Top 5 # Cúng Ông Địa Bao Nhiêu Chén Chè Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cần Bao Nhiêu Xôi Chè Cúng Thần Tài Thổ Địa Là Đủ?

QUAN NIỆM VỀ XÔI CHÈ CÚNG THẦN TÀI THỔ ĐỊA.

Theo quan niệm người miền Nam, nếu như gia đình có hoạt động kinh doanh buôn bán. Dù làm lớn hay nhỏ đều thấy hình ảnh bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Bởi theo dân dân, hai vị thần này thể hiện cho hình tượng của Thần Đất. Với những vai trò khác nhau thì đã xây dựng nên hai hình tượng khác biệt để thể hiện cho sự may mắn, tiền tài.

Đối với Thần Tài, ông được xem là vị thần mang lại sự thu hút khách hàng. Giúp cho công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, gặp nhiều may mắn. Còn với Thổ Địa, ông cai quản đất đai, giúp cho các gia đình thờ phượng an tâm trong công việc làm ăn. Tránh những vận xui, vận hạn không cần thiết. Từ đó, ổn định công việc, tạo tiền đề để công việc làm ăn thăng tiến.

Do ý nghĩa của Thần Tài Thổ Địa quan trọng, vì thế quan niệm thờ cúng với cũng được nhiều người tin tưởng thực hiện sao cho hợp phong thủy. Vậy quan niệm này gồm những gì?

Trong một năm, dịp quan trọng nhất là ngày vía Thần Tài. Diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Ngoài ra, cứ đến ngày mùng 1, 15 tính theo âm lịch hàng tháng là dịp cúng Thần Tài Thổ Địa.

Đối với ngày vía Thần Tài, bạn chuẩn bị lễ vật cần tươm tất hơn so với những dịp khác. Và các ngày cúng hàng tháng, bạn nên chuẩn bị những lễ vật cơ bản. Phù hợp với tục cúng để thực hiện.

Khi bạn chuẩn bị cúng, mâm cúng không nhất thiết phải đầy đủ như ngày vía Thần Tài, mà chỉ cần đảm bảo những lễ sau là đủ: hoa tươi, hoa quả tươi, đồ ngọt- , thịt quay hoặc bộ tam sinh ( nếu có điều kiện ), tiền vàng, hương đèn.

Thường sẽ được đọc khấn vào buổi sáng, trước khi mở hàng kinh doanh.

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ. Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi. Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc. Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó). Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ). Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái. Khấn xong, vái hay lạy ba cái.

Cách thắp nhang và vệ sinh như thế nào?

Thường khi rước Thần Tài Thổ Địa về, trong 100 ngày đầu tiên phải thắp đèn liên tục cũng như châm hương nhang cần thiết. Để cho tụ khí lành tốt, có lợi trong công việc làm ăn. Sau 100 ngày, khi bạn muốn cầu mong điều gì thì phải thắp 3 nén nhang. Còn những thời điểm khác thì chỉ cần 1 nén là đủ. Và trong những ngày này, bạn nên chuẩn bị bộ đồ cúng với đầy đủ. Cũng như những lễ vật cần thiết đã trình bày như trên.

Bởi vì theo dân dan, các vị thần này ưa sạch sẽ. Cho nên, cần dọn dẹp thường kỳ đối với chỗ ở hai ông. Cụ thể là bàn thờ nên lau dọn khi thấy bám bụi và nên xịt nước thơm. Nếu như trời mưa thì nên để hai ông vào chậu sạch, đặt dưới mưa khoảng 15 phút. Sau đó mang vào nhà, lau chùi sạch sẽ, xịt nước thơm. Rồi dâng hương cầu khấn.

Như vậy, quan niệm xôi chè cúng Thần Tài Thổ Địa sẽ là một lễ vật thường được trưng trên bàn thờ hàng tháng. Để hiểu chi tiết hơn cần loại nào cũng như số lượng bao nhiêu thì cần xem trong phần kế tiếp.

CẦN BAO NHIÊU XÔI CHÈ CÚNG THẦN TÀI THỔ ĐỊA.

Vậy câu hỏi là cần bao nhiêu thì đủ?

Thật ra, việc sắm xôi chè dựa trên quan điểm về đối tượng cúng. Đối tượng bao nhiêu thì cần chuẩn bị đủ bộ bấy nhiêu. Vậy nên, đối với Thần Tài Thổ Địa, mỗi người một bộ xôi chè. Thì cần tối thiểu hai bộ là đủ. Và đương nhiên, bạn hoàn toàn lựa chọn nhiều hơn con số này như: 4,6,8,12,… Sao cho phù hợp với quan điểm của bạn là được.

Chén Chè Ỷ Cúng Tiễn Ông Táo “Chầu Trời”

Với người dân Việt, dù ở khắp mọi miền đất nước, đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình đều có làm mâm đồ cúng để tiễn ông Táo “chầu trời”.

Khác với mâm cỗ cúng Táo quân ở các nơi khác, người miền Tây thường nấu chè để cúng. Để cúng ông Táo, người ta thường hay nấu chè sôi nước (có người gọi là trôi nước). Nếu đơn giản hơn thì chỉ nấu chè nếp với đậu trắng, nước cốt dừa cũng được.

Chén chè cúng Ông Táo.

Chè sôi nước công phu hơn. Khi bước vào tháng Chạp, nếp gặt về sau khi được xay giã, người ta lựa nếp rặt đem ngâm qua đêm, tẻ mấy nước cho sạch rồi dằn nhuyễn, phơi khô, vô keo để dành. Đến ngày cúng ông táo, bột được đem ra nhồi với nước âm ấm cho vừa vò. Đậu xanh cà ngâm rồi đãi (gút) sạch vỏ, nấu nhừ, trộn thêm ít xác dừa khô bằm nhuyễn cho béo. Nêm muối hành vừa ăn rồi vo thành những viên tròn cỡ đầu ngón chân cái, dùng bột nếp áo bên ngoài. Bột nếp còn dư, được vò thành những viên tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay cái không có nhưn đậu bên trong, dân gian gọi là chè ỷ.

Chén chè sôi nước và chè ỷ.

Những viên chè vò tròn vo được thả vô nồi nước nấu sôi để luộc. Trút chè ra, bỏ nước luộc ấy cho bớt nhựa nếp. Bắc nồi nước đường lên bếp nấu sôi mới thả những viên chè đã luộc vào. Chờ những viên chè nổi bồng bềnh, thả thêm gừng xắt chỉ vào nữa là xong.

Người ta thường múc ra mỗi chén ba viên lớn, năm viên chè ỷ rồi rắc thêm ít đậu phộng rang đâm nhuyễn, chan nước cốt dừa trắng tươi lên mặt, dọn ra mâm cúng Táo Quân. Để cho mâm cúng thêm màu sắc, khi nhồi bột làm chè ỷ, nhiều nhà còn sử dụng lá cẩm, lá dứa… để tạo màu.

Lễ vật cúng ông Táo còn có thêm tàu bay, ngựa chạy bằng giấy vàng mã, có nhà còn chuẩn bị hai cây mía để nguyên đọt, buộc gút ở ngọn, dân gian gọi là gậy ông Táo để ông Táo dọc đường có khát thì bẻ ăn. Đối với người Hoa, người ta còn cúng thêm thèo lèo (trà liệu), hoặc bánh tai dé (bánh bao nhưn ngọt).

Ý nghĩa của các món cúng cũng được dân gian lý giải rõ ràng. Cần biết thêm, người miền Tây thờ ông Táo nhưng không có nhiều cảm tình với vị thần này.

Chè trôi nước còn mang hàm ý mong cho năm mới sắp tới mọi việc sẽ trôi chảy, công chuyện đồng áng luôn gặp nhiều thuận lợi…

Khi nhang tàn nửa cây, gia chủ mới lui mâm và cũng là lúc lễ tiễn đưa ông Táo đã xong. Mọi người cùng ăn chén chè ngọt lịm rồi nhanh tay làm những công việc cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới với nhiều may mắn và hạnh phúc.

Xôi Chè Cúng Phật Nên Chọn Loại Xôi Chè Nào Và Bao Nhiêu Phần

Thường cúng Phật diễn ra trong các dịp lễ lớn quan trọng như: Lễ Phật Đản, Lễ Tết, Lễ Rằm. Hay các dịp lễ khác như: ngày rằm hàng tháng, giỗ chạp ông bà, các lễ khác ( thường đối với gia đình có thờ Đức Phật ). Do đó, trong những dịp này, ngoài việc chuẩn bị mâm cơm cúng Phật thì sẽ có các mâm cơm khác. Sao cho phù hợp với ngày lễ tương ứng.

Đối với các ngày lễ lớn nhỏ, việc thực hiện cúng Phật thường đi đôi với chuẩn bị các mâm cúng thờ khác trong gia đình bạn. Thường thì đối với người miền Nam sẽ có các bàn thờ sau: Thờ Đức Phật, Thờ Thần Tài- Thổ Địa ( trước nhà ), Táo Quân, Gia tiên.

Đối với mỗi mâm cúng, việc chuẩn bị đồ cúng sẽ có những sự khác biệt. Từ số lượng lẫn hình thái món ăn chay hay mặn. Nhưng nhìn chung trong từng mâm cúng người miền Nam thì không thể thiếu xôi chè.

Theo quan niệm nhà Phật, thì cúng Phật chúng ta phải dựa trên: Phật Pháp Tăng. Đây là 3 thường trụ quan trọng nhất. Vì vậy, xôi chè cần 3 bộ xôi chè để tượng chưng cho điều trên. Ngoài ra, lễ vật khác khi chuẩn bị cho mâm này phải là đồ chay tịnh. Không được dùng các món mặn làm lễ cúng.

Đối với việc chuẩn bị mâm cúng này nên chuẩn bị 2 bộ xôi chè. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhà bạn có kinh doanh hay là không thì có thể lựa chọn đồ cúng chay hoặc mặn.

Dựa trên truyền thuyết về Táo Quân gồm hai Ông, một Bà mà xôi chè cần chuẩn bị là ba bộ. Bàn thờ này chay mặn đều được.

Đối với bàn thờ mà có nhiều bát hương thì mỗi bát hương cần một bộ xôi chè. Hoặc gia đình bạn mới chuyển chỉ có thờ ông bà thì nên chuẩn bị 4 bộ. Đại diện cho ông bà nhà nội ngoại.

Như vậy, quan niệm dùng xôi chè cúng Phật dựa trên hai nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, mục đích bạn chuẩn bị cho mâm cúng. Nếu là Đức Phật thì nên chuẩn bị thuần chay. Còn đối với các mục đích khác thì chay mặn đều tùy thuộc vào quan điểm của từng gia đình; Thứ hai, là số lượng . Cần dựa trên chi tiết và cả quan niệm để xác định được số lượng phù hợp nhất.

CÁCH LỰA CHỌN XÔI CHÈ CÚNG PHẬT PHÙ HỢP.

Sau khi bạn xác định được cần có bao nhiêu mâm cơm cúng thì số lượng xôi chè đã được định hình. Tuy nhiên, yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tới việc sắm mâm cúng là loại xôi nào sẽ được trình bày trong đó.

Đối với hầu hết các gia đình thành phố hiện nay, việc nấu nướng hay tự đi mua sắm đã không còn khá nhiều thời gian. Phần do công việc đã gò bó thời gian này. Phần vì thời điểm cúng Phật thường là những dịp lễ Tết quan trọng. Do vậy, họ muốn được thoải mái về thời gian, nghỉ ngơi, chơi đùa cùng gia đình. Mà việc tự nấu đã rất ít được các gia đình lựa chọn.

Xôi Chè Cúng Đất Đai Cần Bao Nhiêu Phần Là Đầy Đủ Lễ?

QUAN NIỆM VỀ VIỆC DÙNG XÔI CHÈ CÚNG ĐẤT ĐAI.

Trước khi làm những công việc cần cúng đất đai, việc đầu tiên là xem ngày. Bởi vì, ngày giờ tác động trực tiếp đến vận khí của người đó trong công việc lẫn cuộc sống gia đình. Vì vậy, xem ngày là công việc vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều cách để chọn ngày: chọn tuổi, chọn hướng xây, chọn sao chiếu,… Nên bạn hoàn toàn yên tâm nếu như lo lắng sẽ không có ngày nào phù hợp để thực hiện.

Đối với mỗi mục đích khi thực hiện cúng, việc chuẩn bị lễ vật sẽ tương ứng. Nhưng sẽ có điểm chung là việc chuẩn bị lễ vật sẽ phân thành ít nhất 2 mâm cúng. Một dành cho gia tiên, hai là dành cho việc cúng Thổ Công. Mỗi mâm sẽ được trình lên một số lễ vật căn bản sau:

Trái cây; Hoa tươi (hoa cúc, hoa lay ơn,…); Hương thơm; Đèn cầy hoặc nến; Gạo, muối; Nước lọc – Rượu trắng;; Bánh kẹo; Vàng mã; Đồ cúng chay hoặc mặn; Bài văn khấn… .

Đối với mỗi lễ nói chung, việc cúng đất đai theo thông lệ hiện nay được phổ biến với việc thắp 3 hoặc 5 nén nhang. Sau khi chuẩn bị lễ vật cúng đầy đủ, châm trà rót rượu thì việc khấn diễn ra theo thứ tự. Từ gia tiên đến cúng Thổ Công. Rồi tới đội thi công công trình khấn Thổ Công ( nếu có xây dựng )

Gia tiên:

Nam-mô A-Di-Đà Phật, Cây có cội, nước có nguồn; người phải có tổ tiên, ông bà, cha me. Hương lửa lưu truyền, có thân lớn khôn đây là nhờ ơn Cửu Huyền ban phước. Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……… (ÂL), con tên họ là …………(xưng họ tên), ……….tuổi, hiện ở tại ………(ấp, xã, huyện, tỉnh thành phố v.v…). Được ngày lành tháng tốt, sắm bày phẩm lễ, kính trình “CỬU HUYỀN THẤT TỔ, NỘI NGOẠI TÔNG THÂN” nhậm lễ chứng minh, cho phép con được (đào móng, dựng nhà v.v…). Kính xin Ông Bà Tổ Tiên phù hộ độ trì cho công việc ……… (Nếu là đào móng, xây, dựng nhà, thì vái cho được tiến triển tốt đẹp, an toàn khi làm việc, chủ thợ đều bình an, nhanh chóng thuận lợi, vui vẻ mọi bề …// Nếu về nhà mới thì vái cho toàn gia được bình an mạnh khỏe, đời sống được ấm no, sung túc, trên thuận dưới hòa, v.v…

Thổ Công ( gia đình ):

Nam-mô A-Di-Đà Phật, Trời che đất chở, nước có quốc thánh, làng có hương thần, nơi ngụ cư có Đất Đai Viên Trạch. Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……… (ÂL), con tên họ là …………(xưng họ tên), ……….tuổi, hiện ở tại ………(ấp, xã, huyện, tỉnh thành phố v.v…). Được ngày lành tháng tốt, sắm bày phẩm lễ, kính trình “ĐẤT ĐAI VIÊN TRẠCH” nhậm lễ chứng minh, cho phép con được (đào móng, dựng nhà v.v…). Kính xin Đất Đai phù hộ độ trì cho công việc ……… (Nếu là đào móng, xây, dựng nhà, thì vái cho được tiến triển tốt đẹp, an toàn khi làm việc, chủ thợ đều bình an, nhanh chóng thuận lợi, vui vẻ mọi bề …// Nếu về nhà mới thì vái cho toàn gia được bình an mạnh khỏe, đời sống được ấm no, sung túc, trên thuận dưới hòa, v.v…

Thổ Công ( đội xây dựng ):

Nam-mô A-Di-Đà Phật, Tay nghề khéo léo, nhờ ơn Tổ-Cuộc sống vươn lên, nhớ đức Sư. Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……… (ÂL), con tên họ là …………(xưng họ tên), ……….tuổi, hiện ở tại ………(ấp, xã, huyện, tỉnh thành phố v.v…). Được ngày lành tháng tốt, sắm bày phẩm lễ, kính trình “THẬP NHỊ CÔNG NGHỆ TỔ SƯ, LỖ BAN TỔ SƯ ” nhậm lễ chứng minh, cho phép chúng con được (đào móng, dựng nhà v.v…). Kính xin chư vị Tổ Sư hiển kinh phù hộ độ trì chúng con được … tốt đẹp, an toàn khi làm việc, chủ thợ đều bình an, nhanh chóng thuận lợi, vui vẻ mọi bề …// Nếu về nhà mới thì vái cho toàn gia được bình an mạnh khỏe, đời sống được ấm no, sung túc, trên thuận dưới hòa, v.v…

NÊN DÙNG BAO NHIÊU PHẦN XÔI CHÈ CÚNG ĐẤT ĐAI?

Cần chuẩn bị: 5 chè, 3 xôi, 1 dĩa trái cây ngũ quả ( theo quy luật ngũ hành ), 1 bình bông, 1 dĩa trầu cau, trà, rượu, đèn, nhang (lư hương), giấy tiền, bài khấn.. Giống như đào móng, cần chia bàn cúng thành hai mâm cho gia đình cúng và đội xây dựng.

Nên chuẩn bị: 5 chè, 3 xôi, 1 dĩa trái cây ngũ quả (có phủ kín bằng tờ giấy hồng đơn đỏ ), 1 bình bông, 1 dĩa trầu cau, trà, rượu, đèn, nhang, giấy tiền, bài khấn.

Với lễ vật gồm: 4 chè, 2 xôi, 1 dĩa trái cây thường, 1 bình bông, 1 dĩa trầu cau, trà, rượu, đèn, nhang, giấy tiền vàng mã, bài khấn.