Top 9 # Cúng Thần Tài Đốt Mấy Cây Nhang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cúng Thần Tài Nên Thắp Mấy Nén Nhang?

Trong văn hóa tín ngưỡng bao đời nay của người Việt ta, việc thắp hương, thờ cúng ông bà tổ tiên và các vị thần, Phật từ lâu đã trở thành một tập quán tốt đẹp. Theo đó, bát hương được xem là nơi giáng của các hương linh tổ tiên cũng như thần, thánh trong gia đình đồng thời cũng là nơi để gia chủ thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình với bậc bề trên. Đặc biệt, vào những dịp lễ, Tết hoặc vào ngày rằm, mùng một hàng tháng, các gia đình đều không quên thắp nhang (hương) lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần, Phật để mong mọi sự may mắn, gia đình bình an, yên vui. 

Thần tài là vị thần quan trọng trong tín ngưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là với các gia đình làm nghề buôn bán, kinh doanh. Vậy hàng ngày, gia chủ nên thắp hương thần tài mấy nén là chính xác để thể hiện lòng thành kính của mình và cầu mong Thần tài phù hộ cho buôn may bán đắt, tài lộc đầy nhà.

Thần Tài là vị thần quan trọng trong tín ngưỡng người Việt.

Những quy định trong văn hóa thờ cúng từ xưa đến nay đều thắp nhang lên bàn thờ với những con số lẻ và không ai chọn thắp nhanh theo con số chẵn (trừ những trường hợp gia chủ không biết điều này). Theo đó, số lượng nén nhang thắp trên bàn thờ phải là số nén lẻ là 1, 3, 5, 7, 9 hoặc thậm chí có thể thắp cả bó, nhưng không bao giờ được chọn thắp hương theo số chẵn như 2, 4, 6, 8… bởi lẽ số lẻ là tính dương, đại diện cho người sống đang gửi lời tưởng nhớ, lễ vật tới người âm thông qua số nén nhanh trên ban thờ.

Hầu hết các gia đình Việt hiện nay thường thắp nhang với số lượng là 1 hoặc 3 nén lên bàn thờ Thần Tài. Vậy thắp một nén hay 3 nén mới là chính xác?

Thắp mấy nén nhang lên ban thờ Thần tài mới là đúng?

Thắp Nhang Ông Địa Mấy Cây Và Cách Thắp Đúng Nhất

Tại sao cần thắp hương ông Địa?

Ông Địa còn có tên gọi khác là thổ công. Đây là người trực tiếp cai quản mọi việc diễn ra trên những khu vực nhất định. Điều này phù hợp với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá” của người Việt nói riêng và người Đông Á nói chung. Ở mỗi ngôi nhà, ông Địa coi sóc gia đình, dự định việc họa phúc của mỗi thành viên. Còn tại những địa điểm làm ăn kinh doanh, ông Địa là người dự liệu đến việc làm ăn phát đạt hay không.

Chính vì thế, tục thờ ông Địa được rất nhiều người coi trọng. Đặc biệt là những người làm ăn, kinh doanh đều xem đây là một trong những vị thần quan trọng nhất. Từ đó, họ thực hiện cúng bái đều đặn mỗi ngày với hy vọng có được việc làm ăn thuận lợi, mang lại những khoản lợi nhuận lớn.

Thắp nhang ông địa mấy cây và cách thắp như thế nào?

Thắp nhang ông địa mấy cây?

Việc thờ cúng ông địa sẽ giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính của mình đối với thổ công, những vị thần cai quản đất đai. Theo quan niệm dân gian, số nén hương sử dụng phải là số lẻ. Tuyệt đối không được lựa chọn số nén nhang chẵn. Tùy từng trường hợp, việc thờ cúng mà số nén hương sử dụng khi thắp hương là khác nhau.

Đối với việc thắp hương trên bàn thờ ông Địa, cần chọn 3 nén hương. Đây được xem là lựa chọn đúng chuẩn, phù hợp nhất với quan niệm thờ cúng của người Việt ta từ xưa đến nay. Bởi 3 nén nhang có nghĩa là gửi gắm, thể hiện lòng thành như sau:

Tâm nhang: Chính là lòng thành của người thờ cúng.

Giới nhang: Tỏ sự nghe lời, thực hiện đúng những lời răn dạy của thần phật.

Định nhang: Bày tỏ lòng kiên trì, tuyệt đối không thay lòng đổi dạ dù việc gì xảy ra.

Ngoài ra, 3 nén nhang thơm cũng là ý nghĩa tượng trưng cho 3 giới trong quan niệm dân gian. Đó chính là thiên, địa và nhân. Từ đó, đảm bảo việc thờ cúng có ý nghĩa tâm linh cao nhất. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng hương với số cây lẻ khác mà không làm việc thờ cúng bị ảnh hưởng nhiều.

Thắp nhang ông địa như thế nào?

Thời gian thắp nhang

Thời gian tốt nhất để thực hiện việc thắp nhang là trong 2 khoảng thời gian sau:

Việc cần thực hiện trước khi đốt nhang

Trước khi thắp hương, gia chủ cần thay bình nước trắng đặt trên bàn thờ. Đồng thời, thay nước cho lọ hoa, dọn dẹp tàn hương, hoa lá rơi vãi trên bàn thờ ông địa. Từ đó, đảm bảo bàn thờ ở trong trạng thái sạch sẽ nhất có thể.

Việc lau dọn phải được thực hiện cẩn trọng, đảm bảo vệ sinh. Bạn nên sử dụng một chiếc khăn riêng cho việc này. Cũng đừng quên làm sạch, giặt và vệ sinh khăn thường xuyên sau một tuần sử dụng.

Thứ tự thực hiện việc thắp hương

Dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ.

Thay nước, thay hoa, thêm muối hoặc đồ lễ.

Khấn nguyện gửi lòng thành lên ông địa. Đồng thời, cầu xin việc làm ăn luôn được hanh thông.

Điều bạn cần lưu ý khi thắp nhang ông địa

Trong ngày vía thần tài, thắp nhang ông địa mấy cây và cách thắp là điều bạn cần đặc biệt lưu ý. Dịp lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để cầu xin làm ăn may mắn, phát đạt. Bạn nên làm một mâm cỗ mặn với những vật phẩm thờ cúng phù hợp với điều kiện. Từ đó, gửi gắm lòng thành của mình lên thần tài và cầu xin những điều may mắn.

Một mâm cỗ thần tài trong ngày vía hoàn hảo nhất khi có những món cúng sau đây:

Thông tin liên hệ:

Nến thơm cao cấp Hằng Phát;

Địa chỉ: 169A Kênh Tân Hóa – phường Hòa Thạnh – quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh;

Số điện thoại liên hệ: 0913 697 262;

Lý Do Gia Chủ Phải Đốt Đèn, Thắp Nhang Liên Tục 100 Ngày Sau Khi Đặt Ban Thờ Thần Tài

Ban thờ Thần Tài – Ông Địa thường để dưới đất. Nhưng theo quan niệm dân gian, các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.

Thờ Thần Tài – Ông Địa đã ăn sâu vào quan niệm của người Việt từ nhiều đời nay, với mong muốn cầu tài lộc, kinh doanh phát đạt. Trong bài trước, chuyên mục Phong thủy thường thức đã trình bày sơ lược về nguồn gốc, chọn hướng đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa. Bài viết này, xin tiếp tục những lưu ý, kiêng kỵ cần biết khi thực hành nghi thức cúng lễ quan trọng này.

Ban thờ Thần Tài – Ông Địa phải trang nghiêm, bài trí đúng phép

Sắp lễ trên ban thờ

Ban thờ Thần Tài – Ông Địa thường để dưới đất. Nhưng theo quan niệm dân gian, các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó, mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất linh diệu.

Một điều lưu ý là khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ nhưng không thể thiếu đồ ngọt như bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, người dân có quan niệm mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt).

Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày Rằm, mùng Một, lễ, Tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

Những kiêng kỵ cần tránh

Gia chủ cần lưu ý, tuyệt đối không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn. Mùng 10 Âm lịch hàng tháng là cúng Thần Tài ; Mùng 2 và 16 Âm lịch hàng tháng là cúng cô hồn.

Vì đãng trí, nhiều người mua bộ đồ thờ sứ (gồm bát hương, tượng Thần Tài – Ông Địa) về thì đặt luôn lên ban thờ mà không lau rửa, vệ sinh. Nếu cẩn trọng, gia chủ cần dùng nước gừng rửa sạch sẽ trước khi thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ điều này. Bên cạnh đó, bát hương Thần Tài và Ông Thần Tài, Ông Thổ Địa không có nhãn chữ nho, không có cốt chữ nho, không có gói Thất Bảo (vàng bạc châu báu) hoặc cũng không rõ là bên trong có gì hay không mà cứ thế thờ cúng. Không có bùa Cầu Tài chữ nho và bài vị chữ Nho bằng gương.

Một sai lầm khác nhiều người thường mắc, đó là chưa xem hướng bàn thờ thần tài theo tuổi mà chỉ biết đến cách truyền miệng là đặt ban thờ bên trái, quay ra ngoài cửa dẫn đến quay ban thờ vào các hướng đại kỵ bản mệnh gia chủ: Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Họa Hại, Ngũ Quỷ gây hao hụt tài lộc. Khu vực thờ cúng bàn thờ thần tài bừa bãi, không lau dọn sạch sẽ ban thờ, để ban thờ bụi bặm, lộn xộn, thiếu trang nghiêm…

Trên ban thờ, không thể thiếu ba hũ gạo, muối, nước và bát nước Minh Đường Tụ Thủy. Thiếu ông cóc, hoặc ông cóc không được khai quang điểm nhãn, không biết cách quay ông cóc để đón và giữ lộc. Ban thờ đặt ngay dưới hoặc đối diện đèn, gương, nhà vệ sinh, chậu rửa tay, bị góc nhọn đâm vào, quá nhiều ánh sáng…

Không được lễ thỉnh thần tài thổ địa về nhập vào tượng và bát hương theo đúng khoa giáo chữ nho cổ truyền mà mua tượng thần tài về khấn nôm chung chung, sắm lễ không chu đáo dẫn đến làm ăn bị mất lộc, thăng giáng thất thường… Bộ đồ sứ thờ có màu xung khắc với bản mệnh: V dụ như gia chủ mệnh Hỏa hoặc Thổ lại dùng bát hương màu xanh thuộc Thủy là bị xung khắc.

Những kiêng kỵ này, gia chủ cần biết để tránh phạm phải để việc thực hành nghi thức thờ Thần Tài – Ông Địa được trang nghiêm, đúng phép. Có như vậy, tài lộc mới theo về.

Theo Thiên Thảo (Gia đình & Xã hội)

Cách Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài

Văn khấn xin rút chân nhang

Cách rút chân nhang bàn thờ, văn khấn xin rút chân nhang thường được làm vào dịp cuối năm hay ngày rằm . Một số gia đình cũng thay luôn tro hoặc cát trong lư hương. Thủ tục xin chân hương có ảnh hưởng đến sự yên ổn của các bậc bề trên mà còn có tác động đến cuộc sống của gia đình.

Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

1. Rút chân nhang bàn thờ thần tài ngày nào

Cứ đến những ngày cuối năm vào khoảng từ 23 đến 30 tháng Chạp theo lịch âm, mọi nhà lại thực hiện công việc rút chân nhang trên bàn thờ Thần Tài và bàn thờ gia tiên.

Rút bớt chân nhang là việc nên làm không phải tùy tiện hàng ngày, thích làm lúc nào cũng được đâu. Có 1 nguyên tắc là. Thời điểm tốt nhất rút chân nhang vào các ngày 23 tháng chạp, ngày vía thần tài, ngày rằm tháng 7. Còn những nơi thắp hương thường xuyên hơn. Bạn nên kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng để rút chân nhang. Thủ tục bạn sẽ được hướng dẫn dưới đây.

2. Có nên rút chân nhang ban thờ thần tài

Theo phong tục tập quán của ông bà ta thời xưa, việc rút chân nhang là việc cần làm. Bát nhang sau một năm thường nhiều chân nhang và cần phải tỉa bớt để gọn gàng hơn. Việc này còn giúp tạo sự thông thoáng, vận khí tốt hơn, tài lộc dồi dào hơn. Ngày rút chân hương Thần Tài thường là ngày 23 tháng Chạp, một số gia đình không sắp xếp làm đúng ngày được thì có thể thực hiện vào ngày khác.

3. Cách bao sái ban thờ Thần Tài

Vì vậy khi vệ sinh cần phải rất cẩn thận và thành kính. Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn cần nắm rõ.

Rút chân hương bàn thờ thần tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3 – 5 – 7 – 9. Số chân hương lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.

Gia đình nào tiến hành tỉa chân nhang cũng nên lưu ý về chọn người thực hiện. Bạn nên chọn người chỉn chu và cẩn thận để thực hiện một cách thành kính nhất. Trước khi thực hiện, người đó nên tắm rửa sạch sẽ và thay đổi để đảm bảo sự thành kính.

4. Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Mỗi năm, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng và tỉa chân nhang vào dịp ngày 23 tháng Chạp (tức ngày ông Công ông Táo).

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo.

Đại đa số thì cho rằng, nên dọn bát hương, tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp. Số khác lại cho rằng sang tháng Chạp là gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang, sau rằm tháng Chạp là tốt nhất.

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo là đúng. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình đều tiến hành tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ sau ngày ông Công ông Táo.

5. Văn khấn tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài

Nếu nhà bạn không thể rút chân hương vào các ngày đề cập phía trên thì bạn có thể kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng.

Bạn hãy khấn bài rút chân nhang dưới đây trước. Sau đó bạn mới tiến hành làm thủ tục cúng ngày rằm nhé

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ,ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:………

Hôm nay là ngày ……… tháng ……., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

6. Cách thay tro bát hương

– Bạn nên dùng tro rơm sạch sẽ tốt hơn là dùng cát. Ở nông thôn, người ta thường dùng rơm tươi ở mùa gặt cuối năm rồi đem phơi sạch sẽ, hóa tro và dùng tro này để thay tro cũ cho lư hương vào mỗi dịp Tết đến. Còn ở thành phố, người ta thường dùng cát sạch mua sẵn ở tiệm đồ thờ cúng để thay.

– Cần lưu ý khi thay cát trong lư hương hành động phải thật dứt khoát, tránh xê dịch nhiều.

– Chuẩn bị một chiếc khăn lớn sạch, hoặc một mảnh vải sạch, trài lên bàn rồi nhấc dứt khoát lư hương ra, sau đó đổ tro cát trong lư hương ra giữ lại 1/3 tro cũ.

– Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 lư hương. Lau sạch bát hương rồi để ngay ngắn về vị trí cũ.

– Không đổ đầy cát mới vào lư hương vì nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chân.

– Sau khi bỏ tro mới vào bát hương xong thì chọn 3 – 5 chân nhang, chụm lại rồi cắm lại trong bát.

– Nếu bạn không muốn thay tro mới có thể dùng thìa sạch xúc bớt tro trong bát hương ra.

– Cần lau dọn sạch ban thờ trước khi đặt bát hương trở lại.

7. Một số lưu ý khi rút chân nhang ban thờ thần tài

Việc tỉa chân nhang và thay tro bát hương đều ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy và tài lộc, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi tiến hành cần khấn vái và xin phép Thần Tài hoặc tổ tiên rồi mới được thực hiện.

Đối với đồ thờ ở trên bàn thờ, bạn lưu ý chỉ được thay đổi và di chuyển vị trí của bình hoa, chén nước hoặc chén rượu,… Còn bát hương phải luôn được đặt ở một vị trí, tuyệt đối không dịch chuyển.

Quá trình lau và vệ sinh bàn thờ phải luôn thực hiện bằng khăn sạch hoặc khăn đã giặt sạch.

Tuyệt đối phải để các đồ thờ cúng trên cao trong quá trình lau dọn, không để dưới đất hoặc chỗ mất vệ sinh.

Quá trình vệ sinh cần hết sức nhẹ tay, cẩn thận tránh va đập mạnh làm mẻ hoặc hỏng các đồ thờ cúng. Đây là điều tối kỵ nhất trong phong thủy, tâm linh.

Bát hương bằng đồng không nên rửa sẽ dễ gây mốc, chỉ nên lau bằng giẻ ẩm sau đó nhớ lau khô.