Top 12 # Cúng Rằm Tháng 7 Vào Lúc Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Thời Điểm Cúng Rằm Tháng 7 Lúc Nào Là Chuẩn Nhất?

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm có hai ngày lễ lớn là lễ Xá tội vong nhân và Vu lan báo hiếu cha mẹ.

Nhưng về bản chất hai tập tục khác nhau về ý nghĩa và nguồn gốc.

Theo Người đưa tin và Dân Trí cho biết hầu hết các gia đình đều cúng Rằm tháng 7 trong khoảng thời gian từ 2/7 đến trước 12h đêm ngày 14/7 Âm lịch.

Lý giải về tập tục này, chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình (chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, viện Nghiên cứu tiềm năng con người) đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.

“Qua ngày mùng 1 sang canh ngày 2/7 – 14/7 là ngày các vong hồn được về với dương giới theo quan niệm dân gian. Và những vong hồn có tội thì có thể được xá tội trong những ngày này, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để những linh hồn này có thể trở về trần gian và được thọ hưởng những lễ vật ở trần gian do người dương thế cúng tế. Đây là một quan niệm dân gian, từ trước đến giờ tục lệ người dân Việt vẫn thường cúng tế vào những ngày này”, chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình nói.

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh – TGĐ Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, thực tế điều này xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa quan niệm ngày 15/7 âm lịch là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận đồ được nữa.

Thời gian thực hiện cúng rằm tháng 7, người xưa thường thực hiện lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày.

Đối với lễ cúng cô hồn thường diễn ra vào buổi chiều tối.

Nơi cúng cô hồn thường được đặt ở vỉa hè, khu vực ngã ba, cổng làng.

Không nên đặt mâm cúng trong nhà hoặc phạm vi nơi ở. Việc cúng cô hồn tiến hành sau khi đã cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.

Trong tín ngưỡng của người Việt, sau khi cúng cô hồn xong phải thực hiện việc mời các vong đi, tức là phải có thủ tục “tiễn khách” để tránh đưa vong hồn vào nhà. Ở một số nơi, người dân còn vãi gạo, muối ra sân, đường làng.

Song Ngư (TH)

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào, Giờ Nào?

Cúng rằm tháng 7 tháng cô hồn vào ngày nào, giờ nào cũng nên lựa chọn kỹ lưỡng để phù hợp với mỗi gia đình.

Vì sao phải cúng rằm tháng 7?

Vào tháng 7 Âm Lịch, dân gian ta thường gọi là tháng cô hồn hay cũng là tháng Vu Lan – mùa báo hiếu cho cha mẹ ông bà. Theo quan niệm của cha ông ta, tuỳ theo những việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác thay vì bị đày xuống địa ngục hay lang thang quấy rối người thường.

Việc cúng cô hồn tháng 7 không chỉ để tránh bị người khác quấy phá mà muốn làm những điều phúc tốt đẹp, giúp những cô hồn lang thang có được một ngày no nê và đỡ tủi thân khi ở dưới địa ngục. Nó mang tính nhân văn cao trong văn hoá truyền thống Việt Nam cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân đó là: con người dù gây ra những tội ác gì trong quá trình chịu sự trừng phạt, quả báo cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu khổ cực, đau đớn.

Theo truyền thuyết người Xưa, Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.

Cúng rằm tháng 7 tháng cô hồn vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào luôn là thắc mắc của nhiều người. Theo truyền thuyết dân gian, Quỷ Môn được ra ra từ ngày 2 tới ngày 15/7 âm lịch, đây là khoảng thời gian trên dương gian có nhiều cô hồn dã quỷ nhất. Từ 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch cửa địa ngục sẽ đóng và cô hồn buộc phải quay về lại nơi chốn mình thuộc về.

Vì vậy nên có hai luồng ý kiến khác nhau về thời điểm tổ chức lễ cúng cô hồn. Một mặt, có người cho rằng có thể cúng cô hồn từ ngày 2 tới ngày 15/7 âm lịch vì lúc này cô hồn đã vào dương gian, cúng lễ thì chúng sẽ nhận được ngày. Cũng có ý kiến lại tin tưởng, nhất định cúng cô hồn phải vào đúng ngày Rằm mới là chuẩn.

Thực chất lễ cúng cô hồn hiện nay không chỉ cúng chúng sinh mà còn cúng lễ gia tiên, không chỉ giúp những vong hồn vất vưởng có thêm chút đồ lễ mà con cháu cũng muốn gửi cho ông bà tổ tiên nhà mình đồ cúng để đủ đầy hơn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng cô hồn tháng 7 là tục truyền miệng, không có bất cứ một quy tắc hay nghi lễ chính thức nào nên có rất nhiều dị bản. Thông thường, quan niệm dân gian là cúng lễ tổ tiên vào trước ngày Rằm vì dịp này vong hồn nhiều, nhiều vong không nơi nương tựa không được gia đình cúng tiến sẽ cướp mất đồ lễ của gia tiên nhà mình. Cúng trước và ghi rõ tên tuổi vào đồ lễ để ông bà nhận được đồ của con cháu.

Cúng vào ngày Rằm tháng 7 là tốt nhất, chính lễ nhất nhưng nếu không có điều kiện thì từ 10 tới 15/7 âm lịch chính là thời điểm thích hợp để cúng cô hồn. Mọi nhà nên tùy vào hoàn cảnh và khả năng của mình mà tiến hành, không nên quá câu nệ.

Nhiều người cũng băn khoăn cúng Rằm tháng Bảy vào giờ nào thì hợp lý. Theo quan niệm dân gian, do ban ngày có nhiều ánh sáng mà ánh sáng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn mới được “thả ra” rất yếu nên đối với lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tự, chịu nhiều oan trái trong xã hội… thì nên thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

Cũng theo một vị Đại đức – người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều tối, thậm chí là tối hẳn bởi theo quan niệm dân gian, vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho.

Tuy nhiên, dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn cũng đều phải diễn ra vào trước 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch.

Theo Giadinhvietnam

Nên Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào

Tuy nhiên, trong ngày rằm này, hầu hết mọi nhà đều không cúng thổ công, gia tiên, ông bà đúng ngày. Ngược lại, các gia đình đều cúng trước ngày rằm tháng 7 khoảng 1 tuần hoặc trước đó vài ngày.

Nguyên nhân là bởi, rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan (báo hiếu). Rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày lễ cúng cô hồn hoặc còn gọi là ngày xá tội vong nhân. Bởi thế, theo quan niệm xưa của người Việt, nếu lễ cúng thực hiện vào chính ngày rằm tháng 7 sẽ không tốt.

Theo người xưa cho rằng, thời điểm ấy sẽ có rất nhiều vong hồn được “thả” đi lang thang. Tổ tiên và người nhà của họ ở thế giới bên kia sẽ có thể không nhận được gì của con cháu cúng tế. Chính điều này, nhiều gia đình Việt phân chia rạch ròi 2 lễ cúng quan trọng. Đó chính là lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn.

Với lễ Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời và báo hiếu. Lễ cúng cô hồn là lễ để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng nhằm làm phúc.

Chính bởi điều này mà mọi nhà thường chuẩn bị thịnh soạn mâm cúng thổ công, gia tiên ông bà và cúng trước ngày rằm tháng 7 vài ngày.

Thông thường, từ ngày mùng 10 đến trước ngày chính rằm, các gia đình cúng xong cũng thường hóa vàng mã trước ngày này. Họ tin rằng, nếu cúng ngày chính rằm tháng Bảy, do Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày, mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do.

Nên nếu cúng các cụ tổ tiên đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình cho dù ta đã cúng cháo cho họ. Vậy nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.

Ngay cả việc hoá vàng mã cũng vậy. Trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.

Theo chúng tôi

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào? Lễ Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì?

Cúng chúng sinh trong tháng cô hồn là gì?

Hàng năm, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn hay mở cửa mả. Trong đó, ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân.

Tại sao gọi là tháng cô hồn? Bởi Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói trở lại trần gian và quay về vào ngày rằm.

Vì vậy, dân ta phải sắm lễ cúng rằm tháng 7 cho những vong hồn vương vất. Tháng 7 âm lịch còn có ngày lễ Vu Lan báo hiếu, làm lễ cầu siêu cho người đã khuất. Như vậy, có hai lễ lớn trong tháng 7 âm là lễ Vu Lan và cúng cô hồn.

Theo truyền thuyết, cúng cô hồn rằm tháng 7 là để thả quỷ miệng lửa (Phóng diệm khẩu). Cúng rằm tháng 7 hay lễ Vu Lan, lễ xá tội vong nhân là một nét đẹp văn hóa của Việt Nam từ bao đời. Thường sẽ có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng cô hồn, chúng sinh.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Ngày vu lan báo hiếu là ngày bao nhiêu?

Cúng cô hồn vào ngày nào? Tùy theo từng vùng miền và gia đình mà việc sắm lễ cúng rằm tháng 7 sẽ kéo dài trong một tháng không cụ thể ngày nào. Có nơi tổ chức cả hai lễ vào cùng ngày rằm tháng 7, người miền Bắc thường chú trọng ngày xá tội vong nhân, trong khi miền Trung và miền Nam thường thiên về lễ Vu lan.

Trong đó, cúng lễ Vu Lan ban ngày còn cúng lễ cô hồn vào chiều tối vì buổi sáng các cô hồn thường sợ ánh sáng. Dân ta quan niệm nếu tổ chức cùng lúc hai lễ thì tổ tiên sẽ không nhận được đồ cúng tế từ con cháu vì nhiều vong hồn khác cũng đi lang thang vào thời điểm ấy.

Như vậy, tùy theo mỗi vùng miền mà chọn ngày làm mâm cơm cúng rằm tháng 7, thông thường từ mùng 2 cho đến ngày 14 âm lịch cúng lễ Vu Lan, một số gia đình chọn cúng cô hồn vào ngày 15 âm. Tại sao cúng rằm tháng 7 trước ngày 15? Ngày 15/7 được quan niệm là ngày giới hạn mở cửa Quỷ môn quan và vong hồn sẽ phải quay về.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 để cúng thần linh, tổ tiên ở trong nhà, còn mâm cỗ cúng chúng sinh đặt ở ngoài đường, trước nhà, ngã ba đường để cúng cô hồn vương vất, không nơi nương tựa, đói ăn, không được để mâm cỗ trong nhà để tránh vong hồn theo vào.

Cúng rằm tháng 7 năm 2019 vào ngày nào? Năm nay ngày rằm tháng 7 vào thứ Năm, ngày 15/8/2019 dương lịch.

Nên cúng chúng sinh rằm tháng 7 vào giờ nào?

Cúng cô hồn không nên cúng ban ngày vì mặt trời rất mạnh còn các cô hồn rất yếu, nên cúng tầm chiều tối, nhưng cần trước 12h đêm ngày 15 âm lịch. Còn lễ Vu Lan thì thực hiện vào ban ngày.

Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Với lễ cúng Phật thường cho những gia đình theo đạo Phật sẽ trình cúng, những gia đình không có điều kiện có thể lên chùa, ở nhà cúng gia tiên và cúng cô hồn. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà sắm lễ, không có quy định cụ thể về đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà.

Nếu gia đình bạn cúng mùng 1 tháng 7 âm mà không kèm với cúng cô hồn thì sắm lễ như cúng mùng 1 hàng tháng như bình thường gồm hương hoa, trầu, rượu, nước. Tham khảo văn khấn mùng 1 thổ công, gia tiên hàng tháng chuẩn.

Mâm cúng Phật là các món chay

– Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò

– Gà chay

– Nem chay rán

– Giò lụa chay

– Đậu đũa luộc

– Canh nấm/ Canh rau củ chay

– Gỏi/ Nộm chay

Mâm cơm cúng gia tiên, thần linh rằm tháng 7

– Gà luộc

– Xôi trắng

– Chả giò rế

– Giò lụa

– Miến gà

– Canh sườn bí đao

Sắm lễ cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7

Cách bày mâm lễ cúng chúng sinh gồm những gì? Sắm lễ cúng chúng sinh sẽ bao gồm:

– Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

– Hoa quả (5 loại 5 mầu)

– 12 cục đường thẻ

– Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)

– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

– Tiền vàng. Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Bao gồm tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã.

– Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..

Cách cúng cầu siêu tại nhà, bày mâm cúng cô hồn là rải tiền vàng trên mâm theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng 3-5-7 cây hương. Sau khi hoàn thành bài cúng chúng sinh rằm tháng 7 ngoài trời và lời khấn cúng cô hồn, gia chủ cần làm nghi lễ mời cô hồn đi như sau:

+ Vãi gạo, muối ra đường và đốt vàng mã.

+ Tục giật cô hồn tức người sống giành giật mâm cúng, tiền cúng, càng đông người sống giành giật càng mua chuộc được các cô hồn không đến quấy phá. Đồ cúng cô hồn có ăn được không? Người ngoài hoàn toàn có thể ăn được đồ cúng cô hồn theo tục lệ giành giật mâm cúng.