Top 10 # Các Món Cúng Về Nhà Mới Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Các Món Chay Cúng Nhà Mới Không Thể Thiếu

Ăn chay, cúng chay dường như đang là xu hướng của xã hội hiện đại. Một phần do ảnh hưởng trong văn hoá tâm linh người Việt. Một phần nữa là ăn chay cũng rất tốt cho sức khoẻ. Ngày nay người ta thường làm các món chay cúng nhà mới thay cho các mâm cỗ mặn. Cùng tìm hiểu thêm nếu bạn muốn nấu món chay trong tiệc tân gia nhé!

Tại sao mâm cỗ chay là lựa chọn của nhiều gia đình?

Ăn chay có từ lâu đời được bắt nguồn từ những người tu hành, theo đạo Phật. Một số người không theo đạo nhưng hướng Phật cũng ăn chay vào một số ngày trong tháng. Mâm cỗ chay có từ bao giờ không ai biết chính xác nhưng nó đáp ứng phần tinh thần về tâm linh, văn hoá.

Không chỉ làm các món chay cúng nhà mới, người ta còn làm các món chay cho mâm cỗ cúng, đám giỗ, đám tiệc…Xuất phát từ quan niệm siêu thoát, đầu thai, “nghiệp” báo…từ giáo lý nhà Phật.

Nếu ai sát sinh nhiều, hoặc gián tiếp cho việc sát sinh thì sẽ tăng thêm phần nghiệp. Có thể là lúc còn sống nghiệp sẽ đến hoặc sau khi chết đi không được siêu thoát….Và còn ảnh hưởng tới đời sau, vì thế cúng chay là một việc làm để tăng thêm phước đức cho bản thân, gia đình.

Mâm cỗ chay cúng nhà mới còn có ý nghĩa cầu thổ địa phù hộ và cúng tiễn đưa cho các vong hồn trên đất về nơi khác. Mâm cúng nhà mới cũng là cúng để báo cho ông Táo, gia tiên phù hộ, cầu bình nn cho gia đình.

Gợi ý mâm cỗ chay cúng nhà mới

Các món chay cúng nhà mới cũng tương tự như một mâm cỗ cúng thông thường. Tuy nhiên gia chủ có thể thêm vào những món chay khác cầu kỳ hơn. Tuỳ điều kiện của mỗi gia đình, mỗi vũng miền mà mâm cỗ chay có thể khác nhau hoặc biến tấu thêm một chút.

Xôi gấc vừa ngon, vừa bắt mắt và không quá khó để thực hiện. Mâm cúng nguời Việt lúc nào cũng sẽ có xôi là món cúng, món ăn truyền thống. Nguyên liệu nấu xôi gấc đơn giản bao gồm: Gạo nếp, đường, dừa nạo, gấc, nước cốt dừa.

Nếu cúng nhà mới thì cải chíp sốt nấm sẽ là lựa chọn cho món xào đẹp mắt, ngon miệng. Nguyên liệu bao gồm: Cải chíp, nấm hương, dầu mè, dầu hào. Xếp cải chíp quanh dĩa và cho nấm hương đã sốt vào giữa sẽ tạo nên một tác phẩm đẹp mắt.

Món 3: Canh nấm nấu rau củ thập cẩm

Các món chay cúng nhà mới phải có đầy đủ món khô, món mặn. Canh rau củ thập cẩm sẽ là lựa chọn hàng đầu vì dễ nấu và ngon miệng. Rau củ, nấm với độ ngọt tự nhiên, màu sắc bắt mắt sẽ làm cho cỗ cúng sinh động. Nguyên liệu bao gồm: cà rốt, nấm hương, khoai tây, bắp, hạt sen.

Món 4: Giò chay hoặc nem chay

Mâm cỗ chay cúng bao giờ cũng có dĩa nem rán hoặc giò. Các món này làm đơn giản thôi nhưng giúp mâm cỗ thêm đầy đủ. Nguyên liệu làm giò chay gồm váng đậu, tỏi tây, lá chuối để gói, gia vị. Nguyên liệu để làm nem chay khá dễ bao gồm đậu xanh ngâm luộc nhuyễn, cà rốt bào, đậu phụ, nấm, gia vị.

Món 5: Chè trôi nước

Đây là món cúng truyền thống bất kể trong cỗ chay hay cỗ mặn. Nguyên liệu gồm bột nếp, nhân đậu xanh, nhân nấm…tuỳ vào gia chủ.

Đặt mâm cỗ chay cúng nhà mới ở đâu Hà Nội?

Mâm cỗ chay cúng nhà mới ngày càng được ưa chuộng vì mang nhiều ý nghĩa. Nếu bạn chuẩn bị tân gia hãy chuẩn bị một mâm cúng thật tươm tất, đầy đủ để mọi việc được hanh thông. Mách bạn địa chỉ nấu các món chay cúng nhà mới ngon, hấp dẫn đó là Nấu cỗ 29.

Với nguồn nguyên liệu thực phẩm được lựa chọn kỹ càng, an toàn. Đội ngũ đầu bếp món chay chuyên nghiệp. Chắn chắn sẽ mang lại cho bạn những món chay vừa ngon, đẹp mắt, sang trọng với giá cả phải chăng. Hãy liên hệ ngay Nấu Cỗ 29 để có mâm cỗ chay cúng như ý nhé!

Bật Mí Các Món Ngon Đãi Tiệc Tân Gia Về Nhà Mới Mà Bạn Nên Thử

Sau khi mua nhà hoặc làm nhà, gia chủ sẽ tổ chức tiệc tân gia mừng về nhà mới. Ngày làm lễ tân gia là ngày vui của gia chủ nên mọi thứ sẽ được chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Từ xem ngày, chọn giờ; lên danh sách khách mời cho đến chuẩn bị món ngon thiết đãi tiệc tân gia. Vậy, cùng Golden Gift Việt Nam tìm hiểu xem thực đơn tiệc tân gia có gì đặc biệt?

Thực đơn 1: Các món ăn trong mâm cỗ tân gia

Nộm hoa chuối tai heo; Nem hải sản; Gà bó xôi; Cá điêu hồng chiên xù; Bò xốt tiêu đen bánh bao; Tôm sú hấp bia; Lẩu thái

Thực đơn 2: Mâm cỗ tân gia đãi bạn bè

Chả giò + mực chiên xù; Gỏi bò; Cá chiên xù sốt me; Bò lúc lắc; Lẩu thái; Trái cây

Thực đơn 3: Gợi ý mâm cỗ tân gia

Nộm thập cẩm; Gà hấp lá chanh; Cá quả chiên xốt me; Mực hấp gừng; Bắp bò xào măng trúc; Chân giò hầm đậu; Lẩu; Trái cây.

Thực đơn 4: Món ngon đãi tiệc tân gia họ hàng

Salad rau củ quả; cá Song hấp Hồng Kong; chân giò Heo hầm kiểu Đức; Heo quay bánh Mỳ, gà tiềm ớt hiểm.

Thực đơn 5: Món ngon đãi tiệc tân gia

Cá quả nướng muối ớt; Mực tươi chiên giòn; Gà hấp lá chanh; Chiêm câu quay mật ong; Ngọn su su xào bò; Lẩu thập cẩm.

Thực đơn 6: Món ngon mừng nhà mới

Súp hải sản; Bò tái cải mầm; Chả giò hải sản; Gà hấp cải thìa; Bao tử heo hầm tiêu xanh; Lẩu hải sản; Rau câu.

Thực đơn 7

Gỏi thập cẩm; Heo rừng xào lăn; Gà bó xôi; TÔm hấp bia; Lẩu cá; Trái cây.

Thực đơn 8

Chả giò + mực chiên xù; Gỏi bò; Cá chiên xù sốt me; Bò lúc lắc; Lẩu thái 6; Trái cây.

Thực đơn 9

Gỏi tiến vua; Tôm hấp bia; Giò heo nấu đậu; Mực hấp gừng; Lẩu cua đồng rau mồng tơi; Trái cây.

Thực đơn 10

Nộm thập cẩm; Gà hấp lá chanh; Cá quả chiên sốt me; Mực hấp gừng; Bắp bò xào măng trúc; Chân giò hầm đậu; Lẩu.

Các món ăn trong thực đơn có thể thay đổi linh hoạt theo mùa, từng vùng miền và sở thích của gia chủ. Nhiều người rất thích tự tay lên thực đơn và chế biến món ăn trong tiệc tân gia để thiết đãi khách mời. Các món ăn vì thế cũng hợp khẩu vị và gần gũi hơn rất nhiều.

Thực đơn tiệc tân gia vốn không quy định số lượng món, các món ăn. Gia chủ tùy theo điều kiện mà gia giảm, lựa chọn sao cho phù hợp nhất

Nếu số lượng khách mời trong tiệc tân gia đông và gia chủ không có thời gian để chuẩn bị; các đơn vị tổ chức tiệc, cơ sở nấu ăn bên ngoài là một lựa chọn tốt. Gia đình sẽ có nhiều thời gian hơn để tiếp đón, trò chuyện với khách mời.

Trong thời gian chờ vào bàn tiệc, gia chủ có thể dẫn khách tham quan ngôi nhà mới của mình, cách bài trí các vật dụng và đồ dùng phong thủy để mang lại tài lộc, may mắn cho cả gia đình.

Treo tranh chữ Phúc trong nhà sẽ mang lại bình an, phúc lộc cho gia đình trong căn nhà mới

Lưu ý khi tổ chức tiệc Tân gia tại nhà

Không như các sự kiện và tiệc khác thường được tổ chức ngoài nhà hàng hay khách sạn. Nhưng đối với tiệc tân gia thì hầu như mọi người đều tổ chức tại nhà. Chính vì vậy, để bữa tiệc ấm cúng, ý nghĩa và vui vẻ. Bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Chuẩn bị đầy đủ thực phẩm

Gia chủ và các khách mời chắc chắn sẽ lâm vào tình thế khó xử khi hết thức ăn hay đồ uống khi đang dùng bữa. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch và dự trù số lượng khách mời để chuẩn bị thực phẩm cho phù hợp. Thông thường, mâm tiệc mừng tân gia sẽ được làm nhiều hơn so với số thư mời khách.

Chọn thực phẩm đa dạng, an toàn

Bữa tiệc tân gia thường có rất nhiều khách mời, trong số đó có thể có người ăn mặn, người ăn chay, người dễ bị dị ứng với món này món kia… Vậy nên gia chủ cần chuẩn bị đa dạng về món ăn và tham khảo trước khách mời về những thói quen dùng bữa đặc biệt. Với đồ uống cũng vậy, nên chuẩn bị đồ uống đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách mời hơn.

Nên có bàn tiệc trưng quà mừng Tân gia của khách

Hiện nay, càng nhiều người đến chúc mừng gia chủ bằng thay vì đi Bởi mỗi món quà sẽ mang một công dụng, một thông điệp khác nhau.

Gia chủ nên chuẩn bị sẵn một bàn tiệc ở vị trí trung tâm của bữa tiệc để trưng bày quà mừng của khách mời. Việc chuẩn bị chu đáo này cho thấy bạn rất coi trọng và cảm ơn những món quà ý nghĩa từ bạn bè và người thân.

Quà vàng mừng tân gia là lời chúc mừng chân thành, ý nghĩa dành cho gia chủ

Tổ chức một bữa tiệc tân gia với các món ngon thiết đãi khách mời không hề đơn giản. Với một chút tinh tế, một chút khéo léo trong việc lựa chọn thực đơn; chắc chắn gia đình bạn sẽ có một lễ tân gia ý nghĩa, vui vẻ cùng bạn bè và người thân.

Món ăn ngon phổ biến trong tiệc tân gia

Thực đơn tiệc tân gia

Món ngon đã tiệc tân gia

Lưu ý khi làm việc tân gia

Gia An/ Golden Gift Việt Nam

Cúng Về Nhà Mới Thuê Cần Chuẩn Bị Những Món Lễ Vật Nào

* Để giúp gia chủ chuẩn bị 1 mâm cúng nhà mới đúng phong tục. Xôi Chè Cô Hoa có bán trọn bộ những mẫu mâm cúng nhà mới với giá khuyến mãi như sau:

– Mâm cúng về nhà mới 05 lấy chữ “Sinh” không heo: 1890K (Tiết kiệm 165K).

– Mâm cúng về nhà mới 09 “Trường Tồn Vĩnh Cửu” không heo: 1990K (Tiết kiệm 189K).

– Mâm cúng về nhà mới 05 lấy chữ “Sinh” có heo: 3790K (Tiết kiệm 265K).

– Mâm cúng về nhà mới 09 “Trường Tồn Vĩnh Cửu” có heo: 3890K (Tiết kiệm 289K).

– Giao hàng tận nơi cho khách.

XÔI CHÈ CÔ HOA

0342.216.392 0906.606.377

27/171, đường Điện Biên Phủ, P.15, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

9 Mẫu mâm cúng nhà mới thuê cầu “Sinh Sôi Phát Triển” của Xôi Chè Cô Hoa.

I. NGÀY VỀ NHÀ MỚI & LỄ VẬT CÚNG VỀ NHÀ MỚI THUÊ:

1. Ngày về nhà mới thuê có ý nghĩa như thế nào?

– Khi về nhà mới thuê, mâm lễ cúng “xin phép” để được Thổ Địa nơi đó phù hộ.

– Những vùng đất lúc trước có người khác ở, gia chủ mới dọn về thuê cũng nên cúng để cầu những điều không hay qua đi.

2. Ý nghĩa lễ vật cúng về nhà mới thuê:

– Mâm cúng về nhà mới thuê là phần lễ ra mắt với các vị “Thần Linh” trông coi vùng đất, căn nhà vừa thuê.

– Lễ vật trên mâm cúng bày tỏ lòng thành cầu mong Ông Bà, Thần Linh về phù hộ làm ăn, bình an.

– Riêng những lễ vật trên mâm cúng nhà mới của Xôi Chè Cô Hoa có ý nghĩa “Sinh Sôi Phát Triển”. Giúp gia chủ làm ăn phát đạt trong chính ngôi nhà mình vừa thuê.

II. GIÁ TRỌN BỘ & CHI TIẾT MÂM LỄ VẬT CÚNG VỀ NHÀ MỚI THUÊ SỐ 05 “SINH SÔI PHÁT TRIỂN” CỦA XÔI CHÈ CÔ HOA:

1. Giá trọn bộ mâm lễ vật cúng nhà mới số 05 lấy chữ “Sinh”:

– Khi khách hàng mua trọn bộ mâm cúng nhà mới thuê số 05 lấy chữ “Sinh” sẽ được giá ưu đãi: 1890K (Tiết kiệm 165K).

– Giao hàng tận nhà cho khách.

– Cửa hàng có thể kèm nhiều quà tặng SK khi có chương trình.

2. Giá chi tiết lễ vật cúng về nhà mới thuê số 05 lấy chữ “Sinh”:

– Bộ Xôi Chè số 05 (Sinh Sôi): 403K.

+ 05 Xôi nhỏ 250.

+ 05 Chè nhỏ 250.

+ 01 Xôi lớn (500 gr) + 01 Chè lớn (500 gr) cúng Thần Tài – Thổ Địa.

+ 01 Xôi lớn (500 gr) + 01 Chè lớn (500 gr) cúng Ông Bà Táo.

(Gia chủ là nam cúng chè đậu, là nữ cúng chè trôi nước).

– 1 Con gà ta ngon: 295K.

– 1 Phần cháo gỏi lớn (6 – 8 người ăn): 50K.

– Bánh kẹo cúng cô hồn: 100K.

– Trầm hương trừ tà khí: 72K.

– Giỏ trái cây ngũ quả lớn: 280K.

– Hoa cúng (Hoa đồng tiền hoặc hoa cát tường): 95K.

– Hoa tươi cúng Thần Tài – Thổ Địa (nhỏ): 65K

– Hoa tươi cúng Ông Bà Táo (nhỏ) : 65K.

– Nhang 3 tấc – đèn cầy 11 cây – trà, tửu – muối gạo: 85K.

– 1 Bộ trầu cau truyền thống: 79K.

– Bộ giấy tiền vàng cúng nhà mới: 60K.

– Bộ giấy tiền cúng Ông Táo: 60K.

– Bộ giấy tiền cúng Thần Tài – Thổ Địa: 60K.

– Bộ lư – chum rượu sành – Bình sành cắm hoa: 125K.

– Chả lụa loại ngon 500 gram loại 1: 120K.

– Bộ tam sên cúng thần tài thổ địa: 165K.

034.221.6392 090.6606.377

27/171, đường Điện Biên Phủ, P.15, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

– Hoặc khách hàng có thể đến tận cơ sở để được tận mắt chứng kiến quy trình nấu và bày trí của Xôi Chè Cô Hoa tại địa chỉ:

Lô A120 tòa nhà 685 Âu Cơ, P. Tân Thành, Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.

– Văn Phòng Đại Diện:

Các Nghi Lễ Cúng Xây Nhà Mới

Ngày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời người, nên có rất nhiều nghi thức tâm linh cúng bái đi kèm được tiến hành trong quá trình xây dựng. Việc tiến hành các lễ này như thế nào là tuỳ thuộc vào phong tục tập quán địa phương, điều kiện sinh sống của chủ nhân.

Ở đây bài viết này xin giới thiệu một số nghi lễ phổ biến nhất khi xây nhà ở Việt Nam.

Lễ cúng động thổ: xuất phát từ quan niệm duy tâm rằng trên mảnh đất mà công trình sắp được xây dựng lên là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất, hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng, các đình, đền, miếu, mạo, chùa chiền …vv

Vì thế lễ cúng là sự trình báo về việc sắp phải xây cất công trình bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi! Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình!

Tất cả mọi thành phần, mọi tầng lớp con cháu người Việt Nam mỗi khi xây cất một công trình gì dù lớn, dù nhỏ đều làm lễ cúng này! có khi đơn giản chỉ là mâm cơm, đĩa trái cây cũng có khi là những vật phẩm lớn hơn như heo, gà, trâu, bò ,..v..v,v,…

Sau khi cúng chủ nhà lấy cuốc đào xới những phát đầu tiên

Sau khi gia chủ cúng xong thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn,Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lổ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ.

lễ cúng cũng tương tự lễ động thổ nhưng do nhà thầu thi công tiến hành chủ yếu là cúng tổ sư nghề nghiệp cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ. Cúng xong người thợ cả lấy rìu đẽo vào một cây gỗ vài nhát làm phép.

là nghi thức cúng xây nhà bắt buộc, và đối với những công trình lớn, lễ cúng cất nóc này được các chủ đầu tư công trình xem trọng hơn nhằm mong muốn công trình thi công nhiều thuận lợi, khách hàng sở hữu công trình gặp được nhiều may mắn trong quá trình sinh sống và kinh doanh tại ngôi nhà.

Ngày nay, cất nóc chính là ngày đổ bê tông sàn mái (của nhà mái bằng, mái dốc). Nhiều người cho rằng, truyền thống làm lễ cúng cất nóc nhà của người Việt là ảnh hưởng bởi người Trung Quốc từ xưa, tuy nhiên, trên thực tế không phải vậy, đây là truyền thống có nguồn gốc từ người Âu Mĩ.

lễ báo cho Thổ Thần Biết là nhà đã làm xong. Lễ này có gạo rang trộn với nước sau đó rắc vào 4 góc nhà để có ý báo là đất đã liền lại như cũ.

lễ dọn vào nhà mới. Lễ này xin thổ công cho phép chủ nhân kê gia cụ đồ đạc vào nhà mới.

lễ mừng nhà đã hoàn tất, được tổ chức để cúng gia tiên thổ thần. Giữa buổi lễ chủ nhân phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà tại gian nhà giữa nơi cao nhất, trang trọng nhất và cũng dễ kiểm tra bảo vệ nhất. Chủ nhà tổ chức ăn uống linh đình mời họ hàng, làng xóm đến dự. Người tới dự thường chúc tiền, mừng câu đối, pháo… Nghi lễ này tương tự như ăn tân gia ngày nay.

lễ cúng để báo tổ tiên, thổ thần biết là đã làm ăn sinh sống yên ổn trong ngôi nhà mới.

Trong các nghi lễ làm nhà của người Việt, có hai lễ khó bỏ qua là lễ phạt mộc và lễ cài sào cũng là lễ bắt đầu và lễ kết thúc quá trình xây dựng một ngôi nhà mới. Thành ngữ “Từ phạt mộc đến cài sào” có ý nghĩa như câu ta thường nói ngày nay “từ A đến Z” hay “chìa khóa trao tay”.

*** Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày này tư duy của chúng ta trong việc cúng bái tâm linh cũng nên thoáng hơn bởi:

Ngày xưa, trong cuộc sống có nhiều yếu tố bất trắc, tai họa mà con người chưa lường trước được nên đã đặt ra nhiều nghi thức để cầu xin sự phù hộ từ các thế lực linh thiêng vô hình giúp đỡ. Nhưng ngày nay, công việc xây dựng đã ứng dụng nhiều biện pháp khoa học công nghệ cao nên việc xây cất nhà không còn quá khó khăn và nguy hiểm như trước.

Ta cũng chỉ nên coi những việc cúng bái có tính chất linh thiêng đó là nét đẹp trong phong tục tập quán cổ truyền mà cha ông truyền lại, không nên lạm dụng những nghi thức một cách dập khuôn, trói buộc mình, gây cho mình những phiền toái bực dọc trong quá trình xây dựng. Ngay cả những quan niệm về phong thủy mỗi người có 1 quan điểm khác nhau. Có những thứ ngày mai không còn phù hợp.

Ta nên tránh những quan niệm cũ mà trái ngược với quy luật khoa học, với thẩm mỹ kiến trúc. Ngôi nhà là xã hội thu nhỏ là biểu tượng của gia đình, ngôi nhà là nơi phải đem lại sự tự tin, cảm giác thoải mái, sử dụng tiện nghi, không thể quá lệ thuộc theo bất kỳ một quan điểm nào khiến bạn không thoải mái.

Hãy để ngôi nhà bạn đúng là nơi để bạn trở về sau một ngày làm việc mệt nhọc, sống cuộc sống tiện nghi, hạnh phúc.

_