Thìn: Sở vương Hk, Hoả tinh Hb, Biểu tào Pq.
-Năm Tị: Ngô vương Hk, Thiên hao Hb, Hứa tào Pq.
-Năm Ngọ: Tần vương Hk, Thiên mao Hb, Ngọc tào Pq.
-Năm Mùi: Tống vương Hk, Ngũ đạo Hb, Lâm tào Pq.
-Năm Thân: Tề vương Hk, Ngũ miếu Hb, Tống tào Pq.
-Năm Dậu: Lỗ vương Hk, Ngũ nhạc Hb, Cự tào Pq.
-Năm Tuất: Việt vương Hk, Thiên bá Hb, Thành tào Pq.
-Năm Hợi: Lưu vương Hk, Ngũ ôn Hb, Nguyễn tào Pq.
Có 36 vị thay phiên trấn nhậm cõi trần, nên năm nào phải ghi thần hiệu của năm đó, không nên ghi chung là Cựu niên (= năm cũ) hay Đương niên (= năm nay) được. Ngoài ra, mỗi năm có ba vị, một vị chánh và hai vị phó, bài văn cúng chỉ nêu có hai thần hiệu (bỏ mất vị phán quan) là thiếu sót lớn.
4-Thái Giám Bạch Mã lợi vật tôn thần. Về thế tục, Thái giám bạch mã lợi vật tôn thần, gọi tắt là Bạch mã thái giám, được thờ ở đình làng và được hiểu như là con vật cỡi (Bạch mã) và là thuộc hạ hầu cận (Thái giám/hoạn quan) của thần Thành hoàng. Còn trong Phật giáo, ngựa trắng/bạch mã được coi là Bồ tát (Balaha) hay chính là Phật. Cụm từ “Thái giám” được hiểu do người lưỡng tính là một thực thể mang những dấu hiệu của hai giới, nhưng còn ở thể hợp nhất chưa phân khai thành hai có thuộc tính đối lập. Người lưỡng tính mang dấu hiệu của sự toàn vẹn tinh thần, bất phân tự nguồn cội. Nói chung, Bạch mã thái giám là mỹ hiệu được tạo thành từ tâm thức lưỡng tính, biểu thị sự vẹn toàn.
5-Kiêm niên thái tuế chí đức tôn thần. Ở đây viết sai “kim niên = năm nay” thành “kiêm niên = gấp đôi năm”. Thật ra Thái tuế chí đức tôn thần chính là thần hiệu đầy đủ của các vị Hành khiển đã nêu ở 3- bên trên. Vì vậy không cần phải nêu phần thần hiệu này vì trùng lắp.
6-Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ thổ Long thần. Không tìm thấy thần hiệu này mà chỉ thấy có danh hiệu chung là Ngũ phương Ngũ đế tức là năm vị (ngũ lão) cai quản năm phương bảo hộ cho các sinh linh trên thế gian; khi nêu Hành khiển, Hành binh, Phán quan đều phải nêu Ngũ phương Ngũ đế. Ngũ phương là Đông phương thủy lão, Nam phương chân lão, Trung ương nguyên lão, Tây phương hoàng lão, Bắc phương huyền lão. Ngũ đế là Đông phương thanh đế, Nam phương xích đế, Trung ương hoàng đế, Tây phương bạch đế, Bắc phương hắc đế. (Lưu ý trong bài văn chỉ cần ghi chung Ngũ phương Ngũ đế là đủ).
8-Hậu thổ nguyên quân tôn thần. Đây là vị thần của đất nước Nam. Khi xưa vua Lý Thánh Tông đi thuyền chinh nam đến cửa biển bỗng nhiên trời mưa to gió lớn, sóng cuộn trùm lên, xa trông như những dãy núi, đoàn thuyền không thể qua được. Thần đã báo mộng sẽ giúp vua vượt qua. Nhà vua tỉnh dậy sai những người thân cận tìm khắp các ngọn đồi trên bờ thì thấy một khúc gỗ có nét như người mà nhà vua nằm mộng đã gặp. Vua liền sai mang đặt ở thuyền rồng, đốt hương cầu đảo, ban hiệu là Hậu thổ phu nhân. Chỉ trong giây lát gió lặng sóng yên, đoàn thuyền khởi hành thuận lợi. Sau khi thắng trận trở về, vua đem tượng về kinh đô thờ cúng. Năm Trùng Hưng thứ nhứt (1285), sắc phong là Hậu Thổ thần Địa kỳ Nguyên quân, sang năm thứ tư được gia phong hai mỹ tự Nguyên Trung. Đến đời Trần Anh Tông, gặp lúc hạn hán, nhà vua bèn dựng đàn để cầu đảo, thần bèn thác mộng báo với vua rằng trong đền có Câu mang thần quân có thể làm mưa được. Nhà vua tỉnh dậy, sai quan Hữu ty đến làm lễ, quả nhiên mưa lớn lan tràn. Nhà vua bèn ban sắc phong cho thần là Ứng thiên hậu thổ phu nhân. Sau lại tôn phong là Ứng thiên Hóa dục Nguyên trung Hậu thổ Địa kỳ Nguyên quân.
9-Ốc tiêu sơn hạ Tiêu diện đại sĩ Diệm, khẩu quỷ vương tôn thần. Không tìm thấy thần hiệu này mà chỉ thấy thần hiệu Tiêu diện đại sĩ (còn gọi là Tiêu diện đại quỷ vương, Diện nhiên đại sĩ, Diện nhiên quỷ vương, Diện nhiên, Ông Đại sĩ, Đại sĩ vương, Diệm khẩu quỷ vương) là vị thần của Phật giáo và Đạo giáo, có thân hình gầy ốm, miệng luôn bốc cháy lửa và cổ họng nhỏ như cây kim, do vì đời trước tham lam, keo kiệt, bỏn xẻn nên bị quả báo như vậy. Vị này thống lãnh tất cả chúng Ngạ quỷ và người ta cho đó là hóa thân của Bồ tát Quán thế âm. Vào dịp tiết Trung nguyên (rằm tháng bảy), trước khi vái lạy tổ tiên, người ta thường bái tế Diện nhiên Đại sĩ. Mọi người đều tin rằng vào dịp này, các vong linh trên dương thế đều do vị thần này quản lý; chuyện kể rằng có một đêm nọ trong khi đang hành thiền, vào canh ba tôn giả A Nan chợt nhìn thấy một con quỷ đói thật hung tợn tên là Diệm khẩu có thân hình gầy ốm, miệng rực cháy lửa và cổ họng nhỏ như cây kim. Con quỷ ấy đến trước mặt tôn giả thưa rằng ba ngày sau mạng của tôn giả sẽ hết và sanh vào thế giới Ngạ quỷ (ma đói). Nghe vậy, tôn giả A Nan vô cùng ngạc nhiên. Con quỷ cho biết nếu tôn giả có thể cúng dường thức ăn và nước uống cho trăm ngàn ức chúng Ngạ quỷ, cho vô số đạo sĩ Bà la môn, cho chư thiên và các vị thần cai quản việc làm của con người, cho quá cố các vong linh, dùng cái hộc của nước Ma Kiệt Đà để cúng dường cho họ 49 hộc thức ăn và nước uống, và vì họ mà cúng dường cho Tam Bảo, như vậy tôn giả sẽ được tăng thêm tuổi thọ, cùng lúc sẽ làm cho chúng tôi thoát khỏi cảnh khổ đau của Ngạ quỷ và sanh lên cõi Trời. Sau khi A Nan bạch lên đức Thế tôn, Ngài bèn chỉ cho nghi thức hành trì và thiết cúng thí thực. Từ nguồn gốc này, lễ cúng Thí thực hay Chẩn tế cho âm linh cô hồn ngạ quỷ ra đời cho đến ngày nay, và trong các đàn tràng chẩn tế thường có thiết bàn thờ Tiêu diện Đại sĩ.
Đạo giáo gọi vị này là U minh Giáo chủ Minh ty Diện nhiên Quỷ vương Giám trai Sứ giả Vũ lâm Đại thần, tôn xưng là Phổ độ Chơn quân; thường gọi là Ông Phổ độ. Tiêu diện Đại sĩ được xem như là hóa thân của Thái ất Cứu khổ Thiên tôn, chủ tể thống lãnh các quỷ, hộ trì hai cõi âm dương. Vị này thường trú duới núi Ốc Tiêu, làm thống soái các loài quỷ ở cõi âm, được hưởng hương hỏa cúng cấp của con người. Hình tượng của Ngài thường được vẽ với trên đỉnh đầu có hai sừng, mặt xanh, răng nanh nhọn hoắt, cao lớn uy vũ; trên đầu lại có hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.
10-Cửu tiên Huyền Nữ tôn thần. Ở đây viết sai “cửu thiên = 9 tầng trời . Cách nêu chính xác trong trường hợp này phải là Tả ban liệt vị tôn thần và Hữu ban liệt vị tôn thần, có thể hiểu đó là những vị thần cấp dưới đứng vào bên trái và phải của vị thần đứng đầu.
12-Chánh Đức Tài Thần, Hỉ thần chi Thần. Đây là các vị thần tạo việc tốt, và không có thần hiệu “chánh đức” đi kèm.
13-Đại hạng, tiểu hạn chi thần. Đại hạn (viết sai thành đại hạng, nhưng lại viết đúng tiểu hạn), Tiểu hạn, Nguyệt hạn, Mệnh hạn… được dùng trong việc giải đoán là số tử vi của một người nào, không phải là thần linh để nêu trong văn cúng.
14-Thủy long ngọc nữ chi thần. Ở đây chỉ có thần hiệu “Thủy long thần nữ” và “Thủy long thánh mẫu” mà không có “Thủy long ngọc nữ chi thần”.
14a. Thủy long thần nữ là vị thần cai quản dưới thủy cung, là một trong hai đệ tử của bà Thiên Y A Na là thần nước và thần núi, cả 2 đều là nữ. Thần có công bảo vệ đất nước, che chở muôn dân, được phong tặng là Trung đẳng thần với các cặp mỹ tự: Uông nhuần, Dực bảo, Trung hưng. Cư dân vùng sông nước lập miếu thờ Thủy long thần nữ với niềm tin có được sự che chở bảo bọc, gặp điều thiện tránh điều ác để có một cuộc sống ấm no hạnh phúc, an cư lạc nghiệp. Dân gian còn cho rằng Thủy long thần nữ chính là mẹ của hai cậu là cậu Tài và cậu Quý (cũng là hai vị phúc thần bảo hộ cho vùng sông nước) nên từ đây đã hình thành tín ngưỡng “thờ Bà Cậu” (Bà là bà Thủy long; cậu là cậu Tài, cậu Quý).
14b.Thủy Long Thánh Mẫu (hay thần nữ Kim Giao) được xem là người có công khai phá huyện đảo Phú Quốc. Tương truyền, bà thuộc dòng dõi vua chúa Cao Miên, do bị lật đổ, nên đã trốn sang Phú Quốc để sống. Tại đây, bà thiết lập một đồng cỏ rộng lớn cho đàn trâu mà bà mang theo, đồng thời tuyển mộ người đi khai khẩn đất đai để trồng trọt. Ngày nay, những cánh đồng trồng lúa ấy vẫn còn vết tích (dân địa phương gọi là đồng Bà), trên đồng còn nhiều cột cây trai, vết tích của những chuồng trâu thuở nọ; dọc theo sông Cửa Cạn còn một vũng nước sâu gọi là búng Dinh Bà (đây là nơi bà lập dinh trại ngày xưa). Có thuyết nói bà chết ở Cửa Cạn (Phú Quốc), sau đó vua Cao Miên cho đem hài cốt về nước. Thuyết khác cho rằng bà chết ở đảo Phú Dự. Lại có thuyết nữa cho rằng, khi dòng họ bà khôi phục lại đế nghiệp, bà trở về Cao Miên. Truyền thuyết cũng kể rằng, bà đã từng cưu mang chúa Nguyễn Phúc Ánh trong những ngày lưu lạc trên đảo. Người dân Phú Quốc rất tôn kính bà, coi bà như người tiên phong khai phá đảo, tôn bà là Thủy Long Thánh Mẫu. Hằng năm, dân chúng tổ chức lễ cúng tế bà vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Hiện nay, huyện đảo Phú Quốc có hai ngôi đền thờ bà, một ở xã Cửa Cạn, gọi là Dinh Bà Trong, một ở thị trấn Dương Đông, gọi là Dinh Bà Ngoài .
15-Cao Sơn chi thần. Thần Cao Sơn hay Cao Sơn đại vương là tên gọi của nhiều vị thần núi khác nhau trong truyền thuyết Việt Nam, bao gồm:
-Cao Sơn đại vương ở núi Tản Viên trong tam vị Tản Viên sơn thánh, tên là Hiển, sống ở thời Hùng Vương thứ 18, có công giúp vua Hùng đánh thắng quân Thục.
-Cao Sơn đại vương là một trong năm mươi người con theo mê Âu Cơ lên núi, được phong chức Lạc tướng cai quản vùng núi phía tây Ninh Bình, sau được dân làng Kim Liên ở Hà Nội rước về thờ và được phong trấn phía nam kinh thành (Thăng long tứ trấn).
16-Bản gia tiên sư bản viên thổ công Chư vị tôn thần.
-Tiên sư (còn gọi là Tổ sư, Thánh sư, Nghệ sư) là ông tổ của một nghề nào đó, nói cách khác, đây là người đã khai phá ra nghề và truyền lại cho đời sau. Những người cùng làm chung một nghề hay cùng buôn bán một thứ họp nhau thành phường hội lập miếu thờ Tổn sư; đồng thời lập bàn thờ Tổ sư tại nhà riêng. Như vậy, vị Tiên sư này không phải là thần (trừ trường hợp được phong thần).
-Bản viên thổ công tức là vị thần đất được nêu ở phần trên.
17-Tả ban chư dương hữu ban chư âm. Chư tam thập lục thổ. liệt vị thổ thần, nội gia viên trạch, ngoại gia viên cư. Không hiểu đây lả các vị thần nào vì “Tả ban chư dương hữu ban chư âm” có nghĩa là “bên trái là các vị nam, bên phải là các vị nữ”; “Chư tam thập lục thổ. Liệt vị thổ thần” có nghĩa là “ba mươi sáu vị thổ thần = không biết là vị nào”, cách viết cũng không đúng vì thừa chữ “chư” (đã có chữ “liệt vị” ở sau); lại có dấu chấm ở trước chữ liệt vị v.v…. “Nội gia viên trạch, ngoại gia viên cư” cũng không biết là vị thần nào.
Từ “bài văn cúng đất đai” nêu trên, cho ta thấy:
1- Đây là văn “cúng thần linh” thì ghi rõ là “cúng thần linh”, không nên ghi là “cúng đất đai”, thần quản lý đất đai chỉ là một số nhỏ trong toàn bộ các thần linh mà ta kính báo và mời hâm hưởng lễ vật.
2- Thần hiệu là quan trọng, nêu sai thần hiệu là một sơ sót rất lớn, mà muốn nêu đúng thần hiệu thì khó có cách nào biết chắc chắn được (trừ một số ít vị), bài văn cúng chỉ nêu có vài chục vị thần linh thì hầu hết đều nêu sai hoặc thiếu ở thần hiệu; vì vậy, cách tốt nhất là chỉ cần nêu chung “Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần” là đủ.
3- Trong một đám như giỗ gia tiên hay tế dòng tộc, không cần thiết phải kính báo những vị thần linh cao xa như Ngọc hoàng đại đế, Cửu thiên huyền nữ, Tiêu diện đại sĩ, Cao Sơn chi thần v.v…, còn những vị khác (trừ một số vị sẽ nêu bên dưới) thì chỉ cần nêu chung “Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần” là đủ.
4- Thần linh, nhất là thần ngoại, là vô cùng (không ai có thể biết được số lượng cụ thể) vậy mà chỉ mời có bao nhiêu vị nêu trên thì chắc chắn không đủ, mặt khác cần lưu ý tránh trường hợp những vị hung thần (ác thần) không được kính báo sẽ tức giận gây ra những hậu quả xấu…. Vì vậy ở đây, chỉ cần nêu chung “Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần” là đủ.
5- Cần lưu ý, nếu là cúng Tiên thường tức là “lễ cẩn cáo”, thì các chữ “Kỉnh thỉnh tế vu” được thay bằng “Cẩn cáo vu” và trong câu cuối không được ghi câu “đồng lai hâm hưởng = mời hưởng lễ vật”, hôm nay có mời vị thần nào dự đâu mà mời hâm hưởng, hâm hưởng là vào ngày mai, ngày chánh kỵ, không phải là hôm nay, ngày tiên thường. (Chữ “Kỉnh” ở đây là chữ của người Quảng Nam, trong nam là “Kính”).
6- Tóm lại, theo tôi, chỉ cần ghi như thế này là đủ:
-Thái tuế chí đức tôn thần …. vương hành khiển, …… hành binh chi thần, …… phán quan .
Chú thích
-Ngũ phương ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa chủ Tài thần Từ đường tộc Phan (Bảo An) hiện ở Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh nên trong văn cúng cần ghi rõ thần hiệu Thành hoàng (bằng cách liên hệ với Ban quý tế đình Bình Triệu).
9 tầng trời (hay 9 phương trời) gồm: Quân Thiên (quân = đều đặn, quân bình; ở trung ương); Thương Thiên (thương = màu xanh biếc; ở phương đông); Biến Thiên (biến = thay đổi; ở phương đông bắc); Huyền Thiên (huyền = màu đen huyền; ở phương bắc); U Thiên (u = tối tăm, kín đáo, sâu xa, ở phương tây bắc); Hạo Thiên (hạo = sáng trắng; ở phương tây); Chu Thiên (chu = màu đỏ như son; ở phương tây nam); Viêm Thiên (viêm = nóng, ngọn lửa; ở phương nam); Dương Thiên (dương = trái với âm; ở phương đông nam).
Đây là toàn bộ các vị thần trên trời và dưới đất, không sợ thiếu một vị nào, và cũng không sợ sai thần hiệu.
Đây là vị thần trông coi lãnh thổ nơi ta cúng (phạm vi cai quản lại nhỏ hơn 2 trường hợp trên). Trong trường hợp nơi ta cúng có thành hoàng có thần hiệu thì phải nêu rõ thần hiệu như:
-Làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) thờ sáu vị thành hoàng đã có công giúp dân đánh giặc giữ nước là Lưu Thiên Tử đại vương, Đức Thánh bà – Lã Đệ tam Đại vương, Bạch Mã Đại vương, Phan Đại tướng Đại vương, Hộ Quốc Đại vương và Cai Minh Tự Đại vương.
-Thôn Thường Lạc huyện Đông Xuyên (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), thần Thành hoàng bổn cảnh là Quảng hậu Chính trực Hựu thiện Đôn ngưng…”.
-Thôn Phú Nhuận huyện Bình Dương (nay thuộc TP. HCM), thần Thành hoàng Mala Cẩn, được phong là Quảng hậu Chính trực Hựu thiện Đôn ngưng…”.
Bên trên là thần ngoại, bây giờ đến thần nội, mà thần nội thì Táo quân là “nhất gia chi thần” phải nêu thần hiệu trước các vị thần nội khác.
--- Bài cũ hơn ---
Bài Cúng Ông Công Rằm Tháng Giêng
Hướng Dẫn Văn Cúng Vào Ngày Giỗ
Văn Khấn Bài Cúng Lễ Ban Công Đồng
Văn Cúng Cô Hồn Thập Loại Chúng Sinh Và Các Văn Cúng Cô Hồn Hàng Ngày
Văn Cúng Cô Hồn Thập Loại Chúng Sinh