Top 9 # Cách Nói Khi Cúng Cô Hồn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Mâm Cúng Cô Hồn Mùng 2, 16 Đầy Đủ. Cách Khấn Khi Cúng Cô Hồn

Tháng 7 hay còn được gọi là tháng cô hồn bởi những linh hồn bị giam cầm dưới 18 tầng địa ngục sẽ được mở cửa trở về trần gian. Vậy, thời gian thích hợp nào để cúng cô hồn? Cúng cô hồn cần chuẩn bị những lễ vật gì? Cách cúng như thế nào? Tất cả đã được chúng tôi giải đáp hết trong bài viết dưới đây, mời các bạn đón xem nhé

Cúng cô hồn là gì?

Cúng cô hồn là chúng ta mời gọi hay cúng thí những cô hồn về thụ hưởng thức ăn, nước uống. Bên cạnh đó nghi thức cúng cô hồn còn nhằm xua đi vận hạn, đẩy những xui xẻo, mang về bình an cho bản thân và gia đình gia chủ.

Đặc biệt, những gia đình có kinh doanh buôn bán thì lại càng quan tâm đến buổi cúng này, bởi họ quan niệm, khi những vong hồn đã được cúng dường no đủ thì chẳng những không còn xui giục những chuyện không hay xảy ra mà còn theo phù hộ cho gia đạo, công việc của họ được bình an, thuận lợi.

Bởi theo quan niệm của người xưa, con người có hai phần là phần xác và phần hồn. Khi sống hồn và xác hòa hợp làm một, nhưng khi chết đi thì hồn sẽ rời xác. Phần xác sẽ bị phân hủy, còn phần hồn luôn luôn tồn tại.

Có người được đầu thai sang kiếp khác, có người lại bị đẩy xuống địa ngục, trở thành quỷ đói khát, sống lẩn khuất nơi bóng cây ngọn cỏ, quẫy nhiễu người sống trên dương gian…Đây được gọi là cô hồn hay vong hồn.

Nên cúng cô hồn tháng 7 vào giờ nào, ngày nào?

Theo Trụ trì của chùa Một Cột, Đại đức Thích Tâm Kiên thì theo tín ngưỡng dân gian của người Việt thì tháng 7 chính là tháng của ma quỷ, tháng cô hồn. Còn theo đạo Phật thì tháng 7 chính là tháng có lễ Vu Lan báo hiếu.

Người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước và thói quen này hình thành từ đời này sang đời khác.

Thông thường, người miền Bắc sẽ cúng cô hồn vào mùng 1 và 15 hàng tháng, còn với người miền Nam thì cúng vào mùng 2 và 16.

Cúng cô hồn vào giờ nào?

Thời điểm cúng cô hồn thường diễn ra vào buổi chiều tối, bởi theo đúng quan niệm dân gian vào thời điểm ban ngày có nhiều ánh sáng do đó khi các cô hồn được thả ra sẽ rất yếu. Nếu gia chủ thực hiện cúng bái vào buổi sáng sẽ khiến cho các cô hồn không dám đến.

Vị trí đặt mâm cúng cũng khá quan trọng, tuyệt đối không cúng cô hồn trong nhà vì sẽ làm cho các vong quyến luyến không muốn rời đi. Cho nên, chúng ta nên đặt mâm cúng ngoài sân không nen rước vong vào trong nhà

Mâm cỗ cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?

Tùy vào từng vùng miền, từng phong tục tại nơi đó mà chúng ta có cách chuẩn bị các món vật phẩm khác nhau. Thông thường chúng ta cùng chuẩn bị những lễ vật sau:

Muối gạo (1 đĩa) Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc) 12 cục đường thẻ Quần áo giấy, tiền vàng bạc Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm) Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)

Lưu ý: Vào những ngày cúng cô hồn không nên cúng xôi, gà. Khi đặt tiền vàng ở trên mâm nên để theo 4 hướng và mỗi hướng nên đặt cây hương theo số lẻ 3, 5 hoặc 7.

Bài văn khấn cúng cô hồn mùng 2 và 16

Bài văn khấn chúng sinh (văn khấn cúng cô hồn) ngày mùng 2 và 16 âm lịch hằng tháng

Kính lễ chính phương Trời, mười phương chư Phật.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (âm lịch).

Họ tên con là:…

Tuổi:…

Hiện đang cư ngụ tại số nhà… đường… phường… quận… tỉnh/Thành phố…

Nhân ngày xá tội vong nhân, nay con trân trọng cung thỉnh chư vị khuất mày khuất mặt đất đai viên trạch, chỗ ăn chỗ ở, thập loại cô hồn, các Đảng, kính mời vong lớn, vong nhỏ, vong người già, vong trẻ nhỏ, vong lang thang đường sá, vong chết bờ chết bụi, vong chết vì bệnh tật, vong chết vì nạn tai, vong chết vì uất ức, các vị hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các vong nhân tử nạn, chiến sĩ trận vong… tất thảy đều về đây chung hưởng lộc thực đầy đủ.

Nay con xin phát tâm thanh tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cúng dường nhờ ơn tế độ, cúi xin cho gia đạo được bình an, bổn mạng được vững vàng… xin các vị chúng sinh phổ độ cho gia chủ buôn may bán đắt, gia đình êm ấm, mọi sự như ý, công việc hanh thông, con cháu khỏe mạnh thông minh, học hành tấn tới, thi cử đắc lợi, nguyện cho thế giới được hòa bình chung hưởng an lạc.

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng.

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đà Phạ Lô Chỉ Đế, Án Tám Bạt Ra, Tam Bạt Ra Hồng (trì chú biến thực để biến thức ăn cho nhiều, niệm 7 lần).

Nam Mô Tô Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Điệt Tha, Án Tô Rô, Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Ta Bà Ha (trì chú cam lồ thủy, biến nước uống cho nhiều, niệm 7 lần).

Án Nga Nga Nẵng Tam Bà Phạt Phiệt Nhựt Ra Hồng (trì chú cúng dường, niệm 7 lần).

Bài văn khấn chúng sinh (văn khấn cúng cô hồn) ngày rằm tháng 7 hằng năm

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là: … … … … … … … … … … … … …

Vợ/Chồng: … … … … … … … … … … …

Con trai: … … … … … … … … … … … …

Con gái: … … … … … … … … … … … …

Ngụ tại: … … … … … … … … … … … …

Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần

Một số lưu ý khi cúng cô hồn, bạn cần biết

Khi cúng thì gia chủ sẽ đứng ở giữa mâm cúng. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Trước khi khấn, gia chủ vái ba cái. Sau đó đọc bài khấn cô hồn, cuối cùng là lạy 4 lạy và vái thêm 3 vái

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.

Sau khi đọc bài văn khấn mời cô hồn bốn phương tám hướng về chung hưởng thọ thực, kết thúc buổi cúng, chúng ta sẽ tiễn vong đi bằng cách đốt vàng mã và rải gạo muối ra đường.

Các vật phẩm cúng cô hồn người cúng và gia đình không nên dùng và không nên đem vào nhà.

Khi mua lễ vật, tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ đối với lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.

Không được ăn vụng đồ cúng, giữ cho động vật như mèo hay chó tránh xa các mâm đồ cúng trong thời gian làm lễ.

Điều tối tỵ bạn không được làm trong tháng cô hồn

Các cụ ta đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” tháng cô hồn là tháng những vong linh được mở cửa trở về trần gian, cho nên chúng ta tuyệt đối không được làm một số việc sau đây:

Những người yếu bóng vía không nên đi chơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Đơn giản, ma quỷ dễ bắt nạt khiến họ gặp những điều không may. Chúng ta không hù hay doạ người khác làm giật mình. Điều này vô tình khiến ma quỷ xâm nhập.

Bạn không chụp ảnh vào ban đêm bởi ma quỷ lảng vảng xung quanh vô tình vào camera là điều không tốt.

Thời điểm bạn ngủ, bạn tránh để mũi dép hướng về giường. Đơn giản, ma quỷ sẽ đoán được người sống đang nằm trên giường nên lên ngủ cùng bạn.

Ngày tuần tháng cô hồn, bạn không nên phơi quần áo qua đêm vì ma quỷ sẽ mượn rồi để lại quỷ.

Nếu bạn không muốn ma quỷ bu đến thì tuyệt đối không tự ý đốt vàng mã.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn biết được thời gian thích hợp để cúng cô hồn hay lễ vật chuẩn bị cúng cô hồn, đặc biệt là những việc làm tuyệt đối không được làm trong tháng cô hồn.

Chuyên Gia Nói Gì Về Việc Cúng Xe Ngày Mùng 1 Tháng ‘Cô Hồn’

Lễ cúng xe có từ rất lâu, chủ yếu từ miền Trung trở vào, nhiều nhất là ở miền Nam. Còn miền Bắc khoảng vài chục năm nay các xe cá nhân mới nở rộ và mới có lễ cúng xe.

Để chuẩn bị cúng xe, tài xế thường rửa xe, xì khô sạch sẽ, sắp đặt trong xe gọn gàng. Trong lúc cúng xe chủ xe thành tâm cầu khẩn xe thượng lộ bình an trên từng cung đường, từng nẻo đường… Việc thắp hương trên xe với các tài xế cũng như thắp hương ở nhà. Có khác là ở nhà khấn quan thần linh, thổ địa, thì ra đường khấn thần xa lộ, quan xa lộ… với mục đích để con xe đang là cơ nghiệp của gia đình làm ăn may mắn, sai tài đắc lộc, gia đạo bình an…

Việc cúng xe có những nơi đã thành tập tục, các bác tài truyền tai nhau từ đời này sang đời khác, với những bài khấn xe rất vần điệu hóm hỉnh.

Còn ngày nay có những bác tài không hiểu nhiều về tâm linh nên có gì cúng nấy, nghĩ gì cầu nấy, hoặc mời thầy, bà về cúng để “cô hồn cát đản đừng bám theo xe gây tai nạn, rủi ro”, hoặc cản trở chuyện làm ăn của chủ nhân.

Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về xe cũng khá “tín” tập tục này, mỗi khi đầu tư mua thêm một chiếc xe khách mới nào đó đều có mâm cúng xe mới, có người cẩn thận mời thầy về cúng để mong mọi điều may mắn cho những chặng đường trường của xe.

Lễ cúng xe thế nào?

Ở miền Nam các tài xế thường cúng xe vào ngày mùng 2 và 16. Với xe khách, xe tải và cả xe con cho thuê mỗi khi về bến là các bác tài làm sạch xe xong thì bày đồ cúng lễ trước xe. Có người cúng đồ chay (gồm cháo, đường, bánh ngọt, tiền mã…), có người sắp đơn giản hoa quả, tiền mã, nhưng có người cúng xe có đủ cả hương hoa, còn cúng mặn bằng heo gà, bánh trái, bánh hỏi, nước, trà, rượu và không thể thiếu đĩa gạo, muối trắng.

Nếu có nhà cửa thì lễ cúng xe thắp hương 2 nơi: 1 mâm cỗ bày ở bàn thờ Thần linh, gia tiên (như trình báo với các cụ việc sắm xe mới, hay việc làm ăn – như một cách giải quyết tâm lý, cầu mong được Trời Phật che chở cho gia đạo bình an, may mắn mọi việc). Sau đó nếu là xe mới thì “rửa xe” với người thân, bạn bè – là cách thết đãi chia vui may mắn, tài lộc, hỉ sự…

Mâm cúng thứ hai đặt trước đầu xe gồm thanh bông, hoa quả, đồ mặn (xôi gà, thịt heo quay…), tiền mã, đĩa gạo và muối trắng, rượu, trà, nước lọc, hương, đèn… tùy tâm. Có cả đồ cúng chúng sinh (cháo hoa, quần áo mã cho chúng sinh…) nhằm bố thí cho các vong hồn tai nạn chết đường, chết chợ…

Ngày nay ở miền Bắc nhiều người có xe riêng cũng làm lễ cúng xe khi mới mua xe về, và sau khi hoàn tất các thủ tục cho xe thì làm lễ cúng xe với mong muốn xe bon trên đường bình an, gia chủ làm ăn may mắn, nhiều tài lộc.

Việc cúng xe ô tô mang đến sự an tâm, bình an cho tài xế, nhưng nên lấy thành tâm, đúng mực. Không nên dùng lễ vật mâm cao, cỗ đầy, đốt nhiều vàng mã tốn kém gây lãng phí. Việc quan trọng hàng đầu là tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định về an toàn khi tham gia giao thông.

Cách Cúng Cô Hồn Tháng 7

Riêng tháng 7 không chỉ diễn ra mùa vu lan báo hiếu để con cái tỏ lòng thành kính với cha mẹ mà thời điểm này còn vào dịp mọi người hay dành ra những ngày cúng vong rất lớn. Khác với cúng cô hồn trong tháng, lần này thời gian cúng sẽ kéo dài hơn thường lệ do tháng 7 được gọi là tháng cô hồn.

Xưa nay, tín ngưỡng tôn giáo gắn với yếu tố tâm linh luôn được người Việt coi trọng. Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cúng cô hồn được xem là tập tục mang tính truyền thống và được cúng đều đặn vào một số ngày trong tháng.

Vì sao tháng 7 là tháng cô hồn?

Cách cúng cô hồn tháng 7 Đầy đủ bài vị lễ vật ra sao? Chúng tôi xin phục vụ bạn đọc bằng một số thông tin dưới đây.

Cúng cô hồn tháng 7

Chẳng biết khởi nguồn khi nào, nhưng cúng cô hồn tháng 7 đã trở thành việc làm thường niên nối tiếp qua nhiều thế hệ. Đây được xem là cách chúng ta cứu giúp những linh hồn phiêu bạt đường sá, không tìm được đường về nhà, không có người thân thờ cúng, ẩn ngang đường dọc bụi. Họ lang thang như vậy nên đói khát và có khi quấy nhiễu chúng ta, xui khiến những bất trắc xảy đến cho con người.

Khi chúng ta chết đi, hồn lìa khỏi xác để lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục. Người không lưu lại hai tầng trên thì sẽ vất vưởng chốn dân gian – đó là một trong số rất nhiều những dị bản giải thích cho niềm tin, người cõi âm và dương thế tồn tại cùng nhau, khắp nơi luôn có vong hồn chỉ là chúng ta khó nhìn thấy họ mà thôi.

Thời điểm chuẩn xác để cúng cô hồn tháng 7

Hàng năm, đặc biệt là ngày rằm tháng 7, lễ cúng vong hay còn gọi là xá tội vong nhân được diễn ra tại rất nhiều ngôi chùa ở khắp mọi nơi. Bởi, quan niệm xưa cho rằng, đây là tháng mà Diêm Vương sẽ đặc cách mở cửa ngục kể từ mùng 2 tháng 7 cho đến tận ngày 15 tháng 7. Vào thời điểm này, các vong hồn được tự do trở về dương gian ăn uống và thọ hưởng lễ lộc để không trở thành quỷ đói.

Mọi người có thể chọn một trong số các ngày trên để phát tâm cúng cô hồn tháng 7. Chú ý hãy dọn bàn cúng vào lúc chiều tối với đầy đủ lễ vật để các vong hồn không gặp trở ngại khi trở về thọ thực vì họ rất sợ ánh sáng.

Cúng cô hồn tháng 7 mang ý nghĩa gì?

Cúng cô hồn tháng 7thể hiện lòng nhân đạo với những người khuất mặt. Chia sẻ thức ăn nước uống là cách chúng ta làm từ thiện nhằm an ủi vong linh các cô hồn các đảng chưa được siêu thoát, những người mang kiếp khổ đau khi sống cho đến tận lúc đã trở thành hồn ma.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, cúng cô hồn tháng 7 mang đậm yếu tố tâm linh giúp chúng ta vững tâm hơn trong đời sống sinh tinh thần, xua đuổi ma quỷ phiền nhiễu hoặc cho ta những trực giác để vượt qua vài biến cố nho nhỏ trong cuộc sống.

Nhân dịp này, chúng ta cũng cầu cho gia đạo được nhiều sức khỏe, công việc thuận lợi, suôn sẻ, gặp nhiều may mắn, nhất là những người có kinh doanh buôn bán thì càng phải cúng hơn.

Cúng cô hồn tháng 7 đầy đủ bài vị lễ vật gồm những gì?

Ông bà ta có câu: “của cho không bằng cách cho”. Vì vậy, chẳng cần quá câu nệ, điều kiện mọi người có sao cúng vậy, mỗi nhà mỗi cảnh mà tiến hành.

Tuy nhiên, mọi người nên hạn chế cúng đồ mặn vì sẽ khởi phát lên trong tâm những vong linh sự sân si, giành giật.

Vì vậy, cúng cô hồn tháng 7 đầy đủ bài vị lễ vật tại nhà thường cúng chay, sẽ không có thịt heo, thịt gà, tôm, cua…

3 chum nước nhỏ, 3 cây nhang và 2 đèn cầy.

Lọ hoa, đĩa ngũ quả.

Giấy tiền trinh ngân hàng địa phủ.

1 đĩa gạo muối.

12 chén cháo loãng tượng trưng cho 12 con giáp, vong linh chết tuổi nào thì họ sẽ ăn đúng chén cháo đấy.

Bánh kẹo cho những vong nhi.

Quần áo giấy để đốt cho người âm.

12 viên đường thẻ.

Bắp rang.

Mía cắt khúc còn nguyên vỏ…

Lưu ý:

Mọi người nên chọn vị trí bày mâm lễ cúng cô hồn ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Tuyệt đối không cúng cô hồn trong nhà.

Sau khi cúng cô hồn xong, tất cả các vật phẩm đều sẽ bỏ đi. Theo nguyên tắc, chúng ta sẽ rải gạo muối ra đường để tiễn vong đi, để vong không lưu luyến mà ở lại.

Kết thúc lễ cúng, mọi người đốt vàng mã, quần áo cho những vong linh.

Bài cúng cô hồn tháng 7 đơn giản mà hay

Đọc bài cúng cô hồn là nghi thức chúng ta kêu gọi vong hồn để họ nghe thấy mà kéo đến, đồng thời cung thỉnh các đấng bề trên, công thần thổ địa, đất đai viên trạch… trong buổi lễ cúng cô hồn.

Ngoài việc thành tâm, mọi người nên siêng năng đọc đúng theo trình tự bài cúng, không bỏ sót hoặc đọc sai sẽ giảm bớt phần linh thiêng.

Bài cúng cô hồn tháng 7 đơn giản với đầy đủ lễ vật:

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Chúng con xin bái lạy chính phương trời, mười phương chư Phật.

Con lạy Quán thế Âm bồ tát cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh.

Con lạy đức Phật A Di Đà.

Con lạy Táo phủ thần quân Phúc Đức chính thần.

Nay tiết tháng 7 đã về, nhân đại lễ ân xá vong nhân, Diêm Vương từ bi mở ngục.

Xót thương cho những vong linh không nhà cửa, không mồ mả, không nơi chôn.

Thương vong linh phải nương nhờ gốc cây, xó chợ đầu đường, quanh năm vất vưởng, chịu đói chịu lạnh.

Cảm thông cho vong linh có nhiều nỗi oan trái.

Nay xin mời vong lớn, vong nhỏ, cô hồn Đông Tây Nam Bắc, già trẻ trai gái về đây tụ hợp hưởng thức ăn nước uống…

Mời cô hồn các đảng chết vì tai nạn, chết do ốm đau bệnh tật, chết oan ức, chết bởi xung đột cãi vã, chết bởi binh đao…

Nay nghe những lời khấn vái này mà cùng nhau kéo đến…

Nhân dịp rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân, con có chuẩn bị đồ lễ gạo muối, bánh kẹo, hoa quả, trà nước, nhang đèn cúng rước vong linh khuất mày khuất mặt. Sau khi hưởng thực xong rồi xin phù hộ độ trì cho gia đình con gặp nhiều may mắn, tật bệnh tiêu tan, buôn may bán đắt…

Quần áo và tiền mã của các vong linh con sẽ đốt xuống để họ được thọ hưởng.

Cầu mong bề trên minh chứng cho lòng thành của con.

Con tên…

Cư ngụ tại…

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Như vậy, chúng tôi đã bày cách cúng cô hồn tháng 7 [Đầy đủ bài vị lễ vật] đơn giản và dễ làm cho mọi gia chủ có mong muốn phát tâm cúng cô hồn tháng 7. Qúy vị có thể cúng tại gia hoặc tham gia cúng tại chùa đều được.

Mọi người cần tìm thêm thông tin về tập tục cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 vui lòng để lại comment bên dưới.

Cách Xếp Tiền Cúng Cô Hồn

Cúng rằm tháng bảy hay cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng , và cúng thí thực cô hồn.

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho , người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều trong xã hội…

>> Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

thường hay cúng trong lễ cúng cô hồn bao gồm: Trái cây, Hoa, Nhang, Đèn cầy, Gạo, muối,Rượu, , Giấy cúng, Bánh kẹo, cốm nổ, bim bim,…Cốc, mía, ổi, khoai lang,…Chè, Xôi, Cháo trắng, Gà hay Vịt quay

Với các cúng như trên nếu bạn không có chuẩn bị thì hãy đến với công ty CP DV ĐỒ CÚNG tâm linh để được sử dụng dịch vụ Đồ Cúng Trọn Gói giao hàng miễn phí tận nơi.

* Một số hình ảnh mâm cúng cô hồn tháng 7:

1. Cỗi nguồn , ý nghĩa: của cúng cô hồn

Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối tại Việt Nam. Về vấn đề cúng cô hồn, thực ra giáo lý Phật giáo không đề cập đến một cõi sống nào có tên là cô hồn cả. Cô hồn chỉ là cách gọi của dân gian mà thôi.

Theo tín ngưỡng tin rằng con người có hai phần: hồn và . Khi chết, hồn lìa khỏi , bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. có thể về trời hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật ) hoặc bị đày xuống địa tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống.

Phong tục cúng cô hồn có đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ khô gầy, cổ nhỏ mà dài, nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và lễ cúng Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…

bắt nguồn từ sự tích này nên người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vật vờ (cô hồn).

Các món đem cúng cô hồn thường có hương, hoa, đèn, gạo, muối, … Trong hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay.

Cúng bằng: kẹo, bánh, khoai, oản khảo, xôi nắm, chuối, muối, gạo, trầu cau, vàng mã… Theo phong tục , mâm cỗ cúng cô hồn này sẽ được đặt trước cửa nhà, , đình. Đồ cúng thường được bày trong một nia lớn.

Nhưng một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng. Bởi vì người ta tin rằng: món này dành cho những bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nuốt được thức ăn .

Tại các đình, lễ cúng cháo được qui mô hơn, có lập đàn tràng cầu siêu cho các trước khi thí cháo. Tại đây, cháo được đựng trong các bồ đài lá mít cắm dọc theo hai bên vệ đường dẫn vào lễ đài.

Người ta còn vẩy cháo ra hai ven đường để những cô hồn ốm yếu cũng nhận được chút phần. Của ít, lòng nhiều, các bài văn cúng nhắc đến trăm nghìn kiểu chết từ chiến tranh đến , sát phạt nhau vì tiền, vì tình cho đến ốm đau bệnh tật, vận hạn,nghiệp chướng…

Các tư gia, ngoài lễ cúng , cúng cũng có cúng cháo cho các cô hồn. Họ bày cúng ở trước cửa nhà. Ðồ lễ đặt trên một cái mẹt thường gồm có cháo hoa, những nắm cơm nhỏ, hoa quả, bánh bỏng, trầu cau, xôi chè cùng với đồ mã.