--- Bài mới hơn ---
Lich Su Dao Cao Dai, 1926
Phong Tục Tín Ngưỡng Của Người Kinh…
2903. Chi Phái Tây Ninh 1997 Thảm Bại….
Chống Sao Chép Mã Mở Cửa Cuốn Bằng Công Nghệ Austmatic Rolling Code
Big C Mở Cửa Mấy Giờ? Giờ Mở Cửa, Đóng Cửa Của Big C Cụ Thể Ra Sao?
TRƯỚC KHI CAO ĐÀI XUẤT THẾ
Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa (1862) và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1867), thực dân Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn.
Lúc đầu Pháp gọi département thay cho phủ, gọi arrondissement thay cho huyện. Khoảng năm 1868, Nam Kỳ Lục Tỉnh có hơn hai mươi arrondissement (gọi là hạt hay địa hạt, do tham biện cai trị, cơ quan hành chánh gọi là tòa tham biện, chịu dưới quyền thống đốc đóng ở Sài Gòn, thư ký địa hạt cũng gọi là bang biện tức là secrétaire d’arrondissement).
Nghị định ngày 07-6-1871 thu hẹp hai mươi hạt lại còn mười tám hạt; rồi tăng lên mười chín hạt (1876); tăng lên hai mươi hạt (1880); bỏ hạt hai mươi (1881); rồi lại lập thêm hạt Bạc Liêu (1882) và hạt Cap Saint-Jacques (1895) thành hai mươi mốt hạt.
Nghị định ngày 16-01-1899 đổi tên hạt thành tỉnh (province), tham biện đổi thành chủ tỉnh (chef de province), tòa tham biện gọi là tòa bố (cơ quan hành chánh cấp tỉnh).
Vài chục năm sau mới chia tỉnh ra quận (délégation) dưới quyền chủ quận; quận chia ra tổng (canton), đứng đầu là cai tổng (chef de canton). Tổng chia thành xã.
– Gia Định chia thành năm tỉnh: Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Tân An, Tây Ninh.
– Biên Hòa chia thành bốn tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Cap Saint-Jacques (tức Vũng Tàu), Thủ Dầu Một.
– Định Tường đổi thành Mỹ Tho.
– Vĩnh Long chia thành ba tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long.
– An Giang chia thành năm tỉnh: Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng.
– Hà Tiên chia thành ba tỉnh: Bạc Liêu, Hà Tiên, Rạch Giá.
Chia lại đất Nam Kỳ thành hai mươi mốt tỉnh, có lẽ thực dân Pháp muốn xóa nhòa hai chữ Lục Tỉnh trong lòng người Việt, cũng là cách cắt đứt lòng lưu luyến với truyền thống, một thủ đoạn tâm lý bên cạnh các cuộc đàn áp những phong trào yêu nước kháng chiến. Nhưng dân Nam Kỳ vẫn hoài vọng Lục Tỉnh. Nên mãi đến năm Mậu Thân (1908) trên tờ báo Lục Tỉnh tân văn do ông Gilbert Trần Chánh Chiếu (1868-1919) làm chủ bút, vẫn xuất hiện thường xuyên tên Lục Tỉnh, Lục Châu. Mùa Thu năm Bính Dần (1926), khi khởi đầu công cuộc phổ độ ở miền Nam, các vị tiền bối khai đạo Cao Đài đã gọi đó là cuộc phổ độ Lục Tỉnh.Mãi đến hai thập niên 1950 và 1960, ở miền Nam cũng còn nói, nhắc đến hai chữ xa xưa này.
Đúng đầu bộ máy hành chánh Nam Kỳ thời Pháp chiếm là Thống đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine). Viên chức này do Toàn quyền Đông Pháp (tức Đông Dương thuộc Pháp) giới thiệu và được Tổng trưởng Thuộc địa bổ nhiệm.
Toàn quyền còn cử thêm một viên chức lưu động, hàng năm thanh tra các tỉnh một lần và báo cáo cho Thống đốc. Đó là Thanh tra chánh trị và hành chánh sự vụ (Inspecteur des affaires politiques et administratives).
3. Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ
Hội đồng Tư vấn (Conseil privé) còn gọi là Hội đồng Chính phủ Đông Dương (Conseil de Gouvernement de l’Indochine), làm tư vấn cho Toàn quyền Đông Dương, gồm ba mươi hai thành viên người Pháp, và năm thành viên người Việt trong đó Toàn quyền chỉ định ba.( Tiền bối Lê Văn Trung từng là thành viên Hội đồng này.
Đây là tên gọi thường gặp trong tiểu sử tiền bối Lê Văn Trung, vì tiền bối từng là ủy viên (sách sử Cao Đài thường viết là nghị viên) của tổ chức này. Tổ chức có tên Conseil supérieur de l’Indochine (Hội đồng Tối cao Đông Dương), được thành lập do sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 17-10-1887, cùng ngày thành lập Liên bang Đông Dương ( Union indochinoise). Đứng đầu Hội đồng là Toàn quyền Đông Dương.Thành viên Hội đồng gồm có: Tổng tư lệnh Bộ binh Pháp ở Đông Dương, Tổng tư lệnh Hải quân Pháp ở Viễn Đông, Tổng thơ ký Phủ Toàn quyền Đông Dương, Chánh quan Tư pháp, Giám đốc Thương chánh và Độc quyền, Thống đốc Nam Kỳ, Tổng trú sứ Trung-Bắc Kỳ, Khâm sứ ở Cao Miên. Khi Tổng trú sứ Trung-Bắc Kỳ bị bãi bỏ (09-5-1889) thì thay vào là Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ. Khi Lào có chức Khâm sứ (19-4-1899) thì Hội đồng có thêm ủy viên là Khâm sứ Lào.
Hội đồng có chức năng tư vấn ( consultatif) cho Toàn quyền Đông Dương các vấn đề về ngân sách, thuế khóa, thiết lập các thành phố, các phòng thương mại, các phòng canh nông, chế độ báo chí… Hội đồng ngưng hoạt động năm 1894. Ngày 03-7-1897 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh tái lập Hội đồng. Ngày 20-10-1911 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh đổi tên Hội đồng là Conseil de Gouvernement de l’Indochine, tức là Hội đồng Chánh phủ Đông Dương. Với tên gọi mới này, Hội đồng có thêm ba ủy viên người bản xứ do Toàn quyền chỉ định hàng năm, chọn trong số các kỳ hào ( notables) ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên (mỗi nơi chọn một ủy viên). Có lẽ đó là lý do tiền bối Lê Văn Trung có chân trong Hội đồng Chánh phủ Đông Dương từ ngày 10-12-1914.
Tỉnh ở Nam Kỳ chia thành nhiều nh chia thành nhiều quận, đứng đầu là phủ, đứng đầu là tri phủ; phủ chia thành nhiều huyện, đứng đầu là tri huyện. chủ quận. Trong khi đó, ở Bắc Kỳ, tỉ
Ở Nam Kỳ, quận chia thành nhiều tổng, đứng đầu là cai tổng (chef de canton). Tổng chia thành nhiều làng.
Chủ tỉnh là người Pháp. Do Nghị định ngày 15-02-1898, chủ quận được tuyển trong số viên chức hành chánh người Việt nào đã có ngạch huyện, phủ, đốc phủ sứ. Cho nên tri huyện, tri phủ ở Nam Kỳ chỉ là ngạch trật về hành chánh, không phải là quan chức như ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, mặc dù người miền Nam quen gọi chủ quận là quan phủ, quan huyện. Những viên chức người Việt này xuất thân là thơ ký, có thể có một ít vốn chữ Nho, học ở trường làng trước khi vào học chương trình Pháp ở Collège de Mỹ Tho, và trường Bổn quốc ở Sài Gòn, tức là Collège Chasseloup Laubat. Phần lớn các bậc tiền bối có công khai đạo Cao Đài đã xuất thân từ hai trường học này. Hai trường trung học lớn khác là Petrus Ký ở Sài Gòn và Collège de Cần Thơ.
IV. VÀI ĐẶC ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý Ở NAM KỲ
Đầu thế kỷ 20, Sài Gòn và Chợ Lớn là hai khu vực riêng biệt. Riêng Sài Gòn rộng chừng 780 mẫu tây.
Số dân toàn Nam Kỳ (từ 15 tuổi trở lên) năm 1905 là 2.876.417; năm 1909 là 2.975.838. Số dân tăng lên vì có nhiều người từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Quảng Đông, Phước Kiến vào miền Nam làm ăn. Cho đến năm 1920, số dân Nam Kỳ ước độ 3.600.000, và riêng số người Việt ở vùng Sài Gòn (không kể Chợ Lớn) vào năm 1921 là 308.512 người.Năm 1930 tổng số dân miền Nam khoảng bốn triệu người.
Sài Gòn đến thế kỷ 20 chưa liệt vào “Hòn ngọc Viễn Đông” − la perle de l’Extrême-Orient . Sơn miêu tả: “Ánh đèn điện chỉ rọi sáng khu trung tâm thành phố. Phía ngoại ô từ rạch Thị Nghè đi Bà Chiểu, nhà cửa thưa thớt, ban đêm tối om.” Nhiều tin đồn ma quỷ hiện ở Cầu Bông, và khu Lăng ông Bà Chiểu. Tại Thủ Đức, Hóc Môn còn có cọp xuất hiện.
“Xe lửa nối liền ra ngoại ô còn dùng hơi nước đến 1913 mới cải tiến chạy bằng sức điện.”
“Về mặt hành chánh, đô thành Sài Gòn lần lần nới rộng, bao gồm vùng bên này Cầu Bông, Tân Định, rồi Khánh Hội, Chánh Hưng. Diện tích thành phố Sài Gòn (không có Chợ Lớn) vào năm 1907 là 1.674 héc-ta. Tuy thêm nhà cửa, dinh thự nhưng khu vực náo nhiệt vẫn chưa phát triển ra khỏi đường Cách mạng Tháng Tám, đường Nguyễn Thái Học. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò dê đi lang thang ăn cỏ. Phương tiện xê dịch thông dụng là xe kiếng khi đổ mưa; người đánh xe mặc áo tơi bằng lá giống như áo tơi của nông dân vậy thôi. Chở chuyên hàng hóa thì dùng xe bò.”
Theo Sơn Nam, “Việc thờ phượng Quan công, thờ Phật, việc tin tưởng vào chư tiên chư thánh đã có sẵn từ lâu ở miền …”
Nhận xét về “giới bình dân đông đảo ở nông thôn và lớp nghèo thành thị”, Sơn thấy rằng họ đã “xây dựng một nếp sống tinh thần khá ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa huynh đệ làm trọng, sống chết có nhau, giữ trung cang nghĩa khí lúc khó khăn, hiếu động. Đúng là nếp sống tinh thần kết tinh đạo Phật, Lão, Khổng.”
Những nhận xét này cho thấy trước khi đạo Cao Đài xuất thế, ở Nam Kỳ đã có sẵn mảnh đất tốt cho một tín ngưỡng tổng hợp Tam giáo phát triển. Tuy nhiên, khi xét về chiều sâu, thì ảnh hưởng Tam giáo ở Nam Kỳ hầu như chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân Nam Kỳ.
Sơn Nam viết: ” Lúc thực dân đang thắng thế, người ở Bộ là từ bốn tới bốn triệu rưỡi.” (
Ai theo thời mới thì “Trừ một số ít được theo Tây học, làm công chức (từ thơ ký thi tuyển lên huyện, phủ) ưa mặc Âu phục còn đại đa số (luôn cả người theo Tây học) thích xuất hiện, ăn tiệc, chụp ảnh với cái khăn đóng, áo dài đen, quần trắng, đi giày hàm ếch, tay chống ba-ton, để râu trái ấu vuốt sáp; giới quan quyền mặc áo dài lụa xanh thêu chữ thọ, mang giày da buộc dây.” “mặc Âu phục, đội nón Tây, thắt nơ, râu vuốt sáp, tóc ngắn.” Bên cạnh đó, “công chức hạng nghèo thuở ấy mặc áo dài đen.” Đấy cũng là hình ảnh các tiền bối Cao Đài thời mở đạo. Còn những người thuộc “giới công nhân và lao động chịu hớt tóc ngắn, nhưng còn giữ búi tóc, bịt khăn đầu rìu hoặc ở trần, đi chân đất không phải ít.”
Nhận xét tâm lý quần chúng ở Nam Kỳ dưới chế độ khắc nghiệt của thực dân Pháp, tuần báo Lục Tỉnh tân văn số 46, ngày 01-10-1908 viết: “Tánh người An mình hay sợ sệt lắm…” Do đó, khi chủ xướng những công cuộc lớn lao, muốn vận động, thu hút quần chúng, trong thành phần nhân sự nòng cốt bao giờ cũng cần có các công chức. Sơn nêu ra lý do là dân chúng “tin rằng công chức luôn luôn đàng hoàng, không làm quốc sự.” Ngay cả trong chuyện kinh doanh, điều này vẫn đúng, cho nên số báo nói trên viết rằng trong thương mại “hễ có các ông nha môn [công chức] ra làm đầu thì đâu đâu ai cũng xin vô hùn.”
Tìm hiểu thời kỳ khai nguyên đạo Cao Đài nên lưu ý yếu tố tâm lý này. Trong số các vị môn đồ của buổi đầu khai sơn phá thạch, có đủ thành phần: nông dân, nhà tu xuất gia, cư sĩ, nghệ sĩ, nhà báo, nhà giáo, nhà buôn… và một con số không ít gồm các công chức. Các công chức này đã góp phần lớn trong việc thu hút đông đảo dân chúng nhập môn đạo Cao Đài, nhất là khi nhân cách của các vị chinh phục được tình cảm của rất nhiều dân chúng địa phương. Có thể nêu một trường hợp tiêu biểu là tiền bối Nguyễn Ngọc Tương (1881-1951), Giáo tông Hội thánh Ban Chỉnh Đạo, đã từng làm chủ quận Châu Thành (tỉnh Cần Thơ), quận Hòn Chông (tỉnh Hà Tiên), quận Cần Giuộc (tỉnh Chợ Lớn), quận Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa).
Nổi bật ở Nam Kỳ đầu thế kỷ 20 là phong trào Minh tân do ông Gilbert Trần Chánh Chiếu (1867-1919) và các đồng chí như Dũ Thúc Lương Khắc Ninh (1862-1943), Mạnh Tự Trương Duy Toản (1885-1957)… lãnh đạo. Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp.
Trên tuần báo Lục Tỉnh tân văn, ông chủ bút Gilbert Chiếu thường gọi các đồng chí của mình là “vị Minh tân” hay “tay Minh tân”. Tiền bối Lê Văn Trung (1876-1934)được Lục Tỉnh tân văn số 27, ngày 21-5-1908 giới thiệu là “người Minh tân”, và Sơn Nam ghi nhận tiền bối Lê Văn Trung ” về sau này là vị Quyền giáo tông của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (đạo Cao Đài), một tôn giáo mới tổng hợp Đông Tây thâu hút đồng bào Minh tân lúc trước, khiến thực dân Pháp lo ngại.”
Tiền bối Phạm Công Tắc (1890-1959) suýt cũng bị Pháp bắt trong vụ thất bại của phong trào Minh tân. Lúc ấy, phong trào tổ chức đưa thanh niên ra nước ngoài học (Đông du), ba chuyến đầu trót lọt. Tiền bối Phạm Công Tắc được bố trí đi chuyến thứ tư. Lần này bị lộ, Pháp ập đến trụ sở Minh tân Công nghệ xã, nhờ ông Dũ Thúc Lương Khắc Ninh kịp thủ tiêu hồ sơ và chứng tích nên không ai bị bắt.
Đã đành có rất đông tín đồ buổi đầu khai Đạo cũng là những người yêu nước chống thực dân, như nhà sử học Phạm Văn Sơn đánh giá: “Ngày nay dù sao chúng ta cũng không thể phủ nhận lòng ái quốc chân thành của các nhà lãnh đạo Cao Đài…” nhưng yêu nước chỉ mới là một trong nhiều nội dung của giáo lý Cao Đài, và được đạo Cao Đài coi là một tiêu chuẩn luân lý của đạo làm người (thế đạo hay nhân đạo). Tuy vậy không thể đơn thuần chỉ xét cạnh khía này rồi đồng hóa đạo Cao Đài với các phong trào chính trị, không khách quan nhìn thấy đạo Cao Đài là một tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Việt .
Tình hình chính trị ở Nam Kỳ đầu thế kỷ 20 vô cùng phức tạp, gay gắt. Có những biến cố lớn như sau:
– 1903: Sào Nam Phan Bội Châu (1867-1940) vào tận Châu Đốc để tìm hiểu phong trào cách mạng ở Nam Kỳ.
– 1908: Pháp đàn áp phong trào Minh tân.
– 1913: Kỳ ngoại hầu Cường Để (1882-1951) vào Nam Kỳ, lưu lại ba tháng. Phan Xích Long (1893-1916) xưng là hoàng đế, khởi nghĩa ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, rồi bị bắt giam ở khám Lớn (Sài Gòn).
– 1914: Thế chiến thứ Nhất bùng nổ ở châu Âu.
– 1915: Pháp bại trận. Phát xít Đức chiếm . các phong trào yêu nước ở Việt hy vọng có thể lợi dụng tình thế này để giành lại độc lập.
– 1916: Dân chúng đánh khám Lớn giải cứu Phan Xích Long, nhưng thất bại. Mười ba tỉnh của Nam Kỳ cực kỳ xáo trộn vì loạn lạc, và bị giặc Pháp khủng bố.
– 1920: Toàn quyền Maurice Long tổ chức lại Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ, tức Hội đồng Quản hạt ( Conseil colonial), là nơi các nhóm tư bản Hoa, Pháp và tư sản Nam Kỳ tranh giành quyền lợi. Sự xâu xé ấy lan ra báo chí, chiếm chỗ trên các báo: La tribune indigène củaBùi Quang Chiêu (1872-1945) và Nguyễn Phú Khai (1887-?), L’Indochine của luật sư Paul Monin, La Voix libre của Edgar Ganofsky (1880-1943), La Cloche fêlée của Nguyễn An Ninh (1900-1943), L’Écho annamite của Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phan Long (1889-1960)…
Trong lúc giới trí thức Nam Kỳ gần như lạc vào trận đồ bát quái thì quần chúng bình dân thế nào? Các thanh tra chánh trị và hành chánh sự vụ của thực dân báo động rằng các cuộc cầu cơ hỏi chuyện “quốc sự”, nói sấm tiên tri thời cuộc đang lan tràn khắp Lục Tỉnh. Có câu rằng:
Người ta đoán đến một năm Ngọ nào đó “thằng Tây” sẽ thua ( thầy tăng hết thời), và tại một vùng sông nước linh thiêng nào đó sẽ xuất hiện vị cứu tinh của dân tộc Việt :
Người ta chờ, hy vọng sẽ thấy minh vương (vua sáng suốt):
Có lẽ do đức tin đó, năm 1913, Phan Xích Long khi khởi nghĩa cho thêu trên lá cờ những chữ Nho bí hiểm: , và Bửu sơn kỳ hương 寶山奇香 Thánh minh vương phật 聖明王佛 .
Còn những người an phận, thích tìm nơi hoang vắng tu hành, chịu khổ hạnh đợi hội Long hoa, chờ Phật vương ra đời.
Không khí tín ngưỡng dân gian nhuộm khắp Lục Châu. Giới trí thức ở thành thị cũng không kém.
Thanh tra Lalaurette, trong phúc trình ” Le Caodaïsme ” (1932), báo cáo rằng những năm đầu thập niên 1920, trong giới công tư chức Nam Kỳ nổi lên một phong trào tìm hiểu và thực hành thông công với thế giới siêu hình qua sách vở chữ Pháp của các tác giả Thông linh học như Allan Kardec (Pháp, 1804-1869), Nicolas Camille Flammarion (nhà thiên văn Pháp, 1842-1925), và các tác giả Thông thiên học như Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), Henry Steel Olcott (1832-1907), Annie Besant (nữ sĩ Anh, 1847-1933), v.v…
Các đàn tiên tri quy tụ những người hầu đàn cơ gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội, do nhiều mục đích khác nhau. Có thể chia ra ba nhóm chính:
– Nhóm sĩ phu ưu thời mẫn thế, mượn đàn cơ để hỏi việc thiên cơ, hầu biết vận mệnh đất nước ra sao. Những đàn này thường lập rất kín đáo.
– Nhóm bình dân, gồm những người cần xin thuốc chữa bịnh, cầu thọ … Những đàn này phổ biến hơn cả, rất đa dạng. Qua sự linh ứng nhãn tiền, đông đảo dân chúng đã có đức tin nơi siêu hình. Những đàn này thường chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định, tại một địa phương nào đó, rồi ngưng hẳn (bế đàn). Ở Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20 có một số đàn hữu danh thuộc loại này, như đàn Hiệp Minh (ở Cái Khế, tỉnh Cần Thơ), đàn Minh Thiện (ở Thủ Dầu Một, Bình Dương), đàn Chợ Gạo (tỉnh Chợ Lớn)… Trước khi biết đạo Cao Đài, tiền bối Ngô Văn Chiêu (1878-1932) đã nhiều lần đến các đàn tiên Hiệp Minh, Minh Thiện để cầu thọ hoặc xin thuốc tiên cho mẹ.(
Trong số các đàn tiên tri sự xuất hiện của đạo Cao Đài, có thể dẫn lại ba trường hợp tiêu biểu như sau:
Thứ Sáu, ngày 03-01-1913 (26-11 Quý Sửu), tại quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc, một nhóm sĩ phu lập đàn tại nhà ông Lê Quang Hiển (1872-1950), mục đích hỏi về thiên cơ, quốc sự. Chơn linh nhà Nho yêu nước Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân (1841-1875) giáng cơ ban cho bài thơ chữ Nho như sau:
Ngài lại ban cho bài thơ dịch:
Chạm mắt Cao Đài khoẻ tấm thân.
Hai chữ Cao Đài được nhắc tới bốn lần nhưng không ai hiểu ngụ ý gì. Gia đình ông Lê Quang Hiển sao lại hai bài thơ, cất lên trang thờ làm kỷ niệm.
Tháng 10-1926 (tháng 9 Bính Dần), khi các tiền bối Cao Quỳnh Cư (1888-1929), Cao Hoài Sang (1901-1971), Lê Bá Trang (1878-1936), Vương Quan Kỳ (1880-1940)… trong đợt phổ độ Lục Tỉnh đến truyền đạo Cao Đài tại quận Cao Lãnh, bấy giờ mọi người mới nhớ hai bài thơ mười ba năm trước.
Miễu Nổi (Phù Châu miếu 浮州廟 ) không biết có từ bao giờ, nằm trên một cồn nhỏ nổi giữa sông Vàm Thuật, Bến Cát, nay thuộc phường 5, quận Gò Vấp (bên kia bờ là An Phú Đông, quận 12).
Đế quân giáng hạ, nhữ vô tai.
Bài thơ khoán thủ thành Huê Quang Đại đế 華光大帝 , là vị giáng đàn. Câu một nói tiên tri từ năm 1926 trở đi khắp nơi sẽ nhìn thấy cờ của đạo Cao Đài gồm ba màu vàng, xanh, đỏ, tượng trưng cho Tam giáo (Phật, Lão, Nho). Câu ba nói tới “Tam kỳ Đạo dĩ khai” (Đạo kỳ Ba đã mở rồi) ám chỉ việc tiền bối Ngô Văn Chiêu (1878-1932) đã học đạo với Đức Cao Đài Tiên ông trước đó hai, ba năm (1920-1921). Câu hai nói “tứ hướng thướng tam tài” (bốn phương đều kéo cờ ba màu) “kim đơn” nhằm ngụ ý liên hệ tới phần nội giáo tâm truyền (tu thiền hay tịnh luyện, esotericism) của đạo Cao Đài.(
--- Bài cũ hơn ---
Phong Tục Đám Tang Đạo Cao Đài
Những Lưu Ý Khi Mua Xe Máy Mới
Chị Em Thích Xe Tay Ga Nên Mua Xe Nhập Khẩu Hay Chọn Xe Mới?
Có Nên Mua Xe Máy Trả Góp Không? Những Điều Cần Biết Trước Khi Mua
Bỏ Túi Kinh Nghiệm Mua Xe Máy Cũ Để Tránh Bị Lừa Gạt!