Top 8 # Cách Cúng Ông Địa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Thờ Cúng Ông Địa

Ông Thần Tài, ông Địa rất gần gũi với dân chúng, nhất là ông Địa lúc nào cũng vui vẻ cười đùa và rất thương con nít. Vì vậy mà khuyên quý vị có điều gì lo lắng bức xúc thì nên nguyện với ông Địa, Thần Tài hóa giải phù hộ cho, sẽ như ý.

Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng…có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc. Đặc biệt là vía thần tài ngày mùng 10 Tết.

Lễ cúng Thần Tài – Ông Địa cũng phải chăm chút cho thật kỷ thì mới có kết quả tốt. Đa phần, các vị thần đều dùng mặn, đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa dùng vừa mặn vừa chay. Lễ cúng nửa năm đầu thì mặn, mà từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là chay.

Bàn thờ Ông Địa – Thần Tài

Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch:

– 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo , muối hột, vàng bạc đại 2 miếng .

– một bộ tam sên gồm : 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm ( hay cua ), tất cả đều luộc.

Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm, tháng 12 âm lịch:

– 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun nước , 2 đèn cầy , 2 điếu thuốc, gạo, muối hột , vàng bạc đại 2 miếng.

– Bánh chay như là bánh ít, bánh tét, bánh ngọt …v…v …

Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Hướng dẫn Thỉnh Thần Tài, Thổ Địa

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Đại.Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên, Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.

Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Lời dặn cần thiết:

– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc , không được rãi ra ngoài.

– vàng, bạc đại đốt ở ngoài.

– rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào .

– bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài .

Bài cúng thần tài:

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Hi vọng bài viết của chúng tôi đã góp phần hữu ích cho các đọc giả trong việc thờ cúng Thần Tài – Ông Địa Tags: cách cúng ông địa, cách cúng ông địa thần tài, cách thờ ông địa thần tài, ban tho ong dia, bàn thờ ông địa, ban thờ gia tiên

Có thể bạn quan tâm:

Cúng Ông Địa Và Cách Khi Đặt Bàn Thờ Ông Địa Cần Biết

“KEYWORD: bàn thờ ông địa, cách đặt bàn thờ ông địa, cách bố trí bàn thờ ông địa, cách thờ thần tài thổ địa, cách bày trí bàn thờ ông địa, cách sắp xếp bàn thờ thần tài, cúng ông địa, ong dia, ông địa, cách đặt ông địa và thần tài,…”

Ông Địa trong quan niệm của người Việt luông mang đến nhiều thuận lợi, vận may và tài lộc trong công việc kinh doanh. Chính vì thế, bất kỳ ai, kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào đều không thể thiếu bàn thờ ông Địa ở trong cửa hàng.

Ông Địa hay còn gọi là Thổ Địa, Thổ Công hay Thổ thần là một vị thần cai quản một vùng đất nào đó trong tín ngưỡng của người châu Á. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng ông Địa thích ăn tỏi và còn rất thích đùa nghịch với trẻ con.

Theo quan niệm của người Việt xưa đã có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” tức là ở đâu trên mặt đất này đều có sự cai quản của ông Địa. Chính vì thế, khi làm việc có thể đụng chạm đến đất đai. Đặc biệt là xây dựng nhà cửa, đào giếng, đào huyệt, đào ao hay mở vườn,… con người đều phải cúng ông Địa. Do chịu tác động của văn hóa Trung Hoa, một số địa phương còn gọi ô Địa là Thần Tài với ý nghĩa mọi thứ đều sinh ra từ đất.

Trong mỗi gia đình ông Địa hết sức quan trọng. Khi nhìn từ ngoài vào thì bát hương thờ ông Địa ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ còn bên phải đặt bát hương Gia Tiên. Còn đối với bàn thờ ông Địa thì phải đặt ở nơi bao quát được sự ra vào của khách hàng. Hướng đặt tốt nhất của bàn thờ ông địa có thể theo hướng hợp với chủ nhà hoặc cũng có thể đặt theo hướng hứng được dòng khi bên ngoài khi vào nhà. Bạn có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính rồi chọn các cung Thiên Lộc, Quý Nhân xác định vị trí đặt bàn thờ ông Địa sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến trách khí trong ngôi nhà hay cửa hàng của bạn được thiết kế theo kiểu nhà nào để lựa chọn được vị trí để bàn thờ tối ưu nhất.

Nguyên tắc đặt bàn thờ ông Địa phải ở vị trí thông thoáng, nơi mà mọi người đi ra đi vào đều có thể dễ dàng quan sát được. Hơn nữa, cần lưu ý bàn thờ phải đặt ở chỗ tọa vững chắc, sau lưng bàn thờ cần dựa vào tường hay tủ kệ có vị trí cố định, hầu như không dịch chuyển.

Bàn thờ thờ ông địa không chỉ để thẳng, hay song song với tường mà đôi khi có thể để chéo khoảng 45 độ so với tường. Khi để chéo bạn nên chú ý có bức vách che góc nhọn đằng sau lưng bàn thờ hoặc để trang trí lọ lộc bình sau lưng bàn thờ,… Điều này giúp cho lưng bàn thờ luôn vững chắc.

Sau khi đặt xong vị trí bàn thờ ông Địa bạn cần tìm hiểu về cách cúng ông Địa như thế nào. Tại Việt Nam ở mỗi vùng miền có những quan niệm khác nhau về cúng ông Địa. Đó là,

Người miền Nam, người Hoa Kiều khi cúng ông Địa thì khi cúng họ ăn một miếng đồ cúng trước bàn thờ ông Địa. Bởi họ dựa vào sự tích cổ ông Địa bị đầu độc nên chết. Chính vì vậy, việc ăn trước này thể hiện đồ ăn không có độc thì ông địa mới dám ăn.

Người miền Bắc thì cúng theo thủ tục cúng lễ bình thường

4. Phong tục cúng ông địa – Lễ vật cúng ông địa gồm những gì

Lễ cúng mặn từ tháng 1 tới tháng 6 (Âm lịch) chuẩn bị một lọ hoa thọ, 5 thức quả (chắc chắn có trái dừa), 5 cây nhang, 5 chum rượu đế, 2 đèn cày, 2 điếu thuốc, 2 miếng vàng bạc. Một bộ tam sen có: 1 miếng thịt rọi, 1 quả trứng vịt (hột vịt), 1 con tôm. Tất cả các thứ đều được luộc chín.

Lễ cúng chay từ tháng 7 đến cuối năm 12 (Âm lịch) chuẩn bị một lo hoa thọ, 5 thức quả/trái cây ( chắc chắn có trái dừa), 5 cây nhang, 5 chum nước, đèn cày, điếu thuốc, vàng bạc đại mỗi thứ hai cái, gạo, muối hột,

Phục duy cẩn cáo!“Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: cách thờ cúng thần tài thổ địa, cách đặt bàn thờ ông địa cách cúng ông thần tài thổ địa, cách trưng bày bàn thờ ông địa, cách để bàn thờ ông địa, cách đặt ông thần tài thổ địa, cung ong dia mung 10, cách đặt bàn thờ thần tài thổ địa, cách thờ ông cóc, cách thờ cúng ông địa và thần tài, cách đặt bàn thờ ông địa, cach bay ban tho than tai, cách trang trí bàn thờ thần tài, thỉnh ông địa thần tài ở đâu, cách đặt bàn thờ ông địa, cách thờ cúng thần tài ông địa, ông thần tài đặt bên nào, cách bài trí bàn thờ thần tài thổ địa, cách thờ ông địa và ông thần tài, cách bố trí bàn thờ thần tài ông địa, cách cúng thổ thần đất đai,...”

Cách Đặt Bàn Thờ Ông Địa

1. Cách đặt bàn thờ Ông Địa – Thần Tài – Di Lặc hợp phong thủy

Thứ nhất, về vị trí đặt bàn thờ. Các bạn lưu ý để được may mắn và tài lộc thì phải đặt bàn thờ Ông Địa – Thần Tài – Di Lặc ở dưới đất, gần cửa ra vào hoặc ở vị trí có thể dễ dàng quan sát được sự ra vào của mọi người. Bàn thờ còn cần phải đặt ở vị trí thoáng đãng, sạch sẽ, lưng dựa vào tường. Các bạn cần chú ý luôn giữ cho bàn thờ được sạch sẽ, thay chén nước mỗi ngày, cắm hoa tươi để đảm bảo sự tôn nghiêm cho bàn thờ Thần Tài.

Thứ hai, về hướng đặt bàn thờ. Khi đặt bàn thờ Ông Địa – Thần Tài – Di Lặc hợp phong thủy thì có 2 hướng có thể lựa chọn là hướng tốt với gia chủ, hợp tuổi của gia chủ và hướng theo cung tài lộc trong phong thủy (hướng đặt bàn thờ Thần Tài cần chọn lấy theo cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân). Nếu bạn chưa xác định rõ được các hướng thì bạn nên dùng la bàn.

Đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa theo Cung Thiên Lộc

Cung Thiên Lộc là cung tốt trong phong thủy, nếu nhà bạn, cửa hàng hoặc văn phòng công ty của bạn có cửa chính nằm trong cung này sẽ cực kỳ tốt, mang lại nhiều tài lộc, may mắn. Theo các chuyên gia phong thủy, hướng đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thuộc cung Thiên Lộc là hướng tốt nhất, đặt bàn thờ Thần Tài trong cung này sẽ giúp việc kinh doanh buôn bán trở nên phát triển và thuận lợi hơn, giúp gia tăng tài sản, tiền bạc, hơn nữa còn giúp gia chủ thông minh, khéo léo, kinh doanh giỏi hơn…

Tuy nhiên, Cung Thiên Lộc mới chỉ là yếu tố cần còn yếu tố đủ là các bạn phải quan tâm đến hướng an vị của bàn thờ, nên tránh đặt bàn thờ Thần Tài tại các hướng có sao Không Vong, Tuyệt, Tử bởi nếu đặt bàn thờ rơi vào hướng có sao đó thì sẽ không tốt, làm tán gia, bại sản, thay vào đó nên đặt bàn thờ theo hướng Đông – Nam.

Đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa theo Cung Quý Nhân

Cung Quý Nhân cũng là 1 cung tốt chỉ sau cung Thiên Lộc, theo phong thủy thì khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa theo hướng có cung Quý Nhân sẽ giúp việc kinh doanh buôn bán trở nên thuận lợi, suôn sẻ hơn, thu hút khách hàng, có nhiều người giúp đỡ, tránh được những sự xui xẻo. Khi đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Quý Nhân thì cũng nên tránh hướng có sao Không Vong, Tuyệt, Tử, thay vào đó có thể đặt bàn thờ theo hướng Tây – Bắc.

Thứ ba, về cách bài trí trên bàn thờ Ông Địa -Thần Tài. Trên vách bàn thờ cần dán một tấm bài vị, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) đặt tượng Thần Tài, bên phải là tượng Ông Địa, giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, giữa bàn thờ đặt một bát hương, bên tay phải đặt lọ hoa, bên trái đặt đĩa trái cây. Phía trước bày 5 chén nước xếp thành hình chữ Thập, bên phải đặt Cóc Thiềm Từ quay vào phía trong Ông Địa – Thần Tài. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên đặt thêm một đĩa sứ nông lòng thật đẹp, đổ đầy nước và rải những bông hoa thoáng thoáng trên mặt nước. Ngoài ra, một số gia đình còn đặt trên nóc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa tượng hoặc tranh Phật Di Lặc, đặt Phật Di Lặc ở đây có nhiều ý nghĩa như bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách, cai quản và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái, Phật Di Lặc sẽ biến đối toàn bộ khí vào nhà thành những năng lượng tốt, mang lại no ấm, tài lộc, hạnh phúc, cho gia đình, là biểu tượng tuyệt đối của sự hạnh phúc trong phong thủy.

Quý khách hàng cần tư vấn về cách đặt bàn thờ Ông Địa – Thần Tài – Di Lặc hợp phong thủy hoặc các mẫu , tủ thờ truyền thống, hiện đại, nội thất đồ thờ cúng đẹp, bàn thờ Thần Tài, Ông Địa… cũng như sản phẩm nội thất phù hợp với không gian sống nhà mình mà vẫn chuẩn phong thủy, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tốt nhất theo địa chỉ:

Công ty Kiến trúc – Nội thất Vietnamarch

Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7) Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7 Website: chúng tôi Email: vietnamarch.ltd@gmail.com

Cách Sắp Xếp Bàn Thờ Ông Địa

Các cửa hàng, công ty kinh doanh buôn bán thường thờ phụng bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Bởi theo phong tục từ xưa của dân ta thì Thần Tài – Thổ Địa sẽ giúp che chở, bao bọc và mang nhiều may mắn tài lộc cho người thờ cúng.

Vì vậy nên việc thờ cúng và cách bài trí bàn thờ Ông Địa là rất quan trọng. Tuy nhiên cách sắp xếp bàn thờ Ông Địa Thần Tài như thế nào cho đúng lại là điều mà không phải ai cũng biết. Vậy cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài Ông Địa như thế nào để mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ?

Vì sao nên thờ Thần Tài – Ông Địa

Thần Tài – Thổ Địa là các vị thần giúp cai quản đất đai, tiền bạc và giúp xua đuổi tà khí mang đến nhiều may mắn thành công cho việc làm ăn kinh doanh. Chính vì vậy mà người dân rất tin thờ hai vị thần này.

Theo người xưa kể lại thì Thần Tài là một vị thần ở trên trời cai quản tiền bạc, tài lộc ở thiên giới. Một lần uống rượu say ông đã vô tình rơi xuống trần gian, người dân phát hiện thấy ông ăn mặc lạ nên tưởng bị điên. Và họ đã lấy sạch quần áo của ông đi bán. Sau khi tỉnh dậy ông cũng không nhớ mình là ai vì khi rơi xuống đầu Thần Tài bị va vào đá.

Sau đó, ông đã đi khắp nơi xin ăn, và có một cửa hàng bán gà, vịt đã mời ông vào ăn. Từ đó khách hàng kéo đến cửa hàng này nườm nượp. Được một thời gian chủ cửa hàng này thấy Thần Tài quần áo hôi hám, bốc mùi lo lắng sẽ làm khách sợ nên đã đuổi Thần Tài đi.

Sau đó Thần Tài được quán đối diện nay rất vắng vẻ đã mời ông vào ăn. Lạ thay ngay sau đó mọi người lại ùn ùn kéo đến quán này ăn rất đông.

Sau đó mọi người thấy Thần Tài không có quần áo sạch đàng hoàng để mặt nên đã dẫn ông đi mua quần áo. Đến đúng nơi đã mua quần áo của ông lúc trước, sau khi mặc áo và mũ nón vào thì Thần Tài đã nhớ lại mọi chuyện nên lập tức bay về trời.

Ngày đó chính là mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nên ngày này được người dân lấy làm ngày vía Thần Tài để tưởng nhớ đến ông.

Ông Địa – là vị thần cai quản đất đai

Từ xưa người Việt đã coi Ông Địa như một vị thần cai quản đất đai. Mọi người tin rằng gia đình nào sống ở đâu thì có những vị Thổ Địa cai quản riêng ở đó.

Ông Địa có ngoại hình bình dân, mập mạp, bụng phệ. Và lúc nào cũng vui cười hể hả giúp mang đến những điều tốt lành. Giúp xua tan những tà khí không tốt cho gia đình.

Vì vậy nên hai vị Ông Địa và Thần Tài thường được người dân thờ chung trên một bàn thờ. Một vị giúp cai quản đất đai, một vị giúp cai quản tiền của thu hút tài lộc.

Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ Ông Địa đúng nhất

Các vật phẩm cần có trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài

Tượng Thần Tài – Thổ Địa

Một bát hương

Ống hương

Lọ hoa

Đèn thờ. Có thể dùng 1 hoặc 2 đèn thờ.

Mâm bồng hay còn gọi là đĩa để đựng hoa quả.

Kỷ chén thờ. Có thể chọn kỷ 5 chén hoặc kỷ 3 chén thờ.

Một cái nậm rượu

Chóe thờ gốm 3 chóe đựng gạo, muối và nước.

Một Minh đường tụ thủy – tô nông lòng đầy nước chứa cánh hoa.

Một ông cóc ngậm tiền.

Bát sâm (có thể có hoặc không tùy gia đình)

Cách sắp xếp bàn thờ Ông Địa Thần Tài sao cho đúng phong thủy, thể hiện được sự trang nghiêm, ấm cúng là điều rất quan trọng. Chắc hẳn ai cũng biết nên đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa ở góc nhà dưới đất rồi. Vậy sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách bài trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn phong thủy.

Vị trí đặt Thần Tài – Ông Địa trên bàn thờ

Trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thì phải có tượng của hai vị thần này. Tượng Thần Tài được đặt bên trái. Tượng thần Thổ Địa được đặt bên phải bàn thờ theo hướng từ bên ngoài nhìn vào.

Trong cùng một bàn thờ thì nên có một tấm bài vị được dán lên vách. Lưng bàn thờ cần phải được dựa vào tường chắc chắn. Nên lưu ý trên tường chỗ đặt bàn thờ không được có lỗ khoan, để tránh việc thất thoát tiền bạc.

Đặt bát hương thờ Thần Tài Thổ Địa

Trong cách bài trí bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa thì bát hương là vật không thể thiếu. Bát hương cần được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ. Gia chủ nên chọn đúng hướng đặt và nên dán bán hương chặt bào bàn thờ. Việc này để hạn chế việc xê dịch, di chuyển tránh những điều không may mắn.

Ông hương là ống để đựng hương thắp. Có thể đặt ở trên bàn thờ hoặc đặt cân xương với lọ hoa. Nếu gia chủ chỉ sử dụng một lọ hoa thì bên còn lại có thể đặt ống hương.

Lọ hoa thường được đặt ở bên tay phải Ông Địa. Ngoài ra gia chủ cũng có thể đặt 2 lọ hoa cân xứng 2 bên. Nên chọn các loại hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền để thờ Thần Tài – Thổ Địa.

Đặt mâm bồng trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài

Mâm bồng được sử dụng để đực hoa quả. Theo cách sắp xếp bàn thờ Ông Địa – Thần Tài đúng phong thủy thì đĩa trái cây được đặt ở bên trái.

Theo phong tục của người Việt thì người ta thường dùng các mâm ngũ quả từ các loại trái cây tươi ngon, màu sắc tươi sáng để dâng lễ. Nên tránh những loại quả có gai nhọn mang sát khí.

Đặt ông cóc ngậm tiền trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa

Ông cóc ngậm tiền được đặt phía bên trái trên bàn thờ. Đặt ngay bên cạnh mâm bồng.

3 chóe thờ đựng nước, gạo, muối được đặt bên dưới tượng 2 vị thần. Chỉ cần thay mỗi năm 1 lần vào dịp cuối năm.

Kỷ chén thờ loại 5 kỷ hoặc 3 kỷ nên được đặt ở phía trước bát hương.

Nơi đặt minh đường tụ thủy

Bát nước có rắc những cánh hoa bên trong tượng trưng cho sự lưu giữ và bảo quản tiền tài. Nên đặt bát Minh đường tụ thủy này ở trên mặt đất phía ngoài cùng.

Khi thờ Thần Tài Ông Địa gia chủ cũng cần phải biết một số những điều cần lưu ý. Nhằm để tránh những sai lầm không đáng có và để việc thờ cúng tâm linh được trọn vẹn nhất.

Thần Tài và Ông Địa là các vị thần ưa sạch sẽ. Vậy nên gia chủ cần phải đảm bảo không gian thờ cúng luôn thoáng đãng, sáng sủa và sạch sẽ.

Bàn thờ Thần Tài Ông Địa nên được đặt ở những nơi thoáng, sáng. Nơi mà các vị thần có thể dễ dàng quan sát được tất cả sự ra vào của ngôi nhà.

Không nên để bàn thờ hướng vào những vật nhọn.

Tránh đặt bàn thờ trước gương.

Không đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm.

Nên chọn hoa quả tươi mới để thờ cúng. Tránh để hoa quả quá lâu ngày trên bàn thờ.

Khi mua tượng Thần Tài – Ông Địa hay những đồ vật thờ cúng bằng gốm sứ thì gia chủ nên vệ sinh trước bằng rượu gừng để tẩy uế.

Khi đặt ông cóc ngậm tiền cần chú ý quay đúng hướng đón lộc. Sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào.

Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa phải hướng ra cửa lớn. Nên đặt bàn thờ cạnh chậu cây cảnh để che bớt sự hiếu kỳ của người ngoài khi vào nhà.

Không được thờ Thần Tài Thổ Địa chung với tượng Quan Âm.

Việc cúng Thần Tài được thực hiện quanh năm suốt tháng.

Còn trong ngày Tết thì việc thờ cúng Thần Tài Ông Địa cần chuẩn bị thêm mâm lễ mặn gồm: Gà; Thịt heo luộc; Cua; Tôm; Ốc; Giấy cúng;… Để dân lên các vị thần nhằm tỏ lòng tôn kính và cầu mong thần linh phù hộ.

Phía trên là cách sắp xếp bàn thờ Ông Địa và ông Thần Tài chuẩn phong thủy giúp rước tài lộc may mắn. Hy vọng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn gặp nhiều thuận lợi và thành công trong việc làm ăn.

Nếu quý khách có nhu cầu mua bàn thờ Ông Địa bằng sứ. Và tìm mua bàn thờ Ông Địa giá rẻ? Nhưng chưa biết giá bàn thờ Thần Tài Ông Địa là bao nhiêu? Ở đâu bán bàn thờ Ông Địa giá rẻ? Nên mua bàn thờ Ông Địa ở đâu HCM?

Vậy mời quý khách đến với cửa hàng chúng tôi Đây là địa chỉ uy tín thị trường nhất hiện nay chuyên cung cấp các bộ bàn thờ Ông Địa, đồ thờ cúng tâm linh giá hấp dẫn chất lượng tốt.

Đến với chúng tôi quý khách không cần phải lo lắng về giá bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Bởi chúng tôi là hệ thống bán hàng trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đã được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá rất cao về chất lượng cũng như giá bàn thờ Ông Địa Thần Tài.

Các nhu cầu mua đồ thờ cúng bằng sứ hay thắc mắc về bàn thờ Ông Địa giá bao nhiêu? Hoặc quý khách cần tư vấn về vật phẩm thờ cúng bằng gốm sứ đều sẽ được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn nhiệt tình và chu đáo nhất.

Chúng tôi tự tin là địa chỉ mang đến cho quý khách những sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất. Bên cạnh đó còn có nhiều chính sách khuyến mãi, hỗ trợ sau mua. Và dịch vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi miễn phí tận nơi.