Top 12 # Cung Ruoc Ong Ba May Gio Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ngay Gio To Tien Nen Cung Chay Hay Cung Man

Trước hết, chúng ta cần thấu hiểu ý nghĩa của phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp đặc sắc trong văn hóa ứng xử của người Việt ta. Phong tục này không chỉ thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ mai sau. Đây được xem là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước hết là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết ơn đối với các bậc sinh thành.

Có thể nhận thấy tình trạng chung hiện nay tại những đám giỗ là tụ tập bạn bè hay người thân rồi cùng nhau tổ chức ăn uống linh đình và đặc biệt là sát sinh rất nhiều để phục vụ cho nhu cầu ăn uống ấy. Điều này nên hay chăng?

Theo thế gian thì việc này âu cũng là chuyện thường. Nhưng đối với những người Phật tử, được học và lĩnh hội những giáo lý tốt đẹp mà đức Phật truyền trao thì chúng ta nên phân biệt những việc nên làm và không nên, để những giá trị tốt đẹp trong kinh điển và lời dạy của đức Thế Tôn sẽ được tiếp tục lưu truyền theo đúng nguyên bản giá trị của nó.

Nếu người chết còn bị kẹt vào chỗ nào đó chưa được đầu thai, thì mỗi lần con cháu giết hại sanh vật để cúng tế, thì họ bị thêm tội. Vì nghiệp mà đang chịu trả nghiệp, nay bị con cháu gởi thêm nghiệp nữa, nghiệp sau chồng nghiệp trước, biết chừng nào trả cho xong. Thật tội nghiệp cho họ!

Nếu con cháu biết được đạo lý này thì nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để hồi hướng công đức. Ơn nghĩa này đối với họ lớn lao và quý hóa biết chừng nào!

Nhưng xin lưu ý, cúng giỗ chay nhưng xin hãy chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình, từ chính tấm lòng biết ơn của những người con, người cháu đối với tổ tiên, chứ không chỉ là trên hình thức. Đơn cử như việc “giỗ chay nhưng đãi mặn”, tiếng là giỗ chay nhưng chỉ với vài ba món để trên ban thờ, so với tràn ngập thịt cá trong bàn tiệc thì mấy món chay kia chỉ là hình thức giả tạm. Làm sao che lấp được rượu, thịt ê hề hay tiếng than khóc của những chúng sinh bị giết hại vô tội kia… Hình thức trống rỗng, tâm ý không thành, liệu có giải quyết được vấn đề gì?

Vậy thì chúng ta, những người con của Phật, hãy “tự thắp đuốc lên mà đi”, dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật.

Vào những ngày giỗ kỵ tổ tiên, ông bà hay bố mẹ, người thân của mình nên làm chay thanh tịnh mới tốt. Tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức cho vong linh, cầu xin vong linh sớm siêu sanh, giải thoát, giác ngộ. Nên tiết giảm các hình thức ăn nhậu say sưa và tuyệt đối đừng sát hại sinh vật. Đừng nên lợi dụng ngày chết của ông bà, cha mẹ, mà giết hại sinh vật làm đám tiệc linh đình để trả ơn nghĩa thế gian. Nếu sơ ý, vừa tội nghiệp cho ông bà, vừa kết thêm nghiệp chướng cho chính mình. Nhân quả này không dễ gì có thể trả được.

Nhân ngày giỗ kỵ này, con cháu nên ăn chay, phóng sanh, làm các việc thiện lành để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết để tỏ lòng thành kính. Nếu không có điều kiện, thì chén nước lạnh tinh khiết với hoa quả, một nén hương thành tâm là đủ để thiết lễ tưởng niệm rồi. Cần chi đến hình thức linh đình mà bị khó khăn.

“Con ơi, mẹ chẳng cần chi Mong con ứng xử trong khi mẹ còn Chỉ mong con nhớ những điều Phật răn Ngày giỗ cũng chẳng cần chi Làm mâm cỗ lớn, mang đi cúng ruồi Mẹ đây phước mỏng tội dày Sát Sinh ngày giỗ tội mẹ nặng thêm Nên chăng con hãy cúng chay Tiệc mời chay tịnh giỗ mẹ thêm an Nhân quả phải giữ lấy lời Dù là cao quý, hèn đời con ơi! Cuộc đời thiện ác thế thôi Nhờ có nhân quả, mẹ thời an vui”

Văn Cúng Ngày Giỗ Hết Van Cung Ngay Gio Het Doc

Văn cúng ngày Giỗ Hết (Lễ Đại Tường)

1.Ý nghĩa: Ngày giỗ Hết hay còn gọi là ngày “Đại Tường”, tức là ngày Giỗ vào 2 năm 3 tháng sau ngày mất.

Giỗ Hết vẫn là Giỗ trong vòng tang. Ngày Giỗ Hết thương làm linh đình hơn, và sau Giỗ này, ngườ nhà bỏ tang phục, hay còn gọi là hết tang. Sau ngày giỗ Hết, người ta sẽ chọn ngày tháng tốt để làm lễ Cải cát, sang mộ cho người quá cố. Và từ năm thứ ba trở đi thì giỗ của người qua cố trở thành giỗ Thường hay “Cát Kỵ” Bởi vậy, có người bảo “ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời”. Quan trong nhất vì nó đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của người còn sống cũng như đối với vong linh của người đã khuất. Với người đang sống, người ta trở lại đời sống thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám. Theo quan niệm xưa thì chỉ sau Giỗ Hết của chồng, người vợ mới có thể đi bước nữa.

2. Sắm lễ: Giỗ Hết thường được tổ chức long trọng với: vàng mã, hương, hoa, phẩm oản, trái cây theo mùa, cùng mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn từ thịt lợn, tôm, cua, xôi, gà, …

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Hết Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………………

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………….

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của………………………………………………………

Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.

Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo phủ Thần quân, Ngữ phương, Long mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ…………………. và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn chình ngày Giỗ Hết Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ ………………………………………………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ……………….. tháng ……………… năm ……………………………

Chính ngày Giỗ Hết của……………………………………………………………………

Thiết nghĩ……………… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời………………………………………………………………………

Mất ngày…………. Tháng………………năm……………………………………………

Mộ phần táng tại:…………………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ lại mời vong lonh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bài Cúng Giỗ Bố Vợ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất【Xem 97,515】, Bai Van Khan Cung Ngay Gio Dau Chuan Nhat

Rate this post

Tết Thượng Nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì rằm Tháng Giêng còn gọi là ngày vía của Phật tổ.

Ta thường có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Tục ta tin rằng ngày rằm tháng giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ Phật giáo. Trong dịp này, chùa nào cũng đông người đến lễ bái và sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cổ.

Đang xem: Bài cúng giỗ bố vợ

Là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Nhân ngày thanh minh, dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Lễ tảo mộ: Tảo một chính là sửa sang ngôi một cho được sạch sẽ, rẫy hết cỏ dại, đắp lại nấm mồ cho to. Đây là dịp duy nhất trong năm mà có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất mà không làm “chấn động” nhiều. Tuy vậy, có một số nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết.

Nhiều làng ở vào vùng đất thấp, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo một vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc nên làm. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.

“Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày mồng Ba tháng Ba (âm lịch). Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực ta làm bánh chay.

Tết này có xuất xứ từ Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Từ Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Đành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình.

4. Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ)

Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương. Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn giết sâu bọ bằng rượu hoặc ăn rượu nếp.

Lý do ngày Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết diệt sâu bọ vì đây la giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.

5. Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy)

Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung).

Ngoài ra, rằm tháng Bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân. Bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế gia đình đều cúng gia tiên, còn ở chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu Lan.

Tết Trung Nguyên đồng thời để cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người ta hay thả chim lên trởi, thả cá xuống sông để làm điều phúc đức.

Theo tục cúng cháo Xưa, tại các cầu quán, đình chùa, đều có tổ chức “cúng cháo” để cúng các cô hồn không ai cúng giỗ. Thông thường, người cúng đốt vàng mã và bày cúng ở trước cửa nhà.

6. Tết Trung Thu

Trung Thu ở giữa mùa thu, tức vào rằm tháng 8 Âm lịch. Tết Trung Thu là Tết của trẻ em. Trẻ em khắp Việt Nam mong đợi ngày Tết này vì được người lớn tặng quà bánh như lồng đèn, bánh Trung Thu. Tết này người ta thường cùng nhau ngồi uống trà thưởng Nguyệt, nên còn được gọi là Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên.

7. Tết Trùng Cửu (Tết Trùng Dương)

Nhằm ngày mồng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng Cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Nho sĩ Việt Nam du nhập và theo lễ này, nhưng lại biến ngày Tết này thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc.

8. Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm Mới)

Tết Song thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch). Tết này được tổ chức rất lớn ở nông thôn vì đầy là dịp nấu cơm gạo mới của vụ mùa vừa xong.

Trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cấy cầy. Trong Tết cũng có lễ dâng hương cầu cho quốc thái dân an, phong điều vũ thuận.

9. Tết Trùng Thập

Ngoài ra, mùng mười tháng mười Âm lịch cũng là Tết của các nhà thuốc. Cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết hợp được sắc tứ thời (Xuân – Hạ – Thu – Đông) nên trở nên tốt nhất.

Đến ngày này, người ta thường làm bánh dày, nấu chề để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc.

10. Tết Táo Quân

Rơi vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm “ngựa” để tiễn Táo quân về trời.

Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông…

11. Tết Nguyên Đán

Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết cổ truyền. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa người Việt Nam. Chữ “Tết” là do chữ “Tiết” mà thành. “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai. “Đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Chi tiết về ngày Tết Nguyên Đán chúng tôi sẽ trình bày sâu trong các bài tiếp theo. Nghiệm lại các ngày Tết mà ông bà truyền lại, âu cũng là cố tạo cơ hội để nhà nhà xum họp, quốc thái dân an.

Bài Khấn Nguyện Trước Bàn Thờ Phật, Ông Bà, Bàn Thiên Khan Truoc Ban Tho Ong Ba Ban Tho Phat Ban Thien Doc

BÀI KHẤN NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ ÔNG BÀ, BÀN THỜ PHẬT, BÀN THIÊN

1.Bài Khần Nguyện trước Bàn thờ Ông Bà – Cửu Huyền Thất Tổ

( Do Đức Huỳnh Giáo Chủ truyền dạy lại cho chúng ta ):

*Cầm hương xá 3 xá, quỳ xuống chắp tay đưa lên trán nguyện:

Cúi kính dâng hương trước Cửu-Huyền.

Cầu trên Thất-Tổ chứng lòng thiềng.

Nay con tỉnh ngộ quy-y Phật.

Chỉ dốc tu hiền tạo phước duyên.

*Cắm hương rồi đứng ngay thẳng chắp tay vào ngực đọc tiếp:

Cúi đầu lạy tạ Tổ-Tông.

Báo ơn sanh-dưỡng dày công nhoc nhằn.

Rày con xin giữ Đạo hằng.

Tu cầu Tông-Tổ siêu thăng Phật-đài.

Nguyện làm cho đẹp mặt mày.

Thoát nơi khổ hải Liên-đài được lên.

Mong nhờ Đức Cả bề trên.

Độ con yên ổn vững bền cội tu.

2.Bài Khấn Nguyện trước Bàn thờ Phật

( Do Ngài Từ Vân Sám Chủ truyền dạy cho chùng ta ):

-Vào buổi sáng sớm ( Công việc rãnh , sau khi đã súc miệng, đánh răng, rửa mặt và mặc quần áo sạch sẽ ).

Nếu có bàn Phật thì đến trước lễ 3 lạy ( Nếu không có thì xoay mặt về hướng Tây, xá 3 xá ).

-Đứng thẳng, mắt nhắm, chắp tay trước ngực, hít 1 hơi thật sâu rồi ngưng lại, miệng niệm ra tiếng câu ” NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT “, hết 1 hơi tính là 1 niệm ( Hơi theo tiếng mà ra ). Cứ như vậy niệm cho đủ 10 hơi ( Tùy hơi ngắn dài không ép, ép thì lao hơi, chỉ đủ 10 niệm, nếu hơn cũng lao hơi ).

-Sau khi niệm đủ 10 hơi như trên. Tiếp đọc bài Kệ Phát Nguyện

” Con nguyện cùng người niệm Phật. Lâm chung thấy Phật. Vãng sanh Cực Lạc. Như Phật độ tất cả “

sau đó lễ Phật 3 lạy rồi lui ra làm việc ( Hoặc nế u không có bàn Phật thì xá 3 xá ).

Đây là phép Thập Niệm Kí Số do Ngài Từ Vân Sám Chủ lập ra cho vua quan vì bận việc triều chính không có đủ thời giờ tu niệm. Do dó, chúng ta là người trong thời buổi hiện nay, nếu không có nhiều thời giờ tu niệm thì cứ việc giữ y pháp này mà tu niệm. Ngay cả chính bản thân tôi và tất cả mọi người cùng áp dụng cách tu niệm này, không hình thức, không lễ nghi cầu kỳ, chỉ việc giữ cho liên tục là được ( Có 1 bà cụ thường niệm Phật mà không Phát Nguyện cụ thể. Khi bà gặp tôi , tôi đã chỉ cho bà bài Phát Nguyện ngắn gọn ở trên mà Chư Tổ đã truyền lại. Khoảng thời gian sau đó bà mất, theo lời Chư Tăng và các đạo hữu đã xác nhận là bà đã vãng sanh. Vì lúc bà trút hơi thở cuối cúng thì tâm bà vẫn bình tĩnh không xao động, miệng vẫn luôn niệm Phật không lơi. khi chết sắc mặt bà vẫn tươi hồng mặc dù trước đó bà bệnh lao, và miệng bà vẫn nở một nụ cười đầy mãn nguyện. Các đạo hữu thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng niệm Phật của bà vang vẳng bên tai khi ở trong chính điện ). Phép này tuy số niệm có ít, do đó phải giữ liên tục không cho gián đoạn ( Dù không niệm vào buổi sáng được thì có thể niệm vào các thời gian khác trong ngày, nên giữ cho đúng vào buổi sáng là tốt hơn hết nên nhớ đừng quên ), công đức sâu dày của phép niệm Phật này sẽ là hành tranh đưa chúng ta vãng sanh Cực Lạc. Kính mong quí vị và các ban thự hành phép niệm Phật đơn giản, mạnh khỏe và đầy sự mầu nhiệm này.

3.Bài Khấn Nguyện trước Bàn Thiên

( Do Đức Diêu Trì Tây Vương Mẫu truyền dạy cho vị nữ đệ tử của Ngài từ thuở trước ):

Cầu nguyện bàn Phật xong, nếu có ít thời giờ thì ra ngoài Trời chỗ Bàn Thông Thiên, nguyện vái bài này:

Nam mô Đại Đức Phật Thiên Hoàng.

Nam mô Đại Đức Phật Địa Mẫu Hoàng.

Nam mô Các Đại Đức thiêng liêng.

Đêm 5 canh có 5 ông tuần vảng, ngày 6 khắc có các ông du Thánh xét soi, đồng cảm ứng chứng minh cho đệ tử… Cầu nguyện dân an quốc thới, xứ xứ đều hòa phục, đẳng nguyện giao do phước tho trường và bá tánh bá gia cùng nội bửu quyến, con cháu lớn nhỏ xa gần tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, viễn cận đàn na tăng duyên phước thọ.

( Lạy 4 hướng mỗi hướng 3 lạy, lạy đứng hay lạy quỳ tùy theo lúc mạnh yếu, nếu không lạy được thì xá 4 hướng mỗi hướng 3 xá ).

Ngưỡng mong Tam Bảo chứng minh tiếp độ và gia hộ cho toàn thể chúng con.

Nam mô Nho-Thích-Đạo Tam Giáo Giác Thế Đại Thiên Tôn.