Top 11 # Cúng Giỗ Năm Thứ 3 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Lấy Chồng Xa 3 Năm Giỗ Mẹ Không Được Về, Lần Giỗ Thứ 4 Quyết Định Bồng Con Về Quê

Ngày quyết định lấy Thái gia đình Huê đã ngăn cản:

– Nhà nó mãi tận trong ấy xa xôi cách trở gả mày vào đó sau có đẻ đái ốm đau hay bệnh tật gì bố mẹ không vào thăm nom giúp đỡ được đâu. Thôi bỏ đi con à.

– Nhưng con với anh ấy yêu nhau mà mẹ. Với lại chúng con đã xác định lập nghiệp ngoài này rồi nên cũng không vào trong đấy đâu mà mẹ. Con ở ngoài này thì gặp bố mẹ thường xuyên ấy, khéo con về nhiều lại đuổi con đi.

Thấy 2 con yêu nhau quá cấm thì không nỡ mà Thái cũng nói với bố mẹ người yêu là anh quyết định lập nghiệp ngoài này rồi. Nhà anh 2 anh em trai, anh cả ở trong đó nên anh cũng không nhất thiế phải về quê. Thế nên bố mẹ Huê mới đồng ý cho cưới.

Nhưng chẳng thể nào ngờ mới cưới vợ được 3 tháng thì công ty Thái phá sản. Lúc này bố và anh trai Thái ở trong quê đang làm chủ thầu xây dựng, quản lý khoảng 20 thợ xây trong làng đi nhận thầu xây dựng 1 vài tỉnh lân cận. Làm ăn được nên anh Thái gọi em trai về:

– Mày ở ngoài đó suốt đời làm thuê thì không khá lên được đâu, lại mang tiếng ăn bám nhà vợ chó chui gầm trạn . Tốt nhất về đây làm với anh và bố.

– Vâng, để em tính.

Vậy là kế hoạch cả 2 vợ chồng định về gần nhà Huê xin làm việc đã bị thất bại . Thái nhất quyết 1 mực đòi về quê làm ăn với bố và ăn, vợ nói thế nào cũng không nghe. Thậm chí lúc đó Thái còn nói nếu Huế không theo anh thì cô có thể ở lại.

Thuyền theo nái, gái theo chồng biết phải làm sao . Lấy chồng rồi mà ở lại nhà đẻ 1 mình thì làng xóm cũng dị nghị, bố mẹ cô còn mặt mũi nào. Vậy là Huê đành phải nuốt nước mắt theo chồng vào quê anh cách nhà cô hơn nghìn km ở tận miền trung xa xôi.

Về đó được tròn 2 tháng, vẫn còn đang chân ướt chân ráo làm quen với mọi thứ thì Huê nhận tin sét đánh, mẹ cô bị đôt tử qua đời trong đêm. Huê đau đớn trở ra chịu tang mẹ nhưng cũng chỉ được 3 ngày là phải trở vào vào vì mẹ chồng trong đó bệnh trọng. Anh chị và bố chồng đều không có nhà.

Sau đó thì Huê mang bầu rồi sinh con. Giỗ đầu mẹ là lúc cô mới sinh nên không về được. Bảo chồng về thì anh nói bận, đợi lần sau gia đình về cả. Nhưng rồi giỗ thứ 2, thứ 3 cô vẫn không thể về được vì lần nào giục về chồng cũng nói bận. Cô đòi về 1 mình thì anh tuyên bố thẳng mặt:

– Từ ngày cô đẻ nhà cô đã ai vào thăm chưa mà cô phải về thăm họ.

– Anh nói thế mà nghe được à. Nhà tôi bố già ốm đau, mẹ chết anh trai tôi 1 mình cáng đáng mọi việc sao mà vào được. Anh cũng đã lần nào ra thăm nhà tôi chưa ngoài cái lần mẹ tôi chết.

– Tôi chẳng việc gì phải ra ngoài đó cả. Cô đi lấy chồng rồi thì nên biết phận. Thích về về 1 mình để con tôi lại, cô đi đâu tôi không quan tâm nhưng con tôi thì không thể theo cô.

Huê cay đắng nuốt nước mắt vào trong, cô không ngờ người đàn ông ngày xưa từng hứa lên hứa xuống sẽ coi bố mẹ cô như chính bố mẹ đẻ anh giờ lại tráo trở thế này. Gần tới giỗ thứ 4 của mẹ, anh trai Huê gọi điện:

– Em ơi, lần này em có về được không?? Bố mong em và cháu lắm sức khỏe bố dạo này hơi yếu, hay ho về đêm.

– Vâng, anh để em thu xếp ạ.

Huê đã thử ngon ngọt nói với chồng nhưng Thái vẫn giữ nguyên quan điểm cũ một mực không theo vợ ra Bắc và cấm cô không được đưa con theo. Nhưng lần này Huê quyết định rồi, cô lặng lẽ gói quần áo rồi bồng con trở ra để có thể cúng mẹ đúng ngày giỗ. Hi vọng rồi chồng cô sẽ hiểu.

Tới ga, Huê gọi điện cho anh trai ra đón. Anh có hỏi chồng thì Huê cứ nói là chồng bận có thể về sau. Nhưng rồi vừa mới bước chân vào tới nhà chưa kịp chào bố thì Huê đã nhận được tin sét đánh từ chồng. Suốt quãng đường chồng không 1 lời hỏi thăm 2 mẹ con, dù Huê lên tàu đã nhắn lại là cô về quê. Và bây giờ anh ta mới gọi:

– Mày quay trở về mày chết luôn với tao. Giờ tao sẽ ra tao đón con tao về.

Chẳng ngờ anh trai Huê đứng ngay sau nên đã nghe thấy em rể nói vọng ra từ điện thoại. Anh giằng luôn điện thoại của Huê:

– Tao thách mày ra đây đấy. Mày thử ra đây xem, còn em tao từ giờ nó ở luôn ngoài này không bao giờ quay lại đấy nữa. Có thằng chồng khốn nạn như mày thà nó ở 1 mình nuôi con còn hơn.

Huê thắp hương cho mẹ mà 2 hàng nước mắt chảy ra. Không ngờ cái kiếp lấy chồng xa của cô lại khổ tới vậy.

Phương Lâm/ Theo Thể thao xã hội

Nỗi lòng của cô gái lấy chồng xa: bố ruột đau vẫn phải chăm cho mẹ chồng trước

Những dòng tâm sự có nuối tiếc, buồn bã của cô gái quê ở Nghệ An lấy chồng Hà Nội này hiện đang nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Mặc dù có chồng yêu, con ngoan, công việc ổn định, nhưng cô gái vẫn không ngừng trăn trở khi đi lấy chồng xa, không thể báo đáp gia đình.

Đây là những lời tâm sự được đăng tải trên trang NEU Confessions. Cô gái quê ở Nghệ An, lấy chồng Hà Nội và hiện đang mang bầu em bé thứ 2. Không phải là cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, trong câu chuyện của mình, cô gái đã tâm sự về những thiệt thòi, nỗi buồn và giọt nước mắt khi lấy chồng xa nên không thể chu toàn với nhà mẹ đẻ. Tâm sự này đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ những người chung hoàn cảnh.

“Chào tất cả các em, chị là một cựu sinh viên K48 trường ta, có chồng và đang mang bầu bé thứ 2. Vợ chồng chị rất rất hợp tuổi nha (chị 88 và chồng chị 81- đi xem bói toán hay những người am hiểu vấn đề tuổi tác đều khen 2 tuổi này). Thế mà bây giờ chị đang ngồi lủi thủi, buồn, khóc và gõ những dòng tâm sự này với các em.

Chị quê ở Nghệ An, bố mẹ đều là công chức nhà nước, cũng thuộc kiểu gia đình gia giáo và khá giả. Nhà có 2 chị em gái, em gái chị cũng học một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội, nhưng tốt nghiệp xong xin về làm việc ở quê. Ngày xưa đi học, chị rất chăm chỉ, cộng với một chút thông minh và may mắn nên đã ra trường với tấm bằng xuất sắc.

Khi đó bố mẹ chị cũng nhờ một vài mối quan hệ ở quê xin cho chị về làm ở 1 sở tại Nghệ An. Chị lúc đó mới 22 tuổi như các bạn mới ra trường, ý chí cao ngút ngàn, tham vọng là sẽ xin việc và lấy chồng Hà Nội, sẽ thay đổi cuộc sống kiểu công chức bình thường như gia đình, sẽ năng động tìm kiếm một “kiểu sống” khác hiện đại hơn.

Chị rất tự hào vì tấm bằng của mình, vì kết quả chị dành được, thực chất là cái tôi của chị quá lớn. Chị đã xin bố mẹ sẽ thử làm việc ở đây vài năm, nếu không ổn định sẽ về quê theo ý bố mẹ, và bố mẹ đồng ý.

Ra trường, chị xin vào công ty xuất nhập khẩu, công việc ở đây giống như chị mong ước và kỳ vọng, môi trường thật sự năng động cho mình thể hiện năng lực. Chị cũng gặp và yêu chồng hiện tại của chị. Lúc đó, anh ấy là kế toán trưởng của một phòng ban, bố anh ấy là giáo viên đại học, mẹ là bác sỹ, gia đình cũng thuộc dạng có điều kiện ở đây. Chị bắt đầu tin vào số phận đã đem mọi thứ thuận lợi cho chị và chị cảm thấy thật may mắn. Bọn chị yêu và tìm hiểu 1 năm rồi cưới.

Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn nghĩ, chị kể chị đang khóc chắc lại là chồng cặp bồ bịch lăng nhăng. Nhưng không phải các em ạ, chị đang buồn cho bản thân chị.

Sau khi chị ra trường đi làm một thời gian, ở quê bà ngoại chị ốm nặng. Từ nhỏ tới lớn, chị em chị luôn sống có bà bên cạnh. Đi học Tết hay hè về bà đều cho tiền, tuy ít ỏi nhưng chị cảm thấy rất quý và thương bà rất nhiều. Thời gian bà ốm, cũng vì công việc bận rộn nên chị không thể sắp xếp thời gian về thăm bà được, chứ không phải như thời đang học đại học. Mỗi tối về muộn, thỉnh thoảng chị kịp gọi dăm ba câu hỏi han bố mẹ em và bà.

Bà ngoại ốm nặng khoảng 3 tháng sau bà mất, khi bà mất, công ty cũng cho chị nghỉ phép được 3 ngày. Khi về đến nhà thì mọi người đang chờ để mang bà đi hỏa táng, chị cũng không thể nhìn được bà lần cuối cùng, mọi người đều nói rằng bà rất mong chờ và cứ gọi tên chị. Chị đã khóc vì ân hận, trách móc bản thân.

Rồi mọi việc lại trôi qua. Chị lấy chồng, ở riêng và sinh bé trai đầu lòng. Hết tháng ở cữ mẹ chồng và chồng chăm thì mẹ chị ra để chăm cháu đến khi con chị 5 tháng, thực ra là mẹ cũng đi đi về về Vinh – Hà Nội.

Mẹ chị bị bệnh tiền đình, say xe, mỗi lần đi ra đây đều nằm liệt cả ngày rồi mới tỉnh dậy chơi với cháu. Chị thương mẹ vô cùng, cứ nghĩ vì mình mà lại làm khổ mẹ.

Khi con được hơn 5 tháng, mẹ chị về, chị thuê giúp việc rồi đi làm, ông bà nội cũng thỉnh thoảng sang chơi với cháu. Sau đó vài tuần chị nhận tin ông nội của chị ở quê lại bị tai biến nặng, chị xin về thăm ông nhà chồng không cho, nói rằng con đang nhỏ.

Đây là những lời tâm sự được đăng tải trên trang NEU Confessions. Cô gái quê ở Nghệ An, lấy chồng Hà Nội và hiện đang mang bầu em bé thứ 2. Không phải là cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, trong câu chuyện của mình, cô gái đã tâm sự về những thiệt thòi, nỗi buồn và giọt nước mắt khi lấy chồng xa nên không thể chu toàn với nhà mẹ đẻ. Tâm sự này đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ những người chung hoàn cảnh.

“Chào tất cả các em, chị là một cựu sinh viên K48 trường ta, có chồng và đang mang bầu bé thứ 2. Vợ chồng chị rất rất hợp tuổi nha (chị 88 và chồng chị 81- đi xem bói toán hay những người am hiểu vấn đề tuổi tác đều khen 2 tuổi này). Thế mà bây giờ chị đang ngồi lủi thủi, buồn, khóc và gõ những dòng tâm sự này với các em.

Chị quê ở Nghệ An, bố mẹ đều là công chức nhà nước, cũng thuộc kiểu gia đình gia giáo và khá giả. Nhà có 2 chị em gái, em gái chị cũng học một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội, nhưng tốt nghiệp xong xin về làm việc ở quê. Ngày xưa đi học, chị rất chăm chỉ, cộng với một chút thông minh và may mắn nên đã ra trường với tấm bằng xuất sắc.

Khi đó bố mẹ chị cũng nhờ một vài mối quan hệ ở quê xin cho chị về làm ở 1 sở tại Nghệ An. Chị lúc đó mới 22 tuổi như các bạn mới ra trường, ý chí cao ngút ngàn, tham vọng là sẽ xin việc và lấy chồng Hà Nội, sẽ thay đổi cuộc sống kiểu công chức bình thường như gia đình, sẽ năng động tìm kiếm một “kiểu sống” khác hiện đại hơn.

Chị rất tự hào vì tấm bằng của mình, vì kết quả chị dành được, thực chất là cái tôi của chị quá lớn. Chị đã xin bố mẹ sẽ thử làm việc ở đây vài năm, nếu không ổn định sẽ về quê theo ý bố mẹ, và bố mẹ đồng ý.

Ra trường, chị xin vào công ty xuất nhập khẩu, công việc ở đây giống như chị mong ước và kỳ vọng, môi trường thật sự năng động cho mình thể hiện năng lực. Chị cũng gặp và yêu chồng hiện tại của chị. Lúc đó, anh ấy là kế toán trưởng của một phòng ban, bố anh ấy là giáo viên đại học, mẹ là bác sỹ, gia đình cũng thuộc dạng có điều kiện ở đây. Chị bắt đầu tin vào số phận đã đem mọi thứ thuận lợi cho chị và chị cảm thấy thật may mắn. Bọn chị yêu và tìm hiểu 1 năm rồi cưới.

Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn nghĩ, chị kể chị đang khóc chắc lại là chồng cặp bồ bịch lăng nhăng. Nhưng không phải các em ạ, chị đang buồn cho bản thân chị.

Sau khi chị ra trường đi làm một thời gian, ở quê bà ngoại chị ốm nặng. Từ nhỏ tới lớn, chị em chị luôn sống có bà bên cạnh. Đi học Tết hay hè về bà đều cho tiền, tuy ít ỏi nhưng chị cảm thấy rất quý và thương bà rất nhiều. Thời gian bà ốm, cũng vì công việc bận rộn nên chị không thể sắp xếp thời gian về thăm bà được, chứ không phải như thời đang học đại học. Mỗi tối về muộn, thỉnh thoảng chị kịp gọi dăm ba câu hỏi han bố mẹ em và bà.

Bà ngoại ốm nặng khoảng 3 tháng sau bà mất, khi bà mất, công ty cũng cho chị nghỉ phép được 3 ngày. Khi về đến nhà thì mọi người đang chờ để mang bà đi hỏa táng, chị cũng không thể nhìn được bà lần cuối cùng, mọi người đều nói rằng bà rất mong chờ và cứ gọi tên chị. Chị đã khóc vì ân hận, trách móc bản thân.

Rồi mọi việc lại trôi qua. Chị lấy chồng, ở riêng và sinh bé trai đầu lòng. Hết tháng ở cữ mẹ chồng và chồng chăm thì mẹ chị ra để chăm cháu đến khi con chị 5 tháng, thực ra là mẹ cũng đi đi về về Vinh – Hà Nội.

Mẹ chị bị bệnh tiền đình, say xe, mỗi lần đi ra đây đều nằm liệt cả ngày rồi mới tỉnh dậy chơi với cháu. Chị thương mẹ vô cùng, cứ nghĩ vì mình mà lại làm khổ mẹ.

Khi con được hơn 5 tháng, mẹ chị về, chị thuê giúp việc rồi đi làm, ông bà nội cũng thỉnh thoảng sang chơi với cháu. Sau đó vài tuần chị nhận tin ông nội của chị ở quê lại bị tai biến nặng, chị xin về thăm ông nhà chồng không cho, nói rằng con đang nhỏ.

Ông bị tai biến nặng nên phải sống thực vật, mặc dù nhà của các cậu các cô ở gần nhưng bố mẹ chị cũng rất vất vả sang chăm ông, trực viện… Ngồi lủi thủi chị lại suy nghĩ, lại khóc, lại ân hận…

1 năm sau, ông cũng qua đời, chị cũng phần vì con nhỏ, phần vì công việc nên không thể về được, đành đợi gần Tết thu xếp về quê cùng chồng và con rồi thắp hương cho ông. Khi đó, ngồi trước mộ ông chị khóc nức nở, vì nghĩ mình là đứa cháu bất hiếu, vì không lo được gì cho ông bà.

Bây giờ, chị đang mang bầu bé thứ 2, vì thằng anh mới 4 tuổi rưỡi nên mẹ chị lại phải đi Vinh – Hà Nội chăm cháu. Bầu được 5 tháng, bố chị lại bị cao huyết áp, ngất xỉu phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

Mình xin mẹ chồng về chăm bố vài ngày, nhà chồng chị đồng ý. Nhưng sau đó, mẹ chồng chị phải đi cấp cứu vì bà bị bệnh tim, chồng lại đi công tác xa, 2 chị gái chồng thì 1 người sống trong Sài Gòn, một người đang định cư ở nước ngoài nên một lần nữa chị lại phải ở lại nấu cháo, trực viện mẹ chồng mà không thể về quê chăm bố đẻ.

Đi làm về, chị đón con, may mà bác giúp việc lo việc nhà và nấu sẵn cháo, ăn vội bát cơm chị lại chạy lên viện đưa cho mẹ chồng, trực bà đến 10h đêm thì bố chồng đến thay cho về. Và giờ là 2h sáng, sau khi hoàn thành được đống giấy tờ mai nộp sếp, chị sang phòng con ngó xem nó ngủ chưa, lại quay về phòng làm việc lủi thủi ngồi khóc.

Các em ạ, chị không vơ đũa cả nắm, cuộc sống có người này người kia, nhưng đúng là thiệt thòi nhất là con gái lấy chồng xa bố mẹ.

Bố mẹ nuôi cho ăn học, lớn khôn thành người, học đại học nhiều ước mơ hoài bão, những vẫn ở trong vòng tay bố mẹ thì cuộc sống vẫn còn màu hồng, vẫn còn mơ ước và lắm dự định cao ngút trên trời. Nhưng lấy chồng xong, bố mẹ mình mất đi 1 đứa con, cho dù nhiều dự định nhưng việc lấy chồng sinh con cũng là một rào cản của người phụ nữ các em ạ, con đường để hiện thực hóa cái giấc mơ màu hồng đó ngày càng gian nan hơn. Đàn bà không giống như đàn ông.

Chưa kể cuộc sống vợ chồng có lúc thế này thế khác, lúc “cơm không lành canh không ngọt”, cãi vã giận hờn không biết chia sẻ cùng ai, cứ giữ trong lòng không bao giờ kể cho bố mẹ mình vì sợ bố mẹ buồn, càng không dám kể cho bố mẹ chồng, chỉ nhìn vào 2 đứa con mà tự an ủi mình.

Những biến cố cuộc sống tuy không phải quá nặng nề nhưng nó thật sự khác xa những cái mơ mộng màu hồng, khi dính vào cuộc sống cơm áo gạo tiền, bon chen chèn ép thì nó thành màu xám các em ạ, không giống mình nghĩ đâu.

Chị không phải đang bị quan cuộc sống, vì chị vẫn đang có 1 công việc tốt, chồng yêu, con ngoan, nhà chồng cũng rất tốt.

Duy chị chỉ buồn vì đã không được ở bên chăm sóc bố mẹ mình những lúc ốm đau, những giai đoạn khó khăn nhất. Bây giờ chị mới thấm thía câu nói “Con gái mà lấy chồng gần, có bát canh cần mẹ cũng mang cho, con gái mà lấy chồng xa, một là mất giỗ, hai là mất con”.

Đúng là bố mẹ chị mất con thật các em ạ, mỗi lần nghĩ tới gia đình là tim chị đau thắt lại. Lo cho con ăn học nên người, khi trưởng thành chưa kịp đền đáp công ơn bố mẹ thì lại tất bật lo cho một gia đình xa lạ khác. Mỗi khi lễ Tết mình đều phải dành thời gian nhiều hơn cho bên chồng, cuối cùng rồi mới đến bố mẹ mình. Ra đi thì lại lấy bao nhiêu gà thịt trứng rau đem lên thành phố. Đừng có nói là do số phận, hay vì yêu một chàng trai mà đổ lỗi duyên số không thể về gần bố mẹ, tất cả là do mình quyết định và chọn lựa các em ạ. Về gần bố mẹ, ăn ít đi một tý, tiêu ít đi một tý nhưng được chăm sóc bố mẹ, thỉnh thoảng mua cái quà cái bánh cho bố mẹ, còn hơn là đến tháng gửi tiền về rồi khi bố mẹ nhắm mắt xuôi tay cũng không thể ở bên.

Mặc dù biết cuộc sống là phải ước mơ hoài bão, nhưng cái ước mơ mỗi thời điểm nó sẽ khác nhau, như cái gu âm nhạc của mỗi thế hệ, cứ mỗi lớn lại bớt trẻ trâu đi. Đến khi chị hiểu ra thì mọi thứ không thể thay đổi được. Nên chị khuyên các em rất chân thành, hãy nghĩ đến bố mẹ các em trước.

Đây là cảm xúc của chị, chị viết ra để nhẹ nỗi lòng. Sáng mai chị vẫn phải đi làm, tối về vẫn trực viện mẹ chồng và bố chị cũng vẫn đang nằm viện. Buồn, thật sự rất buồn và hối hận…”.

Theo Trí thức trẻ

Trông thấy mẹ chồng vào nhà nghỉ, con dâu rơi nước mắt khi biết sự thật phía sau Ngọc cũng rất kính trọng mẹ chồng và luôn coi bà như một tấm gương để mình học hỏi. Vậy mà những hình ảnh trước nhà nghỉ lúc nãy đã làm cô choáng váng… Trưa nay, Ngọc không về nhà ngay sau khi hết giờ làm như thường…

Chương Trình Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến Lần Thứ 235 Năm 2022

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Côn Đảo. Đồng thời, thông qua Lễ hội để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị khu di tích, danh thắng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn kết với hoạt động du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Huyện Côn Đảo sẽ tổ chức Lễ giỗ lần thứ 235 của Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến trong hai ngày mùng 01 và 02/12/2020 (nhằm ngày 17-18/10 Âm lịch) với các hoạt động như sau:

1. Ngày 01/12/2020 (ngày 17/10 âm lịch)

1.1 Phần Hội

– Từ 08h30 đến 11h30: Tổ chức hội thi Cắm hoa, chưng mâm quả và các trò chơi dân gian tại sân di tích An Sơn Miếu.

– Từ 19h00 đến 22h00: Chương trình đờn ca tài tử tại sân di tích An Sơn Miếu.

– Từ 18h00 đến 22h00: Tổ chức viết, trưng bày thư pháp tại sân di tích An Sơn Miếu.

1.2 Phần lễ

– Diễn ra các hoạt động cúng, viếng, tế lễ vật theo tín ngưỡng của nhân dân, (cả ngày) tại di tích An Sơn Miếu, Khu dân cư số 3 và tại Miếu Bà, Miếu Cậu, Khu dân cư số 1, Cỏ Ống.

– 15h00 đến 17h30: Lễ rước bài vị Hoàng tử Hội An (xuất phát từ An Sơn miếu đến miếu Cậu Cỏ Ống và ngược lại)

– 18h00: Lễ cúng tiên thường, cúng chè xôi; dâng hoa và mâm ngũ quả tại di tích An Sơn Miếu.

2. Ngày 02/12/2020 (Ngày 18/10 âm lịch)

– 08h00 đến 09h30: Phát băng truyền thuyết về Bà Phi Yến; kiểm tra lần cuối các công tác chuẩn bị nghi thức giỗ.

– 10h00: Tế lễ chính thức tại di tích An Sơn Miếu.

III. CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ CHÍNH

1. Tuyên bố lý do.

2. Giới thiệu Đại biểu.

3. Mời chủ Tế và học trò lễ vào vị trí lễ.

4. Mời khai chiêng, trống.

5. Đội múa khai lễ (10 phút).

6. Mời chủ Tế: Dâng hương, dâng đèn, dâng rượu, dâng trà.

7. Chủ tế đọc Văn tế.

8. Hóa Văn tế.

9. Mời các Đoàn lần lượt lên dâng lễ (09 đoàn).

10. Các đoàn lần lượt thắp hương.

– Đại biểu, các vị cao niên.

– Các đoàn khách tham quan.

– Bà con nhân dân địa phương.

11. Mời dùng cơm chay: Toàn thể đại biểu và bà con nhân dân.

12. Kết thúc lễ giỗ chính.

– 15h00: Đoàn Ban Tổ chức khởi hành đưa bài vị Hoàng tử Hội An từ An Sơn Miếu về Cỏ Ống, kết thúc chương trình lễ giỗ.

Mạnh Cường (Tổng hợp)

Văn Khấn Giỗ Đầu, Giỗ Thứ 2 Tại Nhà

Văn khấn Thổ thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi giỗ đầu hoặc giỗ thứ 2.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)! – Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy đức Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản gia Táo quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. Hôm nay là ngày… Tín chủ chúng con là…. Nhân ngày mai là ngày giỗ đầu (giỗ thứ 2) của… Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa, lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn ngày giỗ đầu, giỗ thứ hai

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)! – Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy đức Đương cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này. – Con kính lạy chư Gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ… Tín chủ chúng con là…. Hôm nay là ngày…. Chính ngày giỗ đầu (hoặc giỗ thứ hai) của… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không thể nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề giãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương giãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời…. Mộ phần táng tại…. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ trì cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ tiên, Tổ khảo, Tổ tỷ và toàn thể các hương linh Gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Lễ Giỗ 3 Năm Bà Cố Maria Nguyễn Thị Thời

Cha Giuse Nguyễn Văn Hội hiện đang du học tại Pháp cũng về hiệp thông cầu nguyện cho thân mẫu trong dịp đặc biệt này. Cùng chung tâm tình với Đức cha và cha Giuse, có cha bề trên và quý cha Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, quý cha quản hạt Hải Dương, Kẻ Sặt, cha xứ Ngọc Lý, quý cha đồng tế và quý khách thân hữu cùng đông đảo cộng đoàn giáo họ Thái An.

“Việc tưởng nhớ 3 năm bà cố Maria qua đời nói với chúng ta rằng chết không phải là hết. Nhưng đây là dịp để chúng ta tuyên xưng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, Đấng làm cho kẻ chết trỗi dậy”, Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ, “Cùng với lời cầu nguyện cho bà cố, đây cũng là dịp cho mỗi người tín hữu được Lời Chúa soi dọi vào cuộc đời, để sống sao cho tốt đẹp, ngõ hầu mãi sau được vào hưởng sự sống vĩnh cửu trên thiên quốc”. Mùa chay luôn nhuốm màu sắc u buồn ảm đạm, bởi làn điệu ngắm bi thương, những phẩm phục tím cùng những trang trí đượm màu sám hối của mùa phụng vụ đặc biệt này. Tuy nhiên, mùa chay không dừng lại ở đây, mà là niềm hy vọng đem lại sự đổi mới cho con người. Cũng như cuộc thương khó và cái chết tử nạn của Đức Giêsu không phải là điểm cuối cùng, mà mở ra ánh sáng phục sinh vinh quang. Mùa chay nhằm biến đổi con người nên mới, giống hình ảnh Chúa hơn. Đó mới là mục đích của mùa chay, Đức cha khẳng định.

Sự biến đổi, với người Kitô hữu, không chỉ diễn ra trong mùa chay, nhưng là suốt hành trình nơi trần thế, mà đỉnh cao là cái chết. Với quan niệm đức tin, chết không phải là hết hay vào chốn diệt vong, nhưng là cuộc biến đổi. Niềm tin này được Đức Giêsu chứng thực qua triết lý hạt lúa mì: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Tác giả sách Khải Huyền, cùng quan niệm ấy, đã quả quyết: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn táng tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất… Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,4-5).

Chính trong niềm tin và hy vọng ấy mà Đức cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho bà cố Maria được biến đổi nên giống thân xác sáng láng của Chúa, đồng thời mỗi người cũng hãy biến đổi mỗi ngày, đặc biệt trong mùa chay, để tiến bước trên con đường hoàn thiện và trở nên giống Chúa hơn. Những lời chia sẻ của Đức cha không chỉ đem lại niềm hy vọng cho người chết, mà còn mở ra hướng đi cho những người còn sống, hầu đạt được hạnh phúc hôm nay cũng như sự sống vĩnh cửu mai sau.

Trong tâm tình tri ân, cha Giuse Nguyễn Văn Hội, thay lời ông cố và gia đình, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với Đức cha, quý cha, quý khách, cộng đoàn và những ai đã cộng tác phần mình trong việc tổ chức thánh lễ giỗ này.

Thánh lễ giỗ kết thúc với bài hát trong tâm tình tạ ơn Chúa và ý nguyện cầu tha thiết dâng Chúa cho phần rỗi bà cố Maria.