Top 15 # Cách Cúng Ông Quan Công Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Có Nên Cúng Ông Công Ông Táo Ở Cơ Quan Không?

Về thủ tục, sắm lễ, nơi hành lễ và bài văn khấn trong lễ cúng Táo Quân, chúng tôi đã trình bày khá cặn kẽ trong bài “Lễ cúng Ông Công, Ông Táo tiến hành ở bếp hay trên ban thờ?“. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin diễn giải thêm hai vấn đề: Một là có nên cúng Táo Quân ở cơ quan, trụ sở không, hai là những ngày tốt có thể cúng Táo Quân trước ngày 23 tháng chạp.

Có nên cúng Táo Quân ở cơ quan không?

Về vấn đề này có hai quan điểm. Có người cho rằng, nên cúng Táo Quân ở cơ quan với quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Lại có người cho rằng, Táo Quân là Thần Bếp, do đó chỉ nên cúng ở nhà, còn ở cơ quan là nơi làm việc, làm gì có bếp núc nên không cần cúng. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Theo chúng tôi, việc cúng ở đâu trước hết xuất phát từ cái tâm của mỗi người, không ai bắt buộc ai. Theo phong tục truyền thống, việc cúng Táo Quân ở nhà riêng chắc hẳn mọi người đều làm. Riêng việc cúng ở cơ quan, theo chúng tôi nếu có điều kiện, cả về thời gian, không gian thì cúng Táo Quân ở cơ quan cũng tốt, còn không cúng cũng không sao.

Thực chất của lễ cúng Táo Quân, hay còn gọi là cúng Ông Công, Ông Táo, là cúng chung ba vị thần cai quản trong nhà là Thần Bếp, Thần Nhà và Thần Đất, chứ không phải chỉ cúng riêng vị Thần trông coi bếp núc. Mà ở cơ quan, cho dù không có bếp nấu ăn thì bất cứ trụ sở nào cũng đều có phòng, có nhà làm việc được làm trên đất, vì vậy theo quan niệm dân gian thì đều có Thần Nhà và Thần Đất. Người xưa đã từng có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” đó sao.

Do đó, nếu làm lễ cúng Táo Quân ở cơ quan cũng không có gì là không hợp. Đó là chưa kể, có không ít cơ quan tổ chức bếp ăn chung tại trụ sở để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết giảm chi phí cho nhân viên… thì việc làm lễ cũng là điều phải lẽ.

Lễ cúng Táo Quân ở cơ quan cần chuẩn bị những gì?

Tuy nhiên, lễ cúng ở cơ quan, nếu có tiến hành cũng nên giản tiện, không nên câu nệ về hình thức. Về lễ thì đương nhiên phải có bộ vàng mã Ông Công, Ông Táo đầy đủ; về lễ vật thì chỉ cần có đủ cả chay mặn là được. Để giản tiện, lễ vật chỉ cần hoa quả, rượu, bánh chưng hoặc đĩa xôi, con gà luộc hoặc khoanh giò là đủ.

Về nơi hành lễ, nếu trụ sở có ban thờ thì bày lễ trên ban thờ để cúng; nếu không có ban thờ thì chỉ cần bày trên mâm hoặc trên khay và đặt lên chiếc bàn trang trọng trong phòng đã dọn sạch các đồ văn phòng rồi làm lễ.

Về thời gian, để tránh ảnh hưởng đến không gian làm việc chung, nên thực hiện vào đầu giờ sáng ngày 23 tháng chạp, hoặc có thể xem ngày tốt trước ngày 23 để làm lễ.

Cần lưu ý, sau khi làm lễ phải hóa vàng đúng nơi quy định; hoặc nếu không có nơi hóa vàng thì cần tìm khoảng đất trống hoặc lên trên sân thượng tòa nhà để hóa vàng rồi mang tro đổ ra sông. Tuyệt đối không hóa vàng trong phòng làm việc hoặc khu vệ sinh.

Chọn ngày tốt để cúng Táo Quân năm 2020

Thông thường, các gia đình tiến hành cúng Ông Công, Ông Táo vào ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên, ngày 23 tháng chạp năm nay rơi vào ngày thứ 6, là ngày làm việc; trong khi đó việc làm lễ cúng phải không được sau 13 giờ ngày 23. Vì vậy, nhiều người bận công việc sẽ rất cập rập.

Nguồn gốc dân gian của việc cúng Táo Quân là làm lễ tiễn Ông Công, Ông Táo lên Thiên đình để bẩm báo công việc dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Dó đó, không nhất thiết phải làm lễ đúng ngày 23 tháng chạp, mà có thể làm lễ vào những ngày trước đó nhưng gần với ngày 23 là được.

Mặt khác, nhiều người còn cho rằng, khi làm lễ cúng cần chọn ngày tốt để được hanh thông, may mắn; trong khi đúng ngày 23 tháng chạp có thể lại rơi vào ngày xấu hoặc ngày không được tốt. Do đó, họ thường chọn một ngày tốt trước ngày 23 để làm lễ. Điều đó cũng không sai.

Nếu theo quan niệm này thì năm nay có ngày 19 tháng chạp là ngày đẹp, có thể làm lễ cúng Táo Quân sẽ rất tốt.

Bạn đang đọc bài viết Có nên cúng Ông Công Ông Táo ở cơ quan không? tại chuyên mục Phong thủy ứng dụng của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com

Cách Cúng Ông Công Ông Táo

Cúng ông công ông táo là ngày mà các ông sẽ bay về Trời về báo cáo với ngọc hoàng những sự việc, vấn đề đã xảy ra trong năm cũ. Vậy cách cúng ông công ông táo 2020 như thế nào là hợp lý nhất? Ngày cúng ông công ông táo là ngày nào? Mời các bạn cùng tham khảo tại bài viết dưới đây.

Thông tin về Táo Quân

Táo Quân là tên gọi chung của ông công và ông táo – đây là những vị thần có nhiệm vụ cai quản công việc bếp núc của mỗi gia đình. Khi đó táo quân còn được gọi là vua bếp và sẽ được thờ ở nhà bếp.

Hiện nay táo quân sẽ bao gồm 3 vị thân là 2 ông và 1 bà. Khi đó, 3 vị táo quân này sẽ chỉ ở trong bếp nhưng lại có thể biết được toàn bộ sự việc ở trong gia đình chủ nhà. Và hàng nằm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì táo quân sẽ lại bay lên thiên đình để báo cáo với ngọc hoàng về những việc đã xảy ra ở trong gia đình.

Cho nên, để có thể để cho các táo quân bẩm báo với ngọc hoàng những điều tốt đẹp, để cho gia đình mình sang năm mới nhận được nhiều may mắn thì chru nhà thường chuẩn bị cũng như sẵm lễ cúng ông công ông táo về trời vô cùng kỹ càng và long trọng.

Ngày cúng ông công ông táo là bao nhiêu?

Như chúng tôi đã nói ra ở trên, nếu như bạn đọc kỹ thì sẽ thấy, nhằm ngày 23 tháng Chập âm lịch hàng năm thì các táo quan sẽ cưỡi cá chép để lên thiên đình bẩm báo với ngọc hoàng những việc tốt xấu của gia chủ, và ngày này sẽ được gọi là ngày Tết(cúng) ông công và ông táo.

Ngoài ra thì giờ cúng ông công ông táo thích hợp nhất sẽ vào thời gian là tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng chạp (tức từ 11 giờ đến 13 giờ(giờ Ngọ)).

Cách cúng ông công ông táo 2020

Hướng dẫn cách cúng táo quân 2020 như thế nào là hợp nhất, chuẩn nhất và đúng đắn nhất là câu hỏi của rất nhiều người dân Việt qua bao đời nay, và để có thể giải đáp kỹ hơn về vấn đề này thì chúng tôi đã liệt kê ở mục lục dưới đây:

Lễ vật cần chuẩn bị để cúng ông công ông táo

Bạn phải chuẩn bị 1 mâm cỗ mặn, rượu kèm với bánh kẹo, đĩa ngũ quả tươi, trầu cau, đèn nến, hoa tươi và tiền vàng.

Chuẩn bị thêm cá chép sống (đây là linh vật mà táo quân dùng để cưỡi khi lên trời), khi đó bạn sẽ phóng sinh chúng bằng cách thả xuống ao hồ hay sông, và tuỳ vào từng nơi mà bạn có thể cúng từ 1 đến 3 con cá chép sống. Phải sống nha.

Chuẩn bị thêm bộ ba mũ áo gồm: 2 mũ dành cho 2 ông táo(có 2 cánh chuồn) và 1 mũ dành cho táo bà(không có cánh chuồn), chuẩn bị cho mỗi Táo thêm hia và hài.

Đây là những lễ vật quan trọng và cần thiết để chuẩn bị cúng ông công ông táo, ngoài ra thì còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình mà bạn có thể giảm hoặc thêm lễ vật… để tiễn ông công ông táo về trời.

Cách thức cúng ông công ông táo

Để cúng ông công ông táo về trời thì bạn cũng cần phải chuẩn bị riêng 1 bài văn khấn cúng ông công ông táo như sau:

Lưu ý khi cúng ông công ông táo

Khi bạn tiến hành làm lễ cúng ông công và ông táo thì bạn cần phải chuẩn bị những lưu ý sau:

Khi bạn tiến hành chọn lễ vật để cúng thì cần phải lưu ý về màu sắc của mũ, áo cũng như hia của các táo (tuỳ thuộc vào ngũ hành của năm đó).

Nếu như bạn đã cúng cá chép sống thì không nên cúng thêm cá chép giấy và ngược lại.

Sau khi bạn mua cá chép sống về thì bạn nên thả cá chép vào một chiếc bát có chứa nước sạch, cũng có thể cho thêm một vào cọng rêu nhỏ vào bát nếu như muốn để lâu, và tất nhiên khi cúng thì bạn phải để bát cá chép sống ở cạnh bên mâm cỗ cúng nhé.

Tóm lại

Theo các chuyên gia về văn hoá và khoa học thì những lễ vật chuẩn bị để cúng ông công ông táo về trời không nhất thiết phải quá long trọng và linh đình, bởi quan trọng nhất ở đây là gia chủ phải có lòng thành.

Hi vọng với những thông tin ở trên về cách cúng ông công ông táo 2020 sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị cho lễ cúng ông công ông táo của gia đình mình. Chúc các bạn thành công.

Quan Công Là Ai? Ý Nghĩa, Cách Trưng Bày Và Cách Thờ Quan Công

Chào các bạn. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn tất cả mọi thứ về vị hổ tướng Quan Công nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa. Ông là vị tướng quân được biết tới nhiều nhất tại Đông Nam Á.

Bài viết khá dài nên mời bạn ấn vào Mục lục bên dưới để chọn phần bạn muốn đọc.

Tên thật của ông là Quan Vũ còn được gọi là Quan Công. Ông có tự là Quan Vân Trường. Những tên khác như Trường Sinh, Mỹ Nhiêm Công, Quan Đế cũng đều là chỉ tới ông.

Ông sinh vào khoảng năm 160 – 162. Năm sinh của ông không được sử sách ghi chép chính xác. Ông mất vào năm 220.

Quê quán của ông là ở Huyện Giải, Quận Hà Đông. Nay là Vận Thành, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông mất tại Lâm Tự, Kinh Châu. Nay là Nam Chương, Tương Dương, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Cha ông là Quan Nghị, ông có hai người con là Quan Bình và Quan Hưng.

Ông là một vị tướng quân rất giỏi và đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán với vị Vua là Lưu Bị. Ông là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của nhạc Thục gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.

Ông xuất hiện trong tác phẩm lịch sử nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa. Sau này thì ông còn xuất hiện ở nhiều tác phẩm nghệ thuật như kịch, chèo, truyện, phim ảnh, … Ông được xuất hiện với hình ảnh cao tới 2 mét, mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài 50 cm, oai phong lẫm liệt. Tay ông cầm cây Thanh Long Yển Nguyệt đao nặng tới 50 kg, cưỡi ngựa xích thố.

Trong dân gian, mọi người coi ông là một biểu tượng của tính hào hiệp trượng nghĩa, ghét kẻ xấu và luôn đứng ra bênh vực người yếu. Ông cũng là một hình ảnh của tính trung thành, chính trực.

Ông được sinh ra trong gia đình nghèo nhưng ông vẫn được học cả văn cả võ. Thời niên thiếu, ông làm nghề bán đậu phụ. Do tính hào hiệp, bênh vực kẻ yếu của mình mà ông phạm tội giết người. Ông đã phải bỏ quê hương tới quận Trác để sống.

Tại đây, ông đã gặp được Lưu Bị và Trương Phi. Ba người đã kết nghĩa huynh đệ thề chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Giờ vẫn còn nhiều tác phẩm nghệ thuật kể lại câu chuyện ba người kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào hay còn được gọi là “đào viên kết nghĩa”.

Sau này, khi Lưu Bị gặp được Khổng Minh thì Quan Công cùng Khổng Minh đã trở thành hai cánh tay đắc lực phò trợ cho Lưu Bị lập lên nhà Thục Hán. Khi ông mất, Ông được người đời phong là Thánh Võ. Khổng Minh được phong là Thánh Văn.

Trước kia, Quan Công là một vị tướng quân hào hiệp trượng nghĩa, luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ dân lành. Ngày nay, mọi người coi tượng Quan Công giống như một vật phẩm phong thủy để bảo vệ gia đình, người thân giúp họ mang tới cuộc sống bình an và phước lành.

Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng tượng Quan Công để trưng bày trong nhà. Tượng Quan Công được đặt ở những vị trí có sao xấu chiếu tới để Ngài có thể che chở, giúp đỡ gia chủ hóa giải hung khí, sát khí.

Đối với những hướng nhà xấu thì mọi người sử dụng tượng Quan Công hướng thẳng mặt ra cửa chính để ngăn chặn tà ma ngoại đạo xâm nhập vào nhà. Gia chủ nên lựa chọn bức tượng Quan Công có thần thái dữ dằn một chút vì như thế sẽ có nhiều năng lượng để bảo vệ gia đình hơn.

Ngoài ra, khi có tượng Quan Công ở trong nhà sẽ giúp cho tình cảm gia đình luôn hòa thuận, êm ấm và công việc làm ăn của người Cha sẽ rất thuận lợi, may mắn.

Rất nhiều người sử dụng tượng Quan Công để trưng bày tại nhà riêng, cửa hàng hay văn phòng, công ty. Tùy theo công việc của từng người mà quan niệm của mỗi người lại khác nhau.

● Đa phần người dân bình thường đều coi Ngài như một vị thần Hộ mạng, bảo vệ bản thân. Vì thế mà sử dụng những món đồ như móc khóa hình Quan Công, vòng cổ Quan Công, …

● Giới thương nhân, người kinh doanh thì coi Quan Công như thần tài. Vốn dĩ có ý nghĩa này vì thời niên thiếu, ông có làm nghề bán đậu phụ.

● Giới văn sĩ, học giả, tri thức thì họ coi ông là thần văn học. Họ sử dụng tượng Quan Công đọc sách, miêu tả hình ảnh Quan Công cầm cuốn Kim Xuân Thu. Đặt tượng Quan Công đọc sách ở bàn làm việc, bàn học sẽ giúp gia chủ có những kế sách hay, tinh thần thép và ý trí kiên cường. Con cháu sau này cũng được lộc học hành giỏi giang, văn võ song toàn.

● Giới quân sự, quân nhân trong quân đội coi ông thì như một vị thần bảo vệ bản mệnh.

● Đối với những nhà lãnh đạo, chức quyền cao thì họ coi ông như một vị thần giúp họ có thêm sự kính nể của cấp dưới. Họ tin rằng Quan Công sẽ phò trợ giúp họ tránh được việc tiểu nhân dùng thủ đoạn hãm hại.

3, Vị trí trưng bày tượng Quan Công phong thủy

Tượng Quan Công là một bức tượng phong thủy có năng lượng rất mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ gia đình và hóa giải hung khí, sát khí. Vì thế mà gia chủ có thể đặt ở tất cả các hướng chỉ cần tránh những vị trí không trang nghiêm, gây bất kính với Ngài.

Nếu gia chủ đặt tượng ở hướng tốt thì sẽ có nhiều may mắn hơn, còn nếu gia chủ đặt ở hướng xấu thì sẽ được Ngài che chở, hóa giải hướng xấu đó.

Những vị trí hay được mọi người sử dụng để trưng bày tượng Quan Công nhất là:

● Đặt tại phòng khách, đối diện với cửa chính và hướng mặt tượng ra cửa chính. Mục đích của vị trí này là giúp gia chủ ngăn chặn được tà ma ngoại đạo xâm nhập vào nhà. Đây là vị trí đặc biệt tốt với những gia đình có hướng nhà xấu. Đặt tượng Quan Công như vậy sẽ giúp Ngài hóa giải hướng xấu này, ngăn chặn hung khí, sát khí vào nhà.

● Đặt tượng Quan Công ở phía sau lưng bàn làm việc. Đây là một vị trí giúp gia chủ được thuận lợi trong làm ăn, tránh được tiểu nhân hãm hại, tăng thêm uy quyền của mình đối với cấp dưới.

● Đặt tượng Quan Công ở hướng Tây Bắc và quay mặt tượng ra cửa. Đây là vị trí giúp cho Quan Công có thể canh chừng những người ra vào nhà giúp gia chủ.

Đó là những cách trưng bày tượng Quan Công đơn giản mà nhiều người áp dụng. Chúng tôi xin giới thiệu một cách trưng bày tượng Quan Công theo cung mệnh của gia chủ. Cách làm này phức tạp hơn nhưng cũng linh nghiệm hơn rất nhiều.

Các hướng trong nhà được chia làm 8 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc.

Tùy theo Cung Phi của từng người mà mỗi hướng lại ứng với 8 hướng trong Bát Trạch khác nhau là: Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh.

Cung Phi có 8 cung là Khảm, Ly, Cấn, Đoài, Càn, Khôn, Tốn, Chấn. Để xác định được 8 hướng Bát Trạch của bản thân thì gia chủ cần phải biết Cung Phi của mình. Mời bạn xem bảng sau:

Bảng tra Cung Phi của từng người theo năm sinh Âm lịch

Sau khi xác định được cung phi, các bạn có thể xác định các hướng Bát Trạch của mình theo bảng sau:

Xin cảm ơn

Cách Cúng Ông Công Ông Táo Đúng

Cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ quan trọng trong dịp cuối năm của người dân Việt Nam, vậy cúng như thế nào là đúng?

Theo giảng viên trường Đại học Xã hội và Nhân văn kiêm nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ông Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, tục lệ cúng ông Công ông Táo bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng sang nước ta. Tuy nhiên người Trung Quốc không cúng vào ngày 23, còn ở Việt Nam lại cúng ngày 23 tháng chạp hàng năm. Đó là thời điểm để kết thúc mọi công việc lao động bận rộn trong năm để tiễn táo quân lên thiên đình báo cáo.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23

Theo ông Nguyễn Hùng Vĩ thì, mâm cỗ cúng Táo cần có: Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương thơm, hoa quả, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân và cá chép. Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện mà Táo thần sử dụng để cưỡi lên trời bởi người ta tin rằng cá chép có thể hoá rồng. Bàn cúng Táo thường được đặt gần bếp ăn.

Sắm mâm cỗ cúng cần tránh lãng phí, không cần mua nhiều lễ vật mà chỉ cần thành tâm là được. Sau khi gia chủ đã chuẩn bị mâm cỗ cúng, thì sẽ tiếp tục chuẩn bị bài khấn thần Táo. Lễ cúng này thường được diễn ra trước 12h ngày 23 tháng chạp, sau đó người ta sẽ hóa tiền vàng đồ lễ hàng mã, và thả cá xuống sông, hồ hay giếng nước gần nơi sinh sống. Còn lý do tại sao lại thả cá thì trong quan niệm Việt cá chép là phương tiện cho Táo lên trời, khi đó cá chép sẽ vượt vũ môn hóa rồng. Ngoài ra việc thả cá chép trong việc cá vượt vũ môn còn mang ý nghĩa tinh thần vượt khó, kiên trì để vươn đến thành công của người Việt.

Các bài cúng ông Công ông Táo

Bài 1: Bài cúng khấn Tết Ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Bài 2: Bài cúng khấn Tết Ông Táo 23 tháng Chạp

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cốc (vái 4 vái)

Nguồn: Tổng hợp