Top 8 # Kinh Nghiệm Làm Lễ Nhập Trạch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Kinh Nghiệm Nhập Trạch Lấy Ngày Từ Các Chuyên Gia Phong Thủy

Nhập trạch là gì? Vì sao nó lại quan trọng khi bạn chuyển đến một nơi sinh sống mới? Thì nhập trạch là nghi lễ truyền thống dân gian. Nó biểu tượng cho nét đẹp văn hóa. Và cầu cho cuộc sống gia đình “sóng yên biển lặng”. Không rõ nghi thức này được hình thành khi nào ở nước ta. Nhưng nó đã là truyền thống thì đã không ít trải qua cùng thăng trầm của lịch sử. Được lưu truyền đến ngày nay.

Xét về phong thủy, nhập trạch đúng thời điểm trời đất giao hòa sẽ mang lại lợi ích không hề nhỏ một chút nào. Cả về đời sống lẫn sự nghiệp. Còn về tâm linh, nhập trạch được xem như một cách kính báo với vị thần và tổ tiên. Để nhận được sự che chở. Từ đó, công việc và gia đình đều bình an như ý.

Kinh nghiệm chọn ngày từ những chuyên gia.

Đầu tiên, bạn hiểu bao nhiêu về nhập trạch? Bao nhiêu về phong thủy? Bao nhiêu về tâm linh? Thuật toán, bói toán, tướng số,… bạn đã nắm được bao nhiêu? Thì những điều này sẽ quyết định tới việc bạn có ý định chọn ngày như thế nào. Lựa chọn sẽ có nhiều cách. Mỗi cách sẽ đưa ra từng ngày với lợi ích cụ thể. Từ đó, kinh nghiệm thứ nhất mà các chuyên gia khuyên các bạn là trước khi đi xem ngày. Bạn thực sự mong muốn ngày nhập trạch sẽ mang lại điều gì cho bạn.

Thứ hai, kinh nghiệm khuyên bạn về việc bạn hiểu bao nhiêu về chọn ngày lẫn nhập trạch thì quyết định tới việc chọn phương pháp nào phù hợp với mình. Đây là điều khi bạn tự mình lựa ngày, không có sự can thiệp từ những nhà chuyên môn.

Cuối cùng, bạn đừng hi vọng quá nhiều vào ngày nhập trạch. Hay áp đặt nó là phải mang lại cho bạn những gì. Bởi vì, cách xem chỉ mang tính tương đối mà thôi. Kết quả bạn nhận phải vừa kết hợp sự nỗ lực và cả hợp thiên thời nữa thì mới như ý được. Vậy thì, những cách xem ngày mà những chuyên gia tư vấn là gì?

Cách lựa chọn nhập trạch chọn ngày này khá phổ biến hiện nay. Bằng việc cung cấp cho các bạn ngày giờ phù hợp trong từng tháng. Từ đó việc lựa chọn thời điểm thích hợp sẽ phụ thuộc vào bạn mà thôi.

Cách làm này dựa trên thông tin bạn cung cấp, đối chiếu với từng ngày để lựa chọn ngày hợp phong thủy nhất. Bạn có thể tìm kiếm qua một số trang web thông dụng về tìm online.

Với mỗi bảng “thập hoa giáp” việc của bạn là xác định bạn thuộc hành nào trong 5 hành: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Sau đó đối chiếu để đưa ra ngày giờ phù hợp.

Thông thường người ta sẽ ưu tiên chọn ngày hành Kim hoặc Thủy. Vì quan niệm Kim là vàng bạc, Tiền vào như nước,…đều là những hành gắn liền với ý nghĩa tiền bạc, tài lộc. Ngoài ra, hạn chế chuyển nhà nhập trạch ngày mệnh Hỏa. Hoặc bạn cũng có thể căn cứ vào ngũ hành của mình để tìm ra ngày tốt chuyển dọn nhà tương sinh, tương hợp. Ví dụ người mệnh Kim chọn ngày tương sinh là mệnh Thổ, tương hợp là mệnh Kim.

Đây là phương pháp khá phức tạp. Tuy nhiên, kết quả mang lại thì có độ chính xác cao khi bạn lựa chọn ngày nhập trạch. Nhưng, phải là người có chuyên môn sử dụng các thuật toán để tính ra ngày giờ. Hoặc những dịch vụ trang web có chi trả phí thì bạn mới có được kết quả khi sử dụng cách xem này.

Đây là phương pháp dân gian đơn giản, khi bạn không thể tìm được những người chuyên môn tư vấn thì phương pháp này ưu tiên sử dụng. Với cách này, bạn chỉ cần loại ra các ngày phong thủy không tốt lắm như Nguyệt Kỵ (mùng 5, 14, 23 âm lịch), Tam Nương (mùng 3,7,13,18,22,27 âm lịch), mùng 1 hoặc 15 âm lịch, …Tiếp đó chọn ra bất kỳ ngày chuyển dọn nhà nào phù hợp. Những ngày này có thể tốt hoặc bình thường, nhưng vẫn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn vì không phải dọn nhà vào ngày phong thủy xấu.

Lưu ý về nhập trạch lấy ngày.

Không có cách nào là mang lại chính xác tuyệt đối cả. Cho dù bạn có lựa chọn ngày tốt thì vẫn sẽ có những điểm xấu ảnh hưởng theo góc độ nào đó. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về ngày giờ nào vừa theo bạn phù hợp cho công việc. Vừa đáp ứng những mong muốn của bạn về công việc và cuộc sống.

Kinh Nghiệm Làm Lễ Khai Trương Nhà Hàng Mới

Khai trương nhà hàng là gì ?

Bạn muốn biết khai trương nhà hàng nên làm gì? Vậy thì trước tiên bạn cần hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như ý nghĩa của sự kiện khai trương nhà hàng.

Khai trương hay tiếng anh gọi là grand opening hoặc opening ceremony là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng khi bạn bắt đầu kinh doanh. Lễ khai trương nhà hàng là sự kiện đánh dấu khởi đầu cho quá trình đi vào hoạt động của một nhà hàng. Cột mốc này quan trọng tới mức người ta sẽ dựa vào đó để xem vị thế nhà hàng trên thị trường như thế nào.

Lễ khai trương còn là cách thể hiện văn hóa tâm linh, là cách để nhà hàng xin phép thổ công và mong muốn được ban lộc để kinh doanh thuận lợi. Nhờ lễ khai trương, mọi người sẽ biết đến nhà hàng nhiều hơn, từ đó tạo dấu ấn in sâu vào tâm trí khách hàng, làm cho họ dễ dàng nhớ đến khi có nhu cầu. Do đó, những nhà hàng mới muốn thu hút khách hàng, chứng minh điểm mạnh của mình, nhất định không thể bỏ qua lễ khai trương.

Khai trương nhà hàng nên tặng gì?

Hoa – quà tặng khai trương mang không khí vui vẻ, điều tốt đẹp

Lẵng hoa, kệ hoa tươi chúc mừng đặc biệt phổ biến cho những dịp đặc biệt như khai trương. Một lẵng hoa rực rỡ đặt ngay phía trước cùng lời chúc nhà hàng kinh doanh phát đạt vừa khiến gia chủ tự hào mà người tặng cũng vui vẻ. Bởi vì hoa tượng trưng cho điều tốt đẹp, là một lời chúc phúc đến gia chủ, đến người chủ nhà hàng. Hơn nữa hoa lại không quá cầu kỳ và giá không quá đắt.

Đồng hồ tranh – quà tặng khai trương mang lời chúc phát đạt

Đây là một món quà tặng khai trương nhà hàng rất độc đáo và lạ mắt, nhưng có nhiều ý nghĩa. Vừa là một bức tranh giúp trang trí thêm cho không gian, đồng thời cũng là một chiếc đồng hồ, giúp cho mọi người có thể quản lý tốt hơn về thời gian làm việc của mình. Đây chính là một món quà của sự kết hợp hoàn hảo và tinh tế, sẽ khiến chủ nhà hàng nâng niu như tấm chân tình của bạn dành cho họ.

Mèo thần tài – quà tặng khai trương mang lời chúc may mắn

Trong kinh doanh, may mắn là yếu tố rất cần thiết, do đó ai cũng luôn mong muốn nhận được sự may mắn trong ngày đầu khởi nghiệp. Vậy được mời khai trương nhà hàng nên làm gì? Hãy dành tặng món quà thể hiện lời chúc may mắn tới gia chủ.

Mèo thần tài có nguồn gốc từ Nhật Bản từ lâu đã được xem như linh vật mang lại sự may mắn, tài lộc, tiền tài cho người sử dụng. Những chú mèo xinh xắn, ngộ nghĩnh được làm từ chất liệu gốm sứ với nhiều ý nghĩa khác nhau luôn là sự lựa chọn phù hợp và ý nghĩa cho quà tặng nhân dịp khai trương nhà hàng.

Kế hoạch khai trương nhà hàng

Các công việc cần thực hiện trước ngày khai trương

Lựa chọn ngày tổ chức khai trương: một ngày khai trương tốt, phù hợp sẽ vừa đảm bảo yếu tố tâm linh vừa đảm bảo sự thuận lợi cho việc kinh doanh. Chủ nhà hàng có thể chọn những ngày tốt trùng với các ngày thứ 7, chủ nhật để có thể tạo điều kiện thu hút được nhiều người đến hơn.

Trang trí nhà hàng: việc trang trí cần phải chú ý thể hiện được logo, tên cũng như các thông điệp của nhà hàng. Và phải được hoàn tất trước ngày khai trương.

Chuẩn bị nhân lực: cần lên kế hoạch và tuyển đủ nhân viên để đảm bảo phục vụ tốt trong ngày khai trương nhà hàng và các ngày tiếp theo.

Lên danh sách khách mời dự kiến: trong ngày khai trương sẽ cần sự tham gia của đại diện quản lý nhà hàng; các đối tác liên kết và một số người nổi tiếng (nếu cần). Để có thể giúp quảng bá cho nhà hàng tốt hơn.

Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ cần thiết : âm thanh, ánh sáng cũng như bàn ghế để tiếp đón khách mời cần chuẩn bị đầy đủ.

Dự trù kinh phí: việc dự trù kinh phí cần được lập thành văn bản để có thể đảm bảo đủ kinh phí.

Buổi khai trương nhà hàng có sự tham gia của các khách mời và đại biểu. Vì vậy, kịch bản tổ chức khai trương cần đảm bảo các bước sau:

MC giới thiệu thành phần đại biểu và khách mời tham dự

Lời phát biểu của đại diện quản lý nhà hàng

Các tiết mục giao lưu văn nghệ

Cắt băng khai trương và tiếp đón khách hàng tới tham quan ăn uống

Ngoài ra, để có thể đảm bảo buổi khai trương được tổ chức thuận lợi, chủ nhà hàng cũng cần phải có phương án dự phòng các trường hợp phát sinh. Để có thể có các biện pháp xử lý tốt và kịp thời.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên hy vọng sẽ giúp bạn biết khai trương nhà hàng nên làm gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Quảng Cáo ADV để được hỗ trợ, tư vấn và tổ chức lễ khai trương nhà hàng trọn gói.

Nhập Trạch Là Gì? Thủ Tục Làm Lễ Nhập Trạch Nhà Mới

Nhập trạch là gì?

Theo nghĩa Hán Việt thì nhập có nghĩa là “vào”, trạch có nghĩa là “nhà”. Vì lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, nơi cư ngụ sinh sống mới. Mặc khác nhập trạch có nghĩa là nghi thức “đăng ký hộ khẩu” nơi cư ngụ mới với các thần linh, thổ địa nơi sinh sống mới này.

Theo quan niệm tâm linh này thì lễ nhập trạch là một nghi thức rất quan trọng mỗi khi gia chủ dọn đến nơi ở (nhà mới). Nhằm cầu bình an, may mắn và gia đạo được hòa thuận trong suốt thời gian sinh sống trong ngôi nhà mới.

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ ra mắt với các vị thần, thổ địa cai quản nơi xây dựng nhà mới. Lễ nhập trạch là lòng thành kính mà gia chủ muốn gửi đến các vị thần nhằm cầu sự chấp thuận vị cư ngụ mới này. Mong các vị thần cai quản phù hộ cuộc sống mới được bình an, êm ấm, vận trình sự nghiệp được thuận lợi và hanh thông.

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Theo quan niệm dân gian, việc chọn ngày tốt để nhập trạch cần dựa vào tuổi mụ của gia chủ. Tuổi xem ngày nhập trạch càng lớn thì sinh khí ngôi nhà càng sung túc và thịnh vượng. Gia đình được gặp nhiều may mắn và bình an.

Xem tuổi để nhập trạch để gia chủ tránh chọn phải ngày xấu phạm vào bạch kỵ như Dương Công Kỵ, ngày sát chủ, ngày Thọ tử, ngày Tam Nương, hoặc ngày Nguyệt Kỵ,…

Bên cạnh đó xem tuổi nhập trach giúp gia chủ tránh nhập trạch vào những ngày xung khắc với vận mệnh của mình. Tránh chọn những ngày thiên can, địa chi xung khắc với tuổi của gia chủ nhà mới.

Đối với một số trường hợp nhà mới chỉ là nhà thuê thì gia chủ không cần phải xem tuổi nhập trạch. Chỉ cần chọn ngày giờ tốt để thực hiện việc di chuyển vào nhà mới. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị mâm lễ vật đơn giản là được.

Thủ tục lễ nhập trạch nhà mới

1. Chọn ngày nhập trạch

Để chọn được ngày lễ nhập trạch tốt, gia chủ nhà mới nên xem tuổi hợp phong thủy. Nhằm đem lại nhiều may mắn trong gia đình trong ngôi nhà mới. Mọi chuyện trong cuộc sống trở nên suôn sẻ và thuận buồm xuôi gió. Giảm bớt tai ương, xui xẻo.

Thường chọn ngày làm lễ nhập trạch theo 3 cách phổ biến sau đây:

– Chọn ngày nhập trạch theo giờ Hoàng Đạo. Lễ nhập trạch nên tiến hành theo khung giờ tốt, khoảng thời gian trời đất giao hòa. Thời gian này rất thích hợp để tiến hành những việc trọng đại.

– Chọn ngày lễ nhập trạch theo tuổi gia chủ nhà mới. Cách này giúp gia chủ chọn được ngày giờ hợp với gia chủ. Đem lại nhiều may mắn và bình an cho các thành viên trong gia đình.

Nhà hướng Đông, hệ Mộc cần tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ của hệ Kim.

Nhà hướng Tây, hệ Kim tương khắc với những ngày Mùi, Hợi, Mão hệ Mộc.

Nhà hướng Nam, hệ Hỏa nên tránh ngày Tý , Thân, Thìn hệ Thủy.

Nhà hướng Bắc, hệ Thủy tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất hệ Hỏa.

Một số kiêng kỵ khi chọn ngày nhập trạch

Tháng 1 tránh ngày Ngọ

Tháng 2 tránh ngày Mùi

Tháng 3 tránh ngày Thân

Tháng 4 tránh ngày Dậu

Tháng 5 tránh ngày Tuất

Tháng 6 tránh ngày Hợi

Tháng 7 tránh ngày Tý

Tháng 8 tránh ngày Sửu

Tháng 9 tránh ngày Dần

Tháng 10 tránh ngày Mão

Tháng 11 tránh ngày Thìn

Tháng 12 tránh ngày Tỵ

– Tránh chọn ngày, tháng đại kỵ

Những ngày này trong các tháng gia chủ không nên chọn là ngày nhập trạch.

– Tránh chọn ngày Nguyệt Kỵ

Ngày Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 3, ngày 7)

Ngày Thập tam Thập bát dương (ngày 13, ngày 18)

Ngày Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27)

2. Chuẩn bị mâm lễ nhập trạch

– Tránh chọn ngày Tam Nương sát

Để tiến hành thủ tục lễ nhập trạch, gia chủ hãy chuẩn bị mâm cúng nhập trạch thật chu đáo và tươm tất. Thường mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm:

– Ngũ quả: Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm trái cây ngũ quả hoàn toàn khác nhau. Miễn sao mâm trái cây cúng lễ nhập trạch thật tươi ngon và đẹp mắt.

– Hương hoa: Gia chủ cần chuẩn bị hương hoa đầy đủ gồm có:

1 lọ hoa tươi cúng nhà mới (tùy loại gia chủ chọn)

1 cặp đèn cầy

nhang

trầu cau

vàng mã

3 hũ nhỏ đựng muối gạo

3 ly nước

– Mâm cơm cúng lễ nhập trạch:

Tùy theo kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cơm cúng lễ nhập trạch có sự khác nhau. Có gia đình chọn mâm cơm mặn để cúng lễ nhập trạch như (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.

Hoặc có gia đình chọn mâm cơm chay để cúng lễ nhập trạch cầu bình an, thanh tịnh. Các món chay như rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….

3. Bài văn khấn lễ nhập trạch

Văn khấn nhập trạch khấn thần linh Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:…………… Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:…………………. và lập bát Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Nam mô a di Đà Phật! Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi Nam mô a di Đà Phật! Văn khấn nhập trạch cáo yết gia tiên Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Kính lạy Tiên nội ngoại họ…………… Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm………. này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

4. Tiến hành thủ tục nhập trạch nhà mới

Sau khi xác định ngày tốt đễ tiến hành lễ nhập trạch. Cũng như việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng lễ nhập trạch, bài văn khấn. Gia chủ bắt đầu tiến hành làm thủ tục nhập trạch nhà mới.

– Trước tiên, gia chủ hãy chuẩn bị một bếp than củi đặt ở vị trí chính giữa cửa chính, lối đi vào nhà mới. Sau đó gia chủ cầm bát hương bàn thờ tổ tiên và bước qua bếp than củi. Khi bước hãy bước chân trái lên trước sau đó hãy bước chân phải.

– Các thành viên trong nhà lần lượt nối tiếp gia chủ bước vào nhà, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Đặc biệt là người vợ sẽ cầm theo tư trang và tiền của bước qua bếp than củi vào nhà mới để mong được bình an và tài lộc đông đầy.

– Khi bước làm nhà, gia chủ nên bật đèn sáng khắp ngôi nhà để hút tài lộc và may mắn. Sau khi gia chủ hãy đặt bát hương lên bàn thờ và cúng bái xin phép thần linh được cư ngụ trong ngôi nhà mới. Kèm theo là việc rước ông bà, tổ tiên về ngôi nhà mới này.

– Tiếp đến, gia chủ hãy sắp xếp mâm lễ vật cúng nhập trạch đúng phong thủy và thắp hương để xin nhập trạch. Bếp cần khai lửa, đun nước pha trà để dâng lên tổ tiên.

– Sau đó gia chủ hãy đọc bài văn khấn cúng lễ nhập trạch để cầu bình an và may mắn.

Qua những thông tin bên trên, chắc hẳn bạn đã biết rõ nhập trạch là gì? Thủ tục lễ nhập trạch nhà mới như thế nào? Nếu ngôi nhà của bạn đang trong giai đoạn hoàn tất. Bạn nên tham khảo bài viết này để nắm rõ cách nhập trạch đúng phong thủy. Tránh phạm vào những điều cấm kỵ trong việc nhập trạch nhà mới. Nhằm cầu thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc lành. Mong gia đạo được bình an, hạnh phúc, mọi việc trong cuộc sống đều thuận lợi và suôn sẻ.

Ngày Tốt Nhập Trạch Quý Ii/2020 Và Hướng Dẫn Tự Làm Lễ Nhập Trạch

Tháng 4 Thứ 5, ngày 2/4/2020 (ngày Ất Hợi 10/3 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dần, Mão, Mùi; xung với chủ nhà tuổi Tị; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Sửu: 1-3h, Thìn: 7-9h, Tuất: 19-21h.

Chủ nhật, ngày 5/4/2020 (ngày Mậu Dần 13/3 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Hợi, Ngọ, Tuất; xung với chủ nhà tuổi Thân; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Thìn: 7-9h, Mùi: 13-15h.

Thứ 3, ngày 7/4/2020 (ngày Canh Thìn 15/3 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dậu, Thân, Tý; xung với chủ nhà tuổi Tuất; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Dần: 3-5h, Tị: 9-11h, Hợi: 21-23h.

Thứ 4, ngày 8/4/2020 (ngày Tân Tị 16/3 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Thân, Dậu, Sửu; xung với chủ nhà tuổi Hợi; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Sửu: 1-3h, Ngọ: 11-13h, Mùi: 13-15h, Tuất: 19-21h.

Thứ 3, ngày 14/4/2020 (ngày Đinh Hợi 22/3 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dần, Mão, Mùi; xung với chủ nhà tuổi Tị; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Sửu: 1-3h, Thìn: 7-9h, Tuất: 19-21h.

Thứ 6, ngày 17/4/2020 (ngày Canh Dần 25/3 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Hợi, Ngọ, Tuất; xung với chủ nhà tuổi Thân; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Thìn: 7-9h, Tị: 9-11h, Mùi: 13-15h.

Chủ nhật, ngày 19/4/2020 (ngày Nhâm Thìn 27/3 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dậu, Thân, Tý; xung với chủ nhà tuổi Tuất; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Sửu: 1-3h, Thìn: 7-9h.

Thứ 2, ngày 20/4/2020 (ngày Quý Tị 28/3 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Thân, Dậu, Sửu; xung với chủ nhà tuổi Hợi; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Thìn: 7-9h.

Thứ 7, ngày 25/4/2020 (ngày Mậu Tuất 3/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Mão, Dần, Ngọ; xung với chủ nhà tuổi Thìn; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Thân: 15-17h.

C hủ nhật, ngày 26/4/2020 (ngày Kỷ Hợi 4/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dần, Mão, Mùi; xung với chủ nhà tuổi Tị; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Ngọ: 11-13h, Mùi: 13-15h, Tuất: 19-21h.

Thứ 3, ngày 28/4/2020 (ngày Tân Sửu 6/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Tý, Tị, Dậu; xung với chủ nhà tuổi Mùi; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Dần: 3-5h, Mão: 5-7h, Thân: 15-17h, Hợi: 21-23h.

Giờ tốt: Giờ Thân: 15-17h, Dậu: 17-19h.

Thứ 5, ngày 7/5/2020 (ngày Canh Tuất 15/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Mão, Dần, Ngọ; xung với chủ nhà tuổi Thìn; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Tị: 9-11h, Thân: 15-17h, Hợi: 21-23h.

Thứ 6, ngày 8/5/2020 (ngày Tân Hợi 16/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dần, Mão, Mùi; xung với chủ nhà tuổi Tị; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Sửu: 1-3h, Ngọ: 11-13h, Mùi: 13-15h, Tuất: 19-21h.

Chủ nhật, ngày 10/5/2020 (ngày Quý Sửu 18/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Tý, Tị, Dậu; xung với chủ nhà tuổi Mùi; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Tị: 9-11h, Thân: 15-17h.

Thứ 3, ngày 19/5/2020 (ngày Nhâm Tuất 27/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Mão, Dần, Ngọ; xung với chủ nhà tuổi Thìn; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Tị: 9-11h, Hợi: 21-23h.

Thứ 4, ngày 20/5/2020 (ngày Quý Hợi 28/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dần, Mão, Mùi; xung với chủ nhà tuổi Tị; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Thìn: 7-9h, Ngọ: 11-13h.

Thứ 6, ngày 22/5/2020 (ngày Ất Sửu 30/4 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Tý, Tị, Dậu; xung với chủ nhà tuổi Mùi; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Dần: 3-5h, Mão: 5-7h, Thân: 15-17h.

Chủ nhật, ngày 31/5/2020 (ngày Giáp Tuất 9/4 nhuận Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Mão, Dần, Ngọ; xung với chủ nhà tuổi Thìn; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Dần: 3-5h, Tị: 9-11h, Hợi: 21-23h.

Tháng 6 Thứ 2, ngày 1/6/2020 (ngày Ất Hợi 10/4 nhuận Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dần, Mão, Mùi; xung với chủ nhà tuổi Tị; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Sửu: 1-3h, Thìn: 7-9h, Tuất: 19-21h.

Thứ 4, ngày 3/6/2020 (ngày Đinh Sửu 12/4 nhuận Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Tý, Tị, Dậu; xung với chủ nhà tuổi Mùi; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Tị: 9-11h, Hợi: 21-23h.

Thứ 2, ngày 8/6/2020 (ngày Nhâm Ngọ 17/4 nhuận Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Mùi, Dần, Tuất; xung với chủ nhà tuổi Tý; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Mão: 5h-7h, Ngọ: 11h-13h, Thân: 15h-17h, Dậu: 17h-19h.

Thứ 6, ngày 12/6/2020 (ngày Bính Tuất 21/4 nhuận Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Mão, Dần, Ngọ; xung với chủ nhà tuổi Thìn; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Dần: 3-5h, Thân: 15-17h, Hợi: 21-23h.

Thứ 7, ngày 13/6/2020 (ngày Đinh Hợi 22/4 nhuận Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Dần, Mão Mùi; xung với chủ nhà tuổi Tị; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Sửu: 1-3h, Thìn: 7-9h, Tuất: 19-21h.

Thứ 2, ngày 15/6/2020 (ngày Kỷ Sửu 24/4 nhuận Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Tý, Tị, Dậu; xung với chủ nhà tuổi Mùi; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Dần: 3-5h, Mão: 5-7h, Tị: 9-11h.

Thứ 7, ngày 20/6/2020 (ngày Giáp Ngọ 29/4 nhuận Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Mùi, Dần, Tuất; xung với chủ nhà tuổi Tý; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Mão: 5-7h.

Thứ 7, ngày 27/6/2020 (ngày Tân Sửu 7/5 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Tý, Tị, Dậu; xung với chủ nhà tuổi Mùi; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Dần: 3-5h, mão: 5-7h, Thân: 15-17h, Hợi: 21-23h.

Thứ 2, ngày 29/6/2020 (ngày Quý Mão 9/5 Âm lịch)

Rất tốt với chủ nhà tuổi Tuất, Hợi, Mùi; xung với chủ nhà tuổi Dậu; các tuổi còn lại đều tốt vừa.

Giờ tốt: Giờ Dần: 3-5h, Mão: 5-7h, Ngọ: 11-13h.

Thủ tục làm lễ nhập trạch

Sắm lễ: Gà, xôi, rượu; Tiền vàng; Trầu cau; Hoa: 2 bó; Quả: 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành; Gạo muối; Hương; Nến: 2 cây; Y mã phục 1 bộ gồm: 1 con ngựa, 1 bộ quần áo, 1 mũ, 1 đôi hia; tất cả đều màu đỏ.

Nếu là nhà làm lần đầu thì sắm thêm 1 lễ cúng chúng sinh gồm: Quần áo chúng sinh: 30 bộ; Vàng hoa cho chúng sinh: 500 – 1.000; Cháo trắng: 1 nồi và múc ra 5 bát để cúng chúng sinh; Hoa quả: khế, chuối, mía, táo… mỗi thứ một ít; Bỏng ngô, bỏng nếp; Khoai lang, khoai sọ luộc; Kẹo dồi, bim bim, kẹo lạc…

Nếu là nhà mặt đất thì chuẩn bị nước ngũ vị để hàn long mạch. Mua một gói ngũ vị ở hàng mã, cho 2 lít nước vào nấu rồi gạn lấy nước để hàn long mạch.

Đến giờ tốt, vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà). Kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào đặt lên ban thờ. Sau đó lần lượt những người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa, chiếc chiếu hoặc đệm đang sử dụng, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…

Chuyển đồ đạc vào nhà trước, sắp đồ cúng sau. Người nào cũng phải mang một thứ gì đó, không ai được đi tay không vào nhà.

Vào giờ tốt đặt lễ lên bàn thờ: Xôi gà rượu đặt bên phải (từ ngoài nhìn vào); lễ chay bên trái.

Về vị trí bát hương, theo hướng từ dưới nhìn lên: Thần linh đặt giữa; gia tiên bên phải, bà cô (nếu có) bên trái; Y mã phục đặt trên ban thờ hoặc trên chiếc bàn trước ban thờ; Lễ chúng sinh đặt trước cửa.

Đổ đầy nước vào xô, tượng trưng cho của cải dồi dào.

Lễ cúng:

Lần 1: Cúng Thổ công (Thần linh)

Thắp 3 nén hương: Cắm bát hương thần linh trước rồi đến gia tiên và bà cô.

Rót rượu vào 3 chén trên ban thờ (rót ít vì còn phải rót 2 lần nữa mới đầy chén).

Đọc bài khấn Thổ công (Thần linh).

Lần 2: Cúng an trạch (trường hợp xây nhà mới)

Cúng Thổ công xong thì thắp tiếp 1 nén hương, rót tiếp một ít rượu vào 3 chén; bắc bếp đun nước, pha trà, rót trà ra chén đặt dưới chiếu cúng trước ban thờ.

Đọc bài khấn an trạch.

Lần 3: Cúng gia tiên

Cúng an trạch xong thắp tiếp 1 nén hương; rót rượu đầy vào 3 chén; dâng trà lên ban thờ để cúng gia tiên.

Đọc bài khấn gia tiên.

Hàn long mạch (trong trường hợp xây nhà mới):

Nếu trường hợp xây nhà mới, cúng gia tiên xong thì thắp 1 nén hương cắm vào ca đựng nước ngũ vị đặt trước ban thờ. Khi hết hương thì lấy nước đó tưới xung quanh nhà vào chân tường phía bên ngoài để hàn long mạch. Nếu nhà liền kề thì tưới chân tường phía trong nhà cũng được nhưng phải để 1 ngày 1 đêm mới được lau; phía trước cửa thì tưới bên ngoài.

Cúng chúng sinh (trong trường hợp nhà xây mới):

Thắp 5 nén hương, múc 1 bát nước lã rồi cúng chúng sinh.

Cúng xong rắc 3 nhúm gạo và 3 nhúm muối ra trước cửa; còn lại để dùng.

Cúng chúng sinh xong thì hóa vàng; hóa vàng trên ban thờ trước rồi hóa vàng cúng chúng sinh sau.

Lưu ý:

Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ vẫn phải ngủ một đêm ở nhà mới ngay sau khi nhập trạch.

Các bài văn khấn (tham khảo)

Văn khấn Thần linh

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là………… họ tên), năm sinh………

Ngụ tại (đọc địa chỉ)…………..

Hôm nay là ngày… tháng…. năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hóa

Thể đức hiếu sinh

Phù độ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ……… (địa chỉ) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về nơi ở mới này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị Minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Văn khấn an trạch

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Con lạy quan Đại vương hành khiển, quan Chi thần, Tào phán quan.

Con lạy quan Nam Tào, Bắc Đẩu.

Con lạy Mẫu Thượng Thiên.

Con lạy Hội Đồng Các Quan.

Con lạy ông Thánh Hoàng làng, Thần Hoàng Bản Thổ.

Con lạy thần linh Táo Công Vua bếp.

Con lạy Quan Thần đất, Quan Thần gò.

Con lạy Quan Đại Sự Long thần Thổ thần.

Tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, …… tỉnh, ……….. Quận, ……… phường, nhà số ……

Con là ……., tuổi ………….., cùng đồng gia nhân………

Hôm nay, ngày …….. tháng ……. năm ….. (âm lịch)

Chúng con có nén hương, hoa và lễ vật. Chúng con kính dâng lên Vua Cha, Mẫu Mẹ, Hội đồng các quan về chứng lễ để (chúng) con xin nhập trạch về nhà (hoặc trụ sở) mới được may mắn thuận lợi, quan trần hàng xóm không gây phiền hà phức tạp gì, xung quanh nước chảy một dòng, thuận trên yên dưới. Chúng con xin cầu nguyện ba tháng hè, chín tháng đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.

Chúng con xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân, tiếp xuyến, tiếp lộc buôn bán làm cho gia trạch (cơ quan) gia trung luôn được bình an khoẻ mạnh, ngày một tốt đẹp.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn cáo yết Gia tiên

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ…………

Hôm nay là ngày… tháng… năm……..

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ……………………

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập (hoặc mua) được ngôi nhà (hoặc căn hộ) mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……… thương xót cho con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khỏe.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

(Bài mang tính chất tham khảo)

Bạn đang đọc bài viết Ngày tốt nhập trạch quý II/2020 và hướng dẫn tự làm lễ nhập trạch tại chuyên mục Phong thủy ứng dụng của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com