Top 11 # Cúng Miếu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cúng Miếu Của Người Tà Mun Tây Ninh

Lễ cúng miếu chính thức diễn ra vào ngày 16 tháng 11 âm lịch hằng năm ở các xóm có người Tà Mun sinh sống. Đây là lễ cúng tạ ơn vị thần bảo hộ đất đai mùa vụ và các chiến sĩ trận vong giữ gìn cương thổ…

Người dân tộc Tà Mun ở Tây Ninh hiện nay đa phần theo tôn giáo Cao Đài. Trong suốt quá trình cộng cư, họ chịu ảnh hưởng khá sâu sắc văn hóa đời sống của người Khmer từ cách ăn mặc đến nếp sinh hoạt tinh thần. Nhưng không phải vì vậy mà họ hòa tan vào các dân tộc khác, ngược lại, họ luôn ý thức giữ gìn, bảo tồn những gì thuộc về bản sắc độc đáo riêng của mình. Cúng miếu là một nghi lễ điển hình nhất của họ.

Lễ cúng miếu chính thức diễn ra vào ngày 16 tháng 11 âm lịch hằng năm ở các xóm có người Tà Mun sinh sống. Đây là lễ cúng tạ ơn vị thần bảo hộ đất đai mùa vụ và các chiến sĩ trận vong giữ gìn cương thổ… Mặc dù chính thức là ngày 16.11, nhưng trước đó một ngày, mọi người trong xóm đã chuẩn bị. Cúng miếu là công việc chung của mọi người trong xóm chứ không phải là việc riêng lẻ của từng hộ gia đình. Vì vậy, mọi người, mọi nhà đều có nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau, cùng nhau góp tiền, cùng nhau làm, sắm sanh mọi lễ vật để cúng bái.

Trong lễ cúng miếu của người Tà Mun, vị thần trung tâm là ông Tà. Ông Tà của người Tà Mun vừa là thần đất vừa là tổ tiên của họ. Miếu Tà của người Tà Mun thường được xây cất dưới gốc cây cổ thụ. Khu miếu thường có hai ngôi miếu một to một nhỏ đối diện nhau. Trước ngày cúng chính thức một ngày thì các cụ già trong xóm sẽ đến miếu quét dọn, rửa các vật thờ cúng cho sạch sẽ và làm lễ xin Tà cho phép làm lễ cúng vào ngày mai. Đó là một nghi thức không thể thiếu, vì họ quan niệm phải xin phép thì Tà mới chứng giám và phù hộ.

Cũng trong ngày này, các thanh niên tập trung lại tại nhà già làng để làm cây bông. Cây bông trong lễ cúng miếu cũng như cây cờ trong các lễ hội vậy. Bà con người Tà Mun chọn một cây tre nhỏ hoặc cây trúc to dài độ 1,5 mét, cắt bằng hai đầu. Đầu trên chẻ đều rồi banh ra giống như cái lồng hái trái cây và họ để trầu cau têm sẵn vào đó. Trên thân cây cứ cách độ một tấc sẽ buộc một vòng dây, họ chẻ các nan trúc cho tưa mỏng ra như hình những cành hoa và cắm so le vào các vòng dây đó kèm theo một ít tiền lẻ. Cây bông có ý nghĩa tượng trưng cho việc báo hiệu lễ cúng, trầu cau và tiền lẻ có ý nghĩa là hóa cho những vong hồn lang thang không nơi nương tựa, thiếu ăn thiếu mặc.

Sáng sớm hôm sau, những người phụ nữ trong xóm vận những bộ quần áo đẹp nhất sẽ đi ra chợ mua đồ cúng. Trong lễ cúng này có năm thứ quan trọng là hoa tươi, cái đầu heo, gà, xôi nếp và voi, ngựa làm bằng cây chuối.

Ngoài ra còn có trái cây và rượu trắng. Đối với lễ cúng miếu, bà con Tà Mun lựa chọn hoa rất kỹ, họ quan niệm mua được hoa đẹp càng nhiều thì càng gặp nhiều điều may mắn. Voi và ngựa sẽ được một người khéo tay trong xóm làm ra bằng thân cây chuối và tàu lá chuối, họ cho rằng voi và ngựa là những con vật mà các chiến sĩ của họ ngày xưa trong quá trình giữ gìn cương thổ, chống giặc ngoại xâm đã sử dụng. Do vậy, khi cúng thần thì cúng luôn như một sự tri ân sâu sắc…

Sau khi đi chợ xong, về xóm, tất cả mọi người cùng làm cho hoàn tất các lễ phẩm. Khoảng ba giờ chiều thì mọi người đến nhà già làng làm lễ rước cây bông và bưng các đồ cúng ra miếu. Họ đi thành hai hàng có trật tự từ nhà già làng ra đến miếu.

Đi đầu đoàn cúng là một bé gái cầm bó hoa và một cụ bà, tượng trưng cho cái đẹp và sự sinh sôi tiếp nối trong cuộc sống, đây là một nét của tục thờ mẫu còn sót lại trong văn hóa của người Tà Mun xưa. Kế tiếp là già làng cầm cây bông và mọi người bưng bê mâm đầu heo, gà luộc, xôi và hoa trái cùng đi theo. Sau cùng là hai người cầm voi, ngựa giả. Ra đến miếu, họ bày trí các thức cúng vào trong miếu. Cái đầu heo ở vị trí trung tâm cúng cho Tà thần, còn gà, xôi cúng cho các chiến sĩ trận vong, trái cây thì cúng cho những vong hồn xiêu lạc…

Người thắp hương cúng đầu tiên bao giờ cũng là một cụ ông lớn tuổi nhất trong xóm, sau đó mới đến già làng… rồi đến tất cả mọi người. Nghi thức cúng đơn giản, lời cầu khấn chung quy là tạ ơn Tà bảo hộ đất đai mùa vụ, cầu cho mưa thuận gió hòa, lúa và cây trái được bội thu…

Sau khi cúng xong, mọi người bày biện thức ăn ra ăn uống tại sân miếu, vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ như một sự tổng kết mùa vụ sau một năm làm lụng của mọi người trong xóm… Xưa kia vào dịp này, trai gái thường ăn mặc thật đẹp xếp thành vòng tròn ca múa vui chơi cho đến khi mặt trời lặn mới thôi.

Năm nào cũng vậy, cứ vào 16.11 âm lịch là bà con dân tộc Tà Mun làm lễ cúng miếu, cho dù năm đó trúng mùa hay mất mùa. Nếu năm trúng mùa thì mọi người góp tiền cúng cả con heo và nhiều gà, xôi để tạ ơn thần, mong năm sau sẽ tiếp tục được bội thu. Còn năm mất mùa thì chỉ có cái đầu heo và xôi, gà ít lại, cầu mong cho năm tới sẽ được khá hơn.

Mặc dù trong lễ cúng miếu Tà là nhân vật trung tâm, nhưng bà con còn tri ân luôn cả tổ tiên, những người hy sinh vì đất nước, những vong hồn hiu quạnh không chỗ tựa nương. Tính nhân văn cao cả nằm ở chỗ đó. Lòng trung thành, sự chân thật, không quên cội nguồn luôn ẩn chứa trong trái tim bà con dân tộc Tà Mun.

Lễ Hội Miếu Bà Ngũ Hành

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành Cùng với lăng ông Nam Hải và đình thần Thắng Tam, miếu Bà Ngũ Hành tạo thành một quần thể kiến trúc di tích và lễ hội tập trung tại khu đình thần Thắng Tam.  Miếu Bà Ngũ Hành được sáng lập và xây dựng vào năm Nhâm Thìn 1832, được vua Thiệu Trị tặng cấp 04 đạo sắc Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thượng Đẳng Thần vào năm 1845-1846. Vua Tự Đức tặng cấp 02 đạo sắc Thiên Y A Na Thần Nữ Thượng Đẳng Thần và Thủy Long Thần Nữ thượng đẳng thần vào năm 1850. Tên miếu được nhân dân gọi theo đối tượng thờ cúng chính trong miếu, được ghi rõ trên bức hoành treo trước cửa chính điện: “Ngũ Hành miếu”. Nhiều người gọi miếu Ngũ Hành là miếu Bà ngũ hành, còn ngư dân địa phương thường gọi là miếu Bà (các đối tượng thờ trong miếu đều là bà).

Lễ hội Miếu bà Ngũ hành được tổ chức hàng năm trong ba ngày, từ 16 đến 18 tháng 10 âm lịch.Thông thường từ 6 giờ sáng ngày 16 tháng 10, người ta tổ chức lễ nghinh Bà. Đám rước gồm có chủ lễ, học trò lễ, dân làng với kiệu, bàn thờ bài trí ngũ sự, trầu cau, hoa quả, rượu trà, cờ ngũ hành, chiêng trống, đoàn múa lân… Ra miếu hòn Bà – bãi Sau nghinh Bà về Miếu Ngũ Hành cúng lễ.

Điều đặc biệt của lễ nghinh Bà ngũ hành khác với nghinh Ông là đám rước đi bộ trên đất liền, không dùng ghe, kể cả khi hòn Bà (nằm cách bờ biển chừng 50 mét, vì vậy người ta thường chọn khi thủy triều xuống mới ra nghinh Bà). Từ hòn Bà, đám rước theo đường Thùy Vân, qua đường phan Chu Trinh ra đường Hoàng Hoa Thám về khu đình thắng chúng tôi khi nghinh Bà về đến miếu, khoảng 8 giờ – 8 giờ 30 tổ chức nghi cúng giỗ tiền hiền – hậu hiền.Trước khi cúng chính lễ, khoảng 11 giờ tổ chức Bóng rỗi, chầu mời, với ý nghĩa mời Bà về dự lễ và múa dâng mâm vàng, mâm bạc cho bà.

Đúng 12 giờ trưa bắt đầu nghi lễ cúng ngũ hành. Đây là chính lễ, vừa cúng nghinh vừa cúng tạ thần. Bắt đầu vào lễ cúng, người ta đánh ba hồi chiêng trống ( một chấp sự đánh chiêng, một chấp sự đánh trống). 8 học trò lễ và 6 đào thài thực hiện những nghi thức truyền thống. Trước bàn thờ ngũ hành bốn phụ nữ quỳ chuẩn bị tế lễ: gồm 1 chánh tế, 1 bồi tế, hai bên là đông hiếu và tây hiếu. Tiếp theo là 4 người trang phục lính hầu, tay cầm mác. Chủ lễ cúng thần dâng một tuần hương, ba tuần rượu, một tuần trà. Người ta chuẩn bị một Bà cốt, chủ tế cúng nguyện và bà nhập vào bà cốt. Thông qua bà cốt, thần sẽ chuyển tải những điều cần mách bảo cho dân làng. Sau cùng chủ lễ hóa văn tế (gọi là sớ). Những người tham dự cúng lễ lần lượt lạy tạ Bà và bày tỏ những ước nguyện của mình và gia đình, cầu mong Bà độ trì và giúp đỡ.

Bên cạnh việc tổ chức nghi lễ, thường là hát bội: diễn các vở Phan Thế Ngọc đả lôi đài, Sở Văn cứu giá, mai trắng xe duyên, xử án phi giao, lễ tôn soái Dương Kim Huệ … Ngay trong buổi chiều của ngày cúng lễ đầu tiên, ban quý tế đã tổ chức lễ đại bội và đến khoảng 3 giờ chiều diễn sơ cổ kịch bản. Dân làng Thắng Tam thường gọi là lễ trình tuồng. Sau đó là bóng rỗi, múa mâm vàng, mâm bạc dâng Bà.

Di tích, lễ hội miếu Bà Ngũ Hành có chiều hướng thu hút đông đảo người tham dự, không chỉ cộng đồng dân cư thành phố Vũng Tàu mà còn nhiều cộng đồng dân cư khác trong Tỉnh và cả nhiều du khách thập phương trở thành phong tục tốt đẹp của địa phương, của lễ hội. Di tích có những đặc điểm riêng gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân Vũng Tàu là điểm tựa tinh thần, nơi vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý.

TTTTXTDL

Văn Khấn Ở Miếu Làng

Văn Khấn ở Miếu Làng, Bài Khấn ở Miếu, Văn Khấn Miếu, Văn Khấn ở Miếu, Bài Khấn Miếu, Văn Khấn ở Đình Làng, Văn Tế Miếu, Dàn ý Miêu Tả Con Vật, Dàn ý Miêu Tả Con Chó, Dàn ý Miêu Tả Cây Cối, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Con Chó, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Con Chó Lớp 4, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Con Vật, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Con Vật Lớp 4, ôn Tập Miêu Tả, Dàn ý Miêu Tả Con Vật Lớp 4, Dàn ý Miêu Tả Hà Nội, Dàn Bài Miêu Tả Cây ăn Quả, Dàn Bài Miêu Tả Con Vật, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Cây Mai, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Cây Cối Lớp 4, ôn Tập Văn Miêu Tả, Văn 6 ôn Tập Văn Miêu Tả, Bài ôn Tập Văn Miêu Tả, Bài Tập Làm Văn Miêu Tả Cây Cối, Bài Tập Làm Văn Miêu Tả Đồ Vật, Bài Tập Làm Văn Miêu Tả Con Vật, Câu Thơ Miêu Tả Từ Hải, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Cây Cối, Dàn Bài Miêu Tả Người Thân, Câu Thơ Miêu Tả Hoạn Thư, Dàn Bài Miêu Tả ông Tiên, Mieu Ta Ngoi Nha, Bài Cúng Miếu, Miêu Tả Ngôi Nhà Mơ ước, Soạn Bài ôn Tập Miêu Tả, Giáo án ôn Tập Văn Miêu Tả, Câu Thơ Miêu Tả Kim Trọng, Bài Văn Mẫu Miêu Tả ông Tiên, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Cây Phượng, 4 Câu Thơ Miêu Tả Vẻ Đẹp Của Thúy Vân, Dàn ý Miêu Tả Cây Xoài, Bài Giảng ôn Tập Văn Miêu Tả, Phương án Cầu Rạch Miễu 2, Văn Miếu Xích Đằng, 4 Câu Thơ Miêu Tả Vẻ Đẹp Của Thúy Kiều, Miêu Tả Nhà Tiếng Pháp, Khái Niệm Thế Nào Là Miêu Tả, Miêu Tả Ngôi Trường, Lịch Học Bơi Rạch Miễu, Tiêu Chí Miêu Tả Nguyên âm, Câu Thơ Nào Miêu Tả Rõ Nhất Đặc Điểm Của Cây Tre, Từ Vựng Miêu Tả Người, Bài Viết Miêu Tả Ngôi Nhà, Câu Thơ Nào Miêu Tả Nét Đặc Trưng Của Dân Chài Lưới, Miêu Tả Nhà Bằng Tiếng Pháp, Miêu Tả Tranh Bằng Tiếng Anh, 9 Câu Thơ Nào Miêu Tả Nét Đặc Trưng Của Dân Chài Lưới, Miêu Tả Đồ Vật Bằng Tiếng Pháp, Miêu Tả Tranh Bằng Tiếng Anh B1, Biểu Mẫu Miêu Tả Công Việc, Mieu Tả Địa Điểm ăn Uống ở Ngoài, Từ Vựng Miêu Tả Tính Cách, Câu Thơ Nào Trong Đoạn Thơ Miêu Tả Rõ Nhất Đặc Điểm Của Cây Tre, Miêu Tả Trường Lớp Bằng Tiếng Pháp, Miêu Tả Ngôi Nhà Vằng Tiếng Pháp, Miêu Tả Ngôi Nhà Mơ ước Bằng Tiếng Pháp, Miêu Trả Trương Bằng Tiếng Pháp, Miêu Tả Ngôi Nhà Bằng Tiếng Pháp, Câu Thơ Nào Miêu Tả Không Gian Và Điều Kiện Làm Việc Của Bác ở Bắc Bó, Câu Thơ Nào Miêu Tả Không Gian Và Điều Kiện Làm Việc Của Bác ở Pác Bó, Miêu Tả Ngôi Trường Bằng Tiếng Pháp, Tiểu Luận Rèn Kỹ Năng Viết Văn Miêu Tả Cho Hịc Sinh Lớp 4, Câu Thơ Nào Trong Bài Bánh Trôi Nước Miêu Tả Vẻ Đẹp Về Hình Thể Của Người, Tiểu Luận Rèn Kĩ Năng Viết Văn Miêu Tả Cho Học Sinh Tiểu Học, Câu Thơ Làn Thu Thủy Nét Xuân Sơn Miêu Tả Vẻ Đẹp Nào Của Thúy Kiều, Câu Thơ Lãng Mạn, Bài Thơ Im Lặng, Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta, Bài Thơ Ao Làng, Văn Bản Làng, Đáp án Câu Đố Một Làng Có 5 Góc Mỗi Góc Có 5 ông, Văn 9 Văn Bản Làng, Quy ước Làng Xã, Văn 9 Văn Bản Lặng Lẽ Sa Pa, Văn 9 Tóm Tắt Văn Bản Lặng Lẽ Sa Pa, Văn Bản Lặng Lẽ Sa Pa, Văn Tế Làng, Dàn ý Lặng Lẽ Sa Pa, Tóm Tắt Làng, Tóm Tắt Lặng Lẽ Sa Pa, Mau Don Xin Cap Dat Xay Lang Mo, Tóm Tắt Văn Bản Làng, Sổ Tay Văn Lang, Don Xin Cap Dat Xay Lang Mo, To S Tắt Văn Bản Làng, Tóm Tắt Văn Bản Làng 9, Mức Học Phí Đại Học Văn Lang, Lặng Lẽ Sa Pa, Quy ước Làng Văn Hóa,

Văn Khấn ở Miếu Làng, Bài Khấn ở Miếu, Văn Khấn Miếu, Văn Khấn ở Miếu, Bài Khấn Miếu, Văn Khấn ở Đình Làng, Văn Tế Miếu, Dàn ý Miêu Tả Con Vật, Dàn ý Miêu Tả Con Chó, Dàn ý Miêu Tả Cây Cối, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Con Chó, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Con Chó Lớp 4, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Con Vật, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Con Vật Lớp 4, ôn Tập Miêu Tả, Dàn ý Miêu Tả Con Vật Lớp 4, Dàn ý Miêu Tả Hà Nội, Dàn Bài Miêu Tả Cây ăn Quả, Dàn Bài Miêu Tả Con Vật, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Cây Mai, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Cây Cối Lớp 4, ôn Tập Văn Miêu Tả, Văn 6 ôn Tập Văn Miêu Tả, Bài ôn Tập Văn Miêu Tả, Bài Tập Làm Văn Miêu Tả Cây Cối, Bài Tập Làm Văn Miêu Tả Đồ Vật, Bài Tập Làm Văn Miêu Tả Con Vật, Câu Thơ Miêu Tả Từ Hải, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Cây Cối, Dàn Bài Miêu Tả Người Thân, Câu Thơ Miêu Tả Hoạn Thư, Dàn Bài Miêu Tả ông Tiên, Mieu Ta Ngoi Nha, Bài Cúng Miếu, Miêu Tả Ngôi Nhà Mơ ước, Soạn Bài ôn Tập Miêu Tả, Giáo án ôn Tập Văn Miêu Tả, Câu Thơ Miêu Tả Kim Trọng, Bài Văn Mẫu Miêu Tả ông Tiên, Bài Văn Mẫu Miêu Tả Cây Phượng, 4 Câu Thơ Miêu Tả Vẻ Đẹp Của Thúy Vân, Dàn ý Miêu Tả Cây Xoài, Bài Giảng ôn Tập Văn Miêu Tả, Phương án Cầu Rạch Miễu 2, Văn Miếu Xích Đằng, 4 Câu Thơ Miêu Tả Vẻ Đẹp Của Thúy Kiều, Miêu Tả Nhà Tiếng Pháp, Khái Niệm Thế Nào Là Miêu Tả, Miêu Tả Ngôi Trường, Lịch Học Bơi Rạch Miễu,

Văn Khấn Tại Đền, Phủ, Miếu Và Cách Sắm Lễ Đi Đền, Phủ, Miếu

Bài văn khấn tại Đền, Phủ, Miếu và cách sắm lễ, dâng lễ, hạ lễ khi đi lễ tại Đền.

Truyền thống đi lễ ở Đền, Phủ, Miếu đã có từ rất lâu đời, việc ngày thể hiện lòng thành kính các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Đây là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

I. Cách sắm lễ khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).

Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:

5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

Nội dung bài văn khấn Thành hoàng:

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hương tử con là:……………………………… Tuổi………………………

Ngụ tại:…………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

III. Văn khấn ban Công Đồng tại Đền, Miếu, Phủ

Nội dung bài văn khấn ban Công Đồng:

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

Con lạy Tứ phủ Khâm sai

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:……………………………….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:………………………………………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

IV. Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu tại Đền, Miếu, Phủ

Nội dung bài văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu:

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là:………………………….. Tuổi…………………

Ngụ tại:………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

V. Trình tự dâng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

Thứ tự khi thắp hương:

Thắp từ trong ra ngoài

Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.

Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.

Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.

Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.

Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.

Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.

Đọc văn khấn

Khi tiến hành lễ dâng hương bạn đã có thể đọc văn khấn tại Đền, Phủ, Miếu, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được. Và khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.

Các bạn có thể tham khảo các mẫu văn khấn trong phần trình bày ở trên để nắm được nên đọc văn khấn loại nào cho phù hợp với từng Đền, Chùa.

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.

Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.

VI. Cách hạ lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Ngoài chia sẻ văn khấn tại đền, phủ, miếu, chùa, Nhà Đất Mới còn là sàn thương mại điện tử bất động sản được quan tâm hàng đầu hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu mua đất nền, nhà ở hoặc bất động sản khác, hãy truy cập ngay: https://nhadatmoi.net/tim-tin-rao