Top 13 # Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Hướng Dẫn Cách Làm Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng

-Canh nấm hạt sen

-Nem rán

-Bò xào cần tỏi

-Bánh chưng

-Cánh ngỗng hun khói

-Bắp bò ngâm mắm

-Khoai lang kén chiên

Hướng dẫn cách làm mâm cúng mặn cúng Rằm tháng Giêng: Canh Nấm hạt sen:

Nguyên liệu: Hạt sen, nấm đông cô, nấm hương, cà rốt, đậu hà lan, ngô bao tử, su hào, Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, hành khô.

Cách làm:

Hạt sen: Cho vào nồi luộc sơ với một ít nước có pha ½ thìa muối.

Nấm hương: Ngâm trong nước ấm 30 phút cho nở, cắt bỏ chân, rửa sạch.

Nấm đông cô: rửa sạch để ráo.

Cà rốt, su hào: Gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa, thái lát mỏng vừa.

Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhỏ.

Phi thơm 3 thìa dầu ăn với hành tỏi băm nhỏ. Cho vào nồi một lượng nước vừa đủ dùng để nấu canh, đun sôi, nêm thêm ½ thìa muối, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt sao cho có vị vừa ăn.

Món nem rán: XEM CÁCH LÀM TẠI ĐÂY Món bò xào cần tỏi:

Nguyên liệu làm món thịt bò xào cần tỏi:

– Thịt bò: 400g

– Cân tây: 100g

– Tỏi tây: 100g

– Cà rốt: 100g

– Hành củ: 1 củ

– Một ít bột đao

– Tỏi, nước mắm, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn

– Rau mùi, rượu, gừng

Cách làm món thịt bò xào cần tỏi:

– Hành, tỏi, gừng bỏ vỏ băm nhỏ. Tỏi tây, cần tây rửa sạch cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa thái mỏng. Bột đao hòa nước, lọc sạch

– Thịt bò thái mỏng miếng to, ướp với nước mắm, hành, tỏi, gừng, chút rượu và bột đao, 1 thìa dầu ăn, để ngấm.

– Làm nóng chảo với dầu ăn, cho hành, tỏi vào phi thơm. Cho thịt bò vào xào chín tái, múc ra để riêng.

– Tiếp tục phi thơm hành, tỏi rồi cho cà rốt, cần tây, tỏi tây vào đảo đều. Tiếp đó cho thịt bò vào đảo lẫn. Múc thịt bò xào cần tỏi ra đĩa, rắc hạt tiêu, rau mùi, ăn nóng.

Món bánh chưng và cánh ngỗng hun khói: Có thể mua sẵn cho tiện

Món bắp bò ngâm mắm:

– 1kg bắp bò, chọn phần bắp hoa hoặc lõi rùa nhiều gân sẽ ngon hơn (bắp bò lọc hết phần mỡ bám quanh)

– Nước mắm chinsu

– Dấm gạo

– Đường trắng

– Nước lọc

– Một ít hoa hồi, thảo quả, quế, gừng, tỏi, ớt chỉ thiên

Cho bắp bò đã làm sạch vào nồi, thả vào nồi một miếng gừng bằng đốt ngón tay cái đập dập, 2-3 nhánh hoa hồi và thảo quả đập dập, miếng quế và một xíu muối tinh và đổ nước ngập mặt thịt để luộc.

-Đong nước mắm, đường, dấm, nước lọc theo tỷ lệ: 2:2:1: ½. Tức là 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa dấm gạo và ½ thìa nước lọc cho vào nồi để đun. Lượng mắm pha nhiều hay ít sẽ phù hợp với thể tích lọ và lượng bò ngâm.

-Cho 1 nửa số tỏi, ớt vào đun cùng hỗn hợp nước mắm. Còn 1 nửa còn lại để ngâm.

-Sau khi luộc chín bắp bò, cho vào lọ thuỷ tinh ngâm đổ ngập nước mắm ngâm. Cho vào tủ lạnh ngâm 5-7 ngày là ăn được.

Món khoai lang kén:

Nguyên liệu: Khoai lang, bột năng, vừng đen, sữa, đường, dầu ăn.

Cách làm:

Khoai lang hấp chín bóc vỏ, sau đó nghiền nhuyễn. Cho bột năng, đường, và sữa tươi vào nhào tiếp cho đến khi mịn dẻo có thể viên thành từng viên mà không bị lỏng, nát là được.. Nặn thành từng viên như hình kén vậy. Rồi lăn qua mè đen. Chuẩn bị chảo và dầu để chiên.

Đun nóng dầu ăn trong một chiếc chảo sâu lòng. Dầu nóng, thả từ từ từng viên khoai đã nhúng bột vào chiên cho tới khi lớp bột vàng. Khoai chín, vớt khoai vào giấy thấm dầu rồi để cho nguội bớt. Thưởng thức ngay khi khoai còn ấm nóng.

2. Mâm cúng chay cúng Rằm tháng Giêng:

– Chả ngô chay

– Khoai môn lệ phố chiên

– Cải chip xào nấm

– Nem chay

– Nộm chay

– Canh củ cải, khoai tây, cà rốt

– Xôi cẩm tím

– Dưa hấu

Cách làm mâm cúng chay Rằm tháng Giêng: Nem Chay:

Nguyên liệu:

– Nấm hương: 100gr

– Mộc Nhĩ: 100gr

– Nấm hương tươi: 200gr

– Giò chay: 1 khoanh

– Đậu: 5 miếng

– Hành Tây: 1 củ

– Cà rốt: 2 củ

– Miến: 35gr

– Gia vị khác: hành lá, mùi ta, tiêu, muối, bột nêm, dầu ăn!

Cách chế biến:

Xào mộc nhĩ thật kỹ, lửa nhỏ, cho tiếp nấm hương khô xào, cho tiếp nấm hương tươi xào, sau đó cho cà rốt xào chung cho gia vị vào để ngấm. Sau cùng cho hành Tây đảo qua cho thơm!

Cho chút dầu ăn vào chảo, bóp nát 3 miếng đậu xào cho vàng cho thơm và khô nước

Xào qua giò. Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu vừa xào vào nhau.

Cho các nguyên nguyên xuống để nguội chút, sau đó cho 2 miếng đậu còn lại bóp mịn vào trộn để có độ dính! Tiếp đó cho miến, hành lá, mùi vào trộn cùng!

Trải lá nem ra, cho hỗn hợp nhân vào, cuốn tròn lại.

Chả ngô chay:

Nguyên liệu:

– Cốm tươi

– Đậu phụ

– Ngô ngọt

– Mùi thơm, hành lá

– Gia vị chay, dầu ăn…

Cách làm:

– Đậu phụ mang đánh tơi nhỏ mịn, ngô ngọt có thể đập dập hoặc để nguyên hạt. Mùi thơm, hành lá rửa sạch thái nhỏ. Cho các nguyên liệu vào một tô lớn. Cho phần cốm vào, thêm chút dầu ăn, gia vị chay vào đảo đều. Để vậy chừng 20 phút cho hạt cốm nở hết, sau đó bắc chảo lên bếp bắt đầu viên chả rồi chiên vàng chiên giòn là được.

Xôi nếp cẩm:

Nguyên liệu

– 3 kg gạo nếp nương

– 1kg lá cẩm tím

– 15g muối hạt

– 120ml nước cốt dừa

Vo sạch gạo nếp để nấu xôi rồi để ráo nước.

Sau khi ngâm gạo với lá cẩm, bạn vớt gạo ra cho vào chõ đồ xôi bắt đầu đồ. Nếu không có chõ, bạn có thể nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện cũng được nhưng hạt xôi sẽ không được tơi như nấu bằng chõ. Khi xôi chín các bạn tưới đều nước cốt dừa lên trên xôi, xới đều rồi đậy vung đồ thêm 7 phút nữa cho xôi ngấm nước cốt dừa căng mọng là được.

Nộm măng chay:

Măng mua về (ngon nhất là măng tươi), luộc cho hết nước vàng, rửa sạch, thái mỏng.

Lạc rang giã nhỏ vừa, rau húng lìu, rau mùi răng cưa, mùi ta thái nhỏ vừa ăn.

Pha nước trộn: 1 thìa canh chanh+2 thìa nước mắm+2 thìa canh đường+tỏi ớt băm nhuyễn.

Cho măng ta bát to, cho từ từ nước trộn vào đến khi vừa miệng dừng lại, trộn đều cho ngấm, sau đó tiếp tục cho rau thơm và lạc là xong.

Canh rau củ chay:

Nguyên liệu:

– 3 củ khoai tây- 2 củ cà rốt- 1 nửa củ cải

Cách làm:

– Khoai tây, dùng dao răng cưa cắt thành từng miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hình hoa rồi cắt miếng.

– Củ cải gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn.

– Khi nước sôi kỹ bạn thả củ cài, cà rốt và khoai tây vào, thêm gia vị và ninh cho tới khi các loại củ quả rau chín.

– Nêm nếm món chay lại cho vừa miệng.

– Tắt bếp múc món chay canh rau củ chay ra tô ăn nóng.

3. Một số mâm cúng khác tham khảo cho ngày Rằm tháng Giêng:

Mâm cúng gồm: – sườn BBQ, nem hải sản, nem rán truyền thống, salat củ quả, cá rán cuốn bánh tráng, miến xào, canh măng, xôi lạc ruốc.

Mâm cơm chay gồm: Đậu kho tàu , miến xào nấm kim , ngô chiên bơ, rau củ xào thập cẩm, xôi xéo , Canh ngô nấm chua cay, cơm trắng

Mâm cúng gồm: hoa quả, giò me, xôi trắng, bò xào thập cẩm, canh trứng cút rau củ, nem rán.

Mâm cúng gồm: cơm rang thập cẩm, bánh chay, nem rán, kho quẹt, giò xào, xôi gấc, thịt gà luộc, canh măng, giò me.

Mâm cúng gồm: tôm chiên, salat, thịt gà luộc, chân giò hầm hạt sen. thịt quay, canh măng, canh rau củ, mực xào cần tỏi, canh miến, chả tôm.

Hướng Dẫn Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Tại Nhà

Rằm tháng giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này người Việt Nam thường đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Sắm lễ:

Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, cùng hương hoa đèn nến. Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn tinh khiết. Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu.

Bài văn khấn:Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:…………

Ngụ tại:……………………………….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Hướng Dẫn Làm Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng 7 Đúng Chuẩn

Cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?

Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng chính là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông xưa. Theo phong tục của tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch cũng là lúc Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được trở về dương gian. Đó cũng chính là lí do tháng 7 âm lịch hàng năm được dân gian gọi là tháng cô hồn.

Ngoài ra, tháng 7 còn có ngày lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu cha mẹ. Ngày này đã đi vào văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam như là một ngày lễ cổ truyền. Do vậy, theo như phong tục, ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt Nam thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu. Và sau cũng là dịp để gia đình sum vầy.

Hàng năm, các gia đình thường cúng Rằm tháng 7 từ mùng 10 cho đến 14, 15 âm lịch.

Ngày Rằm là vào ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng Rằm thông thường cũng sẽ diễn ra vào đúng ngày đó.

Tuy nhiên, cúng Rằm tháng 7 không nhất thiết phải là đúng vào ngày 15/7 âm lịch. Mà có thể là vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch miễn là trước ngày 15/7.

Theo dân gian, người ta thường cúng Rằm tháng 7 vào các ngày từ 2-14/7 âm lịch. Không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần ngày cúng có thời gian và khi cúng thật thành tâm là được.

Việc cúng như vậy là do quan niệm từ ngày 2-14/7 âm lịch, Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để những vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những món đồ vật mà người dân cúng tế.

Do đó, mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm cỗ cúng rằm tháng 7 và mời những linh hồn người thân đã khuất về để dùng cơm. Đồng thời đây cũng chính là dịp để cúng thực, bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa.

Mâm lễ cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm những món như: giò lụa, nem, canh miến mọc, gà luộc, xôi đỗ xanh … và thường bao gồm 3 lễ sau: cúng trong nhà, cúng ngoài trời và cúng Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ tại mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật. Đó cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên đã xả thân cứu mẹ.

Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hay một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên đặt cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thọ lộc ngay tại gia.

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và tổ tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng với những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch. Để thể hiện lòng thành kính và biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường bao gồm những món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, và món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả các vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như giày dép hay quần áo,…

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hay cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nơi nương tựa, không nhà không cửa.

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hay 15/7 âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian những vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng kiếng.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm những món lễ vật như sau:

3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.

Hoa quả (5 loại 5 màu).

Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, vàng, hồng, xanh lá mạ…).

Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.

Các loại như bỏng ngô, bánh kẹo.

12 cục đường thẻ.

Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hay sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).

Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).

Mâm cúng thường được đặt ở ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm. Bên cạnh đó không thể thiếu những loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3-5 hoặc 7 cây nhang.

Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hoặc ra đường, sau đó là đốt vàng mã.

Ở một số gia đình, người ta còn thường thực hiện tục giật cô hồn cùng với quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều tài lộc. Và những món đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.

Trước khi kết thúc buổi lễ, chủ nhà sẽ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, và bánh kẹo,… ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Đây cũng chính là những đồ ăn đã cúng, sau khi cúng sẽ được chia ra.

Một số lưu ý khi cúng Rằm tháng 7

Mâm cúng Phật, thần linh và tổ tiên làm trong nhà.

Mâm cúng Phật phải được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng tổ tiên.

Mâm cúng chúng sinh phải được đặt ở ngoài trời tránh các bậu cửa, hay trước cửa chính ngôi nhà.

Hướng Dẫn Nghi Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Năm Canh Tý 2022

Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020 bao gồm bài trí bàn thờ, chuẩn bị mâm cúng và đọc văn khấn một cách thành tâm.

Hướng dẫn nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Năm 2020, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 dương lịch. Người Việt rất coi trọng việc cúng lễ trong ngày Rằm tháng Giêng bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Dân gian còn có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” nhằm ám chỉ tầm quan trọng của việc chuẩn bị lễ cúng tươm tất dâng thần linh và gia tiên. Ngoài ra, vào ngày này, người dân có thói quen đi lễ chùa, cầu bình an và may mắn cho mọi người trong gia đình.

Dưới đây là hướng dẫn nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020 đầy đủ và chu đáo.

>>>Xem thêm: Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 thì tốt?

(Ảnh: Anh Thùy Vũ)

Dọn dẹp ban thờ

Dọn dẹp ban thờ là một trong những nghi lễ cần phải làm vào ngày Rằm tháng Giêng, được tiến hành trước khi chuẩn bị dâng lễ. Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ban thờ là nơi linh thiêng, vì thế luôn cần được giữ sạch sẽ, gọn gàng để biểu thị lòng thành, sự tôn kính với thần linh và gia tiên.

Lưu ý khi lau dọn ban thờ, không được xê dịch bát hương. Trước khi tiến hành, nên thắp 1 nén hương khấn xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng. Việc lau dọn cần cẩn thận, tỉ mỉ, thành tâm để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm. Vật dụng lau dọn đơn giản chỉ cần khăn sạch, nước sạch, nếu có điều kiện thì dùng nước bưởi, rượu cũng rất sạch và thơm.

Ngoài ra, cần chú ý, khi thắp hương, nên thắp theo số lẻ. Người Việt quan niệm số lẻ tượng trưng cho phần âm, vậy nên theo phong tục, hỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm… Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật và tổ tiên.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng

(Ảnh: Vũ Thanh Hoan)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được chuẩn bị sạch sẽ, bày biện gọn gàng, đơn giản hay cầu kỳ phụ thuộc vào điều kiện của gia đình. Điều quan trọng hơn cả là lòng thành khi chuẩn bị cũng như khi dâng cúng. Sau đây là gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng.

Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:

– Hoa quả

– Chè xôi

– Các món đậu

– Canh không thêm nhiều hương liệu

– Bánh trôi nước

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên:

(Ảnh: Thanh Mong Nguyễn)

Ngoài các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, một chút vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.

Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, gồm có:

– Bát canh măng

– Bát canh bóng bì

– Bát canh miến

– Bát canh mọc

– Đĩa thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn)

– Đĩa giò (hoặc chả)

– Đĩa nem

– Đĩa xào

– Đĩa dưa muối

– Đĩa xôi (hoặc bánh chưng)

>>>Xem thêm: Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng Canh Tý 2020

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng năm Canh Tý

Dưới đây là bài khấn Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, các gia đình có thể tham khảo:

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong vái 3 vái.

Mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu những món ăn này

Sau dịp Tết Nguyên đán thì “Rằm tháng Giêng” được coi là một trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm mới. Dưới …

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu may mắn, bình an cả năm?

Hàng năm, người dân thường đi lễ chùa ngày rằm tháng Giêng để cầu bình an cho gia đình đã trở thành phong thục, nét …

Vì sao lại nói ‘cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng’?

Dân gian có câu “cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vậy tại sao lại nói như vậy và ý nghĩa của câu nói …