Top 7 # Cách Cúng Hạ Phán Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Làm Lễ Cúng Khai Hạ, Lễ Hạ Cây Nêu Ngày Tết

Cúng lễ khai hạ đầu năm 2021

Lễ khai hạ đầu năm là một nghi thức quan trọng trong ngày Tết cổ truyền để kết thúc Tết Nguyên đán và mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hàng ngày. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn một số nghi thức trong ngày Tết khai hạ và cách làm lễ cúng Tết khai hạ chuẩn nhất để cả năm gặp nhiều may mắn.

1. Lễ khai hạ đầu năm là gì?

Lễ khai hạ hay có nơi gọi là lễ hạ cây nêu, tức là lễ kết thúc mọi hoạt động vui chơi ngày Tết, mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hàng ngày, thể hiện rõ ràng nhất thông qua việc hạ cây nêu ngày Tết.

Cụ thể hơn: Theo phong tục truyền thống ngày xưa, cây nêu ngày Tết sẽ được dựng từ 23 tháng Chạp, hay muộn nhất là dựng vào ngày 30 Tết, có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ hay thứ gì đó tùy theo phong tục từng địa phương với ý nghĩa là tiễn đi những thứ xấu xa, không may mắn của năm cũ, nghênh đón những điều may mắn đến với gia đình, cộng đồng trong những ngày đầu năm mới.

Ngoài ra cây nêu còn có ý nghĩa trừ ma quỷ, không cho ma quỷ tới quấy phá gia đình, ăn Tết thật bình an. Qua ngày Tết, đón thần linh về với gia đình thì đồng thời sẽ hạ cây nêu ngày Tết này đi.

2. Lễ vật cúng khai hạ

Khi làm lễ khai hạ, các gia đình chuẩn bị: Mâm cơm cúng, có thể là cơm chay hoặc mặn đều được. Giọt dầu, rượu, nhang, hoa, hoa quả, đĩa gạo, đĩa muối. Tiền vàng, sớ.

Bày biện đầy đủ và hoàn chỉnh ở ngoài trời, gia chủ tiến hành thắp hương, khấn vái xin phép các cụ trong nhà trước, sau đó mới tiến hành làm lễ ở ngoài trời.

Khi khấn lễ khai hạ, thì các gia chủ có thể tham khảo bài khấn sau:

3. Văn khấn lễ khai hạ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

– Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần

– Ngài ………… đương niên hành khiển năm ………, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần. (Như năm Tân Sửu 2021 là Triệu Vương Hành Khiển, lưu ý là mỗi năm sẽ có một quan hành khiển khác nhau)

– Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng … tháng giêng năm ………., chúng con là … hiện cư ngụ tại số nhà …, khu phố …, phường …, thành phố…

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, trà tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Đọc xong bài văn khấn lễ khai hạ đầu năm thì đợi hương tàn hoặc hết 1 tuần hương thì đem hóa sớ, hóa vàng, rồi cho người ra nhấc cây nêu lên, cây nêu sau khi được nhấc lên thì không được để trong nhà mà phải để bên ngoài, để ở nơi khô ráo, thoáng sạch là được.

4. Nghi thức trong lễ tạ – Tết Khai Hạ

Với ý nghĩa quan trọng của ngày Lễ tạ nên ngày làm Lễ tạ được quan niệm cũng là một cái “Tết” – Tết Khai hạ. Nó quan trọng chẳng kém lễ Giao thừa. Bởi thế, trước khi dâng hương Lễ tạ, người xưa người ta cũng có đốt pháo mừng. Nhiều gia đình tính cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc Giao thừa nữa.

Trước khi hạ toàn bộ phẩm vật dâng cúng trong dịp hết một tuần hương thì trước tiên phải thực hiện việc hóa vàng tiền. Mỗi lễ vàng, tiền dâng cúng đều được hóa riêng theo thứ tự: Gia thần trước, Gia tiên sau – từ các bậc cao nhất đến dưới.

Trước khi hạ mỗi lễ như vậy đều cần vái ba vái và khấn “Con xin thiêu hóa tiền vàng, quần áo,… thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành, kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Văn Khấn Cúng Và Cách Cúng Trong Ngày Tết Hạ Nguyên

Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng.

Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “‘tiến tân” cơm gạo mới cúng tổ tiên.

Nhân Tết Hạ Nguyên mọi người đều mua quà và gạo nếp mới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà, cha mẹ và những bậc được tôn kính để tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn bề trên.

Theo phong tục từ cổ xưa, ngày tết Cơm Mới (tết Hạ Nguyên) nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến cùng mâm lễ mặn thơm ngon tinh khiết để cúng tổ tiên.

Văn khấn tổ tiên (Ngày Tết Cơm mới)

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là:……………………………………Tuổi………….. Ngụ tại:……………………………………………………………. Hôm nay là ngày Rằm tháng Mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trộm nghĩ rằng: Cây cao bóng mát Quả tốt hương bay Công tài bồi xưa những ai gây Của quí hoá nay con cháu hưởng Ơn Trời Đất Phật Tiên, Chư vị Tôn thần Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam _ Nay nhân mùa gặt hái Gánh nếp tẻ đầu mùa Nghĩ đến ơn xưa Cày bừa vun xới , Sửa nồi cơm mới Kính cẩn dâng lên Thường tiên nếm trước Mong nhờ Tổ phước Hoà cốc phong đăng Thóc lúa thêm tăng Hoa màu tươi mới Làm ăn tiến tới Con cháu được nhờ Lễ tuy đơn sơ Tỏ lòng thành kính

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Ban Phật Học Cúng Dường Trường Hạ

Tin ảnh: TRÍ BÁ

Sáng 16-8-2020 (nhằm ngày 27-6 năm Canh Tý), Ban Phật học Chùa PH Xá Lợi cùng đại diện các đạo tràng đã tổ chức cúng dường chư Tăng nhân mùa an cư kiết hạ.

Tất cả chư Tăng và Phật tử đều thực hiện nghiêm túc quy định về phòng dịch Covid-19 của ngành y tế như rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, mang khẩu trang,…

Mùa an cư năm nay, Chùa PH Xá Lợi đã tiếp đón 31 vị Tăng về tu tập. Cư sĩ Minh Ngọc thay mặt Ban Phật học và các Phật tử đã tác bạch với các chư Tăng:

“Năm nay, do dịch bệnh Covid tràn lan, nguy cơ bùng phát khắp nơi trên thế giới, nhưng cũng không thể là chướng duyên ngăn ngại Chùa Phật học Xá Lợi an cư kiết hạ vốn là truyền thống tốt đẹp từ thời Phật ngàn xưa để lại… Ban Phật học cùng các Phật tử gần xa có nhân duyên lớn, phước báo nhiều, nên giờ này mới được quỳ trước Trai đường diện kiến đoàn thể Tăng già oai nghiêm thanh tịnh, dâng lên lời tác bạch và lòng thành kính cúng dường các tịnh tài, tịnh vật.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến Phật pháp tăng huy, Pháp luân thường chuyển, Thiền môn nghiêm tịnh, tứ chúng an hòa, Phật tử đàn na, vun bồi phước tuệ.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của chúng con được thoát cảnh u đồ, siêu sinh Tịnh độ, và cha mẹ thân nhân hiện tiền của chúng con và tất cả chúng sanh đều được an vui phát khởi tâm bồ đề kiên cố.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến nhân loại tai qua nạn khỏi, dịch bệnh tiêu trừ, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc”.

Chư Tăng đang an cư kiết hạ tại chùa PH Xá Lợi Cư sĩ Minh Ngọc tác bạch với chư Tăng Thượng tọa Thích Đồng Bổn ban pháp từ Từ trái qua: Cư sĩ Trí Tâm, Chúc Trọng và Minh Ngọc đại diện Ban Phật học Chùa PH Xá L ợi cú ng dường chư Tăng Phật tử cúng dường chư Tăng

Chuyến Thiện Nguyện “Cúng Dường Trường Hạ” 2022

Chuyến Thiện Nguyện “Cúng Dường Trường Hạ” 2015

Xin chào anh, chị và các bạn!

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong 3 tháng hạ. Đây là truyền thống có giá trị rất thiết yếu trong Phật giáo. Trong 3 tháng ấy, Tăng chúng, Ni chúng tập hợp tại một ngôi chùa chỉ định để chuyên lo tu học và tinh tấn đạo nghiệp, xây dựng tinh thần lục hòa cộng trụ. Tại sao nên cúng dường trường hạ trong mùa an cư kiết hạ của Tăng Ni? Theo quan điểm Phật giáo, trong tất cả sự bố thí, Tăng thí ( dakkhinadana) là phước báu tối thượng. Người Phật tử nên hiểu rõ về điểm này. Tại sao Tăng thí phước lớn hơn cả trong tất cả các sự tài thí? Pháp thí tất nhiên là thù thắng rồi. Tài thí thuộc về sự bố thí về vật chất.

Trong một phước sự gọi là bố thí, nếu người cho bằng tâm trong sạch với lễ phẩm trang trọng và người nhận một cách xứng đáng thì gọi đó là ứng cúng thì sẽ thành tựu một cuộc bố thí thù thắng. Thế nào là người cho bằng tâm trong sạch? Có nghĩa là cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não, tâm thí đó rất thù thắng.

Đối tượng nhận thí là người biết nhận, có nghĩa là nhận một cách không tham lam, nhận không có sự đòi hỏi và thật sự rất khó tìm được một đối tượng như vậy trong cuộc đời này. Chúng ta cho một người và thường tạo cho họ lòng tham. Ví dụ gặp người bạn bị túng thiếu, ta giúp cho người bạn đó thứ gì đó, tiền chẳng hạn. Người đó có thể nghĩ rằng, “À người này mình có thể lợi dụng được đây, mai mốt mình sẽ xin nữa” và tìm cách để xin giúp đỡ thêm. Đây là chuyện thường xảy ra trong đời.

Hiếm khi trong đời này có đối tượng phù hợp với quy định của Đức Phật về đời sống của một vị Sa môn: Thí chủ cúng dường cho mình, vị Sa môn đón nhận bằng tâm trân trọng và hoan hỷ chú nguyện cho vị đó, không nuôi hậu ý tìm cách để bòn rút thêm, kêu gọi thêm. Đây là trường hợp cho một người mà người đó biết cách nhận. Biết cách nhận là nhận một cách phải chăng, nhận một cách có hiểu biết, nhận một cách không có hậu ý, không có mưu đồ, không có sự toan tính: Đây là sự bố thí thù thắng.

Nếu vị Sa môn sống đời sống chân chánh giống như Đức Phật đề ra thì người Phật tử có bốn mục đích quan trọng để làm phước:

Tăng là đối tượng nhận cúng dường

Nhận cúng dường một cách hợp đạo

Nhận dưới với tính cách đại chúng chứ không phải cá nhân

Nhận với mục đích cao cả để tu tập.

Bốn mục đích này làm cho đối tượng nhận cúng dường trở nên thù thắng.

Để cho thiết thực hơn, chúng ta có thể liên hệ với Ban Chức sự trường hạ để biết những gì chư Tăng Ni an cư đang còn thiếu nhằm đáp ứng chính xác và kịp thời như gạo, nước, mùng, mền, thuốc chữa bệnh v.v… Ngoài ra, nếu không có thời gian thì bạn có thể phát tâm cúng dường trường hạ bằng hiện kim (tiền mặt) cho tiện lợi. Chư Tăng Ni sẽ tùy duyên thọ nhận các lễ phẩm cúng dường và hồi hướng phước đức cho bạn.

Chúng con thành kính nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho quý đại đức Tăng Ni một mùa An cư Kiết hạ vô lượng khinh an, tuệ đăng thường chiếu, đạo quả viên thành, mãi là những con thuyền thanh lương đưa chúng con đến bờ an vui, giải thoát. Chúng con nguyện đem tất cả chút ít phước báu có được hồi hướng cho cửu huyền thất tổ siêu sanh lạc cảnh, tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

Về kinh phí chuyến đi, ngoài chi phí đóng góp cúng dường, quý vị tham gia chuyến đi sẽ đóng khoản chi phí tham gia chuyến hoạt động dã ngoại và nghỉ đêm tại Resort Rock Water Bay (hoặc có thể là khu vực Mũi Né, Phan Thiết), hội sẽ thông báo các khoản chi phí này sau.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hội Sách Tấn Trường Chay