Top 5 # Đi Cúng Ở Côn Đảo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Kinh Nghiệm Đi Lễ Ở Côn Đảo

Côn Đảo là nơi chôn cất của hàng vạn chiến sĩ cách mạng của Việt Nam. Cũng là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, dấu tích của lịch sử. Chính điều đó đã biến Côn Đảo là khu du lịch tâm linh lớn nhất nhì trên cả nước. Đi lễ tại Côn Đảo là điều mà những du khách khi đến đây mong muốn.

I. Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo không phải ai cũng biết

1. Thời gian đi lễ tại Côn ĐảoVới nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến hay chùa Núi Một, du khách có thể đi lễ bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Riêng chỉ có đi viếng mộ cô Sáu thì đặc biệt hơn một chút. Hàng ngày vào giờ Tý (sau 22h đêm) là lúc mộ cô Sáu đông người đến dâng lễ nhất. Theo người dân trên đảo, đó là khung giờ linh thiêng, thành tâm đi lễ vào thời điểm đó ước nguyện sẽ dễ thành hiện thực.Và nếu như du khách đến Côn Đảo chỉ để trải nghiệm du lịch tâm linh với lịch trình chính là các địa điểm như trên, du khách nên chọn tour Côn Đảo 4 ngày 3 đêm là vừa vặn về thời gian.

2. Quy trình đi lễ tại Côn Đảo

3. Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi lễ

Du khách có thể chuẩn bị đồ lễ tại nhà hoặc mua ở chợ trung tâm thị trấn Côn Đảo cũng bày bán rất nhiều. Bộ đồ lễ viếng mộ cô Sáu cơ bản bao gồm 1 nón lá, 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp, 1 bộ lược gương, 1 sấp các thỏi vàng, 1 chai nước suối, 1 bó nhang và quan trọng nhất là hoa trắng. Cô Sáu rất thích hoa trắng nên tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này. Với những người giàu kinh nghiệm đi lễ và cầu kì hơn, họ đặt mua cả áo dài được may đo thật. Khi đặt đồ lễ, bên để ngửa nón lá lên, sau đó bày tất cả đồ cúng vào lòng nón lá, rồi đặt bộ lễ lên mộ Cô Sáu. Du khách cũng nên chuẩn bị cả đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương với cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo và quần áo bộ đội. Bạn đừng lo những đồ lễ sẽ bị đốt bỏ mà đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại sau khi lễ xong.

4. Lưu ý khi đi lễ tại Côn Đảo

Côn Đảo là địa điểm linh thiêng nên có một số điều du khách cần lưu ý. Trước hết, khi đến nghĩa trang Hàng Dương, bạn nên hạn chế đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên. Trang phục cũng là một điều cần lưu ý khi đi lễ. Tốt nhất du khách nên chuẩn bị trang phục lịch sự, không quá ngắn cũng không quá hở hang để tránh làm mất mỹ quan, gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Côn Đảo. Bạn có thể tham gia để được hướng dẫn đầy đủ hơn bởi những người hướng dẫn viên có nhiều năm kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo.

II. Những địa điểm tâm linh Côn Đảo

Không chỉ là minh chứng của lịch sử hào hùng, Côn Đảo giờ đây còn là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất với những địa danh tâm linh nổi tiếng. Nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến, Chùa Núi Một, mộ cô Sáu… mỗi địa danh mang trong mình một câu chuyện riêng, nhưng đều là những địa điểm chứa đựng niềm tin, và những ước nguyện của người dân Côn Đảo và cả du khách.

1. Đến nghĩa trang Hàng Dương tưởng nhớ các chiến sỹ cách mạng

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi đây chôn cất hàng vạn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nghĩa trang gồm 4 khu chính A, B, C, D và cũng là nơi yên nghỉ của nhiều “tượng đài” yêu nước như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh… Không một ai đến với Côn Đảo mà không dừng chân thắp nén hương tưởng niệm công lao của các anh hùng liệt sĩ tại Hàng Dương.

Nghĩa trang Hàng Dương – Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo

Viếng mộ Cô Sáu – Một trong địa điểm đi lễ nổi tiếng tại Côn Đảo

Không phải là một địa điểm linh thiêng, tuy nhiên là một điểm đến rất hiếm khi du khách bỏ qua khi đi du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Trước kia ” địa ngục trần gian ” này với một hệ thống các cụm công trình như: Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối …. được xây lên nhằm mục đích cải tạo, giam giữ và tra tấn các chiến sỹ cách mạng.

Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ám ảnh người nghe mãi về sau.

(Vân Sơn Tự) tọa lạc trên Núi Một huyện Côn Đảo, do Mỹ ngụy xây dựng năm 1964 nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình của những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sĩ trên đảo. Ngày nay, chùa không chỉ là công trình văn hóa, danh thắng, di tích lịch sử của huyện Côn Đảo mà còn là nơi để nhân dân và du khách hành hương, hướng thiện và cầu nguyện.Mọi người đến đây thành tâm đứng trước cửa Phật thắp hương cầu nguyện ban phước lành cho gia đình và người thân, cũng như cầu cho vong hồn các anh hùng liệt sĩ mãi được siêu độ. Ban ngày, chùa luôn “nườm nượp” du khách vào ra khấn vái.

Mộ của hoàng từ Cải

Chia Sẽ Kinh Nghiệm Đi Lễ Cô Sáu Ở Côn Đảo

Như đã hứa hôm nay em viết một bài chia sẻ kinh nghiệm đi lễ Cô Sáu ở Côn Đảo. Cả chuyến đi gói gọn trong bài viết này cho nên sẽ hơi dài. Cái này chỉ là kinh nghiệm của bản thân e có được nếu có gì không đúng thì mong mọi người đừng chê cười

Đầu tiên là phương tiện đến Côn Đảo. Tiết kiệm thời gian nhất dành cho khách hàng tại TP Hồ Chí Minh là đi máy bay. Chỉ có duy nhất hãng Vietnam Airline khai thác chặng Sài Gòn – Côn Đảo này thôi và giá lúc nào cũng cao. Em đi vé 01 người là hơn 3.800.000 đồng khứ hồi. Thời gian bay mỗi lượt là 50 phút.

Ngoài ra có thế đi bằng tàu cao tốc ra Côn Đảo. Xuất phát từ Vũng Tàu thì mất khoảng 3,5 tiếng trên tàu. Xuất phát từ Sóc Trăng thì mất 2 tiếng rưỡi trên tàu. Trực thăng cũng là một trải nghiệm thú vị khi đi từ Vũng Tàu – Côn Đảo với giá vé là 2.200.000 đồng/lượt. Tùy vào điều kiện về thời gian, kinh tế và mong muốn được trải nghiệm của khách hàng mà lựa chọn phương tiện cho phù hợp.

Chuẩn bị đồ lễ:

Dâng lễ tại Tượng Đài cần chuẩn bị

01 bó hoa cúng, 01 dĩa trái cây (01 loại quả là đủ ), 01 bộ đồ lính (hàng mã), 01 bộ nữ trang cho nam (hàng mã), bánh kẹo, 01 gói thuốc, 01 hộp trà, 01 chai rượu nhỏ (mua tại Côn Đảo), 3 chai nước suối, giấy tiền vàng bạc, cháo trắng, nhang, nến (nến mua loại nến gió để không bị tắt ), muỗng nhựa và chén giấy để đựng cháo

Dâng lễ cô Sáu cần chuẩn bị

01 bó hoa màu trắng, 05 loại trái cây (trong đó nên có trái lêkima), gương lược nón lá, 01 bộ áo dài gấm (hàng mã), 01 bộ nữ trang cho nữ (hàng mã), bánh kẹo, nước suối, nhang, nến, giấy tiền vàng bạc

Ngoài ra nếu bạn nào có điều kiện thì có thể đặt may cho cô đồ bà ba hoặc áo dài thật để dâng cho cô. Và 1 giỏ hoa màu trắng

Mọi thứ các bạn nên chuẩn bị sẵn ở nhà để chỉnh chu. Trừ những thứ ko tìm được ở Sài Gòn như lêkima và nón lá có thể bị hư nếu đi đường xa thì có thể mua tại Côn Đảo. Ở Côn Đảo (Điển hình như Đồ cúng Như Ý) bán không thiếu thứ gì hết nhưng do phải vận chuyển từ đất liền vô nên tất nhiên giá tương đối cao. Chuẩn bị sẵn sẽ được chu đáo và vừa ý hơn. Các bạn để đến nơi mới sắm thì phải chạy tới chạy lui mà lại không mua được đúng ý sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc đi lễ của mình

Khách sạn và vận chuyển

Khách sạn các bạn cũng nên đặt trước luôn. Tránh tình trạng không có chỗ ở nhất là vào các mùa cao điểm. Taxi cũng nên đặt trước để vừa đáp máy bay là có ng đón các bạn luôn. 2 lần mình đều đi của anh Ngô Thành 0368 988 928. Mình ở 01 ngày đi lại hết hơn 01 triệu tiền taxi. Khách sạn thì có Villa Maison, Côn Đảo Rerost…..mình thấy OK. Các bạn có thể vào booking để tham khảo thêm. Hoặc ở các nhà nghỉ gần chợ để tiện đi lễ giá nhà nghỉ tầm 500.000 đồng – 700.000 đồng.

Từ sân bay đi vào trung tâm sẽ đi ngang nghĩa trang Hàng Keo. Nhiều người bảo phải ghé đó làm lễ nhưng mình có hỏi, anh taxi nói bây giờ công an không cho cúng ở đó nữa. Nếu được thì các bạn ghé lại thắp nén nhang rồi đi thôi. Nơi đây ngày xưa có 10.000 người tù nhân chết bị chôn tập thể. Sau này bốc mộ vào nghĩa trang Hàng Dương được hơn 1.000 người. Nên bên dưới vẫn còn rất nhiều hài cốt. Biển ở nghĩa trang Hàng Keo rất đẹp nhưng không một bóng người. Mình nhát quá nên không có ghé qua

Đi lễ Cô Sáu ở nghĩa trang Hàng Dương. Thường thì nhiều người bảo nhau nên đi cúng lúc 12h đêm. Nhưng bây giờ Côn Đảo rất đông. Mình khuyên các bạn nên đi lúc 9 h – 10h để đỡ phải chen lấn. Mà thật sự đi sớm nhưng cũng đã đông lắm rồi

Đầu tiên là dâng lễ ở tượng đài các anh hùng liệt sĩ. Các bạn bày tất cả đồ cúng ra nhớ là nên để gọn gàng. Ở đó có sẵn các mâm đựng đồ lễ và bình hoa. Cháo trắng nên nấu sẵn ở ks cho vào ca đến đó múc ra chén. Nấu đc bao nhiêu thì múc ra cúng bấy nhiêu. Thắp nhang, để đồ lễ ở đó rồi sang mộ cô Sáu

Phía sau mộ cô Sáu cũng có mâm, các bạn bày đồ lễ vào mâm. Nhớ ko đc đặt mâm, bày đồ trên các mộ xung quanh nha. Vì làm vậy họ tưởng mình cúng cho họ ấy. 2 bên mộ Cô có bàn dài cho các bạn đặt đồ. Không được đặt lên mộ Cô nếu không bảo vệ sẽ dẹp đi hết. Khi dân lễ nhớ lật nón lá lên cho gương lược vào để Cô chứng cho. Các bạn có thể dâng tiền cho cô sau đó xin cô cho mượn lại để làm vốn làm ăn và hứa sẽ quay lại trả cô. Khi đã hứa thì nên làm đúng còn nếu ko làm đc thì đừng hứa tránh mắc tội

Do càng ngày người đi cúng càng đông nên bây giờ 1 người chỉ đc làm lễ 20p thôi. Các bạn đặt đồ lễ thắp nhang cho Cô rồi khấn vái. 20p sau dọn dẹp đồ lễ của mình để chỗ cho người khác. Sau đó đem đồ hàng mã đi hoá vàng. Trái cây, bánh kẹo nước suối để lại trong thùng ngay đó luôn. Nước suối các bạn xin Cô trước rồi uống để lấy lộc. Gương lược để lại trên đĩa ngay mộ cô. Nên đi thắp nhang cho các mộ xung quanh. Những mộ gần mộ Cô thì lúc nào cũng có nhang khói còn những ngôi mộ bên trong hơi lạnh lẽo. Bạn nào ko sợ thì nên vào sâu để thắp nhang. Nghĩa trang là nơi có nhiều vong hồn nên hạn chế trò chuyện, chỉ nên nói những gì cần nói để tránh vạ miệng. Làm lễ xong nhớ dọn dẹp gọn gàng ko vức rác bừa bãi

Sau đó quay lại tượng đài dọn dẹp đồ lễ của mình đã cúng khi nãy. Trái cây banh kẹo cũng để lại. Hàng mã đem đi hoá vàng ở bên dưới

Nếu có chuẩn bị quần áo thật cho Cô thì sau khi cúng xong, ở bên ngoài có đền thờ Cô rất to và đẹp. Các bạn đến đó để dâng đồ lên cho Cô nhé. Lễ Cô quan trọng nhất là thành tâm. Có lòng tin và thành tâm Cô sẽ phù hộ

Người dân Côn Đảo rất dễ thương và nhiệt tình. Các bạn có gì ko biết cứ hỏi người ta sẽ chỉ cho. Lúc vào Lễ Cô nếu chưa có kinh nghiệm các bạn có thể nhờ a taxi dắt vào hướng dẫn cách cúng rồi gởi thêm tiền cho người ta là được.

Ngoài ra thì ở Côn Đảo còn có chùa Vân Sơn Tự, miếu bà Phi Yến và Miếu Ngũ Hành. Nếu có thời gian các bạn nên ghé qua thắp nhang. Chùa Vân Sơn Tự gần trung tâm còn Miếu Ngũ Hành thì trên đường qua bè

Về ăn uống thì nổi tiếng nhất là ở bè rồi. Các bạn cứ nói với taxi đến bè là biết. Đến đó có tàu chở các bạn ra bè ăn hải sản. Ngồi trên tàu gió biển thổi vào mặt. Xung quanh là đảo xanh, bên dưới là biển xanh ta nói rất tuyệt vời. Hải sản ở đây rất tươi ngon và rẻ. Tôm hùm 1,3 triệu/kg từ 7-8 con. Tôm mũ ni 750/kg từ 4-6 con. Cá bò giáp ăn kèm với bánh tráng 750k/kg con hơn kg. Còn có ghẹ, ốc, sò,… nhưng mình không gọi nên ko biết giá 😅 Tôm cá còn bơi bơi dưới nước ý vớt lên ăn liền không tươi sao được. Hai đứa mình và a taxi ăn hết 2tr2 hải sản no thở không nổi. Các đầu bếp tại đây chế biến rất ngon, đáng đồng tiền. Trên đường ra bè là đi dọc biển. Biển đoạn này phải nói siêu đẹp. Biển trong xanh cát trắng nắng vàng. Lại còn có mấy hòn đá nữa. Đẹp lắm lắm. Ngoài ra thì trên đường Nguyễn Đức Thuận buổi tối cũng có vài quán ăn rất oki. Mình đã có ăn thử quán Ớt cũng ngon lắm

Tóm lại không phải tự nhiên mà càng ngày càng có nhiều người tìm đến Côn Đảo. Cũng không phải tự nhiên mà 12h đêm nghĩa trang lại đông người đến vậy. Rất nhiều người tận Hà Nội vẫn sẵn sàng 01 năm bay vào Côn Đảo vài lần để lễ Cô. Những người đi cúng cô em thấy đa số đều là những người thành đạt, giàu có. Cô Sáu linh thiêng là có thật. Lúc vợ chồng e ở ks soạn đồ lễ tìm hoài ko thấy cây lược của cô. Cứ tưởng để quên ở nhà. Vừa nói Cô Sáu ơi phù hộ con tìm thấy cây lược với ạ là ngay lập tức e thò tay cầm trúng cây lược. E nổi hết da gà

Côn Đảo là điểm du lịch tâm linh nên trước tiên mình cần phải có tâm trước đã. Không phải thấy nhiều người đi rồi cũng đi cho có. Cúng kiến lấy lệ thì tất nhiên là không ai chứng cho rồi

Đó là những chia sẻ kinh nghiệm của bản thân e. Vì mấy ngày nay rất nhiều người hỏi nên em đăng lên cho ai cần ạ. Mọi người nếu cảm thấy bổ ích thì có thể lưu lại sau này sẽ có khi cần đến.

Nguyễn Hạ Vi

Xem thêm: Lễ giỗ Nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu

Chi Tiết Kinh Nghiệm Đi Viếng Mộ, Lễ Tạ Cô Sáu Ở Côn Đảo

Giới thiệu chung về mộ cô Sáu

Mộ cô Sáu thờ cúng vị nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân Võ Thị Sáu. Ngôi mộ này gắn liền với câu chuyện lịch sử về một cô gái vĩ đại đã hy sinh bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc khi chỉ mới 18 tuổi. Ngày 23/01/1952, là tử tù nhỏ tuổi nhất, cô Sáu anh dũng hy sinh. Khi bị địch tra hỏi, cô dũng cảm tuyên bố: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội” hay khi bị hành hình cô vẫn thản nhiên cất tiếng hát. Cuối cùng, chúng đưa cô ra pháp trường nhưng cô chẳng sợ, cô không cần bịt mắt vì cô muốn nhìn đất nước lần cuối. Hằng năm, có rất nhiều lượt khách xa gần đến viếng thăm mộ cô Sáu tại Côn Đảo để cầu tài lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an bởi người người truyền nhau rằng mộ cô Sáu rất thiêng, cô luôn giúp đỡ những ai có tâm thiện, thành ý hướng tới cô Sáu. Mỗi người dân tại Côn Đảo đều thờ cô Sáu tại nhà, làm lễ giỗ cho cô mỗi khi đến ngày giỗ, có những người là cai ngục ngày xưa từ đất liền vào rất đông như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng,.. họ vừa kết hợp du lịch Côn Đảo vừa dâng hương lễ tưởng nhớ cô Sáu.

Địa chỉ mộ cô Sáu – nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu

Mộ cô Sáu thuộc nghĩa trang Hàng Dương nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 1km – nơi chôn cất hơn 2.000 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, nằm gần nhà tù Côn Đảo. Vào trong nghĩa trang này, thật không khó để bạn tìm ra mộ cô Sáu bởi đây là ngôi mộ đồ sộ nổi bật so với các ngôi mộ khác. Đi qua hàng chục ngôi mộ liệt sĩ khác, bạn sẽ thấy ngôi mộ của cô Sáu nằm ở bên trái cổng chính dẫn vào, tại khu B của nghĩa trang.

Địa chỉ: Nghĩa Trang Hàng Dương, Nguyễn An Ninh, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Di chuyển ra Côn Đảo bạn có thể lựa chọn đi chuyển bằng máy báy hoặc tàu khách trên biển đều được. Hiện nay, bạn có thể đặt vé máy bay đi Côn Đảo nếu bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, vì chỉ có hãng hàng không Vietnam Airlines khai thác chuyến bay nay. Tuy nhiên dự tính ngày 18/08/2020, Bamboo Airways sẽ khai thác chuyến bay từ Hà Nội đến Côn Đảo. Còn trước ngày này, nếu bạn du lịch Côn Đảo từ Hà Nội thì có thể quá cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất để đi nối chuyến ra Côn Đảo, hoặc di chuyển đến Cần Thờ để đi tàu khách.

Tại Côn Đảo có dịch vụ xe điện, xe taxi, xe 16 chỗ ngồi hoặc dịch vụ thuê xe máy.

Tàu khách ra Côn Đảo cũng có dịch vụ chuyển xe máy ra đảo, nên nếu bạn nào muốn tự di chuyển bằng xe của mình thì hãy thuê dịch vụ này với giá 200.000 VND – 300.000 VND tùy loại xe.

Từ cây xăng Côn Đảo, Đường Phạm Văn Đồng thuộc trung tâm thị trấn Côn Đảo, dù lựa chọn bất kỳ phương tiện nào, bạn chỉ cần di chuyển theo đường thẳng về hướng Đông Bắc, đến đường Gạo Luật Tuyết thì chếch sang trái và tiếp theo chếch sang trái để vào đường Nguyễn An Ninh. Quãng đường dài khoảng 1,8km mất chỉ 6 phút đi là tới nghĩa trang Hàng Dương và nằm bên trái đường. Nếu bạn di chuyển từ Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự Núi Một) sẽ mất thời gian hơn, khoảng 9 phút đi đường.

Chi phí di chuyện khi đi viếng thăm mộ cô Sáu

Taxi: Tuỳ thuộc vào điểm đến của bạn xuất phát từ đâu và số km trên đồng hồ hiển thị mà bạn có thể thương lượng với bác tài về chi phí. Nếu đi từ trung tâm thị trấn thì bạn sẽ mất khoảng 30.000 VNĐ – 40.000 VND/chuyến.

Xe điện: đây là phương tiện được đa số khách du lịch lựa chọn. Ban ngày, cứ 1km là 3.000 VNĐ, về tối vé xe điện sẽ tính theo giá/chuyến.

Thuê xe máy ở Côn Đảo: Với chi phí từ 100.000 VNĐ – 120.000 VNĐ bạn có thể thuê cho mình 1 chiếc xe máy đi đến viếng mộ cô Sáu hoặc vi vu Côn Đảo. Bạn sẽ không mất bất cứ phí gửi xe nào trên đảo này. Lưu ý: Bạn nên lưu ý kiểm tra lượng xăng trong bình vì trên đảo chỉ có duy nhất 2 cây xăng, lưu số điện thoại của chủ xe hoặc chủ chỗ thuê để có gì trục trặc là sẽ liên hệ được ngay.

Thời gian đi viếng mộ cô Sáu

Nghĩa trang Hàng Dương luôn mở cửa, kể cả các ngày cuối tuần nên bạn có thể đi viếng mộ cô Sáu lúc nào cũng được. Tuy nhiên, người dân thường đi viếng mộ cô Sáu vào khung giờ từ 21h – 23h55 đêm vì mọi người cho rằng đây là thời điểm linh thiêng, nếu thành khẩn thì mọi mong ước sẽ trở thành hiện thực. Giống với lễ chùa, nhiều người lựa chọn dịp đầu xuân năm mới đi viếng cô để cầu an lành. Đây cũng là khoảng thời gian người dân tổ chức lễ giỗ cho cô Sáu vào ngày 23/01 âm lịch hằng năm. Nhiều người lại chọn tháng 7 lễ để xóa tội vong ân, lễ vu lan báo hiếu.

Quy trình đi lễ ở mộ cô Sáu ở Côn Đảo

Đi lễ mộ cô Sáu vào ban ngày

Đi lễ mộ cô Sáu vào ban đêm

Đi viếng mộ cô Sáu vào buổi tối mang lại sự linh thiêng nhất.

Cách chuẩn bị, sửa soạn đồ lễ khi thăm mộ cô Sáu

Lưu ý:

– Nên để ngửa nón lá nên và đặt đồ cúng vào đó và đặt bộ lễ lên mộ cô.

– Bạn cũng nên chuẩn bị đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương. Mọi đồ lễ sau đó đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại.

Khi đi lễ tại mộ cô Sáu bạn không nên nói tục, chửi thề, trêu đùa, nói cười to tiếng, đi lại không nhẹ nhàng. Đây là nơi của các chiến sĩ đã an nghỉ, cô Sáu hy sinh anh dũng cũng nằm đó, hãy đi nhẹ, nói khẽ, hành động nhẹ nhàng để bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đối với những chiến sĩ nằm đó cũng như tạo nên nền văn minh ứng xử tại nơi linh thiêng này.

Cuc Hoa

Nguồn ảnh: Internet

Mộ Võ Thị Sáu Ở Đâu Tại Côn Đảo

Mộ chị Võ Thị Sáu ở đâu

Mộ chị Võ Thị Sáu nằm bên trong nghĩa trang hàng dương. Đây là mộ khá bề thế và mộ trong những ngôi mộ lớn ở nghĩa trang Hàng Dương.

Mộ Võ Thị Sáu nằm ở bên trái cổng chính dẫn vào. Trước khi qua mộ AHLLVTND Võ Thị Sáu bạn sẽ đi qua hàng chục ngôi mộ liệt sĩ khác.

Để đến mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu bạn cần đến nghĩa trang Hàng Dương. Nghĩa trang này là nơi chôn cất khoảng 2.000 ngôi mộ anh hùng liệt sĩ khác nhau. Nghĩa trang Hàng Dương nằm cách trung tâm Côn Đảo chưa đến 1km. Nó nằm khá gần địa điểm nhà tù Côn Đảo. Bạn có thể tham khảo Google Maps Mộ Võ Thị Sáu.

Địa chỉ: Nghĩa Trang Hàng Dương, Nguyễn An Ninh, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Thời điểm thích hợp hành hương tham quan

Mộ chị Võ Thị Sáu mở cửa xuyên suốt. Tuy vậy nếu bạn chỉ muốn khám phá cho biết khung cảnh bên trong, bạn nên đi vào ban ngày. Ban ngày lượng khách sẽ ít đông hơn và nhang đèn cũng bớt hơn so với ban đêm.

Với những ai muốn hành hương để khấn vái thì thường đến vào khung giờ 11h00 – 12h00 để cầu khấn. Điều đặc biệt là mộ cô Sáu luôn đông đúc người hành hương vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.

Tuy vậy với khoảng 2000 ngôi mộ thì người ta hay nói vui: “Ở Hàng Dương, người sống vào ban đêm luôn nhiều hơn người ban ngày!”

Cách cúng lễ mộ Võ Thị Sáu như thế nào

Mỗi người sẽ có cách hành lễ và cúng mộ riêng. Tuy vậy tôi sẽ giới thiệu bạn cách cúng mộ được xem là cơ bản khi đến cúng mộ Võ Thị Sáu.

Hướng đi

Đầu tiên bạn cần đi cúng ở Đài tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương (Khu cột cao nhất tại Hàng Dương). Bạn sẽ làm lễ chính cho toàn bộ liệt sĩ ở đây.

Bộ đồ lễ viếng mộ Võ Thị Sáu cần có gì

Bạn cần có 2 bộ đồ lễ: lễ cô Sáu và lễ của các anh hùng liệt sĩ ở đó. Lễ dâng cho cô Sáu cần chuẩn bị như cho người con gái trẻ: lược, gương, quần áo, nón lá, trái cây, nước suối,hoa,.. Bạn có thể biến tấu thêm cho hợp thời như điện thoại, xe, nhà cửa,…

Văn khấn mộ chị Võ Thị Sáu

Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan. Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này. Con là (tên của bạn)…………………………………………………………………. Địa chỉ………………………………………………………………………………………………….. Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng. Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo! (Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

Còn nếu bạn chưa kịp in bài văn khấn trên hoặc không thuộc thì cứ thành tâm khấn vái, chỉ cần nêu rõ tên họ, địa chỉ chính xác của mình và khấn xin Cô Sáu ban cho bình an, sức khỏe, tránh cầu xin tài tộc, tình duyên… là được.

Linh thiêng mộ chị Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu luôn là ngôi mộ “sôi động” nhất trong những ngôi mộ anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Hàng Dương. Hàng đêm đều có hàng trăm, nghìn người viếng thăm mộ chị. Khi ấy hương khói nghi ngút, mâm cúng hoa quả, đồ ăn luôn đầy ắp. Mọi người đến đây khấn cầu chuyện gia đình, bình an. Ai đi rồi cũng bàn tán về chuyện chị Sáu linh thiêng lắm.

Ngay từ người bản địa, khi có khó khăn đều để xin cô phù hộ. Hay những lúc gặp may mắn đều mang lễ đến tạ ơn. Ngay cả bọn trẻ ở đây sợ cô vô cùng. Tụi trẻ được dạy “tụi mày làm gì bậy, cô Sáu hiện lên vặn họng tụi bây hết nghe chưa”. Mỗi nhà đều có hình cô để thờ, ngay những người tài xế khi tôi thuê xe đưa đi du lịch Côn Đảo cũng có hình dán của chị trên xe. Niềm tin tín ngưỡng ở Côn Đảo dường như đều coi trọng Võ Thị Sáu rất nhiều.

Tương truyền trước đây ở gần đó có một cây dương già khô héo, duy nhất chỉ có 1 nhánh cây tốt tươi hướng về phía bắc. KHi ấy người ta bảo là hương hồn chị sáu luôn hướng về bờ cõi nước nhà.

Người ta còn truyền rằng sau khi hành quyết chị Sáu, tên người Tây đã không còn làm chuyện hành quyết được nữa. Hắn bị ám ảnh bởi ánh mắt, sự quyết tâm của chị Sáu.

Cô Liễu là vợ tên người Tây hành quyết chị Sáu. Hôm đó nhìn thấy cảnh hành quyết đã ngất xĩu. Đêm về cô Liễu đem đồ cúng ra mộ chị Sáu thì thấy môt bóng trắng lướt qua. Hoảng hốt bỏ chạy, trên đường về cô Liễu lúc nào cũng thấy bóng chị Sáu. Từ đó về nhà chị và tên lính lê dương lập bàn thờ chị Sáu ngay tại nhà.

Tiểu sử Võ Thị Sáu

Năm 1947, Võ Thị Sáu lúc ấy 14 tuổi tham gia vào chiến sĩ trinh sát của Đội công an xung phong Đất Đỏ. Sau nhiều lần trinh sát, đánh bom liều chết chị bị bắt và kết án tử hình.

Năm 1950, Võ Thị Sáu bị giam ở khám Chí Hòa. Tuy vậy khi tuyên án tử thì chị chưa đủ tuổi vị thành niên. Để tránh những dư luận, tai mắt thực dân Pháp đưa chị ra Côn Đảo.

Ngày 21/1/1952, Võ Thị Sáu được tàu đưa ra Côn Đảo. Hai ngày sau chị bị đem ra xử bắn.

Cái chết của Võ Thị Sáu cũng được nhuốm màu drama qua lời kể nhiều người. Chị bước đi hiên ngang và ca bài hành quân Tiến Quân Ca vào buổi sáng hôm đó. Khi linh mục khuyên bảo chị và hỏi chị muốn điều gì cuối cùng không. Chị vẫn nhất quyết đả đảo bọn đế quốc thực dân Pháp mà không chịu khuất phục.

Khi ấy chị không muốn bịt mắt mà mở trừng về hướng bọn xử bắn. Sau đó khi xử bắn, những tên tay sai đều bắn hụt lượt súng đầu tiên vì sợ hãi trước ánh mắt chị. Sau đó tên cầm đầu phải cầm súng và đến gần bắn thẳng vào chị thì mới xử bắn xong.

Từ đó chị Sáu trở thành một buổi tượng anh dũng. Chị luôn là 1 tấm gương được nêu ra khiến bao thanh niên hừng hực khí thế trong việc chống quân thù.

Năm 1993 chị được nhà nước Việt Nam truy tặng huy chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra ngôi mộ chị cũng được sửa chữa khang trang hơn.

Bên trong nghĩa trang Hàng Dương có gì

Bên trong nghĩa trang Hàng Dương là hơn 2000 ngôi mộ của chiến sĩ cách mạng với diện tích 20ha.

Khu A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.

Khu B: Gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.

Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt.

Khu D: Gồm 157 ngôi mộ, trong đó 14 mộ có tên và 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ khu D được quy tập các mộ từ Hòn Cau và Hàng Kẹo về.

Huynh Hieu Travel là một blogger du lịch, người viết content. Anh là người đi nhiều nơi, đặc biệt là miền Tây. Anh thích nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và trải nghiệm để review về những điểm du lịch.