Top 11 # Cách Lễ Ở Chùa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Dâng Hương Khi Lễ Cúng Ở Nhà, Ở Chùa, Ở Đền

Hướng dẫn cách dâng hương khi lễ cúng ở nhà, ở Chùa, ở Đền. Theo tín ngưỡng dân gian, việc thắp hương là để thiết lập một nhịp cầu nối giữa hai miền tâm thứ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Mọi người thường dâng hương khi lễ cúng ở nhà, ở Chùa, ở Đền. Theo tín ngưỡng dân gian, việc thắp hương là để thiết lập một nhịp cầu nối giữa hai miền tâm thức của người sống với người chết, các đấng siêu nhiên.

8 quy tắc ai cũng phải biết khi dâng hương lễ Phật Ngày Rằm mùng 1 dâng hương lễ bái thế nào để hưởng phúc? Theo Phật giáo, đệ tử Phật dâng hương gồm có: hương bột để xoa lên thân thể, hương sức như nước hoa, hương đốt để làm không gian thơm dùng để cúng dường Phật.

Dâng hương như thế nào thì đúng cách?

1. Đầu tiên châm hương để mồi lửa sao cho lửa cháy đầu hương tròn đều. 2. Sau đó hai tay chắp lại hoặc chụm lại cầm cây hương. 3. Đứng hoặc quỳ đưa cây hương lên đầu. 4. Đọc bài niệm hương hoặc vái một vái rồi cắm vào bát hương. 5. Nhớ khi cắm nén hương phải thẳng, vào giữa bát hương thì càng tốt.

Dâng hương cúng ông bà tổ tiên

Khi đưa cây hương lên đầu hoặc chắp tay trước ngực, khi dâng cúng ông bà tổ tiên, chúng ta nên thiền quán bằng hơi thở hoặc ý nghĩ, để thấy hơi thở ra vào trong cơ thể chúng ta là do tổ tiên bao đời truyền lại, dòng máu này đã chảy từ đó, chúng ta thầm tri ân tổ tiên đã truyền lại dòng máu, hơi thở này để chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay. Như vậy, chúng ta thiết lập một đường truyền tâm thức giữa chúng ta và tiền nhân quá cố.

Dâng hương tại đền, chùa

Đối với Phật, khi chúng ta dâng hương, đọc bài niệm hương, nên buộc ý nghĩ theo lời tụng như vậy mới chí thành, chí kính.

Tại sao khi chúng ta cắm hương nên cắm thẳng?

Cắm hương thẳng thể hiện tấm lòng ngay thẳng, thứ nữa khi cắm hương thẳng, tàn hương rụng sẽ rơi vào giữa bát hương không gây bẩn ban thờ. Nếu dâng hương như vậy thì việc hương quăn tàn, đậu tàn hay không đều không ảnh hưởng gì.

Về số lượng cây hương: thường thì chúng ta nên thắp theo số lẻ, số âm: 1, 3, 5… v.v…

– Thắp 1 cây hương thể hiện sự nhất tâm, chí kính chí thành. – Thắp 3 cây hương để thể hiện tâm, khẩu, ý người dâng hương thanh tịnh, thành kính. 3 cây hương dâng lên cũng là để cúng dường tam bảo(Phật, Pháp, Tăng) nếu dâng cúng Phật. – Thắp 5 cây hương để thể hiện ngũ phần hương gồm: Giới hương(mùi hương của việc trì giới), Định hương (mùi hương của định tâm), Tuệ hương (mùi hương của trí tuệ), Giải thoát hương (hương của sự giải thoát), Giải thoát tri kiến hương (Hương của sự giác ngộ không bờ bến). Những lễ nghi đừng quên khi tới cửa chùa dâng hương bái Phật 8 quy tắc dâng hương lễ Phật nên nhớ đừng quên

► Mời các bạn: Xem lịch âm và giờ hoàng đạo chuẩn xác tại Lichngaytot.com

Sưu tầm Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(XemTuong.net)

Văn Khấn Lễ Phật Ở Chùa

Cách cúng Phật khi đi lễ chùa thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết này chúng tôi chia sẻ với bạn cách sắm lễ và văn khấn cúng Phật theo văn khấn cổ truyền

1/ Ý nghĩa việc lễ phật ở chùa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

– Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

– Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi.

3/ Bài văn khấn lễ phật ở chùa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. âm lịch

Tín chủ con là ……………………

Ngụ tại ………………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa ………… dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui, sống và làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện.

Văn Khấn Lễ Phật Ở Chùa Hương

Lễ Phật vì dẹp ngã mạn – Bản chất con người chúng ta lúc nào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, tiêu mòn công đức. Phật tử biết được cái dở này, kính lạy Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình. Kính lạy các ngài là tự mình thấy không bì kịp các ngài, biết mình thấp thì tánh ngạo mạn từ từ biến mất. Khi lạy các ngài không mong một ân sủng nào, chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh của các ngài, tự thấy mình hèn hạ thấp thỏi, thế là mọi công đức từ đó phát sanh. Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàng võ sĩ thì nể tay vô địch, kính trọng Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc tự nhiên chúng ta có dự phần trong ấy rồi. Quả như câu nói “kính thầy mới được làm thầy”. Chúng ta muốn dẹp bỏ những tánh xấu, tập tành đức hạnh, kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết vậy.

Lễ Phật vì noi gương – Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốn học đòi noi theo gương của Ngài. Tại sao chúng ta phải học đòi theo gương đức Phật? Bởi vì, Phật đã đầy đủ mọi công đức, trí tuệ từ bi viên mãn, nên chúng ta phải học theo. Đây chúng tôi đơn cử một công hạnh nhỏ xíu của Ngài, thử xem chúng ta có theo kịp không?

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, Mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, tại…………………………………………..thắp nén tâm hương, thành tâm kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp,

Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc.

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngừa trông ơn Phật,

Quán Ấm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần,

Từ bi gia hộ.

Cúi xin cảc vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sình đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kỉnh lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn Khấn Đức Ông Ở Chùa Và Cách Sắm Lễ Đầy Đủ Nhất

Đức Ông là ai?

Đức Ông còn được gọi với tên khác là Đức Chúa Ông. Theo kinh nhà Phật, Đức Ông tên thật là Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ông là một trưởng giả giàu có ở Ấn Độ thời cổ đại.

Đức Ông chính là vị thần trông coi và bảo vệ chùa. Ngài là một vị thần chủ nên có ban thờ riêng, hai bên có văn võ hầu cận. Các tín đồ đến chùa dâng lễ luôn nhớ vào dâng lễ và báo cáo Đức Ông trước rồi mới được làm lễ tại ban thờ Phật.

Lý do nên cúng bái Đức Ông

Đức Chúa Ông là một nhân vật vô cùng linh thiêng tại các ngôi chùa. Khấn vái Đức Ông đúng nghi thức sẽ mang đến cho bạn và gia đình sự bình an, may mắn, xin Đức Ông phổ độ chúng sinh, phù hộ bạn tai qua nạn khỏi, giúp công việc bạn gặp nhiều thuận lợi và gặt hái nhiều thành công.

Ngoài ra, Đức Chúa Ông là một vị thần bảo hộ trẻ em. Vì vậy có nhiều gia đình bán khoán cửa Đức Ông. Khấn vái Ngài sẽ giúp con cái trong nhà được bảo vệ, lớn lên an toàn và khỏe mạnh. Ngoài ra, rất nhiều gia đình thực hiện nghi lễ cúng và khấn vái Đức Ông để gửi lời cảm ơn đến Ngài vì đã phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, hóa giải vận rủi.

Cách sắm lễ ban Đức Ông

Đức Ông là một người lương thiện và từ bi khi còn sinh thời, chính vì thế mà lễ vật để khấn vái Đức Ông không cần quá long trọng, cầu kỳ, bạn chỉ cần đặt đủ lòng thành để chuẩn bị. Bên cạnh đó, tùy vào đặc điểm, tập tục và tín ngưỡng của các vùng miền mà lễ vật dùng để khấn vái Đức Ông sẽ có sự khác biệt. Thông thường, các gia đình sẽ lựa chọn cúng mâm lễ với các thành phần như sau:

Mâm lễ mặn: Thịt gà luộc, thịt ba chỉ, giò, chả,…

Mâm lễ chay: Hoa tươi, trái cây tươi, xôi, chè, trái cây tươi, hương,…

Văn khấn Đức Ông tại chùa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương. Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể. Hôm nay là ngày … tháng … năm Canh Tý Tín chủ con là: ….. Ngụ tại: ….. Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa ….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Độc Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét. Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh nhà Chùa. Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông để đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Tâm nguyện lòng thành, cúi xin chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần).

Trình tự hạ lễ sau khi cúng Đức Ông

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Bài viết này của Webtintuc đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng như: văn khấn ban Đức Ông, mâm lễ cúng, lý do nên cúng Đức Ông… Mong rằng bạn sẽ thấy những kiến thức này thực sự hữu ích!