Top 5 # Cúng Rằm Tháng 7 Trưa Hay Chiều Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Sáng, Trưa, Hay Tối?

Việc cúng rằm tháng 7 vào sáng, trưa hay tối? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân, cúng cô hồn nên các gia đình Việt Nam đều mong muốn chuẩn bị tươm tất, cúng giờ tốt để thể hiện lòng thành kính với thần linh, tổ tiên cũng như tiễn đưa các vong linh quay lại địa ngục.

Theo đúng như giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày tết Trung Nguyên là ngày lễ xóa tội vong nhân, ngày cúng Vu Lan báo hiếu, được hiểu là một trong số những ngày mà con cái sẽ tỏ lòng báo hiếu đối với những đấng sinh thành của mình.

1. Cúng rằm tháng 7 ngày nào tốt?

Cúng rằm tháng 7 được xem là phong tục có từ lâu đời, nét đẹp văn hóa của người dân Việt. Do đó, các gia đình đều tất bật chuẩn bị mâm cúng Phật, tổ tiên, thần linh và chúng sinh khi ngày 15/7 âm lịch đến.

Theo quan niệm, cúng cô hồn rằm tháng 7, mọi người có thể cúng từ ngày 10/7 – 12h đêm ngày 14/7 âm lịch. Nhưng nếu bận thì mọi người có thể cúng vào dúng ngày 15/7 âm lịch.

2. Cúng rằm tháng 7 buổi sáng, trưa hay tối?

Theo người xưa truyền đạt lại, vong hồn sống trong địa ngục nên khi gặp ánh sáng sẽ rất yếu nên nếu cúng cô hồn vào ban ngày thì vong hồn sẽ không thích ứng được. Do đó, khi bạn cúng chúng sinh thì bạn nên cúng vào chiều tối, với mâm cúng tổ tiên và thần linh thì bạn có thể cúng vào ban ngày, vào buổi trưa thì càng tốt.

3. Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào tốt?

Như phân tích ở trên thì mâm cúng chúng sinh nên cúng vào lúc 18h – 19h tối. Còn với lễ cúng tổ tiên và thần linh thì nên cúng vào lúc 11h – 12h trưa để tổ tiên nhận lễ cúng tốt hơn. Sau đó là để cho con cháu thụ lộc.

Lưu ý: Mọi lễ cúng cần được làm trước 12h đêm ngày 15/7 âm lịch.

Theo phong tục và quan niệm của người Việt Nam, bài khấn rằm là cách giúp bạn truyền đạt được các nguyện vọng và sự thành kính đến tổ tiên của mình, vì thế mà bài khấn rằm được xem là thứ cần có trong ngày cúng rằm hàng tháng.

Vậy để theo đúng nghi lễ chúng ta nên cúng rằm tháng 7 vào sáng trưa hay tối? Theo như quan niệm hiện nay, thời điểm cúng rằm tháng 7 nên thực hiện vào buổi chiều tối, bởi ban ngày sẽ có nhiều ánh sáng, mà ánh sáng mặt trời sẽ không tốt ánh nắng mạnh sẽ khiến cho các cô hồn khi được giải thoát, phóng ngục sẽ rất yếu.

Ngoài ra, bài viết hướng dẫn mâm cúng rằm tháng 7 có những gì cũng là một bài viết bổ ích mà các gia đình nên tham khảo, thông qua bài viết hướng dẫn mâm cỗ cúng rằm tháng 7 có những gì các gia đình sẽ có những sự chuẩn bị chu đáo nhất trong ngày lễ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cung-ram-thang-7-vao-sang-trua-hay-toi-26415n.aspx

Cúng Đầy Tháng Buổi Sáng Hay Chiều

Theo quan niệm dân gian người Việt Nam có câu ” Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ” để chỉ tục làm đầy tháng tức là cũng cho bà chúa trông coi toàn diện và 12 bà Mụ có công nặn ra đứa trẻ, mỗi bà Mụ đảm nhận một chức năng riêng… mỗi nơi có một cách cúng khác nhau và thay đổi dần theo cuộc sống hiện đại.

Việc tổ chức đầy tháng cho trẻ nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn là để trình vói họ hàng hai bên gian đình về đứa cháu sau một tháng ra đời.

Cúng đầy tháng sáng hay chiều?

Thường lễ cúng đầy tháng nên làm vào buổi sáng sớm trước 9h hoặc chiều tối sau 16h trong ngày. Vì sao sáng sớm mà không trễ hơn hoặc vào chiều tối mà không là buổi trưa? Những thời điểm cúng như thế này được các thầy tướng số cho là rất tốt cho bé, được các bà mụ chú ý nhiều.

Chè trôi được được chọn làm lễ vật truyền thống trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Cúng đầy tháng lúc mấy giờ?

Giờ cúng được chọn để phù hợp với giờ hoàng đạo của bé.

Cúng đầy tháng chọn gà hay vịt?

Trong mâm cúng đầy tháng , gà hay vịt đều được, cha mẹ có thể lựa chọn và chuẩn bị theo ý kiến của gia đình.

Cúng đầy tháng gà trống hay gà mái?

Trong lễ cúng thôi nôi, gà dùng để cúng bắt buộc phải là gà trống, gà luộc để nguyên đầu và chân cánh, tạo thế đẹp.

Cúng đầy tháng bé trai, bé gái chọn chè gì?

Trong một buổi lễ cúng thôi nôi, xôi chè là lễ vật truyền thống không thể thiếu. Đối với bé trai, chè được cúng phải là chè đậu trắng. Còn đối với bé gái, chè được chọn sẽ là chè trôi nước.

Ý nghĩa của nghi lễ đặt tên trong lễ cúng đầy tháng

Người xưa tin rằng thân thể của thai nhi là do bà Mụ nặn thành. Vì thế nên 7 ngày (đối với con trai) hay 9 ngày (đối với con gái) sau khi đẻ, người ta làm lễ đầy cũ để tạ ơn bà Mụ (theo tục truyền thì có 12 bà Mụ) và xin bà phù hộ và dạy đứa trẻ biết cười, lật, bò, đứng, đi, ăn, ngồi..Được 1 tháng thì có lễ đầy tháng cũng là để tạ ơn bà Mụ và xin phép bà Mụ đặt tên cho đứa trẻ. Vì trong năm đầu tiên sau khi mới sinh tính mệnh đứa trẻ rất mỏng manh, không những thân thể yếu ớt mà xung quanh nó lại đầy những ma quỷ và hung thần rình mò hại nó, nên người ta đặt tên con nít nhưng tên cực xấu để quỷ tà chê bỏ, thường lấy tên con gái đặt cho bé trai để lừa quỷ tà. Vì vậy, khi trẻ đầy một tháng, cha mẹ làm lễ cúng Mụ cho con và làm nghi lễ đặt tên, theo truyền thống dân gian, như vậy bé sẽ chọn được một cái tên đẹp, phù hợp với vận mạng và sẽ được bình an, may mắn về sau.

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách cúng đầy tháng, cúng đầy tháng, cúng đầy tháng buổi sáng hay chiều, cúng đầy tháng cho bé, lễ cúng đầy tháng

Cúng Rằm Tháng 7 Nên Cúng Buổi Sáng Hay Buổi Chiều?

Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, người dân và Phật tử Việt lại lên chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu, nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất…

Tại các gia đình, mọi nhà cũng làm mâm cơm cúng để thắp hương tưởng nhớ đến người thân, cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát. Ngoài ra, họ cũng làm mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

Thông thường, các nhà tâm linh cho rằng, lễ cúng Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên, các gia đình nên thực hiện vào buổi sáng. Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái thì các gia đình nên thực hiện cúng vào buổi chiều tối.

Giải thích về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, thời điểm cúng như vậy là theo quan niệm của dân gian. Bởi ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được “mở cửa ngục” thả ra rất yếu.

Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình.

Còn theo một vị Đại đức từng tham gia nhiều khóa lễ “mông sơn thí thực” hay còn gọi là lễ cúng chúng sinh, cô hồn cho biết thêm, thực tế, ở các chùa hay các nơi làm lễ này thường làm vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

Do đó, cúng buổi tối thì các cô hồn này mới có thể dễ nhận nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho”, vị này nói.

Về thời gian cúng lễ cô hồn nên được thực hiện vào ngày nào thì tùy theo sự lựa chọn, công việc mà các gia đình sẽ tự chọn việc cúng rằm tháng 7 của mình. Nhưng tất cả đều nên cúng trước và diễn ra trước 12 giờ đêm ngày 15/7.

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày 14 Hay 15 Âm Lịch?

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào, cúng ngày 14 hay 15 tháng 7 Âm lịch là băn khoăn của nhiều người. Bài viết sau giúp bạn hiểu thêm và chọn thời điểm cúng rằm tháng 7 đúng… Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (hay Diên Hựu – Ba Đình – Hà Nội) cho hay, tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay tháng “ma quỷ”.

Còn trong đạo Phật thì tháng 7 được coi là tháng lễ Vu Lan báo hiếu gắn liền với chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ diễn ra từ thời Đức Phật còn tại thế.

Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người thường lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.

Theo truyền thuyết dân gian về khoảng thời gian từ mùng 2/7 là thời điểm Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho ma quỷ và kết thúc sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7 các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.

Ở miền Bắc cúng thổ công, gia tiên, ông bà, mọi người thường cúng trước ngày rằm tháng Bảy.

Đúng ngày rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày, mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do, vì vậy nên nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình cho dù ta đã cúng cháo cho họ, vậy nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.

Vì vậy các gia đình thường làm lễ cúng trước ngày rằm.

Cũng theo quan niệm dân gian thì vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được “thả” đi lang thang nên nếu ta hóa vàng mã vào ngày này thì sẽ bị cướp, giật mất người thân khó nhận. Do vậy trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào mới đúng?

Theo Đại đức Tâm Kiên, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày.

Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, đây là theo quan niệm của dân gian, bởi ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được “mở cửa ngục” thả ra rất yếu.

Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình.

Tuy nhiên dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12 giờ đêm ngày 15/7.

Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.” Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

Cúng Phật

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Cúng thần linh, gia tiên

Một số người Việt Nam tin rằng mỗi năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng theo giáo lý nhà Phật việc cúng chay tốt hơn.

Theo BTV ( GĐVN )